1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát sắc phong tại huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An

95 999 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 629,5 KB

Nội dung

Khảo sát sắc phong tại huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Mục đích, ý nghĩa của đề tài.

Ai đi vô nơi đây, xin dừng chân xứ Nghệ

Ai đi ra nơi đây, xin chân dừng xứ NghệNghe câu hò ví dặm càng lắng lại càng sâuNhư sông Lam chảy chậm đọng bao thuở vui sầu…

Câu mời gọi mà nhạc sĩ Phạm Tuyên viết trong ca khúc “Ai vô xứNghệ” đã gợi lên trong ta những cảm xúc đầu tiên mà sâu lắng về xứ Nghệ -mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi sản sinh ra những nhân tài đất Việt, những

cá nhân kiệt xuất cho bao đời

Xứ Nghệ không chỉ được biết đến với những địa danh như PhượngHoàng Trung Đô, Lam thành sơn, núi Hồng sông Lam… mà xứ Nghệ cònđược mọi người biết đến bởi con người nơi đây thuần phác, đơn giản mà

hiếu học Từ những thứ thật bình dị như: nhút Thanh Chương, tương Nam

Đàn, con cá gỗ, vại cà muối, những củ khoai lang, ấm nước chè xanh … mà

nơi đây đã có biết bao nhiêu nhân tài kiệt xuất, bao nhiêu anh hùng dân tộcnổi danh ngàn đời

Nhắc đến xứ Nghệ người ta còn nhắc đến mảnh đất của những điệudân ca ngọt ngào sâu lắng, vùng đất của những lễ hội, hát phường vải, hát catrù, hát ví dặm… của những điệu hò say đắm lòng người Ở nơi đây có hàngchục lễ hội gắn liền với các danh lam thắng cảnh như lễ hội đền HoàngMười, lễ hội đua thuyền ở Lam thành sơn, lễ hội đền Cuông, lễ hội đền vuaMai,… những phong tục, những tập quán đẹp đẽ trên mảnh đất này đã hunđúc lên con người nơi đây có truyền thống hiếu học, anh dũng kiên cườngtrong chiến đấu và cần cù trong lao động

Trang 2

Dù hiện nay Nghệ An đang dần vươn mình để hội nhập vào nền kinh

tế của cả nước và nền kinh tế thế giới, nhưng cái “thuần, giản, mà hiếu học”[5, tr.214] vẫn luôn là tính chất bao đời nay của người dân nơi đây Từ xaxưa, các cụ đồ Nghệ đã nuôi chí lớn học cao đỗ đạt để làm rạng danh quêhương dòng tộc, vốn Nho học đồ sộ mà các cụ để lại hiên nay tuy được ítngười biết đến nhưng nó vẫn được tôn trọng và lưu giữ, những tài liệu Hán –Nôm trên địa bàn mà đặc biệt là những văn bản sắc phong hiện còn lànhững thứ tài liệu quý giá, nó là cơ sở để đánh giá nền văn hóa không chỉcủa dòng tộc, của riêng địa phương mà nó còn đánh giá được sự hưng thịnhcủa mỗi triều đại, của cả dân tộc Chính vì thế việc sưu tầm và tìm hiểunhững văn bản sắc phong trên mảnh đất này là một việc cần được quan tâmgiúp đỡ Do điều kiện và nhiều hạn chế nên tôi chỉ xin chọn khảo sát các vănbản sắc phong trên địa bàn huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An

Khảo sát sắc phong trên địa bàn huyện Hưng Nguyên là một côngviệc rất quan trọng trong việc bảo vệ một phần di sản văn hóa dân gian củamột vùng quê xứ Nghệ Hiện nay các văn bản sắc phong trên đất HưngNguyên có niên đại khá lâu từ vài chục năm cho đến vài trăm năm, vẫn cònnằm rải rác trong dân gian Trên địa bàn này, tùy ý thức của mỗi người dân,mỗi dòng họ mà các văn bản sắc phong được lưu giữ hay hư hỏng, mất mát.Chính vì thế việc khảo sát sắc phong trên mảnh đất Hưng Nguyên ngoài việcgiúp cho các làng, các dòng họ lưu giữ lại được những hình ảnh và nội dungcủa các bản sắc phong, đề tài còn đi sâu tìm hiểu nội dung, các vấn đề liênquan đến những vị được cấp sắc, việc thờ cúng, tế lễ trong các làng xã, dònghọ

Bên cạnh những nét văn hóa đặc trưng của xứ Nghệ, những đạo sắcphong trên mảnh đất Hưng Nguyên cũng là một nét văn hóa tinh thần cầnđược mọi cấp, ngành và mỗi người dân quan tâm để nó không bị mai một

theo thời gian Đề tài “Khảo sát sắc phong tại huyện Hưng Nguyên tỉnh

Nghệ An”cũng không nằm ngoài những mục đích đó.

Trang 3

2 Lịch sử vấn đề.

Trước đây Sở VHTT tỉnh Nghệ An cũng đã khảo sát qua các nhà thờlớn để lập hồ sơ và công nhận di tích Thế nhưng chỉ được một số ít cònnhững văn bản sắc phong trong các dòng họ nhỏ thì hầu như vẫn rất ít ngườibiết đến Hiện nay câu lạc bộ Hán – Nôm huyện Hưng Nguyên cũng đang

mở đợt khảo sát tất cả các văn bản hiện có trên địa bàn Thế nhưng côngviệc mới chỉ bắt đầu chưa qua xử lý và công bố Vì vậy đề tài này có thể coi

là đề tài mới mẻ khi đi sâu khảo sát về các văn bản sắc phong trên địa bàn

Trong bài viết người viết trên tinh thần kế thừa mốt số tư liệu củangười đi trước nhưng cũng bổ sung vào những phần mà các văn bản cònthiếu sót, cố gắng đạt tới tính chân thực cao nhất trong giới hạn cho phép.Tuy nhiên khóa luận này cũng chưa phải là nguồn tư liệu đầy đủ nhất

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Theo thống kê của PGS Ninh Viết Giao trong sách Tục thờ thần và

thần tích Nghệ An (2000) thì trên địa bàn huyện Hưng nguyên có khoảng

trên 150 đền, miếu phủ đình và nhà thờ Còn theo thống kê của UBNDhuyện Hưng Nguyên thì trước đây trên địa bàn huyện có khoảng 250 di tíchnhưng đến 2006 thì trên địa bàn chỉ còn lại 61 di tích Hầu hết các di tíchnày đều đang giữ lại những tư liệu Hán – Nôm quý giá như gia phả, văn tế,hương ước, hoành phi, câu đối, địa bạ, thần tích, văn bia, sắc phong…Thếnhưng qua thời gian, điều kiện thời tiết và ý thức bảo quản của mỗi ngườidân, mỗi dòng họ mà hiện nay các văn bản Hán – Nôm trên địa bàn bị maimột mà đặc biệt là những văn bản sắc phong quý giá còn lại rất ít Vì thếnên chúng tôi chọn 10 di tích còn giữ lại được những văn bản sắc phong là:nhà thờ Đinh Bạt Tụy, đình làng Bùi Ngõa, nhà thờ Lê Sĩ Triệt, nhà thờ họNguyễn Trọng, nhà thờ Trạng nguyên Bạch Liêu, nhà thờ họ Ngô, đền thờ

Trang 4

Thánh Vương Bạch Đế, đền thờ đức thánh Khổng Lồ, nhà thờ họ Hoàng ,đền Xuân Hòa.

Sắc phong tại các di tích trên là đối tượng mà đề tài nghiên cứu, còn

10 nhà thờ và đền thờ trên là phạm vi nghiên cứu của đề tài

4 Phương pháp nghiên cứu.

Để thực hiện tốt đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứusau:

- Phương pháp điền dã thực tế

- Phương pháp tổng hợp thống kê

- Phương pháp xác định văn bản học

- Phương pháp dịch thuật Hán Việt

- Các phương pháp so sánh niên đại, lịch đại, loại suy và phương phápphân tích tổng hợp để tìm hiểu các vấn đề liên quan đến các nhân vật, vịthần, thủy tổ hiện thờ trong các nhà thờ trên địa bàn huyện Hưng Nguyên

5 Kết cấu của đề tài.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 3 chương:

Chương 1: Khái quát về vùng đất Hưng Nguyên và nền giáo dục cổ.Chương 2: Khái quát sắc phong tại huyện Hưng Nguyên tỉnh NghệAn

Chương 3: Phiên âm, dịch nghĩa các văn bản sắc phong tại huyệnHưng Nguyên tỉnh Nghệ An

Trang 5

NỘI DUNG

Chương 1:

KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT HƯNG NGUYÊN VÀ NỀN GIÁO DỤC CỔ

1.1 Vị trí địa lý và tự nhiên.

Theo ông Lê Thái Hòa, Bí thư huyện ủy, Chủ tịch Hội Đồng nhân dân

huyện Hưng Nguyên trong lời mở đầu cho cuốn sách Địa Chí Văn Hóa

Hưng Nguyên thì Hưng Nguyên được hiểu là “cái nguồn nước từ đó mà

chảy mãi, càng chảy càng phát triển, càng phấn chấn, càng thịnh vượng”

Nằm ở hạ lưu sông Lam, Hưng Nguyên là mảnh đất gắn bó hữu cơvới xứ Nghệ với đất nước Việt Nam qua mấy nghìn năm lịch sử Đây là mộtvùng đồng bằng trù phú hưng thịnh, là nơi khởi đầu cho phong trào cáchmạng Xô Viết - Nghệ Tĩnh, là quê hương của nhiều nhân vật lịch sử nổitiếng Hưng Nguyên đã mang trong mình những nét truyền thống văn hóalâu đời đẹp đẽ và phong phú của vùng đất Nghệ - Tĩnh nói riêng và cả dântộc Việt Nam nói chung Không những thế, nó còn mang trong mình cái nétriêng huyền diệu của một vùng quê nghèo xứ Nghệ

Với tọa độ: 18048’ đến 18034’ vĩ bắc và 105033’ đến 105042’5” kinhđông Phía tây giáp với Nam Đàn, phía bắc giáp với Nghi Lộc, phía đônggiáp với thành phố Vinh và Nghi Xuân (Hà Tĩnh), phía nam giáp với ĐứcThọ (Hà Tĩnh) Huyện Hưng Nguyên nằm ở trung tâm xứ Nghệ, có vị trícửa ngõ phía Tây thành phố Vinh, nằm trên quốc lộ 46 đi lên quê hươngChủ tịch Hồ Chí Minh, lên cửa khẩu Thanh Thủy, nơi có đường sắt Bắc –Nam đi qua, có dòng sông Lam xanh mát bao vòng từ xã Hưng Lĩnh đến xã

Trang 6

Hưng Lợi Vị trí này đã giúp cho Hưng Nguyên thuận tiện trong việc giaolưu văn hóa, kinh tế, chính trị với các vùng trong cả nước

Là một vùng đồng bằng rộng lớn với diện tích đất tự nhiên là 16398,57 ha, đây là vùng đất đai tương đối màu mỡ, dân cư đông đúc, điềukiện tự nhiên thuận lợi vì có dòng sông Lam bao bọc, bồi đắp phù sa và có

đê 42 ngăn lũ Địa hình của Hưng Nguyên thấp trũng, thấp dần từ tây sangđông, độ cao trung bình của vùng là từ 1,5 đến 2 m, nơi cao nhất là 3m vànơi thấp nhất là 0,6m Ở đây ảnh hưởng bởi khí hậu nhiệt ẩm gió mùa và khíhậu ven biển miền Trung đã tạo nên một vùng đất Hưng Nguyên hiền hòachất phác mang đậm chất xứ Nghệ

   

1.2 Danh xưng Hưng Nguyên.

Danh xưng Hưng Nguyên không phải đã có từ ngày đầu dựng nước

và giữ nước mà cho đến nay thì cái tên gọi Hưng Nguyên mới được 541năm(1) Tuy thế, nhưng ngay từ những ngày đầu thì địa danh này đã có duyêncách hành chính lúc rộng lúc hẹp với những tên gọi khác nhau Nhìn lại lịch

sử từ buổi đầu dựng nước ta sẽ thấy rõ điều đó

Nhà nước đầu tiên của đất nước ta là Văn Lang do 18 đời Vua Hùngcai trị Sau nhà nước Văn Lang là nhà nước Âu Lạc Năm 179 TCN, Triệu

Đà đã đem quân sang xâm lược nước ta, bằng phương thức giảng hòa rồi lập

kế cầu hôn công chúa Mỵ Châu, với âm mưu là cướp được vũ khí lợi hại của

Âu Lạc Triệu Đà đã cướp được vũ khí vô cùng lợi hại của Thục Phán AnDương Vương là chiếc “nỏ thần” làm cho An Dương Vương rơi vào cảnhmất nước, mất con, mất bản thân mình Chiếm được mảnh đất phương Namnày, Triệu Đà sát nhập vào với nước Đại Việt rồi chia làm thành 2 quận làGiao Chỉ và Cửu Chân để dễ cai trị Cả xứ Nghệ thuộc vào quận Cửu Chân

Chú thích:

(1) Năm 1469 cái tên Hưng Nguyên mới bắt đầu xuất hiện trên bản đồ hành chính.

Trang 7

Năm 111 TCN nhà Hán chiếm nước Đại Việt, chia Đại Việt thành 3 quận, Nghệ An thuộc Cửu Chân, cả Nghệ An và Hà Tĩnh lúc đó là 1 huyện HàmHoan - huyện lớn của quận Cửu Chân.

Đến đời Tam Quốc và Lưỡng Tấn, Hàm Hoan đổi là quận Cửu Đứcđời Nam Bắc triều, nhà Lương chia đất Cửu Đức đặt làm 3 châu: Đức Châu,

Lỵ Châu, Minh Châu Đời Tùy (581 – 618) năm Khai Hoàng thứ 8 (588)Tùy Văn Đế, đổi Đức Châu làm Hoan Châu, Lỵ Châu đổi thành Tri Châu,năm Đại Nghiệp thứ 3 (603) cho cả Hoan Châu, Tri Châu, Minh Châu nhậpvào Nhất Nam Đến nhà Đường (618 – 907) lúc đầu vẫn gọi cả xứ Nghệ làHoan Châu, sau tách một phần bắc của Hoan Châu đặt là Diễn Châu DiễnChâu đặt từ năm Trịnh Quán thứ nhất (627) nhưng được một thời gian ngắnlại bỏ Diễn Châu cho nhập vào Hoan Châu, rồi đến 122 năm sau, nămQuảng Đức thứ 2 đời Đường Đại Tông (763 – 780) chia lại Hoan Châu vàđặt lại Diễn Châu, đó là đất 3 huyện Diễn, Yên, Quỳnh hiện nay và cả phủQuỳ Châu cũ Hoan Châu là vùng từ Cầu Cấm trở vào Đèo Ngang, theo GSĐào Duy Anh thì trị sở của nó là vùng núi Lam Thành thuộc huyện HưngNguyên ngày nay Hưng Nguyên lúc đó thuộc huyện Cửu Đức một trongbốn huyện của Hoan Châu (Cửu Đức, Phố Dương, Việt Thường, HoàiHoan) Trải qua một thời kỳ lịch sử từ Khúc Thừa Dụ, Ngô Quyền, Đinh,Tiền Lê, đều đã bỏ hẳn chế độ quận huyện

Đời Lý năm Thiên Thành thứ 3 (1030) vua Lý Thái Tông đổi HoanChâu là châu Nghệ An, địa danh Nghệ An có từ đó Theo sử sách nước tađời Lý đã chia nước ta ra làm 24 lộ trong đó có lộ Nghệ An và lộ DiễnChâu, không thấy nhắc đến các đơn vị hành chính dưới lộ nên ta chưa rõ địadanh Hưng Nguyên thời đó là gì và địa vực ra sao

Đời nhà Trần - Hồ, Trần Thái Tông đã đổi 24 lộ đời Lý thành 12 lộvới tên gọi là phủ lộ Năm Quang Thái thứ 10 (1397), Hồ Quý Ly làm PhụChính Thái Sư, sửa đổi chế độ hành chính đã đổi lộ phủ sang trấn như đổi

lộ phủ Nghệ An thành trấn Lâm An, Diễn Châu thành trấn Vọng Giang

Trang 8

Điều đáng chú ý là phủ lộ Nghệ An mà sau này trấn Lâm An có huyệnThượng Lộ mà theo nhiều nhà nghiên cứu thì đó là Hưng Nguyên hiện nay,huyện Thượng Lộ thuộc đời Minh đổi thành Lộ Bình.

Năm 1428, khi khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã hoàn toànthắng lợi, Lê Lợi lên ngôi và chia nước ta thành 5 đạo: Nam đạo, Bắc đạo,Đông đạo, Hải Tây đạo, Nghệ An và Diễn Châu thuộc vào đạo Hải Tây.Năm 1469 Lê Thánh Tông ra chỉ dụ điều chỉnh lại bản đồ hành chính trên cảnước, chia nước ta thành 12 thừa tuyên, nhập Nghệ An và Diễn Châu lạithành một là thừa tuyên Nghệ An Thừa tuyên Nghệ An quản lĩnh 11 phủtrong đó có phủ Anh Đô có 2 huyện Hưng Nguyên và Nam Đường, danhxưng Hưng Nguyên bắt đầu xuất hiện từ đó và kéo dài cho tới ngày nay

Vào năm Hồng Đức thứ 21 (1490) thừa tuyên Nghệ An được gọi là

xứ Nghệ An, đến đời Hồng Thuận (1509 – 1516) đổi thành trấn Nghệ An.Năm 1831 niên hiệu Minh Mệnh 12 thì trấn Nghệ An tách thành 2 tỉnh làNghệ An và Hà Tĩnh, huyện Hưng Nguyên thuộc vào phủ Anh Đô trấnNghệ An

Từ năm 1469 đến cuối thế kỷ XVIII địa vực và thôn xã của Hưng

Nguyên thế nào chưa rõ, đến cuối thế kỷ XIX, theo Tên làng xã Việt Nam

đầu thế kỷ XIX thì Hưng Nguyên có 7 tổng, 96 xã, thôn, phường, vạn, tộc là:

tổng Phù Long, Thông Lãng, Đô An, Hoa Viên, Hải Đô, Cảo Trinh, LaHoàng trải dài từ tả ngạn sông Lam kéo dài sang vùng Bùi Khổng, Bùi Chutức Hưng Yên, Hưng Trung ra mãi Quả Khê, Yên Lãng (Nghi Hưng) lên CổVăn, Cổ Lãm (Nghi Văn) rồi xuống La Nham, Hải Thanh sát bờ biển NghiYên, Nghi Tiến của huyện Nghi Lộc hiện nay Đến cuối thế kỷ XIX, theo

Đồng Khánh ngự lãm địa dư chí lược Hưng Nguyên lúc này thuộc phủ Anh

Sơn cũng có 7 tổng như trên với 106 xã, thôn, sách Đến đời Khải Định năm

1919 Hưng Nguyên được gọi là phủ Hưng Nguyên và còn có 6 tổng

Trang 9

Đến khoảng năm 1940(1) theo Danh sách xã thôn Trung kỳ thì Hưng

Nguyên có 6 tổng và 119 xã thôn là: tổng Anh Đô (20 xã thôn), An Tường(29 xã thôn), Phù Long (23 xã thôn), Thông Lãng (13 xã thôn), Hải Đô (24

xã thôn), Văn Viên (10 xã thôn) Từ đó, Hưng Nguyên đã có nhiều lần thayđổi về địa giới và đơn vị hành chính, mãi đến ngày 15/9/1998 theo nghị định

số 73/1998 NĐ – CP của Chính Phủ thị trấn Hưng Nguyên được thành lậplại(2) và từ đó đến nay Hưng Nguyên có 23 đơn vị hành chính với 22 xã và 1thị trấn

1.3 Văn hóa tín ngưỡng và nền giáo dục cổ.

1.3.1 Văn hóa tín ngưỡng.

1.3.1.1 Thờ phụng tổ tiên.

Mở đầu mỗi cuốn Gia Phả của một số dòng họ, để răn dạy con cháu

về việc phụng thờ, tôn trọng và kính cẩn với tổ tiên, yêu quý ngồn gốc củamình, các dòng họ đã viết:

Trang 10

tr 490] Chính vì thế, mỗi “cái ta” trong mỗi dòng họ phải trân trong quýmến “cái ta” ấy trước khi hòa nhập vào “cái ta” của làng xã.

Ngoài việc thờ phụng tổ tiên thì ở các dòng họ tại huyện HưngNguyên còn có tục thờ “ Bà Tổ Cô” “Bà Tổ Cô” thường là con gái hay emgái của thủy tổ, không xuất giá mà ở vậy trong nhà cha mẹ cho đến ngàychết Theo quan niệm của người dân nơi đây thì “Bà Tổ Cô” cũng như “ÔngThủy Tổ”, cũng phù hộ giúp đỡ con cháu trong họ tộc “Bà Tổ Cô” linhthiêng thường chỉ giúp cho con cháu bằng cách chiêm bao, nhằm giúp concháu vượt qua được những tai ương không đáng có Việc thờ cúng “Bà TổCô” là một hình thức văn hóa tâm linh đáng quý ở Hưng Nguyên nói riêng

mà người dân xứ Nghệ nói chung

Trang 11

theo sách Trung Quốc thần bí văn hóa viết: “Thành hoàng là Thành hào, hào

có nước thì gọi là trì, không có nước thì gọi là hoàng Đắp đất làm thành,đào hào làm hoàng”

Thành hoàng của người Việt là những vị thần bảo hộ cho thôn làngnơi có lũy tre làng bao quanh chứ không phải là nơi có thành quách nhưTrung Quốc, chính vì thế mà người Việt gọi là thần Thành hoàng làng

Ở Hưng Nguyên, những vị Thành hoàng được thờ cúng không phảichỉ là những người khai canh lập làng, mà trong đó còn có cả những thần “làanh hùng dân tộc (Lê Lợi), có thần là Hoàng đế lừng danh (Lê Thánh Tông),

có thần là danh thần lương tướng (Lê Khôi, Đinh Bạt Tụy, …), có thần làNghĩa sĩ (Nguyễn Biểu), có thần đỗ đạt cao (Ngô Quang Tổ, Thái Tất Tiên,

…), có những thần là tổ sư nghề nghiệp vừa khai canh lập làng như GiàXuân, Già Hiếu, Già Rằng”… [4, tr 500], Điều này đã chứng tỏ rằng nhândân Hưng Nguyên rất kính trọng, yêu mến, sùng bái những người tài giỏi cócông lập ấp lập làng, những người có công chiến đấu bảo vệ làng xã, đấtnước, những con người học giỏi tài ba… Những vị thần này được nhân dângọi với những tên gọi như Bản cảnh Thành hoàng, Đương cảnh Thànhhoàng, Bản thổ Thành hoàng

Việc thờ Thành hoàng là để nhân dân nhớ lại lịch sử Bởi ThànhHoàng là tượng trưng cho lịch sử, phong tục cùng đạo đức, hy vọng của cảlàng Thành hoàng là một thứ quyền uy siêu việt, là sợi dây, mối liên hệ siêuhình để gắn kết cả làng, khiến cho cả làng thành một cộng đồng có tổ chức

và hệ thống chặt chẽ

Ở Hưng Nguyên, trong tín ngưỡng của mỗi người dân, của làng xãThành hoàng dù là nhiên thần, thiên thần hay nhân thần thì cũng đều biểu thịlòng tôn kính, tin tưởng và luôn thành tâm cầu nguyện đối với cái linhthiêng, cao cả Theo PGS Ninh Viết Giao thì toàn bộ Thành hoàng ở HưngNguyên đều là phúc thần và đều là âm phù cho những cá nhân trong cộng

Trang 12

đồng làng Thành hoàng chính là nơi tụ hợp tâm linh của cư dân cộng đồnglàng xã ở Hưng Nguyên cũng như của cả cư dân Việt

Ở Hưng Nguyên phong trào học tập cũng nổi lên mạnh mẽ, đã cónhiều lớp học tư do các thầy đồ mở ra để dạy chữ Nho cùng với những đạo

lý của Nho giáo Còn theo PGS Ninh Viết Giao đến đời Gia Long, ở HưngNguyên có trường Giáo (do quan Giáo thụ quản lý) và trường Huấn (doquan Huấn đạo quản lý) Dưới chính những ngôi trường công và nhữngtrường tư do các cụ đồ tự mở này đã có nhiều danh sĩ nổi danh

Mảnh đất Hưng Nguyên với đúng tên gọi của nó mãi đến 1469 mới có

và người mở đầu cho nền khoa bảng Hưng Nguyên ở bậc đại khoa là ĐinhBạt Tụy Ông đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ đệ tam danh chế khoa Giáp Dần nămThuận Bình thứ 6 (1554), ông làm quan đến chức Thương Thư bộ Binh,tước Khê Quận Công

Từ đó về sau các danh sĩ Hưng Nguyên ngày càng nhiều và nổi tiếngkhắp cả nước Đến năm 1919 thì đất Hưng Nguyên đã có 10 người đỗ Tiến

sĩ và Phó bảng Hương cống ở đời Lê thì hiện nay chưa có sách sử nào thống

kê, nhưng ở đời Nguyễn Hưng Nguyên có 21 người đỗ Cử nhân và số người

đỗ Tú Tài thì phải gấp 3 gấp 4 lần số Cử nhân

Trang 13

1.3.2.2 Danh sĩ đất Hưng Nguyên.

Đất Hưng Nguyên có nhiều người đỗ đạt thành tài, từ đời Lê chođến Nguyễn dưới đây tôi xin liệt kê một số danh sĩ đỗ đại khoa (Tiến sĩ vàPhó bảng)

1 Đinh Bạt Tụy, đậu Đệ nhất giáp Tiến sĩ đệ tam danh chế khoaGiáp Dần niên hiệu Thuận Bình thứ 6 (1554) vua Lê Trung Tông Làm quanđến chức Thượng Thư bộ Binh, tước Khê Quận Công

2 Lê Giám, đậu Đệ tam giáp Tiến sĩ khoa Mậu Tuất niên hiệuHồng Đức thứ 9 (1478) vua Lê Thánh Tông Làm quan Hữu Hình Thị Lang

5 Nguyễn Quang Thiện, đậu Đệ tam giáp Tiến sĩ khoa Giáp Thìnniên hiệu Cảnh Trị 2 (1664) vua Lê Huyền Tông Làm đến chức Giám sátngự sử

6 Dương Trí Dụng, đậu Đệ nhất giáp chế khoa Ất Dậu niên hiệuChính Trị thứ 8 (1565) Làm quan đến Hộ bộ Hữu thị lang, Binh bộ Tả thịlang, Tham chính sứ trấn Sơn Nam

7 Lê Văn Thông, đậu Đệ tam giáp Tiến sĩ khoa Quý Mùi niênhiệu Quang Hưng thứ 6 (1583) vua Lê Thế Tông Làm quan đến Binh khoacấp sự trung

8 Ngô Trạch, đậu Phó bảng khoa Kỷ Mão niên hiệu Tự Đức thứ

32 (1879) Làm quan đến Đốc học Thanh Hóa

9 Hoàng Nghĩa Vĩ, đậu Hương cống năm Cảnh Hưng thứ 37, đậuTiến sĩ năm Cảnh Hưng thứ 45 (1784) Con đường hoạn lộ chưa rõ

Trang 14

10 Ngô Đình Hy, đậu Tiến sĩ đời Lê, chưa rõ khoa nào, đời nào vàcon đường hoạn lộ ra sao.

Trên đây là danh sách Tiến sĩ và Phó bảng tại đất Hưng Nguyên, trênmảnh đất này còn có nhiều danh sĩ đậu cử nhân, hương cống như: DươngHữu Thanh đậu khoa Canh Tý năm Thành Thái thứ 12 (1900), Đặng HuyKhuê đậu khoa Mậu Tý năm Minh Mệnh thứ 9 (1828), Hoàng Nghĩa Bíchđậu khoa Đinh Dậu năm Thành Thái thứ 9 (1897), Hồ Trí Trung đậu khoaBính Ngọ năm Thành Thái thứ 18 (1906), Ngô Hữu Tạo đậu khoa Quý Dậunăm Tự Đức thứ 26 (1873)…

Trang 15

Sắc phong là những văn bản phong tặng danh hiệu cho các thần linh,

có thể là nhân thần hay nhiên thần Việc phong tặng này đã chứng tỏ hoàng

đế là chủ nhân của bách thần cho nên khi mới lên ngôi hay có lễ lớn nhà vuanào cũng làm thủ tục này

2.1.1.2 Thủ tục ban cấp

Việc ban cấp sắc phong cho các vị thần hay quan chức từ trước đếnnay chưa từng được cấp sắc phải trải qua những thủ tục khá nghiêm cẩn.Trước hết cộng đồng làng xã, địa phương muốn được cấp sắc phải làm làmđơn xin phong tặng sắc, đơn phải có đầy đủ chữ kí của các quan viên chứcsắc Tiếp đó bộ Lễ sẽ tư cho các huyện biết, các huyện sẽ cử thừa phái đi vềthực địa để xem xét các yếu tố liên quan như: xem miếu thờ và bài vị, nếu làngười địa phương thì xem mộ chí, rồi thừa phái sẽ kí biên bản và đem vềcho bộ Lễ, bộ Lễ làm thủ tục viết sắc và cấp sắc

2.1.1.3 Chất liệu viết sắc.

Chất liệu giấy để viết sắc cũng rất phong phú và đã được quy định rõràng theo phẩm trật của những vị được cấp sắc Thể thức giấy viết sắc theoniên hiệu Minh Mệnh năm thứ 10 (1829) quy định:

Trang 16

- Quan nhất phẩm: dùng thứ giấy rắc vàng hạng nhất, cao 1 thước 4tấc, dài 4 thước 5 tấc, mặt vẽ rồng to mây kín, rồng nhiễu 4 mặt, mặt sau vẽ

tứ linh

- Quan nhị, tam phẩm: dùng giấy rắc bạc mạ vàng hạng nhì, cao 1thước 3 tấc, dài 4 thước, mặt giấy vẽ rồng to mây kín, 4 chung quanh vẽ liênvân, mặt sau vẽ lân, phượng

- Quan tứ, ngũ phẩm: dùng thứ giấy rắc bạc mạ vàng hạng ba, cao 1thước 3 tấc, dài 3 thước 5 tấc, mặt giấy vẽ rồng to mây thưa, 4 chung quanh

vẽ hoa văn hoa dây, mặt sau vẽ cổ đồ

- Quan lục, thất phẩm: dùng giấy rắc bạc hạng bốn, cao 1 thước 2 tấc,dài 3 thước 2 tấc, mặt giấy vẽ long vân, 4 chung quanh vẽ hoa văn liên đằng

- Quan bát, cửu phẩm: dùng thứ giấy rắc bạc hạng năm, cao 1 thước 2tấc, dài 3 thước 1 tấc, mặt giấy vẽ giao long và mây, 4 chung quanh vẽ hoavăn liên đằng

Đến năm thứ 13 (1832) vua Minh Mệnh lại quy định: “ … quan nhấtphẩm nguyên dùng giấy hạng nhất, quan nhị phẩm nguyên dùng giấy hạngnhì, quan tam phẩm nay nên dùng giấy hạng ba, quan tứ phẩm nên dùnggiấy hạng tư, quan ngũ phẩm và chánh lục phẩm như đồng tri phủ kinh diêntri huyện, tòng lục phẩm như các huyện tri huyện, đều dùng giấy hạng năm”[7, tập 3, tr 48, 49]

2.1.2 Hiện trạng sắc phong tại huyện Hưng Nguyên.

Theo kết quả điền dã tại 10 nhà thờ, đền thờ trên địa bàn huyện ngườinghiên cứu đã sưu tầm được 111 đạo sắc phong trong đó có 31 đạo là sắcphong cho thần, 70 đạo là sắc phong cho nhân vật Sắc phong có niên đạisớm nhất là sắc phong có niên đại Thuận Bình năm thứ 7 (1555), sắc phongmuộn nhất là sắc phong niên đại Bảo Đại năm thứ 18 (1943) Theo khảo sáttừng di tích cho thấy, hiện tại nhà thờ Đinh Bạt Tụy còn giữ lại 36 đạo sắcphong trong đó có 28 đạo thời Lê, 8 đạo thời Nguyễn; đình làng Bùi Ngõa

Trang 17

còn giữ lại 17 đạo sắc trong đó có 6 đạo thời Lê, 11 đạo thời Nguyễn; nhàthờ họ Lê Sĩ còn giữ lại 7 đạo sắc phong trong đó có 3 đạo thời Lê, 4 đạothời Nguyễn; dòng họ Nguyễn Trọng còn giữ 3 đạo sắc đều là sắc thờiNguyễn; nhà thờ Trạng Nguyên Bạch Liêu còn giữ 6 đạo sắc phong trong đó

có 2 đạo thời Lê, 4 đạo thời Nguyễn; nhà thờ họ Ngô còn giữ lại 5 đạo sắcđều là sắc thời Nguyễn; đền thờ Thánh Vương Bạch Đế còn giữ lại 6 đạosắc trong đó có 4 đạo sắc thời Lê và 2 đạo thời Nguyễn; đền thờ đức thánhKhổng Lồ còn giữ lại 8 đạo sắc đều là sắc thời Nguyễn; nhà thờ họ Hoàngcòn giữ lại 10 đạo sắc đều là sắc thời Lê; đền Xuân Hòa còn giữ 13 đạo sắctrong đó có 4 đạo thời Lê và 9 đạo thời Nguyễn Thế nhưng, hơn nửa số đó

là sắc photo và chép tay Trong quá trình tổng hợp thống kê, xác định vănbản học, người nghiên cứu đã thống kê được số lượng sắc phong qua các đờivua như bảng sau:

Niên hiệu Thời kỳ nắm quyền Số sắc phong

Thuận Bình (Lê TrungTông) 1549 – 1556 2 đạoChính Trị (Lê Anh Tông) 1558 – 1571 3 đạoGia Thái (Lê Thế Tông) 1573 – 1577 1 đạoQuang Hưng (Lê Thế Tông) 1578 – 1599 15 đạoHoằng Định (Lê Kính Tông) 1600 – 1619 4 đạoVĩnh Tộ (Lê Thần Tông) 1619 – 1628 4 đạoĐức Long (Lê Thần Tông) 1629 – 1643 5 đạoPhúc Thái (Lê Chân Tông) 1643 – 1649 1 đạoThịnh Đức (Lê Thần Tông) 1653 – 1657 1 đạoCảnh Trị (Lê Huyền Tông) 1663 – 1671 3 đạoVĩnh Trị (Lê Huy Tông) 1676 – 1680 1 đạoChính Hòa (Lê Huy Tông) 1680 – 1705 1 đạoVĩnh Thịnh (Lê Dụ Tông) 1705 – 1719 3 đạo

Trang 18

Niên hiệu Thời kỳ nắm quyền số sắc phong

Vĩnh Khánh (Lê Duy Phương) 1729 – 1732 2 đạoCảnh Hưng (Lê Hiển Tông) 1740 – 1786 8 đạoCảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản) 1793 – 1801 4 đạoGia Long (Nguyễn Thế Tổ) 1802 – 1819 1 đạoMinh Mệnh (Nguyễn Thánh Tổ) 1820 – 1840 2 đạoThiệu Trị (Nguyễn Hiến Tổ) 1841 – 1847 3 đạo

Tự Đức (Nguyễn Dực Tông) 1848 – 1883 10 đạoĐồng Khánh (Nguyễn Cảnh Tông) 1886 – 1888 7 đạoThành Thái (Nguyễn Thành Thái) 1889 – 1907 10 đạoDuy Tân (Nguyễn Duy Tân) 1907 – 1916 10 đạoKhải Định (Nguyễn Hoằng Tông) 1916 – 1925 8 đạoBảo Đại (Nguyễn Bảo Đại) 1925 -1945 2 đạo

Từ kết quả trên người nghiên cứu có thể đưa ra một số đánh giá sau:

- Hiện nay trên địa bàn huyện Hưng Nguyên có 61 di tích, nhưng chỉcòn lại số ít các di tích giữ lại được những bản sắc phong quý giá này.Nguyên nhân dẫn đến sự việc đó là do bị đánh cắp, do chiến tranh, thiên tai,

và do cách bảo quản của nhân dân Những sắc phong còn lại thì cũng đã hưhỏng rất nhiều Có những đền thờ như đền thờ Thánh Vương Bạch Đế, đềnthờ đức thánh Khổng Lồ, nhà thờ Trạng Nguyên Bạch Liêu thì hầu hết cácđạo sắc đã hư hỏng rất nặng, có những đạo không còn đọc được chữ Bêncạnh đó, tại một số di tích, nhà thờ đền thờ họ tài liệu sử về các vị được thờphụng không còn hoặc người lưu giữ không có mặt tại địa phương Chính

vì thế, quá trình khảo, cứu để thực hiện đề tài của người nghiên cứu đã gặpnhiều khó khăn và hạn chế

- Qua quá trình khảo sát thực tế, người nghiên cứu nhận thấy hầu hếttất cả những bản sắc phong trên địa bàn huyện Hưng Nguyên đều được cất

Trang 19

giữ trong những tráp gỗ hình chữ nhật, một số nhà thờ lại cất giữ trong mộtống tre Tất cả những sắc phong này đều được bảo quản kỹ lưỡng và thờ tựngay trong chính điện của nhà thờ hay đình thờ Điều đặc biệt mà ngườinghiên cứu được biết đến trong quá trình điền dã là lễ hội rước sắc của dòng

họ Lê Sĩ ở xã Hưng Thông vào ngày rằm tháng giêng hàng năm, lễ nghi nàykhông chỉ để con cháu trong dòng họ tưởng nhớ đến công lao và thành quảcủa ông cha mình mà nó còn góp sức vào xây dựng lại một nét văn hóa củadân tộc Tại nhà thờ họ Lê Sĩ này, các bản sắc phong cũng được photo màunguyên khổ và cho vào khung kính treo trong chính điện của nhà thờ, còncác bản sắc gốc thì được cất giữ và thờ tự rất cẩn thận

2.2 Nội dung sắc phong tại huyện Hưng Nguyên.

Sắc phong tại huyện Hưng Nguyên đa dạng và phong phú, có cả sắccho các vị thiên thần, nhiên thần và sắc cho nhân vật Tất cả các đạo sắc đóđều là sắc phong thêm chức bậc, ca ngợi công lao của mỗi vị được cấp sắc.Tuy nhiên ở mỗi triều đại, mỗi loại văn sắc lại chuyển tải một nội dungriêng

Niên hiệu Quang Hưng thứ 12, ngày 7 tháng 4 (1589) đã ban 6 đạosắc cho ông nôi, bà nội, cha, mẹ, chính thất và kế thất của ông Ông nội vàcha ngài được vua tặng hàm Thái Bảo, bà nội và mẹ ngài thì được tặng làLiệt Phu Nhân, hai bà vợ của ông thì được phong là Tào Xuyên Tư PhuNhân

Trang 20

Niên hiệu Hoằng Định thứ 8, ngày 26 tháng 10 (1608); niên hiệu ĐứcLong nguyên niên, ngày 6 tháng 5 (1629); niên hiệu Phúc Thái thứ 3, ngày

19 tháng 3 (1645) đã ban sắc cho Mai Lĩnh Hầu Đinh Bạt Tuấn, con trưởngcủa ngài

Các niên hiệu như Vĩnh Tộ thứ 8, ngày 18 tháng 12 (1626); niên hiệuPhúc Thái thứ 3, ngày 19 tháng 3 (1645); niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 5, ngày

15 tháng 12 (1709); niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 15, ngày 8 tháng 4 (1720);niên hiệu Cảnh Hưng thứ 46, ngày 17 tháng 9 (1785) đã lần lượt phong sắccho con cháu, hậu duệ của ngài

Niên hiệu Duy Tân thứ 3, ngày 11 tháng 8 (1909) đã tăng sắc phonghợp thần cho 4 vị thần của thôn Đông, xã Bùi Ngõa, huyện Hưng Nguyên,trong đó có ngài Đinh Bạt Tụy và con trai ngày là Đinh Bạt Tuấn

Những đạo sắc còn lại là do các đời vua phong tặng cho Tướng CôngĐinh Bạt Tụy để ca ngợi công lao và tưởng nhớ tới ngài

- Tại đình làng Bùi Ngõa có 5 đạo sắc thờ nhân vật Tất cả các đạosắc này đều là sắc phong cho dòng họ Đinh Bạt Tụy(1) Cụ thể là:

Niên hiệu Quang Hưng thứ 10, ngày 5 tháng 11 (1587); niên hiệuCảnh Hưng thứ 44, ngày 16 tháng 7 (1783); niên hiệu Tự Đức thứ 3, ngày

15 tháng 11 (1850) đã phong sắc cho Tướng Công Đinh Bạt Tụy

Niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 8, ngày 18 tháng 12 (1626) phong sắc choĐinh Bạt Sĩ

Niên hiệu Đức Long nguyên niên, ngày 6 tháng 5 (1629) phong sắccho Đinh Bạt Tuấn

- Tại nhà thờ dòng họ Lê Sĩ có 7 đạo sắc thì đều là sắc phong cho cácnhân vật trong dòng họ Đó là sắc phong cho thủy tổ Lê Sĩ Triệt, cho Lê SĩCẩn (con trưởng Lê Sĩ Triệt), hai vị này đều đậu Tiến sĩ ở đời nhà Lê và cócông lớn trong công cuộc xây dựng đất nước, dẹp giặc ngoại xâm

Chú thích:

(1) Những sắc thờ ở đình đều là bản chép tay, giống hệt sắc được cấp ở nhà thời Đinh Bạt Tụy

Trang 21

Các niên hiệu như Cảnh Trị thứ 2, ngày 5 tháng 12 (1664); niên hiệuThành Thái thứ 6, ngày 15 tháng 9 (1894); niên hiệu Thành Thái thứ 16,ngày 15 tháng 11 (1904); niên hiệu Khải Định thứ 9, ngày 25 tháng 7 (1924)

đã cấp tặng sắc cho Lê Sĩ Triệt

Niên hiệu Chính Hòa thứ 10, ngày 9 tháng 4 (1689); niên hiệu VĩnhThịnh thứ 8, ngày 28 tháng 6 (1712) cấp sắc tặng cho Tiến sĩ Lê Sĩ Cẩn

- Tại dòng họ Nguyễn Trọng, tất cả 3 đạo sắc đều phong cho Tú TàiNguyễn Huy Trác đó là những đạo sắc dưới các niên hiệu như: niên hiệu TựĐức thứ 30, ngày 6 tháng 8 (1877); niên hiệu Tự Đức thứ 30, ngày 1 tháng

11 (1877); niên hiệu Đồng Khánh nguyên niên, ngày 1 tháng 10 (1886)

- Tại nhà thờ Trạng nguyên Bạch Liêu, tất cả 6 đạo sắc đều là sắc củacác triều đại phong cho Trạng nguyên họ Bạch đời Trần Gồm các sắc củacác niên hiệu như: niên hiệu Cảnh Hưng thứ 44, ngày 26 tháng 2 (1783)gồm 2 đạo; niên hiệu Thành Thái thứ 2, ngày 20 tháng 2 (1890); niên hiệuDuy Tân thứ 3, ngày 11 tháng 8 (1909); niên hiệu Bảo Đại thứ 15, ngày 20tháng 12 (1940); niên hiệu Bảo Đại thứ 18, ngày 15 tháng 8 (1943)

- Tại nhà thờ họ Ngô có 3 đạo sắc phong cho Ngô Tướng Quân, đó lànhững sắc dưới các niên hiệu như: Thành Thái thứ 6, ngày 25 tháng9(1894); niên hiệu Duy Tân thứ 3, ngày 11 tháng 8 (1909); niên hiệu KhảiĐịnh 25 tháng 7 (1924)

- Tại nhà thờ họ Hoàng gồm có 10 sắc phong nhân vật như:

Niên hiệu Hoằng Đinh thứ 2, ngày 17 tháng 12 (1602); niên hiệuHoằng Định thứ 9, ngày 17 tháng 7 (1608); niên hiệu Hoằng Định thứ 18,ngày 27 tháng 10 (1617); niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 4, ngày 25 tháng 10 (1622)cấp sắc tặng cho Hoàng Đăng Quỹ

Niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 8, ngày 24 tháng 7 (1626) cấp sắc cho HoàngThanh Mai

Trang 22

Niên hiệu Đức Long thứ 7, ngày 24 tháng 10 (1635); niên hiệu ThịnhĐức thứ 5 ngày 25 tháng 7 (1657);niên hiệu Cảnh Trị thứ 3, ngày 6 tháng 12(1665) đã cấp sắc tặng cho Hoàng Đăng Bạt.

Niên hiệu Cảnh Trị thứ 3, ngày 6 tháng 12 (1665); niên hiệu Vĩnh Trịthứ 9, ngày 23 tháng 12 (1684) đã cấp sắc cho Hoàng Đăng Tướng

Qua khảo sát chung ta có thể thấy sắc phong nhân vật ở Hưng Nguyênhầu hết là sắc phong cho các nhân vật học tài đỗ đạt ra làm quan giúp nước,duy chỉ có sắc ở nhà thờ Đinh Bạt Tụy là có sắc phong cho người thân thíchtrong gia đình ông

2.2.2 Sắc phong thần.

Trên địa bàn huyện Hưng Nguyên qua khảo sát người nghiên cứuđược tiếp xúc với 31 đạo sắc phong cho các vị thần Trong đó có phong choBản cảnh Thành Hoàng, Cao Sơn Cao Các, Liễu Hạnh Công Chúa, SongĐồng Ngọc Nữ,… cụ thể như:

- Đình Bùi Ngõa thờ Bản cảnh Thành hoàng, Cao Sơn Cao Các, nữthần Bạch Y Công Chúa, Công chúa Liễu Hạnh

- Đền Xuân Hòa thờ Cao Sơn Cao Các, Bản cảnh Thành hoàng

- Đền thờ đức thánh Khổng Lồ thờ Lam Giang thần

- Đền Thánh Vương Bạch đế thờ Thánh Vương Bạch đế và Bản cảnhThành hoàng

- Nhà thờ họ Ngô thờ Lam Thành Thần Nữ

2.3 Hình thức sắc phong tại huyện Hưng Nguyên.

2.3.1 Hoa văn trang trí.

Để thể hiện sự uy nghi của triều đại mình, khi mỗi một triều đại giànhđược ngôi báu, có ngày lễ lớn đều thực hiện hình thức ban cấp sắc cho các

vị thần và các vị quan đã có công giúp đỡ đất nước, bảo vệ nhân dân

Trang 23

Tuy về hình thức chung của các đạo sắc là đều được trang trí lộng lẫytrên giấy long đằng, theo kiểu “long vân ẩn hiện”… Thế nhưng mỗi triều đạicũng có những quy định riêng của mình Do quá trình khảo cứu ngườinghiên cứu chỉ được tiếp xúc với hầu hết những văn bản sắc photo hay saochụp lại nên không thể đo đạc được đầy đủ các niên đại đã phong sắc chocác nhà thờ, đền thờ trên địa bàn huyện Hưng Nguyên Vì thế, người nghiêncứu chỉ có thể đưa ra được đặc điểm về hoa văn trang trí sắc của một số triềuđại sau:

- Niên hiệu Gia Thái: giấy sắc có nền vàng, vẽ long đằng hồi thủ, rồngđược hiện ra giữa những đám mây nhỏ bằng những nét vẽ mộc mạc, đầurồng hướng về mặt trời, rắc ngân nhũ Chữ sắc đầu tiên được đài cao lên,niên hiệu viết ngang hàng với các dòng khác, ấn đóng vào giữa chữ thứ hai.Mặt sau của sắc vẽ Tứ linh: Long, Li, Quy, Phụng, hiện ra giữa những đámmây lớn, được rắc ngân nhũ nổi bật

- Niên hiệu Quang Hưng: nền sắc màu vàng, vẽ long đằng hồi thủ,những vòng tròn tụ lại ở bốn góc tạo thành bốn đám mây lớn, rồng ẩn hiệngiữa những đám mây thưa và nhỏ, đầu rồng hướng về mặt trời, có rắc ngânnhũ Chữ sắc đầu tiên cũng viết đài cao còn các dòng khác và dòng niênhiệu ngang nhau Dấu được đóng dưới chữ thứ hai Mặt sau cũng vẽ Tứ linh

và rắc ngân nhũ

- Niên hiệu Phúc Thái: nền sắc vàng nhạt, rắc ngân nhũ, rồng ẩn hiệntrong những đám mây, rồng nhỏ và được vẽ nhạt, những đám mây theohướng thưa dần, phía đầu sắc những đám mây dày và những vòng tròn to, ragiữa sắc và cuối sắc thì nhỏ và nhạt dần, nền sắc còn vẽ những đường nhỏuốn lượn theo mình rồng nhưng rất nhạt Niên hiệu đựơc đài lên ngang vớichữ sắc đầu tiên, ấn đóng ngay dưới chữ thứ hai của niên hiệu

- Niên hiệu Thịnh Đức: nền giấy vàng, rắc ngân nhũ, vẽ long đằng hồithủ, rồng ẩn hiện giữa những đám mây bằng bạc tròn to nhỏ khác nhau, phíađầu sắc những đám mây tụ lại thành hình chữ thọ, trên nền sắc có những

Trang 24

đường nhỏ lượn sóng theo thân rồng được kết từ những chuỗi chấm trònnhỏ Niên hiệu được đài lên cao ngang với chữ sắc đầu tiên Ấn được đónggiữa chữ thứ hai của niên hiệu.

- Niên hiêu Cảnh Trị: nền giấy màu vàng sẫm, vẽ long đằng hồi thủ,rồng ẩn hiện giữa những đám mây, rồng đầu nhỏ mắt to chân dẫm mây,những đám mây bằng những vòng tròn lớn đậm được vẽ theo thân rồng uốnlượn, phía đầu sắc những chuỗi hạt tròn nhỏ kết thành những vòng xoáy lớn,những chuỗi hạt nhỏ cũng được phân bố trên toàn nên sắc Nền sắc có rắcngân nhũ nhưng nhìn nhã, không nổi bật Còn niên hiệu và ấn thì cũng viếtnhư sắc thời Thịnh Đức

- Niên hiệu Chính Hòa: nền giấy vàng tươi, rắc ngân nhũ, vẽ longđằng hồi thủ, rồng đầu nhỏ mắt nhỏ đang hướng về quả cầu mây được nămchấm tròn kết thành Bốn góc của sắc có bốn vòng tròn lớn được những đámmây kết thành Nền sắc có những chuỗi hạt nhỏ tạo thành những đường gợnsóng Sắc viết đài chữ “Khâm”, “Đại”, niên hiệu cũng được đài lên Ấn đóngvào giữa chữ thứ hai của niên hiệu

- Niên hiệu Vĩnh Thịnh: màu sắc và hoa văn trang trí cũng như sắcthời Chính Hòa Viết đài chữ “Đại”, “Nguyên”, “Tiên”

- Niên hiệu Vĩnh Khánh: nền vàng tươi, có rắc ngân nhũ, vẽ longđằng hồi thủ, đầu rồng nhỏ hướng về quả cầu mây được kết thành từ nămvòng tròn nhỏ, ở bốn góc, các hình tròn nhỏ chụm lại thành bốn vòng trònlớn, rồng uốn lượn trên nền sáng rõ rệt, nền sắc có những chuỗi hạt nhỏ uốnlượn theo thân rồng Ấn được đóng ngay giữa chữ thứ hai của niên hiệu, viếtđài chữ “Tự”

- Niên hiệu Cảnh Hưng: nền sắc vàng tươi có khi là màu sẫm, có rắcngân nhũ, sắc vẽ long đằng hồi thủ, đầu rồng hướng về chữ thọ, đầu rồng tomắt dữ, bốn góc của sắc có bốn chữ thọ vuông lớn, hầu hết sắc không cókhoảng trống nào Mặt sau của sắc có vẽ rồng, mây nhưng chỉ là nét bút giảnđơn mà không rắc ngân nhũ

Trang 25

- Niên hiệu Cảnh Thịnh: nền sắc vàng có rắc ngân nhũ, rồng uốn lượnnhẹ nhàng đơn giản dưới những đám mây nhẹ bằng những chấm tròn nhỏ,đầu rồng đang hướng về chữ thọ, bốn góc của sắc có bốn chữ thọ vuông.Viết đài chữ “Hoàng”, niên hiệu ngang hàng với chữ sắc đầu tiên, ấn đượcđóng ở dòng thứ hai của niên hiệu.

- Niên hiệu Minh Mệnh: giấy nền vàng nhạt có rắc ngân nhũ, vẽ longđằng hồi thủ, đầu rồng hướng về chữ thọ, đầu rồng ngắn, mắt to đuôi rộngtoàn thân đang ẩn hiện trong những đám mây, bốn góc của sắc có bốn chữthọ vuông Giữa sắc có những chấm tròn nhỏ nhạt Sắc viết đài chữ “ThếTổ”, ấn được đóng dưới chữ thứ hai của niên hiệu

- Niên hiệu Thiệu Trị: nền vàng sẫm rắc ngân nhũ đậm, vẽ long đằnghồi thủ, đầu rồng hướng về chữ thọ, rồng ẩn hiện trong những đám mây,những hình tròn nhỏ rải rác thưa thớt trên toàn mặt sắc Bốn góc sắc có bốnchữ thọ, sắc viết đài chữ “Tặng Sắc”, “Cảnh Mệnh”, “Thế Tổ”, “Bảo”

- Niên hiệu Tự Đức: nền sắc màu vàng có rắc ngân nhũ, vẽ long đằnghồi thủ, đầu rồng hướng về chữ thọ, bốn góc của sắc có bốn chữ thọ vuông,rồng lớn uốn lượn mạnh mẽ trong những đám mây dày, đậm Nhưng có khicũng chỉ là những nét nhạt thưa thớt Sắc đài chữ “Sắc Phong”, “Tặng Sắc”

“Cảnh Mệnh”

- Niên hiệu Đồng Khánh: nền màu vàng nghệ có rắc ngân nhũ, vẽlong đằng hồi thủ, rồng uốn lượn nhẹ nhàng đơn giản, nền sắc có nhữngchấm tròn nhỏ thưa thớt điểm quanh, bốn góc có bốn chữ thọ Cách viết niênhiệu, đóng dấu và viết đài giống như thời Tự Đức

- Niên hiệu Thành Thái: cách trang trí và cách viết của niên hiệuThành Thái cũng gần giống với thời Đồng Khánh Nhưng điều đặc biệt là cómột số sắc không chỉ có bốn chữ thọ bốn góc và một chữ thọ trên đầu rồng

mà còn có một chữ thọ ngay dưới thân rồng, đối diện với chữ thọ đầu rồngđang hướng về

Trang 26

- Niên hiệu Duy Tân: nền sắc vàng có rắc ngân nhũ, vẽ long đằng hồithủ, đầu rồng đang hướng về chữ thọ, bốn góc của sắc có bốn chữ thọ hoavăn ở bốn góc được trang trí tinh tế sắc nét, trong mỗi chữ thọ đều có cánhchim phượng, có những sắc ngân nhũ được rắc kín cả mặt sắc nhìn đậm nét,nhưng có khi sắc lại chỉ có những nét đơn giản thưa thớt Cách viết đài,dòng niên hiệu cũng giống các triều Minh Mệnh, Tự Đức…

- Niên hiệu Khải Định: nền sắc màu vàng sẫm có rắc ngân nhũ, sắc vẽlong đằng hồi thủ, rồng mạnh mẽ ẩn hiện giữa những đám mây đậm màu,đầu rồng hướng về chữ thọ Đầu sắc có hai chữ thọ vuông lớn đối nhau donhững chữ thọ vuông nhỏ và cánh chim phượng kết thành Sắc viết đài chữchữ “Ban Cấp”

2.3.2 Chữ viết.

Xem xét các sắc phong đã sưu tầm được trên địa bàn huyện HưngNguyên người nghiên cứu nhận thấy mỗi thời đại có một cách viết riêng,điều đó thể hiện nét đặc trưng riêng cho mỗi thời đại

Đời Lê, nét chữ mềm mại thanh thoát, các chữ viết thời này hầu hếtviết theo giản thể, lối viết hành khải Niên hiệu của đời Lê viết theo lối chữđơn như: nhất (千), nhị (千), tam (千), tứ (千), ngũ (千), lục (千), thất (千),bát (千), cửu (千), thập (千)

Ví dụ : 千 千 千 千, 千 千 千 千 千 千

(Cảnh Trị nhị niên, thập nhị nguyệt sơ ngũ nhật)

Về việc viết đài thì ở sắc phong thời Lê ít viết đài, có một số sắc nhưniên hiệu Cảnh Thịnh đài chữ “Hoàng” (千), Vương (千); niên hiệu Cảnh Trịđài chữ “Đại Nguyên” (千 千); niên hiệu Vĩnh Thịnh đài chữ “Đại” (千),

“Nguyên” (千), “Tiên” (千); niên hiệu Vĩnh Khánh viết đài chữ “Tự” (千)

Sang đến đời Nguyễn các vua Nguyễn đã đưa ra những quy định vềcấp viết sắc rất cụ thể bằng văn bản Niên hiệu Minh Mạng năm thứ 3

Trang 27

(1822) có chỉ: “từ trước đến nay, các sắc, biểu và văn thư dùng ở các nha,chỗ dòng niên hiệu những chữ năm… tháng… ngày… đều dùng chữ viếtđơn, chuẩn từ sau đều dùng chữ viết kép, như những loại chữ nhất (千) viết

là nhất (千),nhị (千) viết là nhị (千) để phòng sự thay đổi…” [7, tập 3, tr 41]Chính vì thế từ đời vua Minh Mệnh về sau, các vua nhà Nguyễn mỗi lần cấpsắc đều dùng lối chữ kép

Ví dụ: 千 千 千 千 , 千 千 千 千 千 千

(Minh Mệnh ngũ niên, thập nhị nguyệt sơ nhất nhật)

Quy định về cách viết đài đã được Minh Mệnh thứ 15 (1834) chuẩn:

“… chỗ đầu tờ giấy nên lưu không một khoảng: chữ “chỉ” (千), chữ “văn”(千)…đều ở hàng thứ nhất, nếu dùng đến chữ “thiên” (千), chữ “tổ” (千) lànhững chữ đáng tôn kính tột bậc đều đài lên chỗ vị trí cao nhất” [7, tập 3, tr.43]

Xét các đạo sắc thời Nguyễn người nghiên cứu nhận thấy những chữnhư “Thánh Tổ” (千 千), chữ “Cảnh Mệnh” (千 千) thì đều được đài ở khoảngthứ nhất, những chữ như chữ “Sắc” (千), “Sắc chỉ” (千 千) hay “Sắc phong”(千 千) ở dòng đầu tiên thì được đài ở khoảng thứ hai Thế nhưng ở mỗi niênđại cũng có mỗi quy định khác nhau về cách viết đài, cụ thể như:

- Niên hiệu Minh Mệnh: những chữ như “tặng sắc” (千 千), “cảnhmệnh” (千千) thì đài ở khoảng thứ nhất

- Niên hiệu Thiệu Trị: các chữ “tặng sắc” (千 千), “bảo chiếu” (千 千),

“cảnh mệnh” (千 千) thì đài lên khoảng thứ nhất

- Niên hiệu Tự Đức: các chữ “sắc phong” (千 千), “sắc chỉ” (千 千),

“tiền du” (千 千), “cảnh mệnh” (千 千), “tặng sắc” (千 千) thì đài ở khoảng thứnhất

- Niên hiệu Đồng Khánh: những chữ “tặng sắc” (千 千), “cảnh mệnh”(千 千) thì đài lên khoảng thứ nhất

Trang 28

- Niên hiệu Thành Thái: nếu gặp chữ “cảnh mệnh” (千 千) thì được đàilên khoảng thứ nhất Đặc biệt, sắc cho nhà thờ Đinh Bạt Tụy niên hiệuThành Thái thứ hai, ngày 20 tháng 2 có đài chữ “chí” ( 千) ở khoảng thứ 2

- Niên hiệu Duy Tân: nếu gặp chữ “sắc phong” (千 千), “ban cấp” (千

千), thì đài lên khoảng thứ nhất, trong sắc phong của đình Bùi Ngõa, có 1đạo sắc chép tay niên hiệu Duy Tân năm thứ 3, ngày 20 tháng 8 có đài chữ

“Liễu” (千) đây là sắc phong cho nhân dân thôn Bùi Ngõa phụng thờ Côngchúa Liễu Hạnh

- Niên hiệu Khải Định: nếu gặp chữ “ban cấp” (千 千), “cảnh mệnh”(千 千) thì đài lên khoảng thứ nhất Trong sắc phong chép tay ở đình BùiNgoã niên hiệu Khải Định thứ 2, ngày 18 tháng 3, phong cho nhân dânphụng thờ Thánh Mẫu Bạch Y Công Chúa có viết đài chữ “Thánh Mẫu” (千

千), “thượng thượng” (千 千) ở khoảng thứ nhất, còn chữ “tôn” (千) được đài

ở khoảng thứ hai

Nhìn chung, việc viết đài có quy định chung nhưng do mỗi triều đại

có mỗi quy định riêng, mỗi cách kỵ húy riêng… chính vì thế mà việc viếtchữ trong sắc cũng có sự linh hoạt tùy thuộc vào mỗi triều đại và mỗi đốitượng được ban cấp

2.3.3 Kích cỡ của các đạo sắc.

Theo khảo sát tất cả các đạo sắc ở Hưng Nguyên đều được viết trêngiấy long đằng có rắc ngân nhũ Thế nhưng mỗi triều đại có mỗi kích cỡkhác nhau, qua đo đạc người nghiên cứu có thể đưa ra số liệu như sau:

 Niên hiệu Gia Thái: 123 cm x 45,5 cm

 Niên hiệu Quang Hưng:

Khung ngoài: 135,2 cm x 44,5 cm

Khung trong: 128,8 cm x 43 cm

 Niên hiệu Vĩnh Tộ:

Khung ngoài: 131,5 cm x 50 cm

Trang 29

 Niên hiệu Cảnh Hưng:

Cảnh Hưng nguyên niên, ngày 24 tháng 7:Khung ngoài: 136,5 cm x 54 cm

Trang 30

2.3.4 Bố cục.

Sắc phong trên huyện Hưng Nguyên có cả sắc thời Lê và sắc thờiNguyễn, mỗi thời có mỗi cách viết khác nhau và bố cục khác nhau nên bốcục của văn bản cũng có phần khác nhau Sau quá trình khảo sát, ngườinghiên cứu nhận thấy bỗ cục của sắc phong thờ Lê và sắc phong thờiNguyễn có khác nhau chút ít Cụ thể là:

Trang 31

- Sắc phong thời Lê được chia làm bốn phần:

Phần thứ nhất: mở đầu bằng chữ ‘sắc”, nêu lên tên tự và mỹ tự, tướchiệu mà thời trước đã phong tặng

Phần thứ hai: ca ngợi công lao và chỉ thị cho đối tượng cấp sắc

Phần tứ ba: nêu nguyên nhân cấp sắc và gia phong mỹ tự, tước hiệu,kết thúc bằng chữ “cố sắc”

Phần thứ tư: niên hiệu, ngày tháng và đóng dấu “Sắc mệnh chi bảo”

- Sắc phong thời Nguyễn cũng được chia làm bốn phần, nhưng có một

số điểm khác nhau:

Phần thứ nhất: mở đầu bằng chữ “sắc” hoặc “sắc chỉ”, nêu quê quánphụng sự, mỹ tự, tên tuổi của người được cấp sắc

Phần thứ hai: ca ngợi công đức và nêu lý do cấp sắc

Phần thứ ba: gia phong tước hiệu và chỉ thị cho đối tượng, kết thúcbằng từ “Khâm tai”

Phần thứ tư: niên hiệu, ngày tháng và đóng dấu “Sắc mệnh chi bảo”

Trang 32

Chương 3:

PHIÊN ÂM, DỊCH NGHĨA CÁC VĂN BẢN SẮC

PHONG TẠI HUYỆN HƯNG NGUYÊN TỈNH NGHỆ AN

3.1 Sắc phong nhà thờ Đinh Bạt Tụy.

3.1.1 Đinh Bạt Tụy và nhà thờ họ Đinh.

Ngày 17 tháng 4 năm 1589, khi đang trên đường hành quân đi đánhgiặc thống nhất đất nước thì Lê Triều Trung Hưng Kiệt Tiết Dực Vận TánTrị Công Thần Đặc Tiến Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu, Binh Bộ Thượng ThưĐinh Tướng Công, húy là Bạt Tụy đã lâm bệnh và tạ thế Nhà vua đã cholập đoàn quân hộ tang để đưa ông về nơi mai táng tại quê nhà, đồng thời cholập đền thờ để ghi nhận công lao

Đinh Bạt Tụy sinh năm 1516, trong một gia đình nhà nho nghèo hiếuhọc ở làng Bùi Ngõa, xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên Cha mẹ mấtsớm nên đành phải bỏ học đi làm thuê kiếm sống Ngày đồng ruộng đêmđèn sách, ông quyết chí lấy đạo học để làm kế tiến thân Năm 1542, ôngtrúng giám thí sau đó được bổ vào trường Quốc Tử Giám lúc 27 tuổi Tháng

12 năm 1554 niên hiệu Thuận Bình thứ 6, triều đình Nhà Lê mở khoa thiMậu Tài để chọn ra người tài giỏi, có mưu lược dẹp yên giặc, thu phụcgiang sơn Đinh Bạt Tụy đã ứng thi và đỗ đệ nhất giáp, đệ nhất danh

Năm 1559, xét sức học và khả năng đảm trách chức vụ của ông nhàvua đã chuẩn thăng 3 cấp: Vinh Lộc Đại Phu Hàn Lâm Viện Thị Chế, TrungGiai; 3 năm sau (1562) ông được thăng là Đông Các Hiệu Thư Năm 1564,nhờ lập công lớn trong việc làm mất hiêu lực của hai công thần nhà Mạc làPhạm Quỳnh và Phạm Giao, ông được thăng Lại Khoa Cấp Sự Trung Năm

1571, ông đem quân về đại phá quân Mạc ở cửa Hội Thống, giữ yên vùng

Trang 33

đất Nghệ An, ông được nhà vua thăng Tuyên Lực Công Thần Đặc Tiến Kim

Tử Vinh Lộc Đại Phu Đông Các Học Sĩ Tả Trị Thượng Khanh

Trong những năm chiến tranh Lê - Mạc, ông đã cùng Thái phó LaiQuận Công đốc chiến trên nhiều mặt trận, lập công lớn nên năm 1575 đượcthăng Hộ Bộ Tả Thị Lang Năm 1576, quân Mạc tái chiếm Nam Đường, ôngđược lệnh hiệp cùng Thái phó Lai Quận Công đánh giặc, sau 3 năm trường

kỳ kháng chiến, lúc đánh lúc phục hai ông đã đánh đuổi giặc ra khỏi địaphương Với chiến công lừng lẫy đó ông được thăng là Đô Đốc Ngự SửNghệ Khê Nam Tả Trị Thượng Khanh Thượng Trật

Trong các năm 1581, 1582 với công lao đánh giặc ở Quảng Xương(Thanh Hóa), Nam Đường (Nghệ An), giữ yên vùng đất Thanh - Nghệ và dụhàng một số tướng nhà Mạc, Đinh Bạt Tụy được thăng là Binh Bộ Tả ThịLang Năm 1585, với công lao tiết chế, thu phục các huyện Gia Viễn, Yên

Mô, Yên Khang (Ninh Bình) Đinh Bạt Tụy được thăng tước Bá Năm 1587ông vâng mệnh cùng Lai Quận Công đem quân đánh đuổi quân Mạc, thu hồithành Thăng Long, trên đường hành quân Lai Quận Công lâm bệnh rồi tạthế, Đinh Bạt Tụy nhận lênh lên thay và tiếp tục tiến đánh Thắng trận trở

về ông được thăng Tuyên Lực Công Thần Đặc Tiến Kim Tử Vinh Lộc ĐạiPhu Binh Bộ Thượng Thư Tào xuyên Bá Trụ Quốc, mấy tháng sau xét đứchạnh và học vấn nhà vua tiếp tục phong cho ông hàm Đông Các Học SĩNhập Thị Kinh Diên Năm 1589 khi ông mất được truy tặng tước Phúc KhêHầu

Bên cạnh công lao đánh giặc giữ nước, Đinh Bạt Tụy còn cho dântrong vùng đắp 2 con đập Tùy Xang và Giếng Cừ, lấy nước tưới cho đồngruộng để phát triển sản xuất 40 năm sau, ngày 6 tháng 5 năm 1629, ông tiếptục được truy phong tước Khê Quận Công, vị trí cao nhất trong hệ công hầu

Từ đó về sau được các triều đại truy phong Thượng Đẳng Thần Công lao và

sự nghiệp của Đinh Bạt Tụy đã được niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 2

Trang 34

(1774) tổng kết bằng câu đối khắc trên bảng đồng ân tặng cho đền thờ củaông:

- Năm 1645 niên hiệu Phúc Thái thứ 3

- Ngày 25 tháng 5 năm 1796 niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 4

Trang 35

Chú thích:

(1) Theo PGS Ninh Viết Giao trong sách Địa chí văn hóa Hưng Nguyên thì đền nằm trên khu đất rộng 600m 2

- Năm 1838 niên hiệu Minh Mệnh thứ 19

- Năm 1884 niên hiệu Kiến Phúc nguyên niên

- Năm 1928 niên hiệu Bảo Đại thứ 5

Từ đó đến nay hậu duệ của Đinh Tướng Công và nhân dân trong vùngthường xuyên hương khói và tái tạo Hằng năm đền có 3 lễ lớn là ngày 11/2,17/4, 21/9 (âm lịch)

Năm 1991, đền đã được bộ VHTT cấp bằng Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia

3.1.2 Phiên âm dịch nghĩa các văn bản sắc phong.

Hiện tại nhà thờ Đinh Bạt Tụy đang giữ lại 36 đạo sắc phong trong đó

có một số sắc do thời gian đã bị hư hỏng và được con cháu trong họ saochép lại Trong 36 sắc phong đó không chỉ có sắc phong cho ngài Đinh BạtTụy mà còn có cả những đạo sắc phong cho những nhân vật trong gia đìnhngài như sắc phong cho ông nội ngài, sắc phong cho bà nội ngài, sắc phongcho thân mẫu, sắc phong cho chính thất và kế thất, sắc phong cho con cái vàcháu chắt của ngài Sau đây tôi chỉ xin trích dịch những đạo sắc phong tiêubiểu của Ngài

千 千

千 千

千 千 千

千 千

千 千

千 千 千

千 千

千 千

千 千 千

千 千

千 千

千 千 千

千 千

千 千

千 千 千

千 千

千 千

千 千 千千

Trang 36

Phiên âm:

Sắc:

Cẩn Sự Lang Hàn Lâm Viện Hiệu Lý Trung Giai Đinh Bạt Tụy, vịhữu văn học năng cán sự, hữu triều thần Thái Sư Lượng Quốc Công TrịnhKiểm đẳng bảo, tính đàm ân thăng tam cấp, khả thăng: Hiển Vinh Đại PhuHàn Lâm Viện Thị Chế Trung Giai

千千 千千 千千 千千 千

千千 千千 千千 千千 千

千千 千千 千千 千千 千

千千 千千 千千 千千 千

千千 千千 千千 千千 千

千千 千千 千千 千千

千千 千千 千千 千千 千

Phiên âm:

Sắc:

Tuyên Lực Công Thần Đặc Tiến Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu ĐôngCác Học Sĩ Vân Khê Nam Tá Trị Thượng Khanh Trung Giai Đinh Bạt Tụy,

Trang 37

vị hữu tâm thuật phả năng cán sự, hữu triều thần thiêm nghị, khả vi: TuyênLực Công Thần Đặc Tiến Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu Lễ Bộ Hữu Thị LangVân Khê Nam Tá Trị Thượng Khanh Trung Giai.

千 千 千 千 千 千 千 千 千

千 千 千 千 千 千 千 千 千

千 千 千 千 千 千 千 千

千 千 千 千 千 千 千

千 千 千 千 千 千 千 千

千 千 千 千 千 千 千

千 千 千 千 千 千 千 千 千

千 千 千 千 千 千 千 千 千

Phiên âm:

Sắc:

Tuyên Lực Công Thần Đặc Tiến Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu Binh Bộ

Tả Thị Lang Tào Xuyên Bá Trụ Quốc Thượng Trật Đinh Bạt Tụy, vị phả hữu

tư vọng, hữu triều thần Tả Tướng Thái Úy Trưởng Quốc Công Trịnh Tùngđẳng thiêm nghị, khả vi: Tuyên Lực Công Thần Đặc Tiến Kim Tử Vinh Lộcđại phu Binh Bộ Thượng Thư Tào Xuyên Bá Trụ Quốc Thượng Trật

Trang 38

千千 千

千 千

千 千

千 千 千

千 千

千 千

千 千

千 千 千千

千 千

千 千

千 千

千 千 千千

千 千

千 千

千 千

千 千 千千

千 千

千 千

千 千

千 千 千千

千 千

千 千

千 千

千 千 千千

Phiên âm:

Sắc tặng:

Thượng Thư Phúc Khê Hầu, tính tư thuần phác, học thức ưu trường,đạo đức nhân nghĩa kiêm cai, dĩ nho sức sử, công phụ kinh luân tố uẩn, đầubút lập công danh, tích thời ký hà ư thù ân, kim nhật tai xứng ư thịnh lễ vicải thuần chính, thủy ứng gia phong Quận Tước, khả gia phong: ThượngThư Khê Quận Công

Từ ngọn bút lập công danh, từ xưa đã từng được hưởng ân sủng đặc biệt

Trang 39

Nay lại rất xứng đáng được hưởng trọng lễ, vì vậy nay đổi lại thuần chínhhơn mới được, phong lên tước Quận, nên phong thêm là: Thượng Thư KhêQuận Công.

千千 千千 千千 千千 千千 千千 千千 千

千千千 千千千 千千千 千千千 千

Phiên âm:

Sắc:

Lê triều Thái Bảo Khê Quận Công chi thần, hộ quốc tí dân, nẫm trứcông đức, kinh hữu lịch triều phong tặng, phụng ngã Thế Tổ Cao Hoàng Đế thống nhất hải vũ, khánh bị thần nhân, tứ kim phi ưng cảnh mệnh, quangthiệu hồng đồ, miến niệm thần hưu, hạp long ân điển, khả gia tặng: Dực Vậnchi Thần Chuẩn hứa Hưng Nguyên huyện, Bùi Ngõa xã y cựu phụng sự.Thần kì tướng hựu bảo ngã lê dân

Trang 40

Nay, nối tiếp mệnh sáng, trẫm được nối nghiệp lớn, nghĩ tới công lao chechở của thần, để làm tốt đẹp ân điển, tặng thêm cho thần là: Linh Thông chiThần Chuẩn cho làng Bùi Ngõa, huyện Hưng Nguyên, phụng thờ như cũ.Thần hãy giúp đỡ và che chở cho nhân dân của ta.

千 千

千 千

千 千

千 千 千

千 千

千 千 千千

千千千 千千千 千千千 千千千 千千千 千千

千 千

千 千

千 千

千 千 千千

Phiên âm:

Sắc:

Lê triều Thái Bảo Khê Phủ Quân nguyên tặng Dực Vận Phù ChínhChiêu Trung chi Thần, hộ quốc tí dân, nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấpsắc chuẩn hứa phụng sự, tứ kim phi ưng cảnh mệnh, miến niệm thần hưu,khả gia tặng: Dực Vận Chính Chiêu Trung Đoan Túc chi Thần Nhưng

Ngày đăng: 08/04/2013, 12:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Thiều Chửu (2006), Hán Việt Tự Điển, NXB Thanh niên, TP Hồ Chí Minh Khác
2. Quỳnh Cư và … (2006), Các triều đại Việt Nam, NXB Thanh niên, Hà Nội Khác
3. Ninh Viết Giao (2000), Tục thờ thần và thần tích Nghệ An, NXB Nghệ An, Vinh Khác
4. Ninh Viết Giao (2009), Địa chí văn hóa Hưng Nguyên, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Khác
5. Bùi Dương Lịch (1993), Nghệ An ký, Nguyễn Thị Thảo dich, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Khác
6. Lê Sĩ Nghĩa (2001), Tộc phả họ Lê Sĩ đại tôn Nghệ An, Lưu hành nộ bộ, Hà Nội Khác
7. Nội Các Triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ, các tập 3, 6, 8, NXB Thuận Hóa, Huế Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w