1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nhà nước về giá ở Việt Nam - Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp

105 512 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 705,5 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài: Giá cả trong cơ chế thị trường là một đòn bẩy kinh tế rất quan trọng nhưng bản thân nó vốn chứa đựng mâu thuẫn, có tác động cả tích cực và không tích cực đến nền kinh tế. Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng, từ năm 1986 đến nay, nền kinh tế nước ta đã từng bước chuyển sang mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN. Hoạt động quản lý nhà nước về giá có những thay đổi căn bản. Từ năm 1989, chức năng định giá được trao lại cho thị trường và tự do hóa giá cả đã được thực hiện trong tổng thể chương trình cải cách kinh tế nhưng vẫn có sự quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên, so với yêu cầu, mục tiêu và nhiệm vụ mới thì hoạt động quản lý nhà nước về giá còn có nhiều bất cập, khiếm khuyết, kém hiệu lực, hiệu quả, cần phải tiếp tục đổi mới cho phù hợp. Thực tế đó cho thấy, việc nghiên cứu đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về giá ở Việt Nam trong thời gian qua từ đó đề xuất phương hướng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về giá trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay là đòi hỏi cấp thiết. Vì vậy học viên chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về giá ở Việt Nam - Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp” làm nội dung nghiên cứu.

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

TÓM TẮT LUẬN VĂN

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 4

1.1 Một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về giá trong nền kinh tế thị trường 4

1.1.1 Khái niệm và chức năng của giá cả trong nền kế thị trường 4

1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả trong nền kinh tế thị trường 7

1.1.3 Quản lý nhà nước về giá trong nền kinh tế thị trường 8

1.2 Kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động quản lý nhà nước về giá trong nền kinh tế thị trường ở một số nước 19

1.2.1 Thực trạng hoạt động quản lý, điều hành giá ở một số nước 19

1.2.2 Một số bài học kinh nghiệm từ thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về giá của Hàn Quốc, Trung Quốc, New Zealand 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ Ở VIỆT NAM (TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY) VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 31

2.1 Khái quát về hoạt động quản lý nhà nước về giá ở Việt Nam trước năm 1991 31

2.2 Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về giá thời kỳ từ năm 1991 đến nay 34

2.2.1 Giai đoạn 1991-1995 35

2.2.2 Giai đoạn 1996 – 2000 39

2.2.3 Giai đoạn từ năm 2001 đến nay 46

2.2.4 Đánh giá chung về hoạt động quản lý nhà nước về giá ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay 59

2.3 Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình đổi mới hoạt động quản lý nhà nước về giá trong thời kỳ đổi mới 65

Trang 2

2.3.2 Trong điều hành hệ thống giá cần áp dụng đồng bộ các chính sách cóảnh hưởng đến giá cả thị trường 662.3.3 Sử dụng linh hoạt các giải pháp trong điều hành giá 672.3.4 Nâng cao chất lượng công tác phân tích, dự báo về giá cả 682.3.5 Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra giá vàđẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách giá 68

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ Ở NƯỚC

TA TRONG THỜI GIAN TỚI 69 3.1 Các nhân tố tác động đến mặt bằng giá trong thời gian tới và vấn đề đặt ra với hoạt động quản lý nhà nước về giá trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam 69

3.1.1 Những nhân tố tác động đến mặt bằng giá ở Việt Nam trong thời gian tới 693.1.2 Yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đòi hỏi phải tiếp tục xâydựng cơ chế quản lý, điều hành giá thích ứng 703.1.3 Yêu cầu phải khắc phục những hạn chế của cơ chế quản lý giá và hệthống giá hiện hành 733.1.4 Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế với phạm vi ngày càng rộng, mức độngày càng sâu và tính chất cạnh tranh ngày càng quyết liệt đòi hỏi đổi mới

cơ chế quản lý giá, điều hành giá cho phù hợp 74

3.2 Quan điểm và phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về giá ở nước ta trong thời gian tới 75

3.2.1 Quan điểm 753.2.2 Phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về giá ởnước ta trong thời gian tới 76

3.3 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước

về giá ở nước ta trong thời gian tới 79

3.3.1 Về hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước về giá 793.3.2 Về hoàn thiện cơ chế quản lý giá 79

KẾT LUẬN 86

Trang 3

WTO Tổ chức thương mại thế giới

IMF Quỹ tiền tệ thế giới

ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á

APEC Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương

AFTA Khu vực thương mại tự do ASEAN

GDP Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product)

CPI Chỉ số giá tiêu dùng

EU Cộng đồng châu Âu (European Union)

Lv Ths Luận văn thạc sĩ

Trang 4

Bảng 2.1: Mức trợ giá điện tháng 11/1990 đến hết năm 1992 38

Bảng 2.2: Chỉ số giá tiêu dùng giai đoạn 1991 - 1995 39

Bảng 2.3: Giá bán điện sinh hoạt 41

Bảng 2.4: Áp dụng giá điện cho sản xuất, cơ quan, đơn vị sự nghiệp 42

Bảng 2.5: Giá bán xăng dầu Việt Nam so với 1 số nước (năm 2000) 43

Bảng 2.6: Chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ 45

Bảng 2.7: Điều chỉnh giá xăng dầu năm 2004 52

Bảng 2.8: Giá xăng dầu tháng 5 năm 2005 53

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Giá cả trong cơ chế thị trường là một đòn bẩy kinh tế rất quan trọng nhưngbản thân nó vốn chứa đựng mâu thuẫn, có tác động cả tích cực và không tích cựcđến nền kinh tế

Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng, từ năm 1986 đến nay, nềnkinh tế nước ta đã từng bước chuyển sang mô hình kinh tế thị trường định hướngXHCN Hoạt động quản lý nhà nước về giá có những thay đổi căn bản Từ năm

1989, chức năng định giá được trao lại cho thị trường và tự do hóa giá cả đã đượcthực hiện trong tổng thể chương trình cải cách kinh tế nhưng vẫn có sự quản lý củaNhà nước Tuy nhiên, so với yêu cầu, mục tiêu và nhiệm vụ mới thì hoạt động quản

lý nhà nước về giá còn có nhiều bất cập, khiếm khuyết, kém hiệu lực, hiệu quả, cầnphải tiếp tục đổi mới cho phù hợp

Thực tế đó cho thấy, việc nghiên cứu đánh giá toàn diện thực trạng hoạtđộng quản lý nhà nước về giá ở Việt Nam trong thời gian qua từ đó đề xuất phươnghướng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước vềgiá trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay là đòihỏi cấp thiết

Vì vậy học viên chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về giá ở Việt Nam - Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp” làm nội dung nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu của luận văn

Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về giá ở Việt Nam,đánh giá những thành công, hạn chế, rút ra những bài học kinh nghiệm để từ đó đềxuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhànước về giá trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng hoạt động quản lý nhà nước

về giá ở Việt Nam và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý

Trang 6

nhà nước về giá Trong nghiên cứu, đề tài tập trung vào những công cụ, biện phápđược nhà nước sử dụng để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá trong quátrình xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở ViệtNam Thời gian nghiên cứu tập trung vào giai đoạn từ năm 1991 đến nay, đó làkhoảng thời gian Việt Nam bắt đầu thực hiện những cải cách quan trọng về giá cảtrong phát triển nền kinh tế thị trường.

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn vận dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch

sử kết hợp phương pháp lôgíc và các phương pháp phân tích kinh tế khác như: sosánh, thống kê v.v để làm rõ đối tượng và nội dung vai trò nhà nước trong quản lý

về giá Trong nghiên cứu, đề tài luận văn kế thừa có chọn lọc những kết quả củamột số công trình nghiên cứu trước đó để làm rõ nội dung nghiên cứu

5 Đóng góp khoa học của luận văn

Hệ thống hóa và phân tích làm rõ thêm một số lý luận chung về quản lý nhànước về giá trong phát triển kinh tế thị trường và một số kinh nghiệm về quản lýgiá của một số nước trên thế giới và khu vực; Phân tích làm rõ thực trạng quá trìnhđổi mới hoạt động quản lý nhà nước về giá ở Việt Nam giai đoạn 1991 đến 2011 vàrút ra một số bài học kinh nghiệm Từ đó, đề xuất phương hướng và một số giảipháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về giá ở ViệtNam trong thời gian tới

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn sẽ được trìnhbày gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhànước về giá trong nền kinh tế thị trường

Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về giá ở Việt Nam từ năm

1991 đến nay và bài học kinh nghiệm

Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng quản lý nhà nước về giá ở nước ta trong thời gian tới

Trang 7

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM

THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ

TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.1 Một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về giá trong nền kinh tế thị trường

Trong phần này, luận văn đưa ra những khái niệm, cơ sở lí luận cơ bản liênquan tới quản lý nhà nước về giá trong nền kinh tế thị trường Các nhân tố ảnhhưởng đến giá cả trong nền kinh tế thị trường, từ đó thấy được sự cần thiết kháchquan của hoạt động quản lý nhà nước về giá trong nền kinh tế thị trường Đặc biệthơn, đó là nhấn mạnh vào vai trò, chức năng của Nhà nước, tầm quan trọng của cácbiện pháp quản lý, điều tiết giá cả chủ yếu của nhà nước theo cơ chế thị trường đốivới sự phát triển kinh tế- xã hội

Trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các quyết định kinh tế được thực hiệntheo cơ chế thị trường Cơ chế thị trường là sự kết hợp hữu cơ giữa các yếu tố: giá

cả thị trường, cung - cầu hàng hóa và sự cạnh tranh Trong số các yếu tố đó giá cảgiữ vai trò đặc biệt quan trọng Vấn đề hình thành cơ chế quản lý giá và hoạt độngđiều hành hệ thống giá là hai trong số những nội dung quan trọng nhất trong hoạtđộng quản lý nhà nước về giá

Quản lý nhà nước về giá có hai hình thức chính đó là quản lý giá theo hìnhthức gián tiếp và quản lý giá theo hình thức trực tiếp Mỗi hình thức đều có những

ưu nhược điểm nên việc sử dụng mỗi công cụ cần có điều kiện nhất định Ngoài ra,còn có hình thức thấp hơn là dùng các biện pháp hành chính để quy định các cơ chếhình thành giá hoặc chấp hành giá, những hình thức này nhẹ hơn về mức độ canthiệp của Nhà nước vào quá trình hình thành mức giá sản phẩm

Quản lý giá cả là một quá trình điều hành một cách hài hòa cả những biệnpháp ở tầm vĩ mô và vi mô Khó có thể khẳng định biện pháp nào quan trọng hơnbiện pháp nào Trong thực tiễn cần phải tùy từng loại hình, tùy từng trường hợp vàđiều kiện mà có thể áp dụng

Trang 8

Để thực hiện điều tiết giá cả theo cơ chế thị trường, Nhà nước dùng các biệnpháp như định giá, trợ giá, thuế, các biện pháp điều hòa thị trường, biện pháp ổnđịnh sức mua của đồng tiền Trong đó điều hòa thị trường là một trong những biệnpháp chính mà Nhà nước sử dụng để điều tiết giá cả Thực chất của biện pháp này

là Nhà nước sử dụng quỹ BOG để hạn chế sự chênh lệch của giá cả so với giá trịkinh tế do mâu thuẫn giữa cung và cầu gây ra

1.2 Kinh nghiệm về quản lý nhà nước về giá trong nền kinh tế thị

trường ở một số nước

Luận văn sẽ đi nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của nước Hàn Quốc, NewZealand, Trung Quốc Từ kinh nghiệm của ba nước này, rút ra bài học kinh nghiệm

về chính sách quản lý giá nước ngoài đáng lưu ý như:

- Về cơ bản, nền kinh tế các quốc gia trên vận hành nền kinh tế theo cơ chếthị trường, kết hợp vai trò chính phủ và vai trò thị trường.Chú trọng các biện pháptăng cường tính minh bạch trên thị trường, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh

- Sự cần thiết của chính sách lạm phát mục tiêu đối với nền kinh tế ViệtNam; tổng hợp, phân tích các điều kiện cần thiết để áp dụng; hiện trạng nền kinh tếViệt Nam và khả năng đáp ứng các điều kiện đó; Thực hiện quản lý giá và điềuhành giá cả bằng các biện pháp kinh tế vĩ mô, không can thiệp trực tiếp, tăng cườngcông tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về giá, gian lận thươngmại theo quy định của pháp luật

Trang 9

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ GIÁ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

2.1 Khái quát về hoạt động quản lý giá ở Việt Nam trước năm 1991

Trong phần này, luận văn khái quát về hoạt động quản lý giá ở Việt Namtrước năm 1991 Từ năm 1989 trở về trước, Nhà nước là người quyết định giá đốivới hầu hết tất cả các loại hàng hóa, Nhà nước bao cấp qua giá, nền kinh tế bị lạmphát Đến năm 1990, cơ chế hình thành giá ở Việt Nam đã được đổi mới căn bản,

đó là xóa bỏ cơ chế Nhà nước định giá, bao cấp qua giá và chuyển sang cơ chế giáthị trường

2.2 Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về giá thời kỳ từ 1991 đến nay

Trang 10

Để bình ổn giá thị trường Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp bình ổngiá cả để tác động vào sự hình thành và vận động của giá cả thị trường Trong giaiđoạn này, chỉ số tăng giá của Việt Nam đã có những chuyển biến theo hướng tíchcực đó là chỉ số tăng giá hàng tiêu dùng và dịch vụ giảm dần, vận động từ mức 2con số về 1 con số Tuy nhiên, giá hàng công nghiệp và hàng nông sản có xu hướngdoãng ra, gây bất lợi cho sản xuất và thu nhập của người nông dân.

2.2.3 Giai đoạn 2001 đến nay

Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giá, hoàn thiện hệ thống giá trong giai đoạnnày, khắc phục những khiếm khuyết, tồn tại của những năm trước

Giai đoạn này, ở Việt Nam đã hình thành một hệ thống pháp luật để điềuchỉnh các hoạt động về giá Trong đó, Quốc Hội Khoá X đã thông qua và ban hànhPháp lệnh Giá vào ngày 26/4/2002 Ngoài ra, một số luật, pháp lệnh có những nộidung quy định về giá và một số văn bản pháp luật khác

Nhà nước thực hiện việc quản lý, điều hành giá chủ yếu bằng các biện phápkinh tế vĩ mô Đồng thời, đã phân định rõ trách nhiệm giữa trung ương, địaphương, các Bộ, các ngành, các doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý giá, bình ổngiá, hiệp thương giá và quy định các cơ chế đấu thầu, đấu giá, thẩm định giá, thỏathuận giá, niêm yết giá thay cho các cơ chế định giá, phê duyệt giá, góp phần làmcho thị trường hoạt động công khai, minh bạch

2.2.4 Đánh giá về thực trạng của cơ chế Quản lý điều hành giá cả hàng hóa

Môi trường pháp lý để thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá còn thiếu, chưa đồng

bộ, chưa đủ cơ chế cụ thể để kiểm soát có hiệu quả tình trạng tăng giá bất hợp lý,trái pháp luật Vẫn còn tình trạng độc quyền, liên minh độc quyền, cạnh tranh

Trang 11

không lành mạnh về giá, tình trạng, nhập lậu, trốn thuế, đầu cơ, gian lận chi phí sảnxuất, chi phí đầu tư và giá trị góp vốn thiếu cơ chế khắc phục có hiệu quả.

Trong hệ thống giá còn những tồn tại như: giá một số hàng hóa dịch vụ còncao hơn thị trường khu vực và thế giới Trong hệ thống giá vẫn có hiện tượng bùchéo về giá và doanh thu trong một số hàng hóa dịch vụ như: điện, bưu chính viễnthông, than…

Tổng thể mặt bằng giá có năm tăng hoặc giảm thấp không hợp lý, tạo nguy

cơ lạm phát, thiểu phát, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh gây bất ổn định chonền kinh tế

2.3 Một số bài học kinh nghiệm chủ yếu về quản lý giá của Nhà nước trong thời kỳ đổi mới

Kiên trì cơ chế giá thị trường định hướng XHCN; Nhà nước thực hiện việccan thiệp vào sự hình thành và vận động của giá cả chủ yếu bằng các biện phápkinh tế gián tiếp, chỉ quyết định giá một số ít hàng hóa dịch vụ

Trong điều hành giá, phải áp dụng đồng bộ các chính sách, biện pháp tạo tácđộng tích cực đến mặt bằng giá Phải có những giải pháp thích hợp tác động để giá

cả vận động trở về mức hợp lý; xử lý thích hợp chính sách tiền tệ bằng các công cụgián tiếp; áp dụng chính sách tài khóa phù hợp, tiến hành kiểm soát các yếu tố hìnhthành giá, có những biện pháp phấn đấu làm giảm áp lực tăng chi phí, giảm thiểutác động của các chi phí đầu vào, kiềm chế tăng giá đầu ra; đồng thời thực hiện chủtrương sẻ chia lợi ích trách nhiệm giữa nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng

Trang 12

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI

Trong phần này, luận văn đưa ra sự yêu cầu, mục tiêu và định hướng hoànthiện thể chế kinh tế thị trường đòi hỏi phải tiếp tục xây dựng cơ chế quản lý, điều

hành giá thích ứng Những giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả điều hành mặt

bằng giá trong thời gian tới

3.1 Với những quan điểm và phương hướng hoàn thiện chính sách quản

lý giá

Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường có sự quản lý của Nhà nướcđược thể chế hóa bằng pháp luật, công khai, minh bạch; Nhà nước tôn trọngquyền tự định giá và cạnh tranh về giá theo pháp luật; thực hiện quản lý, điềuhành giá và các biện pháp bình ổn giá chủ yếu bằng các biện pháp gián tiếp,đồng bộ phù hợp với từng thời kỳ; Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giá hợp lý, khắcphục sự bảo hộ, bao cấp bù chéo bất hợp lý qua giá đối với những hàng hóa dịch

vụ còn áp dụng cơ chế trên

3.2 Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả điều hành mặt bằng

giá trong thời gian tới

Tổ chức có hiệu quả công tác thu thập, xử lý, phân tích và dự báo thông tinthị trường giá cả trong và ngoài nước; Kiểm soát chặt chẽ giá độc quyền, chốngcạnh tranh không lành mạnh về giá, chống bán phá giá và chuyển giá nội bộ

Áp dụng có hiệu quả các biện pháp bình ổn giá khi thị trường có những biếnđộng bất thường không để đột biến về giá xảy ra; Sử dụng các biện pháp tự vệchính đáng, các biện pháp chống trợ cấp, trợ giá đối với hàng hóa nhập khẩu; đồngthời áp dụng các rào cản hợp lý, những biện pháp hỗ trợ mà WTO không cấm; Mởrộng cơ chế đấu thầu, đấu giá, thẩm định giá, hiệp thương giá và thỏa thuận giátheo tín hiệu thị trường; Thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra chấp hànhpháp luật nhà nước về giá

Trang 13

Từ một hệ thống giá hình thành trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung Từ saunăm 1989 đã chuyển sang cơ chế chỉ đạo giá của Nhà nước, từ việc Nhà nước trựctiếp định giá hầu hết các sản phẩm và dịch vụ trong nền kinh tế sang cơ chế giá thịtrường có sự kiểm soát của Nhà nước Qua đó, thúc đẩy sự phát triển đồng bộ cácyếu tố thị trường trong nền kinh tế quốc dân đi đôi với việc tạo lập khung pháp luậtđảm bảo sự quản lý và giám sát của Nhà nước.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về công tác quản lý, điều hành giá và hệthống giá ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường, luận văn đã hoàn thành nhữngnội dung cơ bản sau:

- Khái quát, phân tích làm rõ thêm một số lý luận chung về quản lý, điềuhành giá và hệ thống giá, đặc điểm của giá cả hàng hóa nói chung, là tiền đề giúpcác nhà chuyên môn, các nhà quản lý nghiên cứu hoàn thiện cơ chế quản lý giá ởViệt Nam

- Khái quát một số kinh nghiệm về quản lý giá của một số nước trên thế giới

và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

- Phân tích làm rõ thực trạng của cơ chế quản lý, điều hành giá và hệ thốnggiá ở Việt Nam giai đoạn 1991 đến 2011 Rút ra một số bài học kinh nghiệm

- Đề xuất phương hướng và giải pháp tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, điều

hành giá và hệ thống giá trong thời gian tới

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Giá cả trong cơ chế thị trường là một đòn bẩy kinh tế rất quan trọngnhưng bản thân nó vốn chứa đựng mâu thuẫn, có tác động hai mặt, cả tích cực vàtiêu cực đến nền kinh tế

Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng, từ năm 1986 đến nay, nềnkinh tế nước ta đã từng bước chuyển sang mô hình kinh tế thị trường định hướngXHCN Hoạt động quản lý nhà nước về giá đã có những thay đổi căn bản Từnăm 1989, chức năng định giá được trao lại cho thị trường và tự do hoá giá cả đãđược thực hiện trong tổng thể chương trình cải cách kinh tế Nhìn chung, việc cảicách giá cả không chỉ chú ý tới cơ sở định giá trên thị trường, mà cả trong yếu tố

và cơ chế làm thay đổi mức giá trên thị trường Thực tế, tự do hoá giá cả đã đượctiến hành với hầu hết cả các loại hàng hoá, dịch vụ, từ hàng tiêu dùng đến cácyếu tố đầu vào cho sản xuất như vốn, lao động, đất đai đã góp phần tạo nên mộtthị trường xã hội thống nhất, giá cả đã trở thành tín hiệu điều chỉnh cách thứcứng xử và ra quyết định của các chủ thể trong sản xuất kinh doanh Bên cạnh đó,Nhà nước vẫn tiếp tục thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giá bằng cáccông cụ như định giá, trợ giá, các chính sách thuế, tỷ giá… nhằm hạn chế nhữngtác động tiêu cực của yếu tố giá cả đến các hoạt động kinh tế Tuy nhiên, nếu sovới yêu cầu, mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong bốicảnh mới thì hoạt động quản lý nhà nước về giá còn có nhiều bất cập, khiếmkhuyết, đôi khi kém hiệu lực, hiệu quả đã ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh

tế - xã hội

Thực tế đó cho thấy, việc nghiên cứu đánh giá hoạt động quản lý nhànước về giá ở Việt Nam trong thời gian qua từ đó đề xuất các giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về giá trong phát triển kinh tế thịtrường ở Việt Nam là một yêu cầu hết sức cấp thiết

Trang 15

Đó là lý do học viên chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý nhà nước về giá ở

Việt Nam - Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp”.

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Từ nghiên cứu các vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về giá cả trong nềnkinh tế thị trường, đề tài đi sâu phân tích thực trạng hoạt động quản lý nhà nước

về giá trong quá trình chuyển sang mô hình kinh tế thị trường định hướngXHCN ở nước ta, làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế và rút ra nhữngbài học kinh nghiệm làm cơ sở cho việc đề xuất phương hướng và các giải phápnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về giá trong phát triển kinh

tế thị trường ở Việt Nam trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng hoạt động quản lý nhà

nước về giá trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Hoạt động quản lý nhà nước về giá bao hàm nhiều nội dung;

hình thức và công cụ được sử dụng trong hoạt động quản lý nhà nước về giácũng hết sức đa dạng Do vậy trong nghiên cứu, đề tài tập trung vào hai vấn đề:

cơ chế quản lý giá và điều hành hệ thống giá để làm rõ những chuyển biến trong

hoạt động quản lý nhà nước về giá trong quá trình phát triển kinh tế thị trường ởViệt Nam Ngoài ra, một số nội dung khác trong hoạt động quản lý nhà nước vềgiá cũng được đề cập nhằm làm rõ mục tiêu nghiên cứu

Về thời gian: Thời gian nghiên cứu của đề tài tập trung vào giai đoạn từ

năm 1991 đến nay, đó là khoảng thời gian Việt Nam thực hiện những cải cáchquan trọng về giá cả trong phát triển nền kinh tế thị trường

4 Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủnghĩa duy vật lịch sử, đề tài kết hợp sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháplôgíc để phân tích, làm rõ những thay đổi trong hoạt động quản lý nhà nước về

Trang 16

giá ở Việt Nam theo từng giai đoạn cụ thể và sử dụng các phương pháp phân tíchkinh tế khác như phương pháp đối chứng, so sánh, phương pháp thống kê v.v đểlàm rõ đối tượng và nội dung nghiên cứu Trong nghiên cứu, đề tài kế thừa cóchọn lọc những kết quả của một số công trình nghiên cứu trước đó để làm rõ nộidung nghiên cứu Các dữ liệu sử dụng để phân tích trong nghiên cứu là dữ liệuthứ cấp được thu thập từ các báo cáo của các cơ quan Nhà nước như Cục Quản

lý giá - Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê…

5 Những đóng góp dự kiến của đề tài luận văn

- Hệ thống hoá và phân tích làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về quản lýnhà nước về giá trong phát triển kinh tế thị trường và kinh nghiệm của một sốnước trên thế giới và khu vực về quản lý giá

- Phân tích làm rõ thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về giá ở ViệtNam giai đoạn từ năm 1991 đến nay và rút ra một số bài học kinh nghiệm

- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệuquả hoạt động quản lý nhà nước về giá ở Việt Nam trong thời gian tới

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài lời mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấuthành 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động

quản lý nhà nước về giá trong nền kinh tế thị trường

Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về giá ở Việt Nam giai

đoạn từ năm 1991 đến nay và một số bài học kinh nghiệm.Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt

động quản lý nhà nước về giá ở Việt Nam trong thời gian tới

Trang 17

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM

THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

GIÁ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.1 Một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về giá trong nền kinh tế thị trường

1.1.1 Khái niệm và chức năng của giá cả trong nền kế thị trường

1.1.1.1 Khái niệm giá cả

Giá cả là một phạm trù kinh tế phát sinh, phát triển cùng với sự ra đời vàphát triển của sản xuất hàng hóa Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa,đồng thời cũng biểu hiện tổng hợp của các mối quan hệ kinh tế - xã hội như cung –cầu, sản xuất – tiêu dùng, tích lũy – tiêu dùng, thu – chi ngân sách, hàng – tiền…

Giá thị trường biểu hiện giá cả hàng hoá và giá cả tiền tệ Kinh tế thịtrường càng phát triển, thị trường càng sôi động, thì hai yếu tố trên có quan hệchặt chẽ với nhau trong giá cả hàng hóa Giá cả tiền tệ được thể hiện trong mỗiyếu tố hình thành nên giá trị hàng hoá

Mặc dù giá thị trường được quyết định trực tiếp bởi người mua và ngườibán, song bao giờ giá cả cũng phản ánh tổng hợp các quan hệ kinh tế, các lợi íchkinh tế

1.1.1.2 Đặc trưng của giá cả

Một là, giá cả thị trường hình thành trên cơ sở giá trị thị trường.

Để sản xuất hàng hoá, người sản xuất phải bỏ ra chi phí cho các yếu tố

“đầu vào” như nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng, tiền lương… Những chi phísản xuất cho một đơn vị sản phẩm là bộ phận cơ bản tạo ra giá trị hàng hoá Giátrị hàng hoá của một người sản xuất là giá trị cá biệt Nhưng khi người sản xuấtmang hàng hoá ra bán trên thị trường, được thị trường chấp nhận thì đó là giá trịthị trường

Trang 18

Hai là, giá cả thị trường là giá được thị trường chấp nhận

Trên thị trường, khi người mua chấp nhận mua hàng và trả cho người bánmột lượng tiền nhất định để được quyền sở hữu, sử dụng sản phẩm; tức là thịtrường đã thừa nhận trực tiếp và điều đó cũng có nghĩa là về cơ bản quá trình sảnxuất xã hội của hàng hoá đã hoàn thành Thị trường thừa nhận quan hệ cung-cầu,thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá

Ba là, giá cả thị trường biểu hiện quan hệ trực tiếp giữa người mua và

người bán hàng hoá

Giá cả hàng hoá được hình thành trên thị trường thông qua hoạt động traođổi giữa người mua và người bán, người mua bao giờ cũng muốn mua rẻ, người bánbao giờ cũng muốn bán giá cao Mâu thuẫn này được giải quyết khi người mua vàngười bán thống nhất được mức giá hàng hoá, khi đó giá cả thị trường hình thành

Bốn là, giá cả thị trường biểu hiện sự thống nhất giữa giá trị và giá trị

sử dụng

Giá cả hình thành thống nhất theo một đơn vị giá trị sử dụng Giá trị sửdụng được thể hiện trên các mặt: chất lượng chi phí sử dụng hàng hoá và tínhthay thế lẫn nhau trong sử dụng Vì vậy, giá cả hình thành theo chất lượng hànghoá, hàng có chất lượng cao thì giá cao và ngược lại, hàng có chất lượng thấp thìgiá thấp

1.1.1.3 Chức năng của giá cả

- Chức năng là phương tiện tính toán chi phí, lợi nhuận.

Giá cả là phương tiện tính toán chi phí, tính toán lợi nhuận của người bánhàng hoá, của người sản xuất, cũng như của nhà đầu tư trên thị trường Trongnền kinh tế, một bộ phận hàng hoá được sản xuất để phục vụ cho nhu cầu tiêudùng trực tiếp của con người như lương thực, thực phẩm và nhiều loại sản phẩmtiêu dùng khác nhưng cũng có một bộ phận cũng những loại hàng hoá đó lại trởthành nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra các hàng hoá khác Ví dụ như đườngđược sản xuất để ăn nhưng cũng dùng làm nguyên liệu để sản xuất bánh kẹo, sắt

Trang 19

thép để chế tạo máy móc thiết bị, xây dựng các công trình… Trong trường hợphàng hoá được sản xuất ra là nguyên liệu cho sản xuất hàng hoá khác thì giá củacác nguyên liệu, nhiên liệu, động lực… là cơ sở để tính toán chi phí sản xuất racác hàng hoá được sản xuất từ những nguyên, vật liệu này.

Trên cơ sở tính toán chi phí sản xuất, người sản xuất dự kiến được giá bánsản phẩm và khi giá bán được thị trường chấp nhận thì sẽ biết được lợi nhuận đốivới từng sản phẩm và tổng lợi nhuận trong từng thời kỳ nhất định

- Chức năng thông tin

Những thông tin về giá cả thị trường giúp cho người sản xuất biết đượctình hình sản xuất trong các ngành, biết được tương quan cung – cầu, sự khanhiếm đối với các loại hàng hoá để từ đó có những quyết định sản xuất phù hợp.Người tiêu dùng cũng vậy, dựa trên những thông tin về giá cả thị trường sẽ cónhững quyết định về tiêu dùng Nói cách khác, những thông tin về giá cả tácđộng đến cả người sản xuất và người tiêu dùng, vừa tác động việc điều chỉnh sảnlượng và qui mô sản xuất từ đó điều chỉnh cơ cấu sản xuất sản phẩm phù hợp vớinhu cầu của xã hội, vừa tác động đến các quyết định tiêu dùng sản phẩm, hànghoá Những quyết định của người sản xuất và người tiêu dùng sẽ tác động đếnmức hoạt động của cả nền kinh tế

- Chức năng phân bố các nguồn lực kinh tế hiệu quả hơn

Sự biến động của giá cả sẽ dẫn đến sự biến động của cung – cầu sản xuất

và tiêu dùng, dẫn đến sự biến đổi trong phân bố các nguồn lực kinh tế Thôngthường, những người sản xuất sẽ chuyển vốn từ nơi hàng hoá có giá cả thấp đếnnơi hàng hoá có giá cả cao để gia tăng lợi nhuận Từ đó, các nguồn lực sẽ được

sử dụng với hiệu quả cao nhất, cân đối tổng cung và tổng cầu Đồng thời, tronghoạt động kinh tế, để có thể cạnh tranh được về giá cả, những người sản xuất sẽphải tìm cách giảm chi phí đến mức tối thiểu bằng nhiều cách khác nhau, đặcbiệt là tăng cường áp dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến nhờ đó góp phần thúcđẩy sự tiến bộ của kỹ thuật, công nghệ và sự phát triển của lực lượng sản xuất

Trang 20

- Trong quản lý kinh tế, giá cả là phương tiện để tính toán các chỉ tiêu quan trọng như: GDP, tốc độ tăng trưởng kinh tế…

Ngoài ra, giá cả còn thực hiện chức năng phân phối lại Thông qua địnhmức giá cao (qua thuế) của một số loại hàng hoá (ví dụ hàng cao cấp) để điều tiếtthu nhập của những người có thu nhập cao Đồng thời, những hàng hoá thiết yếu,thông thường thì có chính sách (chủ yếu thông qua thuế) để mức giá thấp, khôngảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng có thu nhập thấp

1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả trong nền kinh tế thị trường

1.1.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp lên giá cả bao gồm: cung - cầu hàng hoá trên thị trường, sức mua của tiền tệ và giá cả của các loại hàng hoá khác

Thứ nhất, quan hệ cung cầu trên thị trường có ảnh hưởng trực tiếp lên

mức giá cả, sự vận động của giá cả và ngược lại, mức giá cả ảnh hưởng lên mứccung, mức cầu và sự vận động của chúng Ảnh hưởng của cung cầu lên giá cảđược biểu hiện thông qua quy luật cung cầu Theo quy luật cung cầu, giá cả biếnđổi tỷ lệ nghịch với cung và tỷ lệ thuận với cầu

Thứ hai, trên thị trường giá cả hàng hoá phụ thuộc trực tiếp vào sức mua

của tiền Quan hệ giữa giá cả và sức mua của tiền là quan hệ tỷ lệ nghịch, nghĩa

là khi sức mua của tiền giảm thì giá cả có xu hướng tăng lên và ngược lại, khisức mua của tiền tăng thì giá cả có xu hướng giảm xuống

Thứ ba, giá cả hàng hoá khác cũng là một nhân tố ảnh hưởng lên giá cả.

Giá cả hàng hoá khác ảnh hưởng lên giá cả sản phẩm nào đó theo 2 cách: trựctiếp hoặc gián tiếp Các phương thức ảnh hưởng của các hàng hoá khác lên hànghoá đó gồm ảnh hưởng qua chi phí sản xuất, sức mua của tiền, tương quan cungcầu và tâm lý người sản xuất

1.1.2.2 Giá cả còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác như: năng suất lao động, nhu cầu xã hội, phân công lao động xã hội

- Quan hệ giữa năng suất lao động và sự thay đổi giá cả là quan hệ tỉ lệ

nghịch Khi năng suất lao động sản xuất ra sản phẩm nào đó tăng lên trong khi

Trang 21

các yếu tố khác không đổi thì giá cả tương đối của sản phẩm này so với các sảnphẩm khác giảm xuống và ngược lại Mặt khác, khi năng lực sản xuất của mộtngành nào đó tăng lên mà không đi cùng với sự phân công lại lao động xã hội vànhu cầu mới không kịp thay đổi thì sẽ làm giá trị kinh tế của mỗi đơn vị sảnphẩm của ngành giảm, do đó ảnh hưởng lên giá cả vì khối lượng sản xuất có thểthừa so với nhu cầu.

- Nhu cầu xã hội quyết định giá cả sản phẩm Nếu sản phẩm không đáp

ứng bất cứ nhu cầu nào của xã hội thì nó cũng không có giá trị cũng như giá trịkinh tế Khi hệ thống nhu cầu xã hội thay đổi có thể làm nhu cầu về một hoặcmột số loại sản phẩm nào đó tăng, còn nhu cầu về sản phẩm khác giảm Điều này

sẽ dẫn đến sự thay đổi giá cả các loại hàng hoá đó trên thị trường

- Phân công lao động xã hội cũng có ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá Phân

công lao động xã hội phụ thuộc vào khả năng sản xuất và nhu cầu xã hội Tuynhiên, phân công lao động xã hội cũng có tác động trở lại đối với khả năng sảnxuất và nhu cầu xã hội Nếu phân công lao động xã hội không hợp lý, không làmcho khả năng sản xuất xã hội khớp với cơ cấu nhu cầu xã hội thì khả năng sảnxuất xã hội có thể không được khai thác hết, hoặc khả năng sản xuất vượt quánhu cầu xã hội Trong trường hợp này, hàng hoá sẽ rơi vào trạng thái dư thừa và

hệ quả là giá cả hàng hoá có xu hướng giảm xuống, làm giảm giá trị kinh tế củasản phẩm

1.1.3 Quản lý nhà nước về giá trong nền kinh tế thị trường

1.1.3.1 Sự cần thiết khách quan của hoạt động quản lý nhà nước về giá trong nền kinh tế thị trường

Thực tế cho thấy, sản xuất và trao đổi hàng hóa đã diễn ra trong nhiềuhình thái kinh tế - xã hội với nhiều kiểu tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau.Với bất kỳ kiểu tổ chức nào thì bản chất kinh tế của giá cả cũng không thay đổi

Trong mô hình kế hoạch hóa tập trung ở các nước XHCN trước đây, nhànước ở các nước này can thiệp trực tiếp vào hầu như mọi hoạt động kinh tế, từ

Trang 22

sản xuất đến tiêu dùng, chủ yếu bằng các biện pháp hành chính Trong nềnkinh tế kế hoạch hoá tập trung, giá cả hầu hết mọi sản phẩm hàng hoá là donhà nước quy định mà không phải do người mua và người bán trực tiếp thỏathuận Cơ chế điều hành giá cả đó, mặc dù có một số tác động tích cực nhưngmặt khác cũng gây nhiều hậu quả tiêu cực, đặc biệt là ảnh hưởng đến tính hiệuquả của nền kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các quyết định kinh tế được thựchiện theo cơ chế thị trường Cơ chế thị trường là sự kết hợp hữu cơ giữa các yếutố: giá cả thị trường, cung – cầu hàng hóa và sự cạnh tranh Trong số các yếu tố

đó, giá cả giữ vai trò đặc biệt quan trọng

Nhìn vào lịch sử phát triển kinh tế thế giới cho thấy, các học giả, các nhàlãnh đạo đã có nhiều tranh luận về việc có cần hay không cần sự can thiệp củanhà nước vào các hoạt động kinh tế, nhất là trong cơ chế thị trường Có ý kiếncho rằng, thị trường vận hành theo những yếu tố nội tại nên nếu nhà nước canthiệp sẽ làm méo mó đi các quan hệ của nó, vì thế nên để cho thị trường tự điềutiết theo các quy luật của nó Nhưng cũng có nhiều quan điểm khác lại cho rằng,nhà nước cần can thiệp vào đời sống kinh tế xã hội nói chung và cơ chế hìnhthành, vận động của giá cả thị trường nói riêng do những nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất, xuất phát từ vai trò, chức năng của giá cả

- Để giá cả có thể phát huy tốt chức năng là phương tiện đo lường hao phílao động xã hội để sản xuất và tiêu thụ hàng hóa đòi hỏi phải có một thị trườnghoàn hảo và cơ chế vận hành thị trường thông suốt Để thực hiện điều đó đòi hỏinhà nước phải tạo ra một môi trường thể chế, pháp luật hoàn chỉnh để giá cảhàng hóa vận động đúng theo các quy luật khách quan của thị trường và làmchuẩn mực cho các quyết định đầu tư kinh doanh Đây chính là đòi hỏi kháchquan của đời sống kinh tế - xã hội

- Giá cả có tác động trực tiếp đến lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp,của cả người mua và người bán Trên thị trường người mua và người bán luôn

Trang 23

mâu thuẫn với nhau về lợi ích kinh tế Người bán bao giờ cũng muốn tối đa hóalợi nhuận, người mua muốn tối đa hóa lợi ích sử dụng Vì vậy, Nhà nước cầnduy trì môi trường cạnh tranh bình đẳng để giá cả phát huy chức năng đòn bẩykinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội trong một quy mô cung cầu nhất địnhchứ không phải bất chấp hiệu quả xã hội.

- Mỗi mức giá hình thành là kết quả của các mối quan hệ lợi ích giữangười mua và người bán, giữa những người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếpvào các quan hệ trao đổi Giá cả thực hiện chức năng phân phối và phân phốilại thu nhập thông qua cơ chế tách rời giữa giá cả và giá trị hàng hóa Nếu bánhàng thấp hơn giá trị, người bán bị thiệt, nếu bán cao hơn giá trị, phần thiệtthuộc về người mua Giá cao hay thấp hơn giá trị chủ yếu phụ thuộc vào quan

hệ cung cầu Như vậy, giá cả thường xuyên thực hiện vai trò phân phối lại củamình một cách ngẫu nhiên Giá cả vừa tham gia phân phối lần đầu vừa phânphối lại thu nhập Chính do chức năng này mà nhà nước cần có các chính sáchgiá cho từng nhóm hàng, loại hàng, thậm chí là cho một số lĩnh vực và khu vựcthị trường tại những thời điểm cụ thể, nhằm điều tiết sản xuất và tiêu dùng, bảođảm an sinh xã hội

Nhìn chung, giá cả có vai trò quan trọng trong cuộc sống xã hội vàđụng chạm tới cuộc sống hàng ngày của mỗi gia đình Nhờ sự can thiệp củanhà nước can thiệp, giá cả thông qua việc thực hiện các chức năng vốn có củamình tham gia điều tiết nền sản xuất xã hội và do đó, trở thành một phần của

“bàn tay vô hình” Thông qua mức giá hình thành, thị trường thực hiện chứcnăng điều tiết và kích thích của mình Vai trò to lớn này của giá cả đã quyếtđịnh ý nghĩa và tầm quan trọng của quản lý nhà nước về giá và đến lượt nó,khả năng điều hành chính sách giá cả của nhà nước có ảnh hưởng mang tínhquyết định đến những tác dụng tích cực của giá cả đối với các hoạt động trongnền kinh tế

Trang 24

Thứ hai, xuất phát từ vai trò, chức năng của nhà nước trong nền kinh tế thị trường

Trong bất kỳ hình thái tổ chức kinh tế - xã hội nào, nhà nước đều có bachức năng: chức năng hiệu quả, chức năng công bằng và chức năng ổn định.Hoạt động quản lý nhà nước về giá cũng chính là những yếu tố góp phần thựchiện ba chức năng này của nhà nước

- Với chức năng hiệu quả: Cả lý thuyết và thực tiễn đã chứng minh rằng

cơ chế thị trường có thể thất bại do cạnh tranh không hoàn hảo hay có nhân tốđộc quyền Khi có được vị thế độc quyền, nhà nước hoặc doanh nghiệp độcquyền thường lạm dụng vị thế này để tạo ra giá cả độc quyền Giá cả độc quyềnmang lại lợi nhuận siêu ngạch cho nhà độc quyền do cao hơn mức hiệu quả vàlàm điều này đã làm méo mó nhu cầu Để khắc phục tình trạng này, ở nhiềunước, chính phủ thường phải ban hành các đạo luật chống độc quyền mà bảnchất là phá bỏ vị thế độc quyền hoặc kiểm soát đối với các trường hợp độc quyềncòn tồn tại thông qua việc kiểm soát mức giá hoặc kiểm soát chi phí kinh doanh

- Với chức năng công bằng: Với một nền kinh tế, ngay cả khi cơ chế thịtrường vận hành bình thường thì vẫn xuất hiện tình trạng bất bình đẳng xã hội

mà biểu hiện là sự phân hóa giàu nghèo Theo quy luật thị trường, hàng hóa sẽchỉ được phân phối cho những người có khả năng trả giá cao hơn, người cónhiều tiền hơn chứ không phải tuân theo nhu cầu cấp bách nhất Do vậy, để thựchiện được chức năng công bằng trong xã hội, ở những mức độ giới hạn nhấtđịnh, nhà nước cần có chính sách bảo đảm đời sống cho một bộ phận dân cư nào

đó, đặc biệt là đối với những tầng lớp yếu thế, cư dân vùng khó khăn Yêu cầunày có thể thực hiện các cơ chế điều hành trực tiếp, và trong nhiều trường hợp cóthể thực hiện thông qua cơ chế trợ giá

- Chức năng ổn định: Lịch sử phát triển kinh tế các nước tư bản cho thấy,

có thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng nhanh, thậm chí rất nhanh, nhưng cũng cóthời kỳ nền kinh tế rơi vào trạng thái khủng hoảng, suy thoái nặng nề với những

Trang 25

đặc trưng nổi bật như tỷ lệ thất nghiệp cao, lạm phát tăng vọt Đó là những bướcthăng trầm của chu kỳ kinh doanh do các hoạt động kinh tế thuần tuý dựa trênnhững tín hiệu giá cả thị trường Các cuộc khủng hoảng kinh tế với quy mô ngàycàng lớn, tính chất ngày càng phức tạp đã cho thấy rõ rằng thị trường khó có khảnăng tự điều tiết Điều đó rất cần đến bàn tay can thiệp của nhà nước vào thịtrường, trong đó có yếu tố giá cả nhằm hướng đến sự ổn định trong phát triểnkinh tế.

Về bản chất, giá cả bao giờ cũng phản ánh tổng hợp các quan hệ kinh tế,các lợi ích kinh tế Việc nhà nước can thiệp vào giá cả chính là nhằm điều hoàcác quan hệ kinh tế, các lợi ích kinh tế của các chủ thể khác nhau Đặc biệt, trongnền kinh tế mở, quan hệ giữa thị trường trong nước và thị trường thế giới là mộttrong những mối quan hệ quan trọng nhất của giá cả Do thị trường trong nước

và thị trường thế giới thâm nhập vào nhau nên giá trên thị trường thế giới sẽ tácđộng đến giá thị trường trong nước Các biện pháp can thiệp của chính phủ sẽnhằm hạn chế bớt các tác động tiêu cực của giá thị trường thế giới đến giá thịtrường trong nước Để nền kinh tế thị trường hoạt động một cách hiệu quả, vừaphát huy được những yếu tố tích cực của cơ chế thị trường, vừa hạn chế đượcnhững khuyết tật của cơ chế thị trường cần đến sự can thiệp của nhà nước, trong

đó có vấn đề quản lý của nhà nước về giá cả

1.1.3.2 Nội dung quản lý nhà nước về giá

Theo Pháp lệnh giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 ngày 24/4/2002 thì hoạtđộng quản lý nhà nước bao gồm nhiều nội dung, đó là:

- Nghiên cứu, xây dựng, tổ chức thực hiện các chính sách, biện pháp vềgiá phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về giá

- Quyết định giá hàng hoá, dịch vụ quan trọng, độc quyền

- Quy định tiêu chuẩn Thẩm định viên về giá; tổ chức đào tạo đội ngũ cán

bộ quản lý và nghiệp vụ thẩm định giá; cấp và thu hồi thẻ Thẩm định viên về giá

Trang 26

- Kiểm soát giá độc quyền và chống bán phá giá.

- Thu thập, phân tích và thông báo thông tin, dự báo giá thị trường trongnước và thế giới

- Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, đàotạo, bồi dưỡng cán bộ trong lĩnh vực giá

- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm phápluật về giá

Mặc dù có nhiều nội dung nhưng xét một cách khái quát thì vấn đề hìnhthành cơ chế quản lý giá và hoạt động điều hành hệ thống giá là hai trong sốnhững nội dung quan trọng nhất trong hoạt động quản lý nhà nước về giá

1.1.3.3 Các hình thức quản lý nhà nước về giá

- Quản lý giá theo hình thức gián tiếp

Theo hình thức này, nhà nước không trực tiếp tham gia vào quá trình hìnhthành mức giá sản phẩm dưới bất kỳ hình thức nào mà chỉ dùng các giải phápcan thiệp chủ yếu thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tàichính - tiền tệ, chính sách thương mại, chính sách thu nhập để điều chỉnh cungcầu nhằm đảm bảo sự cân bằng trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn Ở đâyquản lý giá đồng nhất với quản lý vĩ mô của nền kinh tế nên yếu tố giá cả khôngđược xem xét một cách riêng lẻ mà được xét trong tổng thể các biến số kinh tế vĩ

mô của nền kinh tế

- Quản lý giá theo hình thức trực tiếp

Các hình thái quản lý giá trực tiếp của nhà nước bao gồm: Nhà nước địnhgiá trực tiếp (quyết định giá), quy định mức giá giới hạn (giá tối đa, giá tối thiểu

và khung giá), quy định giá bảo hiểm, sử dụng hệ thống trợ giá; hiệp thương giá,đăng ký, kê khai niêm yết giá Mỗi hình thức đều có những ưu nhược điểm nênviệc sử dụng mỗi công cụ cần có điều kiện nhất định, cụ thể như sau:

+ Nhà nước định giá trực tiếp: Trong trường hợp này nhà nước trực tiếpquyết định mức giá một hàng hóa hoặc một dịch vụ của doanh nghiệp, hình thức

Trang 27

này thường được áp dụng trong những trường hợp như: tài sản quốc gia (đất đai,tài nguyên, ), các quan hệ mua bán liên quan đến nguồn chi từ ngân sách; hànghóa và dịch vụ công cộng, các sản phẩm thuộc chương trình chính sách xã hội.

+ Nhà nước định mức giá chuẩn, giá giới hạn, bao gồm các hình thức giá:giá chuẩn, giá giới hạn trên, giá giới hạn dưới, khung giá Trên cơ sở giá chuẩn,giá giới hạn của nhà nước, các doanh nghiệp được quyền thỏa thuận mức giámua bán cụ thể

Hình thức này thường áp dụng trong trường hợp xuất hiện khả năng lạmdụng giá hoặc đối với những hàng hóa nhạy cảm, hàng hóa thuộc nhu cầu thiếtyếu đối với đời sống dân cư, những hàng hóa độc quyền Nếu nhà nước khôngquy định giá trị giới hạn có thể dẫn đến những xáo trộn trong đời sống xã hộihoặc trong một số trường hợp nhạy cảm có thể gây phản ứng dây chuyền, đẩygiá lên cao dẫn đến tình trạng lạm phát,

+ Giá bảo hiểm và trợ giá: Loại giá này thường được áp dụng trong quan

hệ mua bán giữa nhà nước với các tổ chức kinh tế hoặc lĩnh vực kinh doanh cácsản phẩm mang tính mùa vụ như các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp

+ Đăng ký giá: Là việc các doanh nghiệp đăng ký giá bán sản phẩm, dịch vụvới cơ quan quản lý nhà nước về giá có thẩm quyền Mức giá đăng ký phải đượcxác lập theo một nguyên tắc nhất định Các doanh nghiệp đăng ký giá phải đảm bảomức giá hình thành đúng quy định và chấp hành đúng mức giá đã đăng ký Mức giáđăng ký có hiệu lực thi hành trong một thời gian nhất định Các cơ quan tiếp nhận

hồ sơ đăng ký giá có trách nhiệm kiểm soát tính đúng đắn của phương án giá đăng

ký và có quyền đình chỉ giá khi phát hiện doanh nghiệp tính giá không đúng

Trong trường hợp này các doanh nghiệp và loại hàng hóa phải kê khai giá

là những doanh nghiệp kinh doanh bán buôn có khối lượng hàng hóa lớn chiphối giá cả thị trường trong toàn bộ nền kinh tế hoặc một hay một vài khu vực và

đó là những hàng hóa thiết yếu cho đời sống không thuộc danh mục nhà nướcđịnh giá trực tiếp

Trang 28

+ Kê khai giá: Đây là một hình thức quản lý giá đối với các mặt hàngthuộc danh mục bình ổn giá, nó giao thoa giữa hình thức đăng ký giá và niêm yếtgiá Hình thức này thường được áp dụng trong các trường hợp có khả năng bịlạm dụng vị thế, hàng thiết yếu đối với đời sống, hàng hóa dịch vụ công cộng dựa trên việc nhà nước định ra nguyên tắc hình thành (quy định cách tính chiphí, tỷ giá lãi/giá thành ).

+ Hiệp thương giá: Một số nước có nền kinh tế thị trường phát triển đãvận dụng hình thức hiệp thương giá giữa những người sản xuất và người tiêudùng để đảm bảo lợi ích hợp pháp của họ, tránh tình trạng lợi dụng thế độcquyền hoặc liên minh độc quyền để tăng giá hoặc ép giá

Trong trường hợp này, nhà nước không can thiệp trực tiếp bằng các mệnhlệnh hành chính mà thông qua các thông tin về tình hình sản xuất, tiêu thụ sảnphẩm về chi phí sản xuất để phân tích, từ đó đưa ra một mức giá hợp lý có tínhthuyết phục đảm bảo lợi ích của người mua và người bán

+ Niêm yết giá là hình thức rất phổ biến ở nhiều nước, với hình thức này,nhà nước yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh phải công khai mức giá bántheo đúng giá niêm yết

Việc niêm yết giá sẽ giúp người mua và người bán có khả năng lựa chọn,khuyến khích sự cạnh tranh và điều này sẽ mang lại lợi ích cho cả người mua vàngười bán

Nói chung, quản lý giá cả là một quá trình điều hành một cách hài hòa cảnhững biện pháp ở tầm vĩ mô và vi mô Khó có thể khẳng định biện pháp nàoquan trọng hơn biện pháp nào Vì thế trong thực tiễn, tùy từng loại hình, tùy từngtrường hợp và điều kiện mà nhà nước có thể sử dụng một hay một số biện phápđiều tiết giá nhằm đạt được các mục tiêu đề ra

Ngoài ra, một hình thức thấp hơn của quản lý trực tiếp là dùng các biệnpháp hành chính để quy định các cơ chế hình thành giá hoặc chấp hành giá:ban hành quy chế tính giá, quy chế kiểm soát chi phí, ấn định tỷ lệ lợi nhuận

Trang 29

làm cơ sở hình thành giá, quy chế đấu thầu, đấu giá cạnh tranh Những hìnhthức này nhẹ hơn về mức độ can thiệp của nhà nước vào quá trình hình thànhmức giá sản phẩm.

1.1.3.4 Các biện pháp điều tiết giá cả chủ yếu của nhà nước theo cơ chế thị trường

- Định giá

Định giá là việc nhà nước dùng công cụ hành chính để tác động vào mứcgiá và hướng sự vận động của giá về phía giá trị Vì giá trị kinh tế cũng là mộtđại lượng luôn biến đổi nên định giá bao gồm cả định giá cố định và định giábiến đổi

Định giá có thể thực hiện dưới các dạng sau:

* Giá cứng: Nhà nước quy định mức giá chuẩn cho một số mặt hàng nào

đó Trên thị trường, mọi doanh nghiệp và cá nhân đều phải mua, bán theo mứcnày Biện pháp này được áp dụng chủ yếu đối với các mặt hàng có ý nghĩa quantrọng đối với nền kinh tế quốc dân và có thể gây chấn động lớn cho hệ thống giákhi nó biến đổi như xăng dầu, điện, nước…

* Giá trần: Giá trần là hình thức mà ở đó nhà nước quy định mức giá tối

đa của một hàng hoá nào đó Khi đặt giá trần, chính phủ muốn ngăn chặnkhông cho mức giá vượt quá cao nhằm bảo vệ lợi ích cho một nhóm người cóthu nhập thấp Song, thông thường mức giá đó lại thấp hơn mức giá thị trường

và có thể gây ra hiện tượng thiếu hụt

* Giá sàn: Giá sàn là việc nhà nước quy định mức giá tối thiểu về một mặthàng nào đó Trên thị trường, các nhà kinh doanh có thể mua bán với mức giácao hơn mức giá sàn một cách tuỳ ý, nhưng nhất định không được thấp hơn mứcgiá sàn Đáng chú ý là trường hợp này có thể dẫn đến hiện tượng dư thừa

Nhìn chung, sự can thiệp của nhà nước vào thị trường dưới hình thức giátrần hay giá sàn đều có thể dẫn tới sự dư thừa hay thiếu hụt ở các mức giá quyđịnh Vì vậy, một số hình thức định giá khác đã được đưa ra

Trang 30

* Giá khung: Nếu nhà nước qui định cả mức giá trần và mức giá sàn chomột loại hàng hoá nào đó thì đây được gọi là quy định theo mức giá khung.

* Thẩm định chi phí (giá tính): Đối với những mặt hàng mà giá cả rất khótính và bị chi phối bởi nhiều nhân tố khác nhau thì sử dụng giá tính Ở đây cácnhà kinh doanh tự tính toán giá bán của mình dựa vào chi phí, sau đó các cơquan quản lý giá duyệt và thẩm định lại chi phí

- Trợ giá

Trợ giá là hình thức nhà nước sử dụng các công cụ tài chính và tín dụngnhằm biến đổi mức giá theo tính toán của mình qua kênh ưu đãi Cũng như biệnpháp định giá, mục đích trợ giá là giữ cho mức giá cả hàng hoá gần sát với mứcgiá trị kinh tế, do đó hạn chế tổn thất về sản lượng ở mức độ nào đó Nhờ có trợgiá, giá cả có thể được giữ ở mức thấp hơn hoặc cao hơn mức giá cả của thịtrường Khi muốn bảo hộ người tiêu dùng, nhà nước sẽ giữ mức giá cả thấp hơnmức giá thị trường, đồng thời phải thực hiện ưu đãi cho người sản xuất Ngượclại, nếu nhà nước muốn giữ cho mức giá cả cao hơn mức giá thị trường nhằmbảo hộ cho người sản xuất thì nhà nước phải có các chính sách khuyến khích tiêudùng để giá không bị giảm xuống dưới mức tính

- Điều chỉnh chính sách thuế

Tăng hoặc giảm thuế là một trong những biện pháp quan trọng nhất củanhà nước nhằm điều tiết giá cả Thuế suất thường vận động thuận chiều với mứcgiá nên khi muốn tăng giá (ở mức độ giới hạn nhất định) mặt hàng nào đó thìphải tăng thuế suất và ngược lại Thuế vừa có tác động trực tiếp và vừa có tácđộng gián tiếp

Tác động trực tiếp của thuế là: Thuế sẽ được hạch toán vào giá thành sảnphẩm và ảnh hưởng lên mức giá

Tác động gián tiếp của thuế: Thuế cao sẽ làm cho lợi nhuận của doanhnghiệp giảm nên doanh nghiệp sẽ giảm khối lượng sản xuất Ngược lại, nếu thuếsuất giảm thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ cao hơn và doanh nghiệp sẽ gia tăngsản lượng

Trang 31

- Các biện pháp điều hoà thị trường

Điều hoà thị trường cũng là một trong những biện pháp chính nhà nước sửdụng để điều tiết giá cả Thực chất của biện pháp này là nhà nước sử dụng quỹBOG để hạn chế sự chênh lệch của giá cả so với giá trị kinh tế do mâu thuẫngiữa cung và cầu gây ra Cơ chế hoạt động của quỹ BOG là: Hàng hoá sẽ đượcmua vào tại những nơi và những lúc hàng hoá “ế thừa”, giá cả thấp hơn giá trịkinh tế làm cho giá được nâng lên về phía giá trị kinh tế và hàng hoá sẽ được bán

ra vào những nơi, những lúc hàng hoá “khan hiếm” nhờ đó giá cả được giảmxuống gần về phía giá trị kinh tế

- Biện pháp ổn định sức mua đồng tiền

Trong trường hợp giá cả tăng lên gây ra hiện tượng mất giá liên tục vàlạm phát thì nhà nước không thể dùng mệnh lệnh để đình chỉ lạm phát hay dùngbình ổn giá để giải quyết sự tăng giá lên Trong trường hợp này nhà nước phải sửdụng các biện pháp khác như sau:

Can thiệp vào lãi suất: Khi giá cả đã tăng lên một cách phổ biến thì điềuchỉnh lãi suất được xem như là một biện pháp có tính chất quyết định nhằm ngănchặn cơn sốt và hạ tỷ lệ tăng giá Ở đây, tác dụng của điều chỉnh mức lãi suấtkhông chỉ là hạn chế khoảng sai lệch giữa giá cả và giá trị kinh tế Vì sự tăng lênmột cách phổ biến gây nên hậu quả là giá cả của các hàng hoá khác nhau tănglên theo những tỷ lệ khác nhau, do vậy tác dụng chủ yếu của điều chỉnh lãi suất

là ổn định giá cả, dần dần khắc phục sự bất ổn định của giá cả

Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và giá cả của các mặt hàng trọng yếu: Tìnhtrạng lạm phát giá cả hay giá cả tăng lên một cách phổ biến có một trong nhữngnguyên nhân quan trọng từ phía giá cả của các đồng ngoại tệ mạnh (tức tỷ giáhối đoái) và giá cả của các mặt hàng thiết yếu khác Do vậy khi tình trạng lạmphát cao xảy ra, điều chỉnh tỷ giá và giá cả mặt hàng trọng yếu có tác dụng kéotốc độ tăng giá xuống Tuy nhiện, biện pháp này phải sử dụng đồng thời với cácbiện pháp khác

Trang 32

Ngoài những biện pháp đã nêu, nhà nước có thể sử dụng một số biện phápđiều tiết giá cả khác Trong một số trường hợp, khi sử dụng các biện pháp điềutiết giá như đã nêu ở trên, nhà nước phải kết hợp sử dụng cả những biện phápkhác như: khuyến cáo, hướng dẫn tính và lập giá, đăng ký và niêm yết giá, hiệpthương giá… mới có thể đem lại kết quả cao Đây là những biện pháp tổn phí rấtnhỏ nhưng đôi khi lại có tác dụng quyết định Trong thực tế, các biện pháp nàyngày càng được các nhà nước chú ý đến nhiều hơn vì nó không tổn hại đến tự dokinh doanh mà không cần đến quỹ tài chính lớn, không những khuyến khíchđược tính tích cực của các tổ chức kinh tế mà còn cả tính tích cực của các cơquan chức năng trong việc thực hiện trao đổi theo giá trị kinh tế.

1.2 Kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động quản lý nhà nước về giá trong nền kinh tế thị trường ở một số nước

1.2.1 Thực trạng hoạt động quản lý, điều hành giá ở một số nước

1.2.1.1 Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, cơ chế, chính sách và điều hành lạm phát của nhà nước đã

có những thay đổi quan trọng mang tính đột phá bắt đầu từ những năm 1990.Hiện nay, giá cả hầu hết hàng hóa, dịch vụ được quyết định bởi các lực lượng thịtrường Chính phủ Hàn Quốc chỉ quản lý trực tiếp giá một số hàng hóa và dịch

vụ công (chiếm tỷ trọng khoảng 16,3% trong tổng quyền số tính chỉ số giá tiêudùng) Nhà nước thực hiện việc điều hành giá chủ yếu thông qua pháp luật vàcác chính sách kinh tế vĩ mô, nhất là chính sách tiền tệ và chính sách khuyếnkhích cạnh tranh

Thực tế, sự thay đổi chính sách giá cả và kiểm soát lạm phát của HànQuốc đã trải qua 2 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1970 đến trước 1990: Vào những năm 1970 giá cả chủ yếu dochính phủ kiểm soát Theo đó, chính phủ quy định mức giá trần cho các loạihàng hóa thiết yếu: gạo, bột mỳ, đường, mỳ sợi, dầu ăn… Cơ chế phê duyệt giáđược áp dụng cho các mặt hàng độc quyền và các mặt hàng mang tính chất độc

Trang 33

quyền Đến năm 1980, cơ chế giá trần và duyệt giá được gỡ bỏ và thay vào đó,

cơ chế giám sát bắt đầu được tiến hành (giám sát chi phí sản xuất, báo cáo nhữngbiến động hay thay đổi về giá…)

Giai đoạn từ năm 1990 đến nay: Đây là thời kỳ Hàn Quốc thực hiệnchính sách tự do hóa giá cả (tự do hóa giá hàng hóa công nghiệp thực hiện năm

1994, giá căn hộ năm 1997 Trong giai đoạn này, hầu hết quyền kiểm soát giáhàng hóa dịch vụ công được chuyển giao từ chính quyền trung ương sang chínhquyền địa phương Cơ chế chính sách giá chuyển từ kiểm soát quy định giásang thực hiện biện pháp điều tiết giá cả trên nguyên tắc thị trường Các biệnpháp quan trọng như ổn định nguồn cung hàng hoá, thúc đẩy cạnh tranh…được chú trọng thực hiện

Đặc biệt, Hàn Quốc đã ban hành Luật bình ổn giá nhằm mục đích bảo vệquyền và lợi ích của người tiêu dùng, góp phần vào sự bình ổn và nâng cao mứcsống của người dân thông qua ổn định giá cả Các vấn đề liên quan như độcquyền, cạnh tranh… được quy định trong Luật Thương mại bình đẳng và quyđịnh độc quyền

Về cơ bản, Hàn Quốc sử dụng các biện pháp sau để điều tiết giá cả:

- Nhà nước định giá 11 loại hàng hoá, dịch vụ công trong danh mục, bao

gồm: điện, dịch vụ vận tải đường sắt, dịch vụ vận tải bằng phương tiện xe buýtnội thành, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ cáp truyền hình, dịch vụ hàngkhông, nước, ga, dịch vụ vận chuyển bằng xe buýt tốc hành

- Các trường hợp áp dụng giá trần

Theo quy định của luật pháp, chính phủ có thể áp dụng giá trần (mức giátối đa) đối với một số hàng hóa và dịch vụ quan trọng trong những trường hợp cụthể, nếu thấy cần thiết Giá trần có thể được quy định cho từng vùng hoặc chotừng giai đoạn trong sản xuất kinh doanh, ví dụ như giai đoạn quảng cáo tiếp thị;giai đoạn sản xuất hoặc đối với khâu bán buôn, bán lẻ Một số trường hợp, chínhphủ có thể áp dụng giá trần theo quy định của luật như sau:

Trang 34

i) Khủng hoảng kinh tế tài chính do tỷ giá hối đoái tăng đột biến hoặc sựbiến động giá các loại nguyên liệu thô trên thị trường thế giới;

ii) Giá cả biến động mạnh do chiến tranh, do rối loạn nội bộ và các thảmhọa tự nhiên;

iii) Biến động giá cả sản phẩm của một số ngành công nghiệp nào đó đang

có sự thay đổi mạnh về cung hoặc cầu

- Quy định về niêm yết giá

Việc quản lý niêm yết và bán theo giá niêm yết chủ yếu chỉ áp dụng đốivới các hệ thống siêu thị bán buôn, bán lẻ Bên cạnh đó, theo quy định của Luậtbình ổn giá, Bộ trưởng kinh tế có chức năng có thể yêu cầu doanh nghiệp hoặc

cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ cung ứng công khai giáhàng hóa hoặc dịch vụ nếu điều đó cần thiết để bảo vệ người tiêu dùng hoặc đảmbảo cạnh tranh lành mạnh

- Các biện pháp bình ổn giá:

+ Điều hòa cung cầu:

Trong trường hợp giá cả tăng cao hoặc khan hiếm hàng hóa, gây ảnhhưởng đến đời sống nhân dân và nền kinh tế, chính phủ có thể áp dụng các biệnpháp điều hòa cung cầu khẩn cấp đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh,xuất nhập khẩu, vận chuyển, dự trữ hàng hóa dịch vụ liên quan trong thời gian 5tháng hoặc theo quy định cụ thể khác Các biện pháp điều hòa cung cầu baogồm: điều chỉnh kế hoạch sản xuất; tăng nguồn cung và phân phối hàng từ kho

dự trữ; điều chỉnh xuất, nhập khẩu; vận chuyển, dự trữ; các biện pháp liên quanđến hệ thống marketing như đơn giản hóa quá trình marketing, cải thiện cácphương tiện marketing Các biện pháp này khi áp dụng phải có sự phê duyệt củaTổng thống Hàn Quốc Với các sản phẩm nông nghiệp, chính phủ thực hiện bình

ổn giá thông qua các biện pháp vĩ mô như điều chỉnh dự trữ, trợ cấp thu nhập…

+ Chính sách thúc đẩy cạnh tranh:

Tăng cường sức ép cạnh tranh trên thị trường được xem là một trong

Trang 35

những biện pháp bình ổn giá hiệu quả của Hàn Quốc Các biện pháp thườngđược sử dụng như giảm thiểu các rào cản gia nhập thị trường; tự do hóa nhậpkhẩu; giám sát và kiểm soát các hành vi kinh doanh không công bằng như câukết, thông đồng, các hành vi đầu cơ, tích trữ; tăng hiệu quả của các kênh phânphối; phát triển giao dịch qua mạng internet

Kiểm soát chi phí hoạt động của các doanh nghiệp cũng là một biện phápđược sử dụng nhằm góp phần bình ổn giá Theo đó, các doanh nghiệp có tráchnhiệm báo cáo chi phí sản xuất, hoạt động quản lý, các số liệu liên quan hoặc sổsách kế toán cho cơ quan có thẩm quyền

+ Sử dụng những giải pháp linh hoạt nhằm hạn chế những tác động tiêucực trước những cú sốc từ bên ngoài

Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân gây bất ổn mặt bằng giátrong nước là biến động giá dầu và nguyên vật liệu thô trên thị trường Trongnhững trường hợp đó, Hàn Quốc sử dụng linh hoạt các biện pháp như điềuchỉnh thuế nhập khẩu (chủ yếu là cắt giảm), điều chỉnh dự trữ với các nguyênvật liệu chính

Theo quy định pháp luật của Hàn Quốc, các hành vi vi phạm Luật bình ổngiá sẽ bị phạt, ví dụ: không tuân thủ các biện pháp bình ổn giá, các hành vi đầu

cơ, tích trữ hàng hóa phạt tù không quá 2 năm hoặc chịu mức phạt hành chínhkhông quá 50 triệu won…

Những có những biện pháp linh hoạt và phù hợp với điều kiện thực tế,hoạt động quản lý nhà nước về giá của Hàn Quốc đã góp phần tích cực vào việckiểm soát tỷ lệ lạm phát và tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh

tế Trong những năm 1970, tình hình lạm phát ở Hàn Quốc có năm lên tới trên30% nhưng từ cuối những năm 1980 đến những năm cuối thập kỷ 1990 tỷ lệ lạmphát giảm xuống chỉ còn 5%-10% và từ năm 2000 trở đi tỷ lệ lạm phát chỉ xoayquanh con số 3%

Trang 36

1.2.1.2 Trung Quốc

Từ khi bắt đầu công cuộc cải cách và mở cửa với nội dung cơ bản làchuyển đổi sang nền kinh tế thị trường từ năm 1978 đến nay, Trung Quốc đãtừng bước tiến hành cải cách giá cả:

Giai đoạn 1979-1984: Cải cách giá cả trong thời kỳ này là kết hợp giữakiểm soát và điều chỉnh giá, trong đó chú trọng việc điều chỉnh giá Chính phủđiều chỉnh phí và giá của một số mặt hàng chính yếu quan trọng Từ năm 1982,tăng cường kiểm soát giá mặt hàng nhỏ, các doanh nghiệp được phép tự thiết lậpgiá cho các sản phẩm mà doanh nghiệp đó sản xuất ra

Giai đoạn 1984-1988: Trọng tâm của công tác cải cách giá cả giai đoạnnày là kết hợp giữa kiểm soát và điều chỉnh giá và chú trọng vào việc kiểm soátgiá Chính phủ tăng cường kiểm soát giá thu mua hầu hết các mặt hàng nông sản,các sản phẩm thực phẩm không được chính phủ bảo hộ và nhiều sản phẩm có độbền cao Giá được các doanh nghiệp đặt ra dựa vào giá trị sản phẩm và nguồncung cầu thị trường Doanh nghiệp có thể điều chỉnh giá lên, xuống tuỳ thuộcvào thị trường Bên cạnh đó, chính phủ cũng điều chỉnh phí thông tin liên lạc vàgiá dịch vụ vận chuyển Về cơ bản, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một hệthống giá gồm 5 hình thức giá cả: Chính phủ định giá; Giá cả tự do; Thươnglượng giá cả; Giá cả vùng công thương; Giá cả vùng nông thôn

Giai đoạn 1988-1992: “Điều chỉnh cấu trúc giá” được đề xuất Chính phủtăng giá thực phẩm và gạo, dầu ăn để giải quyết quan hệ mâu thuẫn giữa tầmquan trọng của các sản phẩm gạo, thực phẩm, dầu ăn với giá cả thị trường thấpcủa các loại sản phẩm này Tuy nhiên, trong giai đoạn này, giá cả của các mặthàng dầu thô, than, điện, kim loại, muối, nguồn năng lượng và vật liệu thô tăngnhanh và tác động tiêu cực đến hoạt động một số ngành công nghiệp Đây là giaiđoạn tỷ lệ lạm phát tăng ở mức cao

Giai đoạn 1992-1997: Chính phủ Trung Quốc đã sử dụng các biện phápnhằm điều chỉnh giá cả xuống thấp hơn với các mặt hàng công nghiệp như: dịch

Trang 37

vụ truyền hình, vải, quần áo, da giầy Sự điều chỉnh này cũng tác động đến giáthan, công nghiệp sản xuất hóa chất, sản xuất thép, sản xuất vật liệu và máy móc.Trong giai đoạn này Số loại hàng hóa được kiểm soát bởi chính phủ giảm từ 737xuống còn 30 trước năm 1992 Hệ thống kiểm soát giá trung gian bị bãi bỏ.

Giai đoạn từ năm 1997 đến nay: Hệ thống pháp luật về quản lý, điều hànhgiá tại Trung Quốc được thể hiện tại Luật giá cả

Trong thực tế, nội dung hoạt động quản lý giá ở Trung Quốc bao gồm:

- Nhà nước sử dụng hình thức định giá trực tiếp với một số loại hàng hoá, dịch vụ quan trọng Bao gồm giá điện, giá nước sạch, giá thuốc chữa bệnh cho

người, giá xe buýt, giá gas tiêu dùng và gas công nghiệp… Đối với mặt hàng giánước sạch, các cơ quan quản lý trung ương không quy định mức giá cụ thể mà đểcác tỉnh tự quy định khung giá Giá do chính phủ quy định và chỉ đạo hiện chỉchiếm 5% tổng giá các hàng hóa dịch vụ cả nước, 95% còn lại là giá do thịtrường tự điều tiết Giá do thị trường tự điều tiết được hình thành dựa trên quan

hệ cung cầu nhưng có sự giám sát của nhà nước

Theo luật giá cả của Trung Quốc, trong trường hợp cần thiết, chính phủ cóthể quy định giá và chỉ đạo giá đối với một số hàng hóa dịch vụ quan trọng liênquan đến quốc kế dân sinh; một số tài nguyên; một số hàng hóa dịch vụ bị thaotúng giá cả; giá cả hàng hóa dịch vụ công cộng

Các cơ quan quản lý giá có thẩm quyền tại địa phương căn cứ theo danhmục hàng hóa dịch vụ do trung ương định giá và chỉ đạo giá và tình hình biếnđộng giá cả cụ thể tại địa phương, lập hồ sơ trình cơ quan quản lý giá của Quốc

vụ viện thẩm định trước khi được phép công bố

Cơ quan quản lý giá cả của Quốc vụ viện và các cơ quan có liên quankhác căn cứ vào chức năng quyền hạn theo quy định của pháp luật để lập cácphương án giá quy định và giá chỉ đạo của chính phủ Cơ quan quản lý giá vàcác cơ quan có liên quan khác của chính quyền tỉnh, khu tự trị và thành phố trựcthuộc trung ương căn cứ vào quyền hạn định giá và phạm vi áp dụng cụ thể đã

Trang 38

được quy định trong danh mục định giá của địa phương mình để lập các phương

án giá quy định và giá chỉ đạo của chính phủ thi hành ở từng nơi phù hợp Cácphương án giá quy định và giá chỉ đạo của chính phủ sau khi được lập sẽ do cơquan lập phương án giá cả công bố trước người kinh doanh và người tiêu dùng.Người tiêu dùng và người kinh doanh có thể đề xuất kiến nghị điều chỉnh đối vớigiá quy định và giá chỉ đạo của chính phủ

- Các biện pháp bình ổn giá

Bình ổn giá cả thị trường là mục tiêu quan trọng trong chính sách kinh

tế vĩ mô của Trung Quốc Chính phủ thành lập qũy dự trữ hàng hóa quantrọng, bình ổn giá để điều tiết giá cả, ổn định thị trường; thiết lập cơ chế giámsát giá cả và tiến hành giám sát đối với sự biến động của giá cả hàng hóa, dịch

vụ quan trọng

- Kiểm tra, giám sát giá cả

Cơ quan quản lý giá cả từ cấp huyện trở lên có trách nhiệm kiểm tra giámsát biến động giá cả theo quy định của pháp luật, đồng thời thi hành xử phạthành chính đối với những hành vi vi phạm pháp luật về giá theo như quy địnhcủa luật giá Các cơ quan quản lý có thẩm quyền có trách nhiệm xây dựng chế độtrình báo hành vi vi phạm pháp luật về giá cả

Trung Quốc thành lập ủy ban chống hành vi thao túng giá cả thị trườngtrực thuộc chính phủ do phó thủ tướng trực tiếp chỉ đạo điều hành Công tácchống lũng đoạn giá cả thị trường được thực hiện cụ thể tại 3 cơ quan Ủy ban cảicách và phát triển nhà nước, Bộ Thương mại, Tổng cục Công thương nhà nướcTrung quốc Từ khi ban hành luật chống lũng đoạn giá cả thị trường, từ năm

2008 đến nay, số lượng các vụ vi phạm pháp luật về giá đã đã giảm

1.2.1.3 New Zealand

Từ năm 1984 trở về trước, New Zealand thực hiện cơ chế nhà nước canthiệp trực tiếp vào nền kinh tế thông qua các giải pháp: kiểm soát giá cả, tiềnlương, thuế quan, hạn ngạch xuất khẩu Sau năm 1984, nhà nước bãi bỏ các biện

Trang 39

pháp kiểm soát trực tiếp giá cả, tiền lương, tiến hành cơ cấu lại lĩnh vực công;thực hiện tư nhân hóa đối với một số lĩnh vực Đến nay, doanh nghiệp thuộc sởhữu nhà nước (Nữ hoàng) chỉ còn khoảng 20% -30%

Năm 1986, New Zealand ban hành đạo luật giao dịch thương mại côngbằng quy định điều tiết về độc quyền tự nhiên, đảm bảo cạnh tranh, xác định rõcác điều khoản cấm như: cạnh tranh không đúng pháp luật, lạm dụng vị thế độcquyền; cạnh tranh trong mua bán, sáp nhập không hợp pháp; hạn chế số lượnghàng hóa bán ra…

Về cơ chế quản lý giá, New Zealand thực hiện cơ chế giá thị trường Nhànước chỉ kiểm soát một số giá như: điện, khí đốt, viễn thông, các dịch vụ lớn ởsân bay; các loại thuốc thiết yếu mua theo đơn bác sĩ, thuốc trợ cấp của nhànước Đối với sản phẩm nông nghiệp, chỉ quản lý giá sữa nguyên liệu đối vớikhối lượng 5% tổng sản lượng khi công ty cung ứng bán cho các nhà máy chếbiến Đồng thời, nhà nước có các văn bản hướng dẫn quy trình xác định giá,phương pháp tính giá cho các doanh nghiệp Tất cả các doanh nghiệp và ngườikinh doanh đều phải công khai mức tính giá của mình bằng cách này hay cáchkhác (chủ yếu là thực hiện niêm yết giá)

Năm 1996, New Zealand ban hành các luật chuyên ngành để điều tiết vàkiểm soát giá đối với một số hàng hóa, dịch vụ do chính phủ định giá, cụ thể:Luật bưu chính, viễn thông; Luật điện; Luật khí đốt Các cơ quan tham gia vàoviệc điều tiết giá, thúc đẩy cạnh tranh là Bộ Phát triển kinh tế, Bộ Thương mại,

Ủy ban Thương mại Tòa án tối cao là cơ quan pháp luật xét các hành vi vi phạm

về giá, về cạnh tranh và xử lý khiếu nại khi các đối tượng bị xử lý không đồng ývới xử lý của Ủy ban Thương mại Về cơ bản, New Zealand không có cơ quanđiều tiết, kiểm soát giá cả độc lập Việc điều tiết, kiểm soát giá cả do các bộchuyên ngành đảm nhiệm theo các quy định của pháp luật thương mại và phápluật chuyên ngành

Trang 40

Tại New Zealand, hầu hết các hàng hóa, dịch vụ lưu thông trên thị trường

là do doanh nghiệp định giá Doanh nghiệp định giá hàng hóa, dịch vụ do mìnhsản xuất, kinh doanh cũng phải tuân thủ theo quy định và hướng dẫn việc tínhgiá, định giá mà pháp luật đã quy định

Danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá bao gồm:

Điện: Giá điện do Ủy ban Điện lực và Ủy ban Thương mại điều tiết thốngnhất trong cả nước đối với giá truyền tải điện, giá phân phối còn giá phát điện vàgiá bán lẻ là giá cạnh tranh Ở New Zealand chỉ có một công ty truyền tải điệnthuộc sở hữu nhà nước hoạt động theo hợp đồng với Ủy ban Điện lực, 29 doanhnghiệp phân phối chịu sự điều tiết của Ủy ban Điện lực và Ủy ban Thương mại.Điện ở New Zealand có cơ cấu nguồn gồm 60% là thủy điện, còn lại là nguồnkhác (trong đó có khí là chính) Do có cạnh tranh nên giá bán lẻ điện có khácnhau, giá có quy định theo giờ cao điểm và giờ thấp điểm, nhưng không quyđịnh hình thức giá lũy tiến Đối với mức giá nhà nước kiểm soát: Nhà nước địnhgiá khởi điểm trong vòng 5 năm và quy định tỷ lệ thay đổi giá trong năm đó;doanh nghiệp căn cứ vào đó để quy định giá bán lẻ cho người tiêu dùng

Khí đốt: Lĩnh vực khí đốt do Bộ Phát triển kinh tế quản lý và kiểm soátgiá theo cơ chế thị trường Tại New Zealand, hiện tại có 2 công ty truyền tải khíđốt, 4 nhà phân phối khí đốt, tất cả các nhà phân phối này đều là công ty tư nhân.Khí đốt là nguyên liệu đầu vào cho điện 30%, còn lại là nhiên liệu chủ yếu đểtiêu dùng Do tầm quan trọng của mặt hàng này nên chính phủ New Zealand đãquyết định thực hiện việc kiểm soát giá khí đốt từ năm 2012

Dịch vụ bưu chính, viễn thông: Trước đây, tại New Zealand chỉ có 1 công

ty duy nhất về Bưu chính viễn thông thuộc sở hữu của chính phủ Năm 1989,chính phủ thực hiện cổ phần hóa và bán cho 1 tập đoàn của Mỹ Chính phủ thựchiện việc kiểm soát chất lượng, điều tiết giá đối với dịch vụ cơ bản Các doanhnghiệp không được tăng giá bán lẻ nhưng được tăng giá các đường truyền nhưngkhông vượt quá tốc độ CPI của kỳ trước Ủy ban Thương mại sẽ điều tiết giá bán

Ngày đăng: 21/05/2015, 15:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. ĐCSVN Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII: Thông qua"Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000
1. Bộ Tài chính Quyết định số 79/2008/QĐ-BTC ngày 16 tháng 9 năm 2008 về cơ chế quản lý, điều hành giá bán xăng dầu Khác
2. Bộ Tài chính Quyết định số 78/2008/QĐ-BTC ngày 16 tháng 9 năm 2008 về giảm giá bán dầu điêden và cơ chế điều hành kinh doanh xăng dầu Khác
3. Bộ Tài chính Quyết định số 04/2009/QĐ-TTg ngày 9 tháng 1 năm 2009 về việc trích quỹ bình ổn giá xăng dầu Khác
4. Chính phủ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh giá Khác
5. Chính phủ Nghị định số 105/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 quy định chi tiết Luật Điện lực 2004 Khác
6. Chính phủ Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2008 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giá Khác
7. Chính phủ Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 về kinh doanh xăng dầu Khác
8. ĐCSVN Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) số 02-NQ/HNTW về nhiệm vụ và giải pháp ổn định, phát triển kinh tế - xã hội trong những năm 1992 – 1995 (1) Khác
10. ĐCSVN Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII Nghị quyết số 05- NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu (lần 1) về nhiệm vụ kinh tế, xã hội năm 1999, ngày 17 tháng 10 năm 1998 Khác
11. ĐCSVN Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX Khác
12. Ths Nguyễn Tiến Thỏa Con đường cải cách giá ở Việt Nam NXB Dân trí tháng 3/2010 Khác
13. Quốc hội Luật Điện lực 2004 (2) 14. Quốc hội Luật giá ngày 28/6/2012 Khác
15. Quốc hội Luật hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 (3) Khác
16. Quốc hội Pháp lệnh giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 ngày 24 tháng 4 năm 2002 17. Quốc hội Pháp lệnh về bưu chính, viễn thông số 43/2002/PL-UBTVQH10,ngày 25/5/2002 Khác
18. Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 276/2006/QĐ-TTg ngày 4 tháng 12 năm 2006 về giá bán điện Khác
19. Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 116/2009/QĐ-TTg ngày 29/9/2009 về việc bổ sung danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá; danh mục hàng hoá, dịch vụ sau được thực hiện bình ổn giá Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w