Hoạt động tín dụng là hoạt động mang tính chất nghề nghiệp của tổ chức tín dụng nói chung, ngân hàng TMCP nói riêng (chủ yếu là kinh doanh tiền tệ). Với ưu điểm lớn nhất đó là lĩnh vực kinh doanh mang lại lợi nhuận cao cho các tổ chức tín dụng
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động tín dụng là hoạt động mang tính chất nghề nghiệp của tổ chức tíndụng nói chung, ngân hàng TMCP nói riêng (chủ yếu là kinh doanh tiền tệ) Với ưuđiểm lớn nhất đó là lĩnh vực kinh doanh mang lại lợi nhuận cao cho các tổ chức tíndụng Tuy nhiên, đằng sau những ưu điểm đó thì hoạt động tín dụng luôn luôn mangtheo những rủi ro tiềm ẩn, khó có thể tránh khỏi Để nền kinh tế của Việt Nam chúng tabền vững một cách tương đối và để có thể tiếp tục tham gia vào sân chơi chung củatoàn thế giới thì vấn đề xem xét chặt chẽ các quy định về mặt pháp lý của hợp đồng tíndụng của các ngân hàng TMCP là thật sự cần thiết Bởi sự không chặt chẽ trong việcđặt ra quy định của loại hợp đồng này nên dễ dẫn đến các tranh chấp giữa các chủ thể,hoặc làm giảm đi hiệu quả cho vay hoặc chúng có thể làm giảm đi việc đa dạng hóacác dịch vụ tín dụng ngân hàng mà các ngân hàng thương mại đang hướng đến Chính
vì nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề nên người viết đã chọn đề tài: “Giải pháp
nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thủ Đức”.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hợp đồng tín dụng Do thời gian nghiên cứukhông nhiều nên người viết chỉ tìm hiểu trong phạm vi hoạt động tín dụng của Ngânhàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thủ Đức
Trong khi tìm hiểu đề tài, người viết sử dụng các phương pháp sau để làm rõbản chất của vấn đề: phương pháp phân tích thực chứng, so sánh, đối chiếu, tổng hợp
có sự kế thừa các bài viết và luận điểm của các chuyên gia, quy định pháp luật của cácnước trên thế giới
Thông qua việc viết báo cáo, người viết muốn tìm hiểu sâu hơn các quy địnhcủa pháp luật về hợp đồng tín dụng cũng như thực tiễn áp dụng các quy định đó trongviệc ký kết hợp đồng tín dụng, nhằm đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hơn nữaquy trình tiếp nhận hồ sơ vay vốn, quy trình cho vay
Trang 2Bố cục của đề tài bao gồm 3 phần:
Chương 1: Lý luận chung về hoạt động tín dụng và hợp đồng tín dụng.
Chương 2: Tình hình hoạt động tín dụng và thực hiện hợp đồng tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thủ Đức
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình cho vay tại Ngân hàng
TMCP Nam Á – Chi nhánh Thủ Đức
Trang 3CHƯƠNG MỘT: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ HỢP
ĐỒNG TÍN DỤNG
1.1 Hoạt động tín dụng:
1.1.1 Định nghĩa, bản chất, chức năng và vai trò của hoạt động tín dụng:
1.1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của tín dụng:
Tín dụng là một từ Hán Việt Tín là “uy tín”, dụng là “sử dụng” Uy tín là cáiđược tạo nên dựa vào lòng tin, đạo đức, khả năng tài chính, Còn sử dụng là khaithác giá trị, giá trị sử dụng nhằm đem lại lợi ích cho bản thân người khai thác Nhưvậy có thể hiểu rằng tín dụng là việc sử dụng một cái gì đó dựa vào uy tín, còn “cái
gì đó” ở đây ta có thể hiểu đó là tài sản, mà theo Bộ luật dân sự 2005, điều 163 thì
“tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” Trong kinh tế thì Tín
dụng được hiểu rõ ràng hơn nhưng cũng rất là rộng và luôn phải kèm theo một cáigiá phải trả đó thường là tiền lãi
Trong nền kinh tế hàng hoá, trong cùng một thời gian luôn có một số ngườitạm thời thừa vốn, có vốn tạm thời nhàn rỗi và có nhu cầu cho vay Bên cạnh đó,cũng luôn tồn tại một số người tạm thời thiếu vốn, có nhu cầu đi vay Hiện tượngnày làm nảy sinh mối quan hệ kinh tế mà nội dung của nó là vốn được dịch chuyển
từ nơi tạm thời thừa sang nơi thiếu với điều kiện hoàn trả vốn và lãi tiền vay là lợinhuận thu được do sử dụng vốn vay Đây chính là quan hệ tín dụng
Như vậy tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc hoàn trả kèmtheo lợi tức, nó để thoả mãn nhu cầu của cả hai bên, do đó nó là một quan hệ bìnhđẳng, cả hai bên cùng có lợi và mang tính thoả thuận lớn
Quan hệ tín dụng đã hình thành và ra đời từ rất lâu, thậm chí mối quan hệ tíndụng thô sơ nhất được phát sinh ngay từ sau khi chế độ cộng sản nguyên thuỷ tan
rã Quan hệ tín dụng đã phát triển qua nhiều hình thức từ thấp đến cao, từ đơn giảnđến phức tạp Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, qua từng thời kỳ,từng giai đoạn phát triển mà dần hình thành nên các hình thức tín dụng mới có trình
độ cao hơn, đã có các hình thức tín dụng sau: tín dụng nặng lãi, tín dụng thươngmại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước và tín dụng tiêu dùng Mỗi một hìnhthức tín dụng đều có điều kiện kinh tế xã hội cụ thể Tuy nhiên trong sự phát triển
Trang 4của mình, các hình thức quan hệ tín dụng trước không hề mất đi mà vẫn còn tồn tại
và phát huy tác dụng khi có sự ra đời một hình thức tín dụng mới Ngày nay, tất cảcác hình thức tín dụng trên đều còn tồn tại và bổ sung lẫn nhau, và nó có vai tròquan trọng trong sự phát triển kinh tế
Trong các hình thức trên thì tín dụng ngân hàng là một hình thức tín dụng vôcùng quan trọng, nó là một quan hệ tín dụng chủ yếu, cung cấp phần lớn nhu cầu tíndụng cho các doanh nghiệp, các thể nhân khác trong nền kinh tế Với công nghệngân hàng hiện nay, tín dụng ngân hàng càng trở thành một hình thức tín dụngkhông thể thiếu ở cả trong nước và quốc tế
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng còn bênkia là các cá nhân và thể nhân khác trong nền kinh tế
Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ vay mượn giữa ngân hàng với tất cả các
cá nhân, tổ chức và các doanh nghiệp khác trong xã hội Nó không phải là quan hệdịch chuyển vốn trực tiếp từ nơi tạm thời thừa sang nơi tạm thời thiếu mà là quan
hệ dịch chuyển vốn gián tiếp thông qua một tổ chức trung gian, đó là ngân hàng.Tín dụng ngân hàng cũng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng, đó là quan hệvay mượn có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định, là quan hệ chuyểnnhượng tạm thời quyền sử dụng vốn và là quan hệ bình đẳng cả hai bên cùng có lợi
Từ các ý đã phân tích ở trên ta có thể rút ra được đặc điểm của tín dụng ngânhàng như sau:
- Tín dụng ngân hàng thực hiện cho vay dưới hình thức tiền tệ: cho vay bằng tiền
tệ là loại hình tín dụng phổ biến, linh hoạt và đáp ứng mọi đối tượng trong nềnkinh tế quốc dân
- Tín dụng ngân hàng cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành phần trong
xã hội chứ không phải hoàn toàn là vốn thuộc sở hữu của chính mình như tíndụng nặng lãi hay tín dụng thương mại
- Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng độc lập tương đối với
sự vận động và phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội Có những trườnghợp mà nhu cầu tín dụng ngân hàng gia tăng nhưng sản xuất và lưu thông hànghoá không tăng, nhất là trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, sản xuất và lưuthông hàng hoá bị co hẹp nhưng nhu cầu tín dụng vẫn gia tăng để chống tình
Trang 5trạng phá sản Ngược lại trong thời kỳ kinh tế hưng thịnh, các doanh nghiệp
mở mang sản xuất, hàng hoá lưu chuyển tăng mạnh nhưng tín dụng ngân hànglại không đáp ứng kịp Đây là một hiện tượng rất bình thường của nền kinh tế
- Hơn nữa tín dụng ngân hàng còn có một số ưu điểm nổi bật so với các hình thứckhác là:
Tín dụng ngân hàng có thể thoả mãn một cách tối đa nhu cầu về vốn của cáctác nhân và thể nhân khác trong nền kinh tế vì nó có thể huy động nguồnvốn bằng tiền nhàn rỗi trong xã hội dưới nhiều hình thức và khối lượnglớn
Tín dụng ngân hàng có thời hạn cho vay phong phú, có thể cho vay ngắnhạn, trung hạn và dài hạn do ngân hàng có thể điều chỉnh giữa các nguồnvốn với nhau để đáp ứng nhu cầu về thời hạn vay
Tín dụng ngân hàng có phạm vi lớn vì nguồn vốn bằng tiền là thích hợp vớimọi đối tượng trong nền kinh tế, do đó nó có thể cho nhiều đối tượng vay
1.1.1.2 Chức năng của tín dụng:
Hoạt động tín dụng bao gồm hai chức năng sau:
- Chức năng phân phối: được thực hiện thông qua việc phân phối lại vốn, nộidung của chức năng này biểu hiện ở cơ chế hút (huy động vốn), để đẩy ( chovay)
- Chức năng giám đốc: thể hiện thông qua việc kiểm soát việc sử dụng vốn cóđúng mục đích hay không, việc sử dụng vốn có hiệu quả không và việc thu hồivốn đúng kì hạn quy định
1.1.1.3 Phân loại hoạt động tín dụng:
Có rất nhiều cách phân loại tín dụng ngân hàng dựa vào các căn cứ khácnhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu Tuy nhiên người ta thường phân loại theo một
số tiêu chí sau:
Theo thời gian sử dụng vốn vay, tín dụng được phân thành
3 loại sau:
Trang 6 Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm,thường được sử dụng vào nghiệp vụ thanh toán, cho vay bổ sungthiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của các doanh nghiệp hay cho vayphục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân.
Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1 đến 5 năm, được dùng để chovay vốn phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹthuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồivốn nhanh
Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên năm năm, được sửdụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sảnxuất có quy mô lớn
Thường thì tín dụng trung và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định
và một phần vốn tối thiểu cho hoạt động sản xuất
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, tín dụng ngân hàngchia thành hai loại:
Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: là loại tín dụng đượccung cấp cho các doanh nghiệp để họ tiến hành sản xuất và kinhdoanh
Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được cấp phát cho cá nhân đểđáp ứng nhu cầu tiêu dùng Loại tín dụng này thường được dùng đểmua sắm nhà cửa, xe cộ, các thiết bị gia đình Tín dụng tiêu dùngngày càng có xu hướng tăng lên
Căn cứ vào tính chất đảm bảo của các khoản cho vay, cócác loại tín dụng sau:
Tín dụng có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vayphát ra đều có tài sản tương đương thế chấp, có các hình thức như:cầm cố, thế chấp, chiết khấu và bảo lãnh
Tín dụng không có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản chovay phát ra không cần tài sản thế chấp mà chỉ dựa vào tín chấp Loạihình này thường được áp dụng với khách hàng truyền thống, có quan
hệ lâu dài và sòng phẳng với ngân hàng, khách hàng này phải có tình
Trang 7hình tài chính lành mạnh và có uy tín đối với ngân hàng như trả nợđầy đủ, đúng hạn cả gốc lẫn lãi, có dự án sản xuất kinh doanh khảthi, có khả năng hoàn trả nợ
Trong nền kinh tế thị trường việc phân loại tín dụng ngân hàng theo các tiêuchí trên chỉ có ý nghĩa tương đối Khi các hình thức tín dụng càng đa dạng thì cáchphân loại càng chi tiết Phân loại tín dụng giúp cho việc nghiên cứu sự vận độngcủa vốn tín dụng trong từng loại hình cho vay và là cơ sở để so sánh, đánh giá hiệuquả kinh tế của chúng
1.1.2 Lãi suất tín dụng:
1.1.2.1 Định nghĩa:
Trước hết ta cần xem xét lợi tức tín dụng Lợi tức tín dụng là thu nhập màngười cho vay nhận được ở người đi vay do việc sử dụng tiền vay của người này Ởđây người đi vay sử dụng vốn vay được để sản xuất kinh doanh Lợi nhuận đượctạo ra trong quá trình này tất yếu được phân chia theo một tỷ lệ thoả đáng giữangười cho vay và người đi vay tương ứng với nguồn vốn bỏ vào sản xuất kinhdoanh Phần lợi nhuận dành cho người cho vay này được gọi là lợi tức
Thực chất lợi tức là giá cả của lượng hàng hoá (tức lượng tiền tệ ) cho vay.Giá cả này lên xuống theo quan hệ cung cầu của vốn, nhưng khác với các hàng hoáthông thường khác là giá cả của chúng phản ánh và xoay quanh giá trị của chúng,còn giá cả của vốn lại hoàn toàn không phản ánh được giá trị của vốn, nó còn phụthuộc vào nhu cầu và sự thoả thuận của hai bên Chính vì vậy, lợi tức chưa phảnánh được hiệu quả của số vốn cho vay phát ra
Như vậy, để xác định khả năng sinh lợi của vốn cho vay người ta đã so sánhlợi tức với vốn cho vay hình thành nên lãi suất tín dụng Vì vậy ta có định nghĩa
khái quát về lãi suất tín dụng như sau: lãi suất tín dụng là tỷ lệ so sánh giữa số lợi tức thu được với số vốn cho vay phát ra trong một thời kỳ nhất định Lãi suất tín dụng chính là sự cụ thể hoá của lợi tức tín dụng, nó là cái giá của quyền được sử dụng vốn trong một thời gian nhất định, mà người sử dụng phải trả cho người sở hữu nó.
Trang 81.1.2.2 Các loại lãi suất tín dụng ngân hàng:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và các hình thức tín dụng mà các loạilãi suất tín dụng cũng được hình thành một cách đa dạng, đại bộ phận chúng đều dongân hàng trung ương kiểm soát và khống chế Các hình thức lãi suất càng phongphú thì càng tạo độ linh hoạt và hiệu quả trong quan hệ tín dụng vì chính lãi suất làchất xúc tác hình thành nên quan hệ tín dụng, do đó cần phải phân biệt được cácloại lãi suất tín dụng ngân hàng để thấy được hiệu quả của chúng trong phát triểntín dụng nói riêng và phát triển nền kinh tế nói chung
Thông thường hệ thống lãi suất trên thị trường có các loại sau:
- Lãi suất cơ bản: là lãi suất do ngân hàng trung ương công bố làm cơ sở chocác NHTM và các tổ chức tín dụng khác ấn định lãi suất kinh doanh
- Lãi suất sàn và lãi suất trần: là lãi suất thấp nhất và lãi suất cao nhất trongmột khung lãi suất nào đó mà ngân hàng trung ương ấn định cho các NHTM hoặc
do NHTM quy định trong hệ thống của nó nhằm thống nhất các hoạt động tín dụngtrong toàn bộ nền kinh tế quốc dân
- Lãi suất tái chiết khấu: là lãi suất cho vay ngắn hạn mà ngân hàng trungương dành cho các NHTM, trong trường hợp cấp vốn cho chúng thông qua nghiệp
vụ tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá Lãi suất tái chiết khấu là lãi suấtgốc của các NHTM, để từ đó chúng ấn định lãi suất chiết khấu và lãi suất cho vaykhác trong khung lãi suất được phép
- Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực:
Lãi suất danh nghĩa là lãi suất mà người cho vay được hưởng, không tínhđến sự biến động của giá trị tiền tệ, nó được xác định cho một kỳ hạn gửi hoặc vay,thể hiện trên quy ước giấy tờ được thoả thuận trước
Lãi suất thực là lãi suất sau khi đã loại trừ sự biến động của giá trị tiền tệ,như lạm phát hoặc lên giá tiền tệ Do đó ta có công thức tính lãi suất thực như sau:
Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát dự đoán.
Do vậy, lãi suất danh nghĩa luôn lớn hơn 0 nhưng lãi suất thực thì khôngphải lúc nào cũng dương, khi xảy ra lạm phát mà tỷ lệ lạm phát lại lớn hơn lãi suấtdanh nghĩa thì lúc đó lãi suất thực sẽ nhỏ hơn 0 điều này sẽ gây bất lợi cho người
Trang 9cho vay và ngược lại thì người đi vay lại có lợi hơn Chính lãi suất thực ảnh hưởngđến đầu tư, đến việc tái phân phối thu nhập giữa người cho vay và người đi vay, vìvậy ngân hàng chỉ thực sự thúc đẩy tích luỹ khi đưa ra được chính sách lãi suất thựcdương.
1.1.3 Vai trò của hoạt động tín dụng:
Là một mối quan hệ kinh tế, tín dụng ngân hàng có những tác động nhất địnhđến hoạt động kinh tế Nhất là trong nền kinh tế thị trường, nó có vai trò khá quantrọng:
Góp phần thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất:Nhờ có nguồn vốn tín dụng của ngân hàng nên các doanh nghiệp có điều kiện
bổ sung vốn thiếu hụt tạm thời hay mở rộng nguồn vốn đảm bảo được quá trình sảnxuất bình thường và còn có thể mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, áp dụng kỹ thuậtcông nghệ mới tăng tính cạnh tranh Tín dụng đã giúp các doanh nghiệp đẩy nhanh quátrình sản xuất và tiêu thụ, tạo điều kiện để duy trì mối liên hệ hữu cơ giữa sản xuất, lưuthông hàng hoá và tiêu dùng xã hội
Ngày nay trong quá trình toàn cầu hoá, quan hệ quốc tế ngày càng tăng cường,mỗi quốc gia trở thành một bộ phận của thị trường thế giới, do đó tín dụng ngân hàngtrên lĩnh vực tín dụng quốc tế cũng trở nên quan trọng giúp cho việc liên kết chuyểngiao công nghệ giữa các nước trên thế giới được nhanh chóng, rút ngắn thời gian pháttriển
Như vậy hoạt động tín dụng của các NHTM đã góp phần thúc đẩy lực lượng sảnxuất phát triển nhanh chóng ngay cả trong nước và quốc tế
Là công cụ tích tụ và tập trung vốn rất hữu hiệu và quantrọng, từ đó góp phần tích tụ và tập trung sản xuất:
Tín dụng ngân hàng tập trung các khoản tín dụng nhỏ lẻ thành các khoản vốnlớn, tạo khả năng đầu tư vào các công trình lớn hiệu quả cao Đồng thời các doanhnghiệp cũng nhờ các khoản tín dụng mà có đủ vốn để mở rộng sản xuất rút ngắn thờigian tích luỹ vốn Tóm lại, tín dụng đã đóng vai trò tích cực thúc đẩy quá trình tích tụ
và tập trung vốn cho sản xuất
Trang 10Thông qua tín dụng ngân hàng các doanh nghiệp nhận được khối lượng vốn bổsung rất lớn từ đó tăng quy mô sản xuất, tăng năng suất lao động, đổi mới thiết bị, ápdụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng khả năng cạnh tranh làm cho doanh nghiệp lớnngày càng lớn lên, doanh nghiệp nhỏ bị phá sản do không cạnh tranh nổi, từ đó cácdoanh nghiệp nhỏ phải liên kết với nhau tăng khả năng cạnh tranh, như vậy tín dụng đãgóp phần thúc đẩy quá trình tập trung sản xuất.
Tín dụng ngân hàng giúp cho việc điều hòa nguồn vốn,giúp ổn định thị trường tiền tệ, phát triển cân đối các ngành nghề trong nền kinh tếquốc dân và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thông qua tín dụng mà nguồn vốn dịch chuyển từ nơi thừa đến nơi thiếu, làmcho xã hội bớt lãng phí ở những nơi thừa vốn, giảm khó khăn ở nơi thiếu vốn, giúp choviệc sử dụng vốn có hiệu quả, góp phần làm cho tốc độ luân chuyển hàng hoá và tiềnvốn tăng lên, tạo sự phát triển đồng đều trong các ngành
Việc điều hoà nguồn vốn, đồng thời thông qua khung lãi suất quy định giúp chochính sách tiền tệ của Chính phủ được thực hiện, điều hoà lưu thông tiền tệ góp phần
ổn định tiền tệ, và sự phát triển lành mạnh của thị trường tài chính tiền tệ
Hơn nữa, thông qua tín dụng ngân hàng, Chính phủ có những chính sách ưu tiên
hỗ trợ phát triển các vùng, miền hay các ngành then chốt, trọng điểm nhờ vào việc đưa
ra các ưu đãi tín dụng do vậy đã kích thích, thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào cácvùng, ngành trọng điểm trong diện ưu tiên của Chính phủ, góp phần chuyển dịch cơcấu kinh tế, tạo sự phát triển cân đối trong cả nước
1.2 Hợp đồng tín dụng:
1.2.1 Khái niệm:
Trong luật học, hợp đồng được định nghĩa là sự thỏa thuận bằng lời nói ( hoặcvăn bản) giữa hai hay nhiều chủ thể có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi,nhằm xác lập, thực hiện hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định trên cơ
sở pháp luật và đạo đức xã hội Cụ thể, trong Bộ luật dân sự 2005, Điều 388 có định
nghĩa: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự ”
Trang 11Từ quan niệm chung về hợp đồng, căn cứ vào bản chất hoạt động tín dụng củacác tổ chức tín dụng, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa về hợp đồng tín dụng như sau :
“ Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ những điều kiện do luật định (bên vay), theo đó tổ chức tín dụng thỏa thuận ứng trước một số tiền cho bên vay sử dụng trong một khoản thời gian nhất định, với điều kiện hoàn trả cả gốc và lãi, dựa trên sự tín nhiệm ”
Về hình thức, sự thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với khách hàng(bên đi vay) phải được thể hiện bằng văn bản
1.2.2 Giao kết hợp đồng tín dụng
Giao kết hợp đồng tín dụng là một quá trình mang tính chất nghiệp vụ - pháp lý
do các bên thực hiện theo một trình tự luật định Việc giao kết hợp đồng tín dụng baogồm các giai đoạn chủ yếu sau:
Đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng:
Đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng là hành vi pháp lý do một bên thực hiệndưới hình thức văn bản chính thức gửi cho bên còn lại, với nội dung thể hiện ý chímong muốn được giao kết hợp đồng tín dụng
Thông thường, bên đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng là các tổ chức, cá nhân
có nhu cầu vay vốn và văn bản đề nghị chính là đơn xin vay, được gởi kèm theo các tàiliệu chứng minh về tư cách chủ thể và khả năng tài chính hay phương án sử dụng vốnvay Các tài liệu này do bên vay gửi cho tổ chức tín dụng để xem xét, thẩm định vàđược coi như bằng chứng đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng
Thẩm định hồ sơ tín dụng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng tíndụng
Thẩm định hồ sơ tín dụng là tất cả những hành vi mang tính nghiệp vụ - pháp lý
do tổ chức tín dụng thực hiện nhằm xác định các điều kiện vay, trên cơ sở đó mà quyếtđịnh cho vay hay không Trong thực tế giao dịch ngân hàng, công việc thẩm định nàythuộc về nhân viên tín dụng của ngân hàng thực hiện và kết thúc bằng việc lập báo cáothẩm định hồ sơ tín dụng Báo cáo này được trình lên cho người quản lý có thẩm quyền
Trang 12của ngân hàng quyết định có cho vay hay không, nếu từ chối thì phải gửi văn bản đếnkhách hàng, nêu rõ lý do từ chối
Chấp nhận giao kết hợp đồng tín dụng
Chấp nhận giao kết hợp đồng tín dụng là hành vi pháp lý do bên nhận đề nghị(thông thường là ngân hàng) thực hiện dưới hình thức một văn bản chính thức gửi chokhách hàng với nội dung thể hiện sự đồng ý giao kết hợp đồng tín dụng Trên phươngdiện lý thuyết, việc một bên chấp nhận vô điều kiện văn bản đề nghị hợp đồng của bênkia có thể làm phát sinh một hợp đồng giữa họ với nhau, nếu trong văn bản đề nghị đãhội đủ các điều khoản cốt yếu của loại hợp đồng mà họ mong muốn ký kết Tuy nhiên,
do hợp đồng tín dụng vốn có ảnh hưởng sâu sắc và mang tính chất dây chuyền đối với
hệ thống tín dụng và cả đối với nền kinh tế của một quốc gia, nên các luật gia cho rằngviệc giao kết các hợp đồng tín dụng cần phải thực hiện một cách cẩn trọng và có suyxét, cân nhắc, tính toán một cách thấu đáo Quan niệm này là cơ sở để pháp luật dự liệunhững quy tắc dành riêng cho thủ tục ký kết một hợp đồng tín dụng, theo đó hành vichấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng chỉ có giá trị như một lời tuyên bố đồng
ý ký kết hợp đồng chứ không thể thay thế cho việc giao kết hợp đồng chính thức giữacác bên Điều này có nghĩa rằng việc giao kết hợp đồng tín dụng chỉ được xem là hoànthành sau khi các bên đã trải qua giai đoạn thương lượng, đàm phán trực tiếp các điềukhoản của hợp đồng và người đại diện có thẩm quyền của các bên đã trực tiếp ký tênvào văn bản hợp đồng tín dụng
Đàm phán các điều khoản của hợp đồng tín dụng
Đây là giai đoạn cuối cùng cũng là gia đoạn trọng tâm của quá trình giao kếthợp đồng tín dụng Trong giai đoạn này, các bên gặp nhau để đàm phán các điều khoảncủa hợp đồng tín dụng Giai đoạn này được coi là kết thúc khi đại diện của các bên đãchính thức ký tên vào văn bản hợp đồng tín dụng
1.2.3 Hình thức và nội dung của hợp đồng tín dụng
Hình thức của hợp đồng tín dụng:
Trang 13Theo điều 51 Luật các tổ chức tín dụng, mọi hợp đồng tín dụng đều phải được
ký kết bằng văn bản thì mới có giá trị pháp lý Hợp đồng bằng văn bản có rất nhiều ýnghĩa và mang lại nhiều hiệu quả trong kinh doanh, cụ thể là:
- Hợp đồng ký kết bằng văn bản sẽ tạo ra một bằng chứng cụ thể cho việc thựchiện hợp đồng và giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng
- Hợp đồng tín dụng bằng văn bản thực chất là một sự công bố công khai, chínhthức về mối quan hệ pháp lý giữa những người lập ước để cho người thứ ba biết
rõ về việc lập ước đó mà có những phương cách xử sự hợp lý, an toàn trongtrường hợp cần thiết
- Việc ký kết hợp đồng tín dụng bằng văn bản mới có thể khiến cho các cơ quan
có trách nhiệm của chính quyền thi hành công vụ được tốt hơn Chẳng hạn nhưviệc thu thuế, lệ phí, kiểm tra, thanh tra tài chính, kiểm soát hoạt động thươngmại của chủ thể kinh doanh trên thương trường
Theo quy định hiện hành, văn bản hợp đồng tín dụng được hiểu bao gồm vănbản viết và văn bản điện tử Hợp đồng tín dụng được xác lập thông qua phương tiệnđiện tử dưới hình thức thông điệp dự liệu được coi là giao dịch bằng văn bản1 Các vănbản hợp đồng điện tử được coi là có giá trị pháp lý như văn bản hợp đồng viết và có giátrị chứng cứ trong quá trình giao dịch.2
Nội dung của hợp đồng tín dụng:
Nội dung của hợp đồng tín dụng là tổng thể những điều khoản do các bên có đủ
tư cách chủ thể cam kết với nhau một cách tự nguyện, bình đẳng và phù hợp với phápluật Các điều khoản này vừa thể hiện ý chí của các bên, đồng thời cũng làm phát sinhnhững quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản của mỗi bên tham gia hợp đồng tín dụng
Về lý thuyết, nội dung của hợp đồng tín dụng (các điều khoản của hợp đồng)phải do các bên tự định đoạt trên nguyên tắc đồng thuận ý chí, phù hợp với pháp luật
và đạo đức xã hội
Các nội dung, các điều khoản cơ bản của hợp đồng tín dụng được quy định tạiĐiều 51 Luật các tổ chức tín dụng
2 Xen các Điều 11, 12, 13, 14 Luật giao dịch điện tử năm 2005
Trang 141.2.4 Vấn đề hiệu lực của hợp đồng tín dụng:
Dựa trên các quy định có tính nguyên tắc của Bộ luật dân sự 2005 về điều kiện
có hiệu lực của giao dịch dân sự, một hợp đồng tín dụng, với tư cách là một loại hìnhgiao dịch dân sự đặc thù, chỉ có hiệu lực khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau:
- Chủ thể tham gia hợp đồng tín dụng phải có đủ năng lực pháp luật vànăng lực hành vi dân sự đầy đủ
- Mục đích và nội dung của hợp đồng tín dụng không trái với pháp luật vàđạo đức xã hội (Xem mục 1.2.3)
- Có sự đồng thuận ý chí giữa các bên cam kết trên nguyên tắc tự nguyện,bình đẳng và tự do ý chí
- Hình thức của hợp đồng tín dụng phải phù hợp với quy định của phápluật ngân hàng Đối với hợp đồng tín dụng, do tính chất rủi ro cao cho quyềnlợi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng này nên pháp luật ngânhàng đòi hỏi hình thức của hợp đồng tín dụng phải được xem là một trongnhững điều kiện có hiệu lực của hợp đồng (Xem mục 1.2.3)
Do Việt Nam chúng ta quan niệm hợp đồng tín dụng thuộc loại hợp đồng ưngthuận nên pháp luật quy định thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tín dụng chính
là thời điểm các bên đã thỏa thuận xong các điều khoản và đã ký tên, đóng dấu vào vănbản hợp đồng tín dụng Theo quy định này, việc chuyển giao tiền vay - giải ngân làmột nghĩa vụ hợp đồng của bên cho vay và nếu họ không thực hiện đúng nghĩa vụ này
mà lại gây thiệt hại tính được bằng tiền cho bên vay thì họ sẽ phải chịu trách nhiệmnộp phạt vi phạm hợp đồng và chịu cả trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1.2.5 Các loại hợp đồng tín dụng thông dụng giữa Ngân hàng và khách hàng
Hợp đồng tín dụng có tài sản bảo đảm
Dưới góc độ pháp lý, hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản là thỏathuận bằng văn bản, trong đó tổ chức tín dụng cam kết chuyển giao cho khách hàngvay sử dụng số tiền của mình trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn
Trang 15trả cả gốc và lãi trên cơ sở bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền vay bằng tài sản cầm cố,thế chấp của người vay hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba
Hợp đồng tín dụng không có tài sản bảo đảm
Trong thực tế, mặc dù có sự bảo đảm bằng tài sản cho các khoản vay của
tổ chức tín dụng là cần thiết nhưng không phải mọi khoản vay ở tổ chức tíndụng đều cần phải có sự bảo đảm bằng tài sản Đôi khi, những khoản cho vaykinh doanh hay cho vay tiêu dùng được cung cấp bởi một tổ chức tín dụng lạikhông cần phải có tài sản bảo đảm Nghiệp vụ này được các ngân hàng áp dụngđối với các khoản vay mà họ cho rằng người vay có đủ uy tín, có tình hình tàichính lành mạnh, có phương án sử dụng vốn khả thi và có khả năng trả nợ chắcchắn
1.3 Trách nhiệm pháp lý phát sinh do việc vi phạm hợp đồng tín dụng và giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng:
1.3.1 Trách nhiệm pháp lý do việc vi phạm hợp đồng tín dụng:
Vi phạm hợp đồng tín dụng là hành vi của một bên hoặc cả hai bên tham giahợp đồng, cố ý hoặc vô ý làm trái các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng
Về phương diện lý thuyết, một hành vi được coi là vi phạm hợp đồng tín dụng khi hành
vi đó thỏa mãn các điều kiện sau:
- Người thực hiện hành vi phải là các bên tham gia hợp đồng tín dụng (bênvay và cho vay)
- Trái với cam kết trong hợp đồng tín dụng, để chứng minh một hành vi rõràng là trái với cam kết trong hợp đồng tín dụng, bên có quyền lợi bị xâmhại bởi hành vi đó phải dẫn chứng về sự tồn tại một cam kết của ngườithực hiện hành vi, đồng thời phải chứng minh rằng người đó đã thực hiệnhành vi trái với những cam kết của chính họ trong hợp đồng tín dụng
- Bên thực hiện hành vi có một lỗi xác định là cố ý hoặc vô ý Đối với hợpđồng tín dụng, do nghĩa vụ của các bên là hết sức rõ ràng, cụ thể, xácđịnh và bao giờ cũng ghi rõ trong văn bản hợp đồng nên bên có quyền lợi
bị xâm hại chỉ cần chứng minh rằng bên đối tác đã không thực hiện hoặc
Trang 16thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết cũng đủ để dẫn chứng lỗi củangười đó Ngược lại, bên thực hiện hành vi trái với cam kết trong hợpđồng tín dụng phải chứng minh rằng mình không có lỗi, bằng cách dẫnchứng những sự kiện khách quan đã cản trở mình thực hiện nghĩa vụ đó.
- Hành vi đó nhằm xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên đốiước, hoặc xâm hại tới lợi ích khác như lợi ích chung của toàn xã hội, lợiích của tổ chức và cá nhân khác
Về nguyên tắc, mọi hành vi vi phạm hợp đồng tín dụng đều phải chịu tráchnhiệm pháp lý, dù rằng mức độ, tính chất và loại trách nhiệm pháp lý có thể là khácnhau, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra bởi hành vi đó như thế nào Có hai loại trách nhiệmpháp lý phát sinh do việc vi phạm hợp đồng tín dụng: trách nhiệm nộp phạt và tráchnhiệm bồi thường
1.3.2 Giải quyết tranh chấp
Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng được hiểu là tình trạng pháp lýcủa quan hệ hợp đồng tín dụng, trong đó các bên thể hiện sự xung đột hay bất đồng
ý chí với nhau về quyền và nghĩa vụ hoặc lợi ích phát sinh từ hợp đồng tín dụng.Một hợp đồng tín dụng chỉ được coi là có tranh chấp khi sự xung đột, bất đồng vềphương diện quyền lợi giữa các bên đã được thể hiện ra bên ngoài thông qua nhữngbằng chứng cụ thể và xác định được Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng
sẽ được giải quyết thông qua các con đường sau:
- Tự thương lượng
- Hòa giải giữa các bên tranh chấp thông qua trung gian
- Cơ chế tài phán (Theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc thủ tục tố tụngtrọng tài)
Trang 17CHƯƠNG HAI: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NAM Á – CHI NHÁNH THỦ ĐỨC
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Nam Á và Chi nhánh Thủ Đức
Ngân hàng TMCP Nam Á chính thức hoạt động từ ngày 21/10/1992, là mộttrong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập sau khi Pháp lệnh
về Ngân hàng được ban hành vào năm 1990, trong bối cảnh nước ta đang tiến hành đổimới kinh tế Qua 15 năm hoạt động, cơ sở vật chất và mạng lưới hoạt động của Ngânhàng ngày càng mở rộng, đời sống cán bộ nhân viên ngày càng được cải thiện, uy tíncủa Ngân hàng ngày càng được nâng cao
Từ những ngày đầu hoạt động, Ngân hàng Nam Á chỉ có 3 chi nhánh với số vốnđiều lệ 5 tỷ đồng và gần 50 cán bộ nhân viên Đến nay, qua những chặng đường phấnđấu đầy khó khăn và thách thức, Ngân hàng Nam Á đã không ngừng lớn mạnh, cómạng lưới gồm hơn 50 địa điểm giao dịch trên cả nước So với năm 1992, vốn điều lệhiện nay tăng gấp 270 lần, số lượng cán bộ nhân viên tăng gấp 20 lần, phần lớn là cán
bộ trẻ, nhiệt tình được đào tạo chính quy trong và ngoài nước, có năng lực chuyên môncao Trong quá trình hình thành và phát triển, Ngân hàng luôn quan tâm đến công tácđào tạo và phát triển nguồn nhân lực, coi cán bộ nhân viên là tài sản quý giá nhất củaNgân hàng
Trang 18Những năm gần đây, Ngân hàng Nam Á được biết đến là một trong những Ngânhàng TMCP phát triển ổn định, bền vững, có chất lượng tín dụng thuộc loại tốt và đượcNgân hàng Nhà nước đánh giá xếp loại A trong nhiều năm liền Ngân hàng Nam Á làmột trong số ít Ngân hàng tại Việt Nam được Ngân hàng Thế giới chọn để thực hiện
Dự án Tài chính Nông thôn II từ năm 2002
Thương hiệu Ngân hàng Nam Á đã được người tiêu dùng, cơ quan chức năngcông nhận thông qua các giải thưởng có giá trị như: Top Trade Services do Bộ CôngThương trao tặng, “Thương hiệu vàng” do Bộ Công Thương và Hiệp hội chống hànggiả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) trao tặng; năm 2007, Ngân hàng cònnhận được giấy chứng nhận “Nhãn hiệu nổi tiếng Quốc gia” do Hội sở hữu Trí tuệ ViệtNam trao tặng, là “Một trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam” do bảng xếp hạngTop 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500) công bố Ngân hàng Nam Á cònvinh dự đón nhận bằng khen của Thủ Tướng Chính phủ, bằng khen của UBNDTP.HCM nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập
Mục tiêu hiện nay của Ngân hàng Nam Á là phấn đấu đến năm 2020 sẽ trởthành một trong những ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại, có chất lượng phục vụngang tầm với các ngân hàng trong khu vự Đông Nam Á Trên cơ sở phát triển nhanh,vững chắc an toàn và hiệu quả, Ngân hàng Nam Á phấn đấu trở thành một trong cácngân hàng thương mại hàng đầu cả nước và không ngừng đóng góp cho sự phát triểnkinh tế của cộng đồng, xã hội
Bước vào giai đoạn mới, toàn ngành Ngân hàng Việt Nam đang trong quá trìnhhội nhập kinh tế quốc tế với nhiều thách thức nhưng cũng có nhiều cơ hội phát triển.Với mục tiêu phấn đấu giữ vững là một trong những Ngân hàng TMCP mạnh tại ViệtNam, Ngân hàng Nam Á đang xây dựng chiến lược “Phát triển mạnh mẽ nguồn nhânlực” Phần lớn cán bộ nhân viên của Ngân hàng Nam Á được đào tạo và đào tạo lạinhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn những kỹ năng và trình độ chuyên môn cần thiết, camkết phục vụ hài lòng khách hàng, trung thực trong giao dịch và đoàn kết vì mục tiêuchung của Ngân hàng
Cùng với chiến lược phát triển nguồn nhân lực, với phương châm luôn cung cấp
“Giá trị vượt thời gian”, Ngân hàng tập trung nâng cao năng lực tài chính; đầu tư phát
triển công nghệ thông tin theo hướng hiện đại hoá phù hợp với công nghệ ngân hàng
Trang 19trong khu vực và thế giới; mở rộng mạng lưới hoạt động, đa dạng hoá các sản phẩm,dịch vụ ngân hàng; đồng thời chú trọng việc tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ, tạo
an toàn trong hoạt động; quảng bá rộng rãi thương hiệu Ngân hàng Nam Á, tiếp tục làngười bạn đồng hành của doanh nghiệp, các tiểu thương, các hộ gia đình và cá nhân đểcùng nhau phát triển
2.1.2 Mô hình tổ chức bộ máy
2.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Nam Á - Chi nhánh Thủ Đức
Bên cạnh việc tập trung nguồn lực vào việc củng cố, nâng cao chất lượng cáchoạt động chủ yếu là các hoạt động dịch vụ ngân hàng, hướng tới chuẩn mực quốc tếnhằm đảm bảo sự phát triển an toàn và bền vững của ngân hàng, NAM A BANK tiếptục đẩy mạnh kinh doanh, duy trì nhịp độ tăng trưởng trên tất cả các mảng kinh doanh
Trang 20Nằm trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh, ngày 07/12/2005 Ngân hàngTMCP Nam Á đã chính thức khai trương chi nhánh cấp II Thủ Đức, tọa lạc tại số 733Kha Vạn Cân, Phường Linh Tây, Quận Thủ Đức, TP.HCM Tại thời điểm 2005, chúng
ta phân chia chi nhánh thành chi nhánh cấp I và cấp II, nhưng hiện nay trong cơ cấucủa ngân hàng TMCP thì không còn tồn tại khái niệm cấp I, cấp II nữa mà chỉ có chinhánh và phòng giao dịch, do vây hiện tại thì chi nhánh Thủ Đức không còn mang tên
là chi nhánh cấp II Thủ Đức Chi nhánh sẽ áp dụng và cung cấp đầy đủ các dịch vụngân hàng có chất lượng cao tới các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và đông đảotầng lớp dân cư trên địa bàn: mở tài khoản, tiết kiệm, chi trả kiều hối, thanh toán Séc
du lịch, thu đổi ngoại tệ, cho vay, bảo lãnh…
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thủ Đức khá đơngiản: một phòng tín dụng, một phòng kế toán (đồng thời cũng là phòng giao dịch),giám đốc chi nhánh trực tiếp quản lý các phòng ban
2.3 Hoạt động tín dụng và tình hình thực hiện hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thủ Đức.
2.3.1 Các qui định chung về cấp phát tín dụng
Chiếu theo thể lệ tín dụng của Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thủ Đức,chúng ta có các qui định chung về cấp phát tín dụng như sau:
2.3.1.1 Đối tượng cho vay
Bao gồm các đối tượng sau:
- Cá nhân, hộ kinh doanh cá thể
- Các tổ chức doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, doanh nghiệp liên doanh,doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân
2.3.1.2 Điều kiện cho vay
Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ vàchịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:
- Đối với khách hàng là cá nhân – tổ chức Việt Nam:
Tổ chức phải có năng lực pháp luật dân sự
Trang 21 Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật vànăng lực hành vi dân sự.
Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lựchành vi dân sự
Đại diện tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vidân sự
Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực phápluật và năng lực hành vi dân sự
- Đối với khách hàng là cá nhân, tổ chức nước ngoài:
Các đối tượng này phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vidân sự theo quy định của pháp luật của quốc gia mà tổ chức đó cóquốc tịch hoặc các nhân đó là công dân
Pháp luật của các quốc gia nước ngoài đó phải được Bộ Luật dân sự
2005, hoặc các văn bản pháp luật khác của Việt Nam, hoặc điềuước quốc tế mà nước Cộng hòa xã họi chủ ngĩa Việt Nam ký kếttham gia hoặc có quy định
- Đối với trường hợp khách hàng vay hoặc người bảo lãnh là cá nhân trên
70 tuổi (có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ) phảitrình hội đồng tín dụng – đầu tư Hội sở xem xét, quyết định cho từngtrường hợp cụ thể
Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi
và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi vàphù hợp với quy định của pháp luật
Khách hàng phải có vốn tự có tham gia vào phương án sản xuấtkinh doanh Đối với các khoản cho vay trung, dài hạn: tỷ lệ vốn tự có củakhách hàng tham gia vào dự án đầu tư tối thiểu là 30% tổng nhu cầu vốn của
dự án nếu là dự án mới, và tối thiểu là 20% nếu là dự án mở rộng, cải tạo,nâng cấp, cải tiến kỹ thuật