1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hợp tác xã nông nghiệp ở việt nam thực trạng, vấn đề và giải pháp

14 649 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 238,37 KB

Nội dung

Từ những năm cuối của thế kỷ XVIII, khi các nước Tây Âu, tiêu biểu là nước Anh và Pháp chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh và tập trung mọi nỗ lực để thực hiện cuộc

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐỖ THỊ TÌNH

HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM:

THỰC TRẠNG, VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị

Mã số: 60 31 01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Đinh Quang Ty

Hà Nội-Năm 2009

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐỖ THỊ TÌNH

HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM:

THỰC TRẠNG, VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Hà Nội-Năm 2009

Trang 3

MỤC LỤC

Trang BÌA

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

VỀ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP

6

1.1.1 Khái niệm HTX và phân loại HTX 6 1.1.2 Khái niệm HTXNN và các loại hình HTXNN 10

1.1.4 Những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng HTXNN 13

1.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển HTXNN 16

1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, chính sách của

Nhà nước về HTX và HTXNN

20

1.2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về HTX và HTXNN 20 1.2.2 Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển

HTX và HTXNN

22

1.2.2.1 Quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò của HTX và HTXNN

trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

22

1.2.2.2 Chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển HTX và

HTXNN của Nhà nước

23

1.3 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về phát triển

Hợp tác xã nông nghiệp và những vấn đề rút ra có thể

tham khảo đối với Việt Nam

24

Trang 4

1.3.1 Kinh nghiệm phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ở một số

nước trên thế giới

24 1.3.1.1 Kinh nghiệm phát triển HTXNN của Nhật Bản 24 1.3.1.2 Kinh nghiệm phát triển HTXNN ở Hàn Quốc 28 1.3.1.3 Kinh nghiệm phát triển HTXNN ở Thái Lan 30

1.3.2 Những bài học kinh nghiệm rút ra từ lý luận và sự phát triển

của phong trào HTXNN ở các nước

30

1.3.3 Mô hình hoá hoạt động của HTXNN và các nhân tố có liên

quan

37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ

NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM TỪ KHI CÓ LUẬT HTX ĐẾN

NAY

(TỪ NĂM 1996 ĐẾN NAY)

46

2.1 Khái quát tình hình HTXNN trước khi có Luật HTX (trước

năm 1996)

46

2.2 Thực trạng HTXNN từ khi có Luật HTX (từ sau năm 1996) 49 2.2.1 Thực trạng HTXNN từ năm 1996 đến năm 2003 49 2.2.2 Thực trạng HTXNN từ khi có Luật HTX năm 2003 đến nay 59 2.2.2.1 Kết quả thể chế hoá và thực hiện các chính sách liên quan đến

triển khai Luật HTX ở các địa phương

59 2.2.2.2 Tình hình tổ chức, quản lý và hoạt động của các HTXNN 63

2.3 Đánh giá kết quả hoạt động của các HTXNN từ sau khi có

Luật HTX năm 1996 đến nay

73

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY

HTXNN PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN TỚI

84

3.1 Bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước tác động đến các

HTXNN

84

Trang 5

3.1.2 Bối cảnh kinh tế trong nước và tình hình kinh tế nông nghiệp ở

nước ta

85

3.2 Định hướng phát triển HTXNN trong điều kiện mới 86 3.2.1 Quan điểm tiếp tục phát triển kinh tế HTX nói chung và

HTXNN nói riêng trong quá trình CNH-HĐH nông nghiệp và

nông thôn

86

3.2.3 Định hướng phát triển HTXNN ở các vùng trong cả nước 88 3.2.4 Phương hướng phát triển các loại hình HTXNN 89

3.2 Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy HTXNN phát triển 92

3.2.2 Thúc đẩy phát triển kinh tế nông hộ sản xuất hàng hóa làm cơ

sở phát triển HTXNN

94 3.2.3 Hoàn thiện mô hình và phương thức quản lý HTXNN 97

3.2.4 Hoàn thiện hệ thống các chính sách của Nhà nước hỗ trợ phát

triển HTXNN

102

3.2.5 Đẩy mạnh liên kết giữa HTXNN với nhau và với các loại hình

kinh tế khác, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước

110 3.2.6 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTXNN 112

3.2.7 Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước

nhằm hỗ trợ HTXNN phát triển

115

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Kinh tế hợp tác nói chung và hợp tác xã nói riêng là những hình thức tổ chức kinh tế-xã hội ra đời một cách khách quan trong quá trình phát triển của xã hội hiện đại

Từ những năm cuối của thế kỷ XVIII, khi các nước Tây Âu, tiêu biểu là nước Anh

và Pháp chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh và tập trung mọi nỗ lực để thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp, tư tưởng về HTX đã được khởi nguồn và một số mô hình thí điểm đầu tiên đã xuất hiện ở khu vực này Về sau, song hành với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường, hình thức HTX tiếp tục được nhân rộng, trở thành một trào lưu quốc tế và cho đến nay đã có lịch sử trên 100 năm Theo đánh giá mới đây (năm 2003) của Liên hợp quốc, ngày nay “Hợp tác xã là trào lưu có tổ chức lớn nhất của xã hội văn minh”

Ở Việt Nam, trong thời kỳ áp dụng mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung, các HTXNN có vai trò không thể phủ nhận đối với đời sống kinh tế-xã hội và đã từng là một trong những điểm tựa quan trọng của cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Từ năm 1986, khi Việt Nam thực hiện chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường thì lý luận, đường lối, chính sách liên quan đến HTX nói chung và HTXNN nói riêng cũng được đổi mới Mô hình HTXNN kiểu kế hoạch hoá tập trung không còn thích hợp và được chuyển sang những hình thức mới HTX được xem là bộ phận quan trọng nhất của thành phần kinh tế tập thể, trong đó HTXNN có “sứ mệnh” giúp các hộ nông dân cá thể sản xuất nhỏ lẻ có thể hợp tác với nhau để tồn tại và phát triển được trong cơ chế kinh tế thị trường Ngoài “sứ mệnh” kinh

tế, các HTXNN còn có vai trò chính trị, xã hội theo hướng tạo mọi cơ hội bình đẳng trong kinh doanh cho những người có ít vốn, đồng thời góp phần xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn

Nhận thức được vai trò quan trọng của HTX nói chung và HTXNN nói riêng, từ trước đến nay Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc phát triển HTX Khi mô hình HTX kiểu cũ (trước khi có Luật HTX năm 1996) lâm vào tình trạng trì trệ, không còn phù hợp với xu hướng đổi mới của nền kinh tế, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương đổi

Trang 7

mới HTX bằng việc ban hành Luật HTX năm 1996, tạo cơ sở pháp lý cho sự ra đời của

mô hình HTX kiểu mới, một mô hình phù hợp với sự đổi mới, phát triển của đất nước và

xu thế hội nhập kinh tế quốc tế Tuy nhiên, trên thực tế, các HTXNN kiểu mới vấp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp Tổng kết 5 năm thực hiện chuyển đổi HTX theo Luật HTX năm 1996, Hội nghị Trung ương 5 khóa IX (3/2002) đã ra Nghị quyết về: Tiếp tục đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, trong đó nhấn mạnh Nhà nước phải tạo điều kiện thuận lợi cho HTXNN phát triển Trên cơ sở Nghị quyết của Đảng và thực tiễn hoạt động của HTX kiểu mới, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XI (ngày 26/11/2003) đã thông qua Luật HTX mới (Luật HTX năm 2003 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004) Từ khi triển khai Luật HTX năm 1996 và năm 2003 đến nay, các HTXNN đã có bước phát triển mới, đáp ứng được một phần nhu cầu của nông dân, của hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp, đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi ở nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông sản hàng hóa phát triển và góp phần vào quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn Tuy nhiên, HTXNN ở nước ta cũng còn tồn tại một số yếu kém như: một số HTXNN chuyển đổi còn mang tính hình thức, năng lực nội tại của HTXNN còn hạn chế, các HTXNN thụ động và không nhanh nhạy nắm bắt tín hiệu và cơ hội của thị trường, số HTXNN làm ăn có hiệu quả còn ít, các nội dung hoạt động nghèo nàn, lợi ích đem lại cho xã viên chưa nhiều vậy HTXNN phát triển chưa tương xứng với tiềm năng

và vai trò kinh tế-xã hội vốn có của nó

Những hạn chế yếu kém của HTXNN có nhiều nguyên nhân, gồm cả các nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân HTXNN và từ sự quản lý của nhà nước Để HTXNN đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của kinh tế hộ nông dân và phát triển ổn định, bền vững trong nền kinh tế thị trường hội nhập kinh tế quốc tế, cần phải khắc phục những nguyên nhân và tồn tại yếu kém của HTXNN

Với những lý do nêu trên, “Hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng,

vấn đề và giải pháp” được tác giả chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị

2 Tình hình nghiên cứu:

Trang 8

Trong hơn 10 năm đổi mới và phát triển HTXNN theo Luật HTX ở nước ta, vấn

đề HTXNN là chủ đề được nhiều cơ quan khoa học, nhiều nhà nghiên cứu xem xét dưới nhiều góc độ, phạm vi và mức độ khác nhau Có thể nêu một số công trình tiêu biểu như:

- Lương Xuân Quỳ, Nguyễn Thế Nhã, Đổi mới tổ chức và quản lý HTX trong

nông nghiệp nông thôn, Nxb Nông nghiệp, 1999 Các tác giả đã khái quát toàn bộ quá

trình phát triển của các hình thức tổ chức, quản lý các HTX trong nông nghiệp nông thôn Việt Nam từ trước khi chuyển sang kinh tế thị trường và phân tích thực trạng mô hình tổ chức quản lý các HTX ở một số địa phương tiêu biểu Trên cơ sở đó phác họa một số phương hướng và giải pháp chủ yếu để xây dựng mô hình tổ chức có hiệu quả cho các loại hình HTX

- GS.TS Nguyễn Kế Tuấn, Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông

thôn ở Việt Nam, con đường và bước đi, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006 Tác giả

đề cập đến vai trò của các HTX trong quá trình CNH-HĐH ở khu vực kinh tế nông nghiệp nông thôn

- PGS.TS Nguyễn Văn Bích, TS.Chu Tiến Quang, GS.TS Lưu Văn Sùng, Kinh tế

hợp tác và HTX ở Việt Nam, thực trạng và định hướng phát triển, Nxb Nông nghiệp,

2001 Các tác giả đã hệ thống hóa quá trình hình thành, phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, HTX trên thế giới và ở Việt Nam với những thành công và tồn tại, từ đó nêu lên định hướng phát triển phù hợp đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước

- PGS.TS Lâm Quang Huyên, Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông

nghiệp Việt Nam, Nxb Trẻ, TPHCM, 2004, phân tích tương đối sâu và khá hệ thống về

mối quan hệ giữa kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác

- TS Chử Văn Lâm, Sở hữu tập thể và kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 12, 2005 Tác

giả tập trung nghiên cứu về quan hệ sở hữu trong các loại hình kinh tế hợp tác và HTX của thành phần kinh tế tập thể

- Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Kinh nghiệm hoạt động của một

số HTX sau sáu năm thực hiện Luật HTX ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2003

Nội dung đề cập đến một số HTX đổi mới theo Luật HTX năm 1996 làm ăn có hiệu quả

Trang 9

Ngoài ra, còn có các diễn đàn thảo luận về đổi mới, phát triển các HTXNN trên các trang web

Nhìn chung, các công trình và tài liệu nói trên đã nghiên cứu nhiều khía cạnh của HTXNN, trong đó, các công trình nghiên cứu trước năm 2001 chủ yếu đi vào làm rõ những yếu kém của mô hình HTXNN kiểu cũ, luận giải sự cần thiết phải đổi mới HTXNN theo Luật HTX năm 1996 Các công trình nghiên cứu sau năm 2001, nghiêng về nghiên cứu sự phát triển của kinh tế tập thể theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX hoặc nghiên cứu về HTXNN hoạt động theo luật HTX nhưng chỉ trong phạm vi một tỉnh, một huyện hoạc một vùng địa lý Cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện HTXNN trên cả nước để đưa ra một mô hình tổng thể, khái quát nhưng đầy đủ, logic và khoa học về mô hình hoạt động HTXNN theo đúng nghĩa là một

“HTX thực sự”

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

Mục đích của luận văn là vận dụng lý luận HTXNN để khảo sát, đánh giá hoạt động của HTXNN kiểu mới trên cả nước từ năm 1996 đến nay và đề xuất một số phương hướng, giải pháp thúc đẩy phát triển HTXNN trong thời gian tới

Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:

- Làm rõ những nguyên tắc và bản chất của loại hình kinh tế HTX nói chung và HTXNN nói riêng

- Luận chứng về sự cần thiết khách quan phải phát triển HTXNN ở Việt Nam

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển HTXNN ở Việt Nam từ khi có Luật

HTX năm 1996 đến nay

- Đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển HTXNN trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu về các HTXNN ở Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng các HTXNN ở Việt Nam từ năm

1996 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu:

Trang 10

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, thống kê và xử lý các tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung nghiên cứu Luận kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học có nội dung gần với đề tài

6 Dự kiến đóng góp của luận văn:

- Phân tích cơ sở lý thuyết của mô hình HTXNN hoạt động theo Luật HTX và từ thực tiễn phong trào HTXNN ở các nước trên thế giới để xây dựng mô hình tổng quát về hoạt động của HTXNN và các nhân tố có liên quan đến HTXNN một cách chính xác, logic và

dễ hiểu nhất

- Đánh giá những thành công và bất cập tồn tại trong quá trình phát triển HTXNN

theo Luật HTX từ năm 1996 đến

- Đưa ra định hướng và các giải pháp góp phần thúc đẩy HTXNN phát triển trong thời gian tới

7 Kết cấu của luận văn: Luận văn gồm 03 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về Hợp tác xã nông nghiệp

Chương 2: Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Việt nam từ khi có luật HTX đến nay (từ năm 1996 đến nay)

Chương 3: Định hướng và các giải pháp thúc đẩy HTXNN phát triển trong giai đoạn tới

Trang 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Ban Bí thư Trung ương Đảng (24/5/1996), Chỉ thị số 68-CT/TW, về việc Phát

triển kinh tế hợp tác trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế

2 Ban chấp hành Trung ương Đảng (15/4/2006), Qui định số 164-QĐ/TW, Qui

định chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong hợp tác xã, liên

hiệp hợp tác xã, (gọi chung là hợp tác xã)

3 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản

JICA (2000), Giới thiệu kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp

Nhật Bản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội

4 Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang, Lưu Văn Sùng (2001), Kinh tế hợp tác, HTX

ở Việt Nam, thực trạng và định hướng phát triển, Nxb nông nghiệp, Hà Nội

5 Nguyễn Văn Bích (1997), Phát triển và đổi mới quản lý HTX theo Luật HTX,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

6 Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc, Nguyễn Văn Kỷ (2003), Kinh tế hợp tác trong nông

nghiệp ở nước ta hiện nay, sách tham khảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

7 Lê Thị Minh Châu (2003), Nghị về định hướng và giải pháp phát triển kinh tế hợp tác,

hợp tác xã trong lĩnh vực thương mại đến năm 2010, Thương mại, (số 13) tr 2- 3

8 Trần Thị Minh Châu (2005), Kinh nghiệm phát triển HTX nông nghiệp ở một số

nước Châu Á và bài học rút ra cho Việt Nam, Tạp chí những vấn đề kinh tế

thế giới, số 8 (Tr28-37)

9 Chính phủ (02/01/1997) Nghị định số 02, về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản

lý nhà nước của các Bộ, cơ quan, ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

10 Chính phủ (21/02/1997) Nghị định số 15, về chính sách khuyến khích phát triển hợp

tác xã

11 Chính phủ (21/02/1997) Nghị định số 16, về chuyển đổi, đăng ký hợp tác xã và tổ

chức hoạt động của liên hiệp hợp tác xã

12 Chính phủ (08/7/1999) Nghị định số 51, qui định chi tiết thi hành Luật khuyến khích

đầu tư trong nước (sửa đổi) và Nghị định số 35 ngày 29/3/2002, sửa đổi bổ sung danh mục, A,B,C ban hành tại phụ lục kèm theo Nghị định số 51/CP

Ngày đăng: 13/11/2016, 21:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w