NGUYỄN NGỌC TƯ VÀ QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI, NGHỆ THUẬT
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 5
5 Đóng góp của đề tài 5
6 Cấu trúc bài báo cáo khoa học 5
NỘI DUNG 7
PHẦN 1: NGUYỄN NGỌC TƯ VÀ QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI, NGHỆ THUẬT 8
1.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác 7
1.2 Nguyễn Ngọc Tư và quan niệm về con người, nghệ thuật 9
PHẦN 2: KIỂU NHÂN VẬT CÔ ĐƠN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ 12
2.1 Cô đơn của người nghệ sĩ trên hành trình đi tìm cái đẹp 14
2.2 Cô đơn của con người giữa “biển người mênh mông” 19
PHẦN3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT 27
3.1 Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật 27
3.2 Ngôn ngữ và giọng điệu 34
3.3 Miêu tả nhân vật gắn với các biểu tượng 38
KẾT LUẬN 40
DANH MỤC SÁCH THAM KHẢO 42
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Văn học hiện đại Việt Nam trong vòng một thập niên trở lại đây đãchứng kiến một bước tiến mới trong thể loại truyện ngắn, một loạt nhữngcây bút trẻ nổi lên trên văn đàn với những tác phẩm xuất sắc mà đặc biệt là
có sự xuất hiện của nhiều cây bút nữ Cùng với Y Ban, Võ Thị Hảo, Đỗ BíchThúy, Thùy Linh… Nguyễn Ngọc Tư đã mang đến cho truyện ngắn hiện đạiViệt Nam một luồng gió mới Ở cô người đọc thấy được một phong cáchđậm chất Nam Bộ thể hiện rõ nét qua ngôn ngữ, giọng điệu, hình ảnh và đặcbiệt là thông qua hệ thống các nhân vật trong các sáng tác của mình
Đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư không ai trong mỗi chúng ta khigấp cuốn sách lại mà không thở dài một tiếng, không thốt lên một câu xót xa
“ Sao mà lại buồn đến thế!” Phải rồi, trong con người mỗi chúng ta luônluôn tồn tại một tiềm thức về cái gọi là : “Ở hiền gặp lành”, đọc một câuchuyện thì thường thích một cái kết có hậu, cuộc đời nhân vật sẽ sang mộttrang mới tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn…Thế nhưng…chúng ta lại quên đimất một điều, rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng như ta mong muốn;
có những con người “ Ở hiền mà chẳng gặp lành”, có những số phận khôngphải sống trong một cái kết may mắn, hạnh phúc mà là một cái kết trongnhững bi kịch Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư để lại dư vị sâu đậm tronglòng người đọc cũng vì đã thể hiện được điều đó Đọc các tác phẩm của cô,người đọc nặng trĩu một nỗi buồn, tất cả các nhân vật dường như sống trongnhững nỗi buồn, những nỗi cô đơn, những bi kịch của cuộc đời để rồi kếtthúc câu chuyện vẫn là cái buồn, vẫn là cái cô đơn, cái bi kịch ấy Nó làmday dứt lòng bạn đọc, nó bắt bạn đọc phải thoát ra khỏi cái tiềm thức vẫn tồntại bấy lâu, nó bắt đọc giả phải suy nghĩ, phải trăn trở về số phận của nhân
Trang 3vật để từ đó thừa nhận một điều rằng: cuộc sống vẫn còn có rất nhiều những
bi kịch như thế về con người, thay vì chúng ta sống mãi trong những cái kếtthúc có hậu đôi khi là sự sắp đặt thì chúng ta hãy sống với sự thật này, hãydũng cảm để đối mặt với nó Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư ám ảnh bạnđọc chính là ở điều này Hình ảnh những con người cô đơn có lẽ là hình ảnh
để lại cho độc giả những nỗi niềm day dứt và trăn trở nhất Nhân vật của côxuất hiện trong sự cô đơn và kết thúc vẫn ở trong nỗi cô đơn ấy Tìm hiểu
về kiểu nhân vật này trong các sáng tác của cô cũng chính là đi khám phá thếgiới tâm hồn của Nguyễn Ngọc Tư, một tâm hồn trong trẻo nhưng nặng trĩunỗi niềm của một người phụ nữ luôn nhìn mọi người trong sự cô đơn đồngthời cũng thấy được những quy luật của cuộc sống được phản ánh trong tácphẩm
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nguyễn Ngọc Tư là cây bút nữ trẻ được biết đến nhiều trong thời giankhoảng một thập niên trở lại đây, với những truyện ngắn đầu tiên được đăngtrên tạp chí Văn nghệ bán đảo Cà Mau, sau đó là một loạt những giải thưởngcao mà cô nhận được Cho đến nay, cô đã có nhiều truyện ngắn và tập truyện
ngắn được xuất bản như : Ngọn đèn không tắt (2000), Nước chảy mây trôi (2005), Cánh đồng bất tận (2005), Gió lẻ (2008)… và gần đây nhất là tập Khói trời lỗng lẫy mới được ra mắt bạn đọc vào tháng 11/2010 vừa rồi cùng với sự kiện chuyển thể thành công bộ phim Cánh đồng bất tận từ tác phẩm
cùng tên của mình Có thể nói ngay từ khi ra mắt bạn đọc những tác phẩmđầu tay của mình, “ những đứa con đẻ” của cô đã nhận được rất nhiều sựđánh giá, phê bình của độc giả Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đượcnghiên cứu và phê bình, đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau Có nhà
nghiên cứu gọi cô là “ Đặc sản miền Nam” sau khi đã đi tìm hiểu về giọng
điệu, từ ngữ, hình ảnh trong các tác phẩm của cô ( Trần Hữu Dũng- Nguyễn
Trang 4Ngọc Tư, đặc sản miền Nam- Diễn đàn viet-studies.info, 2/2004.) Không
gian trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư cũng là đối tượng cho nhiềunhà nghiên cứu hướng đến Có thể kể đến các bài nghiên cứu được đăng tải
trên website : w.w.w.viet-studies.info như Nguyên Ngọc với: Không gian… của Nguyễn Ngọc Tư, Đoàn Nhã Văn với bài : Nắng, gió, vịt và đàn bà giữa những cánh đồng bất tận, Thụy Khuê với bài Không gian sông nước trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư…Từ đó có những nghiên cứu, đánh giá về
phong cách truyện ngắn của cô
Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nàomang tính chuyên sâu về Nguyễn Ngọc Tư và truyện ngắn của cô, hầu hết
đó là các bài nghiên cứu, bình luận trên các website hoặc các bài nghiên cứukhoa học hay niên luận, khóa luận của sinh viên, một vài luận văn thạc sĩ Hivọng rằng trong một ngày không xa những người hâm mộ truyện ngắn của
cô sẽ có những chuyên luận sâu hơn để tìm hiểu về Nguyễn Ngọc Tư vàtruyện ngắn của nhà văn nữ đầy bản lĩnh này
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Trong bài báo cáo này chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu và tìm hiểu mộtkiểu nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư Có thể nói qua cáctác phẩm của cô người đọc thấy xuất hiện một số kiểu nhân vật nổi bật nhưkiểu nhân vật bi kịch, nhân vật sám hối, nhân vật trên hành trình kiếm tìmhạnh phúc… ở trong bài viết này chúng tôi xin được nói về kiểu nhân vật côđơn - một kiểu nhân vật để lại khá nhiều ấn tượng sâu sắc cho độc giả
Trang 5bản năm 2008) và tập truyện gần đây nhất là Khói trời lộng lẫy (xuất bản
tháng 11 năm 2010) Và trọng tâm chủ yếu là tập truyện thành công nhất của
cô, hiện đã được chuyển thể thành bộ phim cùng tên : Cánh đồng bất tận.
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong bài viết này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích tác phẩm
Phương pháp khảo sát, thống kê
và mong muốn tìm hiểu về cô và các truyện ngắn của mình
6 Cấu trúc bài báo cáo khoa học
Ngoài phần mở đầu gồm 5 mục trên trong bài báo cáo này chúng tôi đilàm rõ những nội dung sau:
NỘI DUNG
Phần I Nguyễn Ngọc Tư và quan niệm về con người, nghệ thuật
1.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
1.2 Nguyễn Ngọc Tư và quan niệm về con người, nghệ thuật
Trang 6Phần II Nhân vật cô đơn trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư
2.1 Cô đơn của người nghệ sĩ trên con đường kiếm tìm hạnh phúc.2.2 Cô đơn của con người giữa biển người mênh mông
Phần III Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.1 Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật
3.2 Giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật
3.3 Xây dựng nhân vật gắn với các biểu tượng
KẾT LUẬN
DANH MỤC SÁCH THAM KHẢO.
Trang 7NỘI DUNG
PHẦN 1 NGUYỄN NGỌC TƯ VÀ QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI, NGHỆ THUẬT
1.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi,tỉnh Cà Mau trong một gia đình nghèo Năm lớp 9, gia đình cô xảy ra biến
cố lớn: Ông nội mất, điều kiện gia đình lại khó khăn, cô phải dừng việc họccủa mình ở đây Tuy nhiên điều này không hề làm sức sáng tạo của côngừng lại mà trái lại càng trong khó khăn sức sáng tạo ấy càng trở nên mãnh
liệt và giàu giá trị Dưới sự động viên của cha, Nguyễn Ngọc Tư đã “ viết những gì mà mình nghĩ”, viết những gì mà cô đã trải qua Sau ba truyện
ngắn được đăng trên Tạp chí văn nghệ bán đảo Cà Mau, Nguyễn Ngọc Tư
đã được nhận làm văn thư và học làm phóng viên báo tại đây Ngoài đờiNguyễn Ngọc Tư là một người phụ nữ chân chất, hồn nhiên và rất có bảnlĩnh Cô lập gia đình với một người thợ kim hoàn và đến nay đã có hai bétrai Hiện cô đang sống tại thành phố Cà Mau và đang làm việc cho Tạp chíbán đảo Cà Mau
Tác phẩm đầu tiên đánh giá sự thành công của cô, đưa cô chính thức
bước vào làng văn đó là tập kí sự Nỗi niềm sau cơn bão đạt giải ba toàn
quốc báo chí năm 1997 Từ đó đọc giả bắt đầu biết đến tên tuổi của NguyễnNgọc Tư qua các tác phẩm đã được xuất bản như:
Ngọn đèn không tắt ( Tập truyện , NXB Trẻ 2000)
Ông ngoại ( Tập truyện thiếu nhi, NXB Trẻ 2001)
Biển người mênh mông ( Tập truyện, NXB Kim Đồng 2003)
Giao thừa ( Tập truyện, NXB Trẻ 2005)
Trang 8Nước chảy mây trôi ( Tập truyện và kí, NXB Văn nghệ TP.HCM,
Khói trời lộng lẫy ( Tập truyện, NXB Trẻ 2010).
Có thể nói nếu coi tập kí sự Nỗi niềm sau cơn bão của Nguyễn Ngọc
Tư là tác phẩm đánh dấu bước khởi đầu trong hành trình trên con đường tiến
vào làng văn Việt Nam thì tập truyện Cánh đồng bất tận được xem như một
ngã rẽ đầu tiên đưa nhà văn bước vào một con đường dài rộng hơn Với sự
thành công mang một tiếng vang lớn, Cánh đồng bất tận đã một lần nữa
khẳng định tên tuổi của cô trong giới văn nghệ sĩ trẻ một thập niên đầu của
thế kỷ 21 Tiếp sau Cánh đồng bất tận, với Gió lẻ và Khói trời lộng lẫy,
Nguyễn Ngọc Tư đã thu hút bạn đọc với những bước đi mạnh dạn, thể hiệnnhững nét mới lạ trong sáng tác của mình Trong khoảng thời gian từ năm2000- 2008 cô đã nhận được rất nhiều giải thưởng trong đó phải kể đến :
Giải nhất cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần II – Tác phẩm Ngọn đèn không tắt năm 2000; Giải B Hội nhà văn Việt Nam- tập truyện Ngọn đèn không tắt năm 2000; Tặng thưởng dành cho các tác giả trẻ - Ủy Ban
toàn quốc liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam Một trong mườigương mặt trẻ tiêu biểu năm 2003 được TW Đoàn trao tặng; Giải thưởng của
Hội nhà văn Việt Nam năm 2006- Tập truyện Cánh đồng bất tận; Giải
thưởng văn học các nước Đông Nam Á, 2008
Trang 9Với một loạt những thành công liên tiếp ấy Nguyễn Ngọc Tư ngày càngkhẳng định được tài năng và vị trí của mình trên văn đàn Với một sức trẻdồi dào và đầy nhiệt huyết, chắc chắn trong thời gian sắp tới cô sẽ còn mangđến cho bạn đọc nhiều bất ngờ hơn nữa về “ những đứa con đẻ” của mình.
1.2 Nguyễn Ngọc Tư và quan niệm về con người, nghệ thuật
Một người phụ nữ chỉ học hết lớp 9 vì điều kiện gia đình khó khăn giờđây lại trở thành một nhà văn trẻ nổi tiếng trên văn đàn trong thời hiện đạinày có lẽ đây là điểm khiến chúng tôi thấy bất ngờ và khâm phục nhất ỞNguyễn Ngọc Tư chắc hẳn phải có một cái “ Duyên thầm” với văn chương,với nghệ thuật Cô đã từng tâm sự rằng cảm hứng với văn chương của cô có
lẽ bắt đầu từ bài giảng về đoạn trích “ Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng
khi cô vẫn đang còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường: “Cô giáo dạy bọn
em (nhà văn Nguyễn Ngọc Tư) bài “Trong lòng mẹ” (trích “Những ngày
thơ ấu” của Nguyên Hồng) hay lắm, cả lớp đều khóc Có thể em đã mê viết văn từ đó.” ( Gặp nhà văn Nguyễn Ngọc Tư ở Cà Mau– Nguyễn Thị Dư
Khánh) Và rồi cái niềm đam mê văn chương của cô được gửi gắm qua conngười và cùng đất Nam Bộ Tại quê hương, nơi cô được sinh ra và lớn lênnhững cảnh vật, những con người, những mảnh đời, những giọng nói đã đểlại trong cô nỗi ám ảnh sâu sắc Nguyễn Ngọc Tư viết về mảnh đất Nam Bộ,
về con người Nam Bộ với một lòng nhiệt thành sâu sắc mà bất cứ ai cũng cóthể nhận ra khi đọc truyện ngắn của cô
Trong truyện ngắn của mình Nguyễn Ngọc Tư thường ám ảnh bạn đọcbởi số phận của những con người bất hạnh, có những nỗi khổ riêng, có khi là
về tình yêu ( anh Hết trong Hiu hiu gió bấc, Huệ, Thi trong Huệ lấy chồng…), có khi về lẽ sống ( Vĩnh trong Sầu trên đỉnh Puvan), cũng có khi
là khát vọng về một cuộc sống bình thường nào đó hay chỉ đơn giản là được
hòa nhập với cuộc sống đời thường (Nương, Điền trong Cánh đồng bất tận).
Trang 10Nhân vật của cô luôn mang trong mình những nỗi hận, hận đời, hận người
(người cha trong Cánh đồng bất tận), mong muốn về một cuộc sống mới
mẻ, tươi đẹp hơn ( ông Tư Mốt trong Thương quá rau răm), có khi đó là
những con người trên hành trình kiếm tìm hạnh phúc…Tất cả những nhânvật của cô hiện lên trong những bi kịch riêng không phải để thể hiện cáichán nản, kêu ca của họ trong cuộc sống mà là để chứng mình rằng họ lànhững con người đi ra từ đời sống thật, nhà văn đã sống cùng nỗi khổ của
họ, vui cùng niềm vui khi có chút tia hi vọng và rồi buồn, khóc, thất vọngcùng khi cái tia nhỏ nhoi ấy tắt ngấm đi một cách nhanh chóng, không hề cóchút vương vấn, níu kéo gì…
Văn chương của Nguyễn Ngọc Tư giản dị, gần gũi mà sâu sắc, thấmthía Các truyện ngắn của cô luôn làm ám ảnh bạn đọc Nhiệm vụ của nghệthuật là phải phản ánh được đối tượng mà nó hướng đến một cách sâu sắcnhất, với Nguyễn Ngọc Tư quan niệm về nghệ thuật của cô là một cái gì đórất giản dị, không hề cao siêu chút nào; nghệ thuật trong văn chương làhướng ngòi bút của mình đến con người, những con người của đời thực VớiNguyễn Ngọc Tư con người mà cô thể hiện trong văn chương rất gần gũi ,
đó là những người dân Nam Bộ mà cô gặp và tiếp xúc hàng ngày, nhưng ở
họ dường như lại mang những nỗi ám ảnh, những nỗi buồn, những bi kịch.Nhân vật của cô từ những đứa trẻ đến những thanh niên, cụ già; từ ngườiphụ nữ đến những người đàn ông…tất cả dường như sống trong bi kịch Nhàvăn đã đi sâu vào những bi kịch của nhân vật, khai thác, mổ xẻ nó qua tâmtrạng nhân vật, từ đó thể hiện quan niệm của mình về con người đồng thờicũng thể hiện quan niệm của mình về nghệ thuật Nghệ thuật với cô chỉ đơngiản là làm sao thể hiện được cho chuẩn xác nhân vật trong tác phẩm củamình
Trang 11PHẦN 2
KIỂU NHÂN VẬT CÔ ĐƠN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ
Có thể nói cô đơn là một cảm hứng lớn trong văn học Việt Nam đặcbiệt trong giai đoạn văn học lãng mạn hơn ba mươi năm đầu của thế kỷ XX.Khi người nghệ sĩ không tìm thấy chỗ đứng của mình trong xã hội, khi conngười thoát ly khỏi cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc nhưng lại không hòahợp được với cuộc sống xã hội nhố nhăng, nhũng nhiễu lúc bấy giờ, họ tựtách mình ra khỏi cộng đồng thì khi ấy cảm giác cô đơn đến với họ là mộtđiều tất yếu:
“Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ Một đời người u uất nỗi chơ vơ.”
( Vũ Hoàng Chương).
Còn những con người của văn học thế kỷ XXI nhất là trong tác phẩm củaNguyễn Ngọc Tư lại khác Cảm giác cô đơn đến với họ không phải vì họmuốn tách ra khỏi cộng đồng mà trái lại họ tìm cách hòa mình vào xã hộinhưng vẫn không chen nổi vào đời sống, không tìm thấy tiếng nói chung vớinhững người xung quanh mình Cô đơn vì không biết chăm sóc đến đời sống
tinh thần, mải miết kiếm tìm giá trị vật chất ( Đất màu- Ma Văn Kháng) Cô đơn của bản thân và nhịp điệu sống đơn điệu, rời rạc của xã hội ( Đi bộ và chạy - Trần Đức Tiến) Cô đơn bởi thân phận xa xứ kiếm ăn ( Trở về- Thùy Linh) Cô đơn vì mình đang sống cuộc đời vô vị, nhạt nhẽo ( Ông gàn-
Nguyễn Phan Hách)…
Với Nguyễn Ngọc Tư, cô có tài năng đặc biệt khi miêu tả nỗi cô đơncủa những con người nhỏ bé trong xã hội, những con người lao động nghèokhổ, là một trong số ít tác giả trẻ miêu tả được nỗi cô đơn bằng những câu
Trang 12văn chân thực và chua xót Nguyễn Ngọc Tư : “Là phụ nữ, rất dễ nuôi cô đơn để viết”, cô cũng từng tâm sự rằng trong cõi văn chương cô là người
cực kỳ cô đơn nên cô rất dễ dàng để nhân vật mình sống trong nỗi cô đơn
tận cùng, trong “hoang hoải, chán chường” Cô cũng như những con người
trong cánh đồng bất tận, sống giữa nhiều người, sống giữa cộng đồng, sốnggiữa biển người mênh mông nhưng luôn có cảm giác bị bỏ rơi Cô bảo
không biết cô đơn có bao nhiêu dạng nhưng “ tôi đếm được mình có bốn dạng rồi Đường nào về cũng cô đơn” Chính cái cảm giác cô đơn ấy khiến
nhà văn viết về nhân vật cô đơn của mình một cách chân thực, khi nhà vănthấy cô đơn thì cái cô đơn của nhân vật không phải là sự áp đặt nữa mà là sựthể hiện cô đơn của chính tác giả Hầu hết nhân vật trong truyện của cô dù làngười nông dân hay nghệ sĩ, là thanh niên hay người già, là nam hay nữ thìcũng nuôi trong mình nỗi buồn sầu cô đơn Họ cô đơn trên hành trình tìmkiếm cái đẹp, cô đơn khi đi tìm hạnh phúc cho bản thân trong một biểnngười mênh mông mà nhìn đâu cũng thấy người xa lạ, khoảng cách, thậmchí thấy xa lạ với cả chính người thân trong gia đình mình Nhờ sự nhạy cảmsẵn của tâm hồn của một người phụ nữ cùng với tố chất nghệ sĩ của mìnhcàng làm cho Nguyễn Ngọc Tư rất dễ rung động với cái đẹp, tâm hồn nhạybén, tinh tế giúp cô cảm rất nhanh với những gì diễn ra hàng ngày, vớinhững tâm tư, xúc cảm của con người để từ đó phản ánh vào trong trang văncủa mình
Từ những trang văn của cô người đọc có thể nhận thấy rõ sự cô đơn củahai hình tượng nhân vật lớn đó là: cô đơn của người nghệ sĩ trên hành trình
đi tìm cái đẹp và cô đơn của con người giữa biển người mênh mông Sau đâychúng tôi sẽ đi làm rõ từng hình tượng ấy để thấy được bản chất cô đơn củanhân vật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
Trang 132.1 Cô đơn của người nghệ sĩ trên hành trình đi tìm cái đẹp
Ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng bạn đọc về hình ảnh của nhữngngười nghệ sĩ trên hành trình đi tìm cái đẹp có lẽ đọng lại là câu nói của Đào
Hồng trong Cuối mùa nhan sắc : “ Tôi đã nguyện với Tổ cả đời đi theo
nghiệp hát”…
Nguyễn Ngọc Tư cũng là một người nghệ sĩ, hơn nữa lại là một người
nghệ sĩ luôn cảm thấy mình cô đơn : “ Ngày ngày kẹt giữa đám đông, chen chúc trên những con đường đông nghịt người, nhiều khi tôi giật mình, trời
ơi, họ kia, đồng loại mình kia, sao mình lại cô đơn đến rã rời…” chính vì
vậy, hơn ai hết cô hiểu được nỗi cô đơn, hiểu được sự nhạy cảm và tha thiết
với cái Đẹp của người nghệ sĩ Đọc Cuối mùa nhan sắc, Bởi thương yêu hay Làm má đâu có dễ…chúng ta thấy được trong tâm hồn những người
nghệ sĩ ấy là sự hết mình vì nghệ thuật Có một nét khá đặc biệt mà có lẽtrong các nghiên cứu trước đây về nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư mà cụ thểhơn nữa là nhân vật cô đơn dường như vẫn chưa có ai nói đến đó chính lànghề ca hát của người nghệ sĩ Tại sao Nguyễn Ngọc Tư lại không chọn hìnhảnh người nghệ sĩ trong một nghiệp khác mà lại là nghiệp ca hát? Cả ĐàoHồng, ông Chín Vũ, Diệu, San…tất cả họ đều là những con người đi theonghề ca hát, là làm kép…mang tiếng hát của mình để cống hiến cho khán giảbằng những màn diễn hay nhất Muốn hiểu được điều này chúng ta cần phảitìm hiểu hai lí do Thứ nhất, như chúng ta đã biết, nghệ thuật diễn xướng cahát như chèo, tuồng, cải lương…là những loại hình nghệ thuật rất phổ biến
và phát triển ở vùng Nam Bộ, đây là một nét đặc trưng mà chúng ta có thể
nhận thấy rõ Trong Cuối mùa nhan sắc có một chi tiết đã cho chúng ta thấy
được điều này đó là : “ Bữa cúng đình, ông ( Chín Vũ) mời gánh hát Sài Gòn về hát chơi” Rõ ràng nghệ thuật hát xướng là một món ăn không thể
thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Nam Bộ Do đó, viết về ngành
Trang 14nghệ thuật này Nguyễn Ngọc Tư đồng thời một lần nữa thể hiện được chấtNam Bộ trong sáng tác của mình Thứ hai, chúng ta phải chú ý đến tính chấtcủa loại hình nghệ thuật diễn xướng này, những người nghệ sĩ họ ca hát, họdiễn những trích đoạn, những câu chuyện đã có kịch bản trước nhưng cái họthể hiện được chính là sự nhập vai Với tính chất của nghề nghiệp đã chophép họ được thể hiện những cảm xúc của nhân vật một cách tự do, thoảimái Cái tâm trạng của nhân vật nhiều khi được biểu đạt một cách chính xácđến tuyệt đối cũng chính là vì diễn viên mang cùng tâm trạng với nhân vật.Cuộc sống trong hiện tại của họ với cuộc sống nghệ thuật trong những vởdiến nhiều khi lại không hề giống nhau, có lúc còn đối lập Cuộc sống hiệnthực của họ là những vất vả lo toan, là sự thiếu thốn về vật chất, là nhữngmảnh vá trong tâm hồn…còn trên sân khấu nhiều khi họ được sắm nhữngvai quyền cao chức trọng…Nguyễn Ngọc Tư đã đi sâu vào tâm trạng củangười nghệ sĩ ca xướng, đối lập họ giữa cuộc đời trên sân khấu với cuộc đờithực của mình để làm nổi bật nỗi cô đơn, sự lạc lõng trong cuộc đời của họ.Cái Đẹp từ bao đời nay vẫn là đích hướng tới của người nghệ sĩ, chính
vì thế đi tìm cái Đẹp là thử thách đặt ra cho mỗi người Nhiều khi vì cái Đẹp
mà người đời không thể lý giải được tại sao một chàng công tử Bạc
Liêu-Ông Chín Vũ ( Cuối mùa nhan sắc) nhà giàu có khét tiếng lại từ bỏ “một
cuộc sống no đủ, giàu sang mà không phải làm gì, cả nhà chiều chuộng” để
bỏ nhà ra đi theo một gánh hát “ lụi hụi kéo màn, dựng cảnh, ăn cơm quán,
ngủ sàn diễn”, hay một người mẹ đáng phải lên án như đào Hồng ( Cuối mùa nhan sắc) “vì mê hát…mà gửi con cho người ta, đến nước nó không thèm nhìn mình nữa” , như Diệu ( Làm má đâu có dễ ) xa lìa đứa con vẫn
còn đỏ hỏn để diễn vai diễn mà mình đã chờ đợi từ lâu, lại có người khônglấy chồng cho thỏa hiệp… Ở họ chúng ta nhận thấy một niềm khao khátđược cống hiến, được gửi trọn cuộc đời của mình cho nghệ thuật Ở họ
Trang 15chúng ta thấy khâm phục bởi những con người đi gần hết cuộc đời mà vẫn
nhiệt tình mong muốn được cống hiến cho khán giả : “ Đào Phỉ tám mươi chín tuổi, đứng không nổi, diễn vai gì cũng ngồi trên ghế, ngồi trên ghế mà lẫy roi sãy ngựa coi lạ hết biết…” hay đào Hồng ngay cả khi ốm nặng vẫn
muốn hát, hát đến lịm tiếng đi Nhiệt tình, khao khát thế nhưng chính họ lại
bị rơi vào bi kịch của mình, đi tìm cái Đẹp nhiều khi họ đánh mất cuộc sốngvốn tốt đẹp từ trước của mình, họ bỏ nhà, trở thành người đơn độc trên chính
con đường mình chọn “ Họ đem cái Đẹp đến giữa cõi đời dung tục, đặt sự
mơ mộng giữa những toan tính lạnh lùng, muốn cho cuộc đời đầy tiếng hát
và cuộc sống thì như trên sân khấu.” Và họ thất bại, nhưng những nỗi niềm
của họ thì không thể san sẻ cùng ai và vì thế họ rơi vào cảm giác cô đơn.Chúng ta đọc nỗi cô đơn của họ qua cảnh ngộ của từng con người
Vì muốn trở thành một người nghệ sĩ chân chính, muốn nổi danh bằng
chính sự nghiệp của mình mà Diệu trong Làm má đâu có dễ đã sẵn sàng xa
lìa đứa con vẫn còn đỏ hỏn của mình để mong đạt được đến đỉnh cao củanghệ thuật Bởi vai Trưng Trắc mà chị đã mong đợi từ lâu, bởi chỉ khi được
đóng những vai như vậy chị mới mau nổi tiếng : “ Đặt con xuống giường chị thấy cái miệng nhỏ xíu của nó mút mút Rồi từ đó chị không dám nhìn thêm một lần nào nữa, sợ mãi mãi mình không thể nhấc chân đi Mà chị thì không thể từ bỏ ước mơ của mình trở thành cô đào hát nổi tiếng Làm sao
có thể từ chối vai diễn đã chờ đợi nàng Trưng Trắc oai hùng trong tiếng trống Mê Linh”…Cũng vì yêu nghề, dâng trọn đời mình cho gánh hát cải
lương nên San trong Bởi yêu thương dù rất thích hát cải lương, rất muốn
trở thành người nghệ sĩ hát cải lương nhưng cô lại không dám đi hát Khôngdám đi hát không phải vì không biết hát mà chỉ vì một lí do đơn giản nhưnglại hệ trọng đối với cô, vì cô đã từng làm tiếp viên ở quán bia, cô khôngmuốn sau này mình mà nổi tiếng có người nhận ra mình trước đây đã từng
Trang 16làm ở quán bia thì có phải mình đã làm hoen ố đến nền nghệ thuật nước nhà.Không phải là người yêu nghệ thuật một cách chân chính, không phải làngười biết tôn trọng nghệ thuật thì làm sao San lại có những suy nghĩ, lại sợ
làm người ta “mất cảm tình với cải lương” như thế?
Những người nghệ sĩ, họ không chỉ cô đơn trong bi kịch của cuộc đời
về sự mơ tưởng đồng nhất cuộc sống nghệ thuật với cuộc sống thực mà họcòn là những người nghệ sĩ cô đơn trong tình duyên, những mối tình dang
dở không trọn vẹn, những mối tình đơn phương thầm lặng…
Đào Hồng vì say mê nghiệp ca hát mà bỏ nhà ra đi, cô quen và yêuThường Khanh cũng ở ngay chính gánh hát này, hai người có với nhau mộtđứa con, rồi khi Thường Khanh bị bắt, đào Hồng ôm con bỏ trốn…bao nhiêunăm cách biệt mà đào Hồng vẫn không thể quên được hình bóng của ngườiđàn ông ấy, người đàn ông đã bỏ rơi người tình và đứa con đẻ của mình màkhông hay biết Ông Chín Vũ có quan tâm đến mấy thì đào Hồng vẫn khôngthể đáp lại Ngay cả khi đã già, bà vẫn giữ mãi chiếc gương cũ đã mờ mà
ngày xưa Thường Khanh mua tặng mình: “ Anh tài khôn làm gì, tui đâu có cần gương mới…Mờ mờ tui mới thích…” Suốt nửa đời người bà vẫn dành
trọn tình cảm của mình cho người tình cũ, mặc dù nhà văn không viết về nỗinhớ của bà với Thường Khanh nhưng người đọc vẫn nhận ra điều đó, nhận
ra cả sự cô đơn trống vắng của bà Cho đến khi gặp lại người tình năm xưa
bà lại giấu cảm xúc thật của mình đằng sau những câu nói lạnh nhạt, đầykhách sáo, xa lạ Càng thể hiện mình mạnh mẽ, càng giả mình sống tốt baonhiêu thì bà càng chứng tỏ sự cô đơn, yếu bóng và nhỏ nhoi của mình bấynhiêu…Đào Hồng bây giờ đã tàn tạ, đã héo hon đi nhiều so với trước, bà đã
không còn là cô đào Hồng đẹp đến nỗi làm “đứng tim người ta” nữa rồi.
Dường như trong nhân vật này chúng ta thấy được cả sự tiếc nuối cho mình
Trang 17vì một thời con gái , bây giờ nhan sắc đã tàn phải theo năm tháng, theonhững gió sương, vất vả của cuộc đời…
Nguyễn Ngọc Tư còn xoáy sâu vào sự cô đơn của người nghệ sĩ trong tìnhyêu đơn phương ở nhân vật ông Chín Vũ Cũng chính vì cái vẻ đẹp làmđứng tim người ta mà ông đã thương đào Hồng ngay từ phút giây đầu tiêngặp mặt để rồi sau đó ông quyết định bỏ nhà theo gánh hát Chàng công tửBạc Liêu ấy nặng tình với đào Hồng ngay cả khi cô có con với người đànông khác, đặc biệt là người con trai ấy dám đứng ra nhận đứa con mà ngườicon gái mà mình thương yêu có với một người đàn ông khác làm con mình
để bảo toàn danh dự cho người kia và cũng chỉ để làm đào Hồng không phải
lo lắng, không phải suy nghĩ nhiều Thất lạc vì mười ngày bị giam mà chođến nửa đời người ông mới tìm được đào Hồng, trong suốt thời gian ấy ônglàm việc, nghe ngóng thông tin để mong gặp lại người xưa, được cùng người
đó chia sẻ những vất vả lo toan của cuộc sống Cho đến khi gặp lại rồi…ôngChín Vũ vẫn là người quan tâm đến đào Hồng nhiều nhất, ông tỏ ra là ngườirất tâm lý : mua son, mua gương cho đào Hồng…Thế nhưng, những gì ôngnhận lại vẫn là sự đơn độc…ông hết mình cho tình yêu nhưng lại chẳngnhận lại gì cho mình Cái kết…ông vẫn sống một mình…một mình trong sự
cô đơn…
Nhìn chung có thể thấy hình ảnh những người nghệ sĩ trong cáctruyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đều là những người có số phận buồn Đểtìm đến với cái Đẹp, cống hiến hết mình cho nghệ thuật mà họ đã ra đi, đểlại sau lưng mình gia đình, người thân Họ từ bỏ cuộc sống no đủ, sung túc
để đến với cuộc sống vất vả, thiếu thốn, phiêu bạt cũng vì cái Đẹp, vì lítưởng của bản thân Người đi bán vé số, người gánh chè đi bán, người nằmliệt trên giường nhưng không có tiền để mua thuốc uống…thế nhưng họ vẫntồn tại, tồn tại vì còn tiếp tục sự nghiệp ca hát của mình, tiếp tục ngay cả khi
Trang 18cái chết cận kề…Người đọc xót xa bao nhiêu khi người mẹ có con mà khôngđược làm mẹ, đứa con rứt ruột đẻ ra giờ đây gọi mình bằng chị…người cócon thì không được hoặc không thể làm tròn bổn phận của người cha, ngườimẹ để rồi có những lúc nào đó trong cuộc đời họ nghĩ lại và càng cảm thấy
cô đơn hơn nữa Cô đơn vì đơn độc, cô đơn vì những nỗi buồn của bản thân,sống bên cạnh người mình yêu mà không được yêu, nhớ người tình cũ, lúcgặp mặt mà không thể bày tỏ tình cảm…Nhưng tất cả…họ đều chấp nhận…chỉ với một lý do rất đơn giản…tất cả là cho nghệ thuật, cả đời gắn bó với
nghệ thuật dù có phải hi sinh bất cứ thứ gì… “ Tôi đã nguyện với Tổ cả đời theo nghiệp hát…” Trong nỗi buồn, nỗi cô đơn của những người nghệ sĩ
trên hành trình đi tìm cái Đẹp ấy, ẩn giấu đằng sau mỗi số phận là niềm cảmthông, xót xa của nhà văn!
2.2 Cô đơn của con người giữa “biển người mênh mông”
Đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chúng ta không chỉ thấy đượcnỗi cô đơn của người nghệ sĩ trên hành trình kiếm tìm cái Đẹp mà chúng tacòn thấy có cả nỗi cô đơn của những con người nông dân bình thường, họ là
những con người cô đơn giữa “ biển người mênh mông”.
Con người sống trên đời có sự dung hợp, tổng hòa của các mối quan
hệ, với con người và với cả đất trời Và khi họ bị tách ra khỏi một trongnhững mối quan hệ ấy, họ sẽ mang trong mình cái cảm giác cô đơn Cô đơn
vì sống giữa mọi người mà chỉ thấy có một mình, cô đơn vì những bi kịchcủa cuộc đời, cô đơn còn vì sự khao khát được hòa nhập, được có một cuộcsống bình thường nhưng không thành Viết về nỗi cô đơn của con ngườitrong đời sống hiện đại Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện một cách tinh tế và
nhạy bén trong những trang văn của mình “ Là phụ nữ dễ nuôi cô đơn để viết” phải chăng vì thế mà đọc những trang văn của cô người đọc luôn bị ám
Trang 19ảnh bởi sự cô đơn của những con người sống giữa mọi người mà vẫn thấy côđộc.
“ …Hình như…trong mắt ông già nầy có nước, mầy ơi!?” có lẽ đây là câu
nói đọng lại đầu tiên trong tâm trí đọc giả khi đọc Cái nhìn khắc khoải; câu
chuyện khiến chúng ta phải theo dõi đến tận trang cuối cùng để khám phábức ảnh chân dung ấy, chân dung về một người đàn ông cô đơn trong sựchảy trôi của cuộc đời Ông già sống bằng nghề nuôi vịt rong ruổi qua cáccánh đồng Một mình với lũ vịt…đến nỗi ông trở nên hiểu được cả tiếng loàivật, hiểu được những phản ứng, những cảm xúc, suy nghĩ của con Cộc Vợchết, con trai đi làm xa, cả cuộc đời ông gắn liền với lũ vịt, với những cánhđồng mênh mông, với gió và nước, cô đơn…lấy vịt làm bầu bạn, trò chuyệncho qua ngày tháng
Chúng ta thấy hiện lên cả một “ gia đình cô đơn” trong Cánh đồng bất tận, cũng với không gian sông nước ấy, cũng với đàn vịt và cánh đồng
mênh mông ấy, ba con người ngày ngày gặm nhấm cuộc sống trong nhữngnỗi cô đơn Người cha trong bi kịch bị vợ phản bội đã làm sống dậy tronglòng mình cái cảm giác thù hận và quyết tâm đi trả thù phụ nữ bằng nhữnglần ân ái rồi cuối cùng là sự lạnh lùng đến tàn nhẫn khi bỏ rơi lại tất cả họtrong sự hụt hẫng và đáng thương Còn Nương và Điền hai đứa trẻ phải sốngtrong sự thiếu thốn tình cảm từ khi mẹ bỏ mình theo người đàn ông khác.Cũng từ đây, cả hai phải xa dời cuộc sống thôn xóm để theo cha lênh đênhtrên những cánh đồng bất tận Cũng từ đấy, hai chị em cảm nhận được sựđổi thay lớn lao ở cha mình, ông trở nên lạnh lùng, khô cằn, dửng dưng vàlàm mọi chuyện theo bản năng…Cái cô đơn của Nương và Điền còn là nỗi
cô đơn của hai đứa trẻ phải sớm dời xa cái tuổi thơ mà lẽ ra chúng phải đượctận hưởng Thiếu vắng tình thương của mẹ, sống trong sự lạnh lùng của cha,hai đứa trẻ dẫu có trở nên lạnh nhạt với những con người khác thì ở chúng
Trang 20người đọc vẫn thấy được hai tâm hồn trẻ thơ trong sáng Đôi khi cái thèmmuốn, ao ước được sống trong tình yêu thương đến với Điền khi chợt nhớtới mẹ qua những hành động của chị, hay nhìn những ông già trong nhữngxóm mà mình đã đi qua, rồi những cảnh gia đình họ sum vầy, Điền thèm có
mẹ, có ông nội Với Nương vì thiếu sự quan tâm chăm sóc của người mẹ mà
cô chưa tự ý thức được một cách đầy đủ về đời sống sinh lý của mình Cuộcsống cô đơn, buồn chán đi ngược lại với những gì mà những đứa trẻ khác ởlứa tuổi của Nương, của Điền có được Nương nhớ và thèm muốn được đihọc, với cha cô luôn mong ông kết thúc cuộc sống du mục bằng một tình yêuthực sự với một người đàn bà nào đó.; điều này cũng có nghĩa Nương ao ướcmột cuộc sống ổn định, một cuộc sống yên bình với cha, với em trai và với
mẹ cho dù đó không phải là người đã sinh thành ra mình Một cuộc sống bênnhững người hàng xóm thân tình, đươc vui chơi với bạn bè, được đi học nhưbao đứa trẻ khác Cái mong muốn, cái khát khao ấy đơn giản biết chừng nào,vậy mà…nó vẫn không bao giờ trở thành hiện thực Xót xa biết bao nhiêukhi trong cuộc sống đồng mục mà chúng phải trải qua ấy, cũng như ông già
trong Cái nhìn khắc khoải hai đứa trẻ sống trong sự cô đơn, buồn chán đến
nỗi chỉ biết làm bầu bạn với lũ vịt “ Đắm đuối với loại ngôn ngữ mới, chúng tôi chấp nhận để người ta nhìn mình như những kẻ điên (miễn là tạm quên nỗi buồn của cõi – người) Chị em tôi học cách yêu thương đàn vịt ( hy vọng không bị đau như yêu thương một con người nào đó)”
Truyện Cánh đồng bất tận không chỉ đơn giản nói về cuộc sống của
gia đình Nương mà truyện còn đề cập đến một vấn đề khác nữa đó là việclên án sự thiếu trách nhiệm, quan tâm của những bậc làm cha, làm mẹ đốivới con cái của mình Người lớn có quyền làm những gì mình thích thì tạisao trẻ con lại không? Người lớn chỉ biết làm cho nhau đau khổ để rồi kẻhứng chịu cái tàn dư nặng nề của nó lại là những tâm hồn bé nhỏ ngây thơ…
Trang 21Nếu không phải vì mẹ ham cuộc sống sung sướng, được chiều chuộng; vìcha hận mẹ rồi trở nên câm lặng trong tình người, khô cằn, dửng dưng thìnhững đứa trẻ liệu có phải trải qua cuộc sống như vậy không? Liệu Điền cóphải bỏ đi, đi tìm người phụ nữ tên Sương? Liệu Nương có lặp lại cái bi kịchtrong cuộc đời mà chính cha mình đã làm với những người đàn bà khác đểrồi chỉ biết câm lặng và chịu đựng? Rõ ràng tác phẩm còn là hồi chuôngcảnh tỉnh cho một số thế hệ gia đình Việt Nam hiện đại ngày nay khi mà cácbậc phụ huynh chỉ biết làm giàu cho cuộc sống mà quên đi cảm giác của concái mình.
Đến với Gió lẻ và Khói trời lộng lẫy, lại một lần nữa bạn đọc được
thấy sự cô đơn, thiếu vắng tình thương của những em bé vì bi kịch của giađình mà nguồn gốc sâu xa cũng vì sự vô trách nhiệm của những bậc làm cha
làm mẹ Những đứa trẻ là hình ảnh nổi bật và ám ảnh của Gió lẻ, những thân
phận lạc loài, khổ đau khiến người đọc không khỏi xót xa, chạnh lòng Khi
vì nhìn thấy cảnh cha giết mẹ mà đứa bé bỏ nhà ra đi, rồi dần dần sống trong
câm lặng, đứa bé dần lãng quên mất tiếng người… Ấu thơ tươi đẹp là hình
ảnh của những đứa trẻ sống trong sự cô đơn, thiếu thốn tình cảm của cảnhcha mẹ chia ly Cậu bé trong truyện đã nói một câu như nhát dao đâm vào
tim những bậc làm cha, làm mẹ: “Cha để lạc thì con mới lạc” và cuối cùng
cậu bé đi lạc thật, đó là một lựa chọn Người lớn, họ đã để lạc cậu từ lâunhưng họ nào biết, họ không muốn biết hay là không dám biết? Họ quên mấtcái nền tảng, cái giá trị của truyền thống gia đình, mái ấm gia đình mà chạytheo những cảm xúc của riêng mình và vô tình làm tổn thương đến nhữngđứa trẻ Ích kỷ là bản chất của con người nhưng đừng gieo thói xấu đó vàolòng trẻ nhỏ
Khói trời lộng lẫy có độ dài hơn 16.000 chữ Đây là tác phẩm miên
man đan xen giữa ký ức, thực tại và ước mơ của một cô gái đã mang đứa em