Đánh giá hoạt động cho vay của ngân hàng Nam Á– chi nhánh Thủ Đức:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện Duong Thanh Phúc (Trang 32 - 39)

Xét cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay cho thấy Ngân hàng Nam Á Thủ Đức chủ yếu cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng khá nhỏ. Hoạt động tín dụng tại ngân hàng gồm hai đối tượng chính là khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp.

2.5.1 Ưu điểm:

Cán bộ, nhân viên của Ngân hàng Nam Á nói chung, chi nhánh Thủ Đức nói riêng luôn có thái độ làm việc rất nghiêm túc và cần mẫn. Với sự nhiệt tình trong công việc, Ngân hàng Nam Á – Chi nhánh Thủ Đức luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và đảm bảo việc thực hiện quy chế - quy trình cho vay.

Các cán bộ tín dụng, nhân viên phòng kế toán, các giao dịch viên là những cá nhân có kinh nghiệm trong công tác chuyên môn mà mình phụ trách, hầu hết là vẫn đang trong độ tuổi 25 – 35, độ tuổi tràn đầy nhiệt huyết cống hiến cho đất nước.

NHNN luôn có những quyết định cụ thể nhằm thay đổi các cơ chế cho vay từ huy động vốn đến lãi suất cho vay phù hợp với yêu cầu của thị trường, Ngân hàng Nam Á – chi nhánh Thủ Đức cũng cập nhật rất nhanh chóng các văn bản luật, phục vụ ngày càng chuyên nghiệp cho các khách hàng đi vay.

2.5.2 Tồn tại:

Thứ nhất, về hợp đồng tín dụng. Theo mẫu số 4a/HĐTD/QTCV của ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thủ Đức không hề có mục cơ sở pháp lý cho hợp đồng, mà đi thẳng vào phần chủ thể của hợp đồng. Bên cạnh đó, trong Điều 12 của hợp đồng tín dụng có ghi “những điều khoản không được quy định trong hợp đồng này sẽ được áp dụng theo quy chế cho vay của ngân hàng TMCP Nam Á và quy định của pháp luật hiện hành”. Như vậy, ta có thể ngầm hiểu rằng cơ sở pháp lý của hợp đồng tín dụng này là quy chế cho vay và một số quy định khác của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, sự quy định như vậy là quá chung chung, không nêu bật lên được cơ sở của hợp đồng, sẽ rất khó để lấy cơ sở giải quyết khi có mâu thuẫn hay tranh chấp xảy ra. Chắc có lẽ vì ngân hàng luôn nắm đằng “chuôi” nên khi có vấn đề vướng mắc xảy ra, mà thường là do lỗi của bên khách hàng đi vay, thì ngân hàng luôn ở thế thượng phong. Thường thì mỗi khi bên khách hàng chậm nộp tiền lãi hàng tháng, đến thời điểm mà khoản nợ chuyển thành nợ xấu thì cán bộ tín dụng sẽ chuẩn bị giấy tờ, được gọi là đơn kiện, để gởi đến tòa án nhân dân Quận. Tranh chấp về hợp đồng tín dụng là tranh chấp về kinh doanh, thương mại giữa các tổ chức có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận. Vì vậy, căn cứ vào điểm m, khoản 1, Điều 29, Điều 34, khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự; khoản 3 Nghị quyết số 32/2004/QH11 ngày 15/6/2004 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 1 Nghị quyết số 742/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 24/12/2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc giao thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự quy định tại Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự cho các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, do vậy thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân Quận, huyện nơi mà bị đơn cư trú. Cán bộ tín dụng luôn áp dụng theo luật, đúng luật, hay nói cách khác, Ngân hàng Nam Á luôn giải quyết tranh chấp đúng luật nhưng lại không hề nêu ra cơ sở pháp lý đó một cách chính thức và rõ ràng trong hợp đồng tín dụng.

Thứ hai, các quy định về lãi suất cho vay ngắn hạn, lãi suất huy động vốn của NHNN trước ngày 14/04/2010 tạo khá nhiều khó khăn cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nam Á nói chung, chi nhánh Thủ Đức nói riêng.

Đối với lãi suất cho vay, tính đến thời điểm này đã trải qua 06 giai đoạn chính sau:

• Giai đoạn 1: lãi suất cho vay được ấn định mức cụ thể (Từ ngày 01/10/1982 – 01/7/1987):

Đặt nền tản cho quy định này là Nghị định số 165/HĐBT ngày 23/9/1982. Theo đó, Nghị định xác định hai chủ thể cho vay là Ngân hàng và Hợp tác xã (HTX) tín dụng. Đối với Ngân hàng quy định gồm (i) cho vay vốn lưu động và (ii) cho vay vốn cố định; Đối với HTX Tín dụng chia mức cho vay thành mức ngắn hạn và mức còn lại.

• Giai đoạn 2: áp dụng mức trần và sàn đối với lãi suất cho vay (Từ ngày 01/7/1987– 01/01/1996):

Vào ngày 29/6/1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 99-HĐBT quy định:

- Cho vay vốn lưu động trong giới hạn 2,4% đến 6%/tháng. - Cho vay vốn cố định từ 2,1% đến 5,4%/tháng.

• Giai đoạn 3: áp dụng mức trần lãi suất cho vay (Từ ngày 01/01/1996 – 05/8/2000):

Với quyết định 381/QĐ-NH1 ngày 28/12/1995, NHNN chính thức bỏ mức sàn mà chỉ áp dụng trần lãi suất cho vay.

• Giai đoạn 4: lãi suất cho vay được vận dụng bằng cơ chế lãi suất cơ bản cộng với biên độ giao động trong từng thời kỳ (Từ ngày 05/8/2000 – 01/6/2002)

Theo quyết định số 241/2000/QĐ-NHNN1 ngày 02/8/2000, lãi suất cho vay của các NHTM không phải tuân theo mức trần. NHNN chính thức công bố định kỳ lãi suất cơ bản và biên độ giao động. NHTM sẽ tự mình đưa ra các mức lãi suất cho phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN ngày 30/5/2002 lãi suất cho vay được hoàn toàn thả nổi theo nguyên tắc tự do thỏa thuận giữa bên đi vay và NHTM;

Cũng cần nói thêm rằng, trước đó vào ngày 29/5/2001 NHNN đã chính thức thả nổi lãi suất cho vay bằng USD cho các NHTM theo Quyết định số 718/2001/QĐ-NHNN.

• Giai đoạn 6: áp dụng mức trần lãi suất cho vay (Từ ngày 19/5/2008 đến nay )

Cũng như quy định tại quyết định 381/QĐ-NH1 ngày 28/12/1995 về mức trần cho vay nhưng tại Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008 NHNN đưa ra cách xác định mức trần có khác đó là lãi suất cho vay không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN quy định.

Từ khi thành lập, năm 1992, đến nay, Ngân hàng Nam Á đã trải qua những bước thăng trầm với lãi suất. Ở giai đoạn 3, NHNN áp dụng mức trần lãi suất cho vay, việc quy định như vậy là hạn chế khả năng cho vay của Ngân hàng nói chung, ngân hàng Nam Á nói riêng. Qua các giai đoạn tiếp theo, bắt đầu từ năm 2000 lãi suất cũng thay đổi thường xuyên, ngày 01/06/2002 NHNN cho phép lãi suất cho vay thả nổi, tự do theo thỏa thuận của hai bên (bên vay và bên cho vay). Thế nhưng mỗi quyết định cho phép lãi suất thả nổi ra đời lại mâu thuẫn với Bộ luật dân sự năm 1995. Trong bộ luật dân sự 1995, điều 473, khoản 1 có quy định: “Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không

được vượt quá 50% của lãi suất cao nhất do Ngân hàng nhà nước quy định đối với loại cho vay tương ứng”. Thời điểm đó đúng là đã làm cho Ngân hàng Nam Á lúng túng, có

khi áp dụng theo quyết định của NHNN thì lại vô tình làm trái với quy định của Bộ luật dân sự 1995, nhưng nếu áp dụng quyết định của NHNN mà có sự tham khảo của bộ luật dân sự 1995 thì lại hạn chế nhu cầu vay, đánh mất khách hàng. Cho đến năm 2008, NHNN lại ra quyết định số 16/2008/QĐ – NHNN đã điều chỉnh lại “lỗi lầm” này, nhưng lại quy định lại lãi suất trần như năm 1995. Vậy là qua những năm đổi mới, luật chúng ta lại quay lại điểm xuất phát ban đầu. Chính lãi suất trần cho vay đã cản trở quy luật cung – cầu về vốn trên thị trường. Khi mà tỷ lệ huy động vốn bị giới hạn, Ngân hàng Nam Á

lại bị ràng buộc về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng3, nay lại áp dụng mức trần lãi suất, sẽ khiến cho quá trình cho vay bị co lại, do vốn không huy động đủ đảm bảo cho tỷ lệ an toàn như đã nói, nên hoạt động cho vay sẽ giới hạn, có khi ngưng cho vay. Cụ thể là từ ngày 01/03/2010 đến nay, Ngân hàng Nam Á đã ra thông báo ngưng cho vay đối với khách hàng mới, chỉ tiếp tục duy trì các hoạt động cho vay với các khách hàng cũ, hoặc các hợp đồng tín dụng đã ký kết trước đó. Đến ngày 14/04/2010, NHNN ban hành Thông tư số 12/2010/TT-NHNN hướng dẫn tổ chức tín dụng cho vay bằng VND đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận. Với thông tư này, chỉ đạo của Chính phủ về việc mở cơ chế thỏa thuận lãi suất đối với các khoản vay ngắn hạn chính thức được triển khai, sau khi cơ chế trên đã được mở đối với các khoản vay trung và dài hạn trước đó. Theo nội dung Thông tư, các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay bằng VND phải niêm yết công khai lãi suất cho vay ở mức hợp lý, trên cơ sở cung – cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng vay, tiết kiệm chi phí hoạt động, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn vay để phát triển sản xuất – kinh doanh, nhất là khu vực nông nghiệp và nông thôn, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tổ chức tín dụng điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp với mức biến động của lãi suất huy động vốn bằng VND và mục tiêu, giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước về lãi suất cho vay bằng VND theo nhu cầu vay và các văn bản của tổ chức tín dụng quy định về lãi suất cho vay ngay sau khi ban hành. Và thông tư trên có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/4/2010. Nhưng vấn đề đặt ra là các nhà lập pháp làm sao để quản lý thực trạng lãi suất cho vay thỏa thuận. Cái vướng mắc ở đây như đã nói ở trên là ở chỗ: nếu bãi bỏ hoàn toàn chính sách lãi suất trần sẽ vi phạm Bộ luật dân sự năm 2005.

Thứ ba, về hồ sơ và thủ tục cho vay còn rờm rà, phức tạp. Quy trình cho vay của NHTMCP Nam Á – Chi nhánh Thủ Đức chưa phân rõ sự khác biệt giữa thủ tục cho vay ngắn hạn và thủ tục cho vay trung và dài hạn. Ví dụ, đối với những khoản vay ngắn hạn, quy mô khoản vay nhỏ thì thủ tục vay cũng không khác so với những khoản vay trung và dài hạn có mức vay lớn. Điều này làm mất thời gian của khách hàng và cán bộ tín dụng. Trên thực tế khách hàng rất ngại vay tại ngân hàng thường yêu cầu nhiều thủ tục phức tạp mà sẽ chọn ngân hàng có thủ tục vay đơn giản, dễ hiểu và nhanh chóng.

3 Xem quyết định số 457/2005/QĐ – NHNN, ban hành ngày 19/04/2005, được sửa đổi, bổ sung bởi quyết định số

Thứ tư, nguồn thông tin đánh giá khách hàng còn một số hạn chế. NHTMCP Nam Á – Chi nhánh Thủ Đức còn chưa chú trọng đến việc thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau để phục vụ cho giai đoạn phân tích tín dụng, đặc biệt là đối với khách hàng mới. Cơ sở dữ liệu về khách hàng lưu trữ tại Chi nhánh Thủ Đức hiện còn khá ít. Chi nhánh hiện vẫn chưa có phần mềm lưu trữ thông tin tín dụng, việc lưu trữ hồ sơ vẫn thực hiện thủ công nên sẽ gây ra không ít khó khăn cho việc tra cứu về sau.

Để phân tích khả năng và ý chí trả nợ của khách hàng, Chi nhánh Thủ Đức chủ yếu dựa vào các thông tin do khách hàng cung cấp, trong khi thông tin này lại khó có thể kiểm tra lại tính trung thực, do các số liệu này đã được khách hàng chỉnh sửa nên các nhận định về khả năng và ý chí trả nợ của khách hàng thường sai lệch. Thông tin thứ cấp từ các nguồn như: bạn hàng, đối thủ cạnh tranh, thông tin CIC, thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng và các cấp chính quyền mà đặt biệt là thông tin phỏng vấn khách hàng vẫn chưa được tận dụng một cách triệt để. Bên cạnh đó, việc trao đổi thông tin giữa các khách hàng với nhau vẫn hầu như không có. Hơn nữa, do sự hiểu biết còn hạn chế về lĩnh vực mà khách hàng đang kinh doanh nên cán bộ tín dụng khó có thể đánh giá chính xác về họ. Từ đó dẫn đến hạn chế trong quyết định cho vay.

Thứ năm, luật tổ chức tín dụng 1997, sửa đổi bổ sung 2004, có quy định về việc cho vay tín chấp, nhưng tiềm lực của các ngân hàng tại Việt Nam nói chung, ngân hàng Nam Á nói riêng chưa đủ để đáp ứng. Trong khi đó, nhu cầu vay vốn luôn tăng mạnh, điều này làm cho luật đề ra trở nên “vô dụng”, không áp dụng được vào thực tiễn. Khoản 2, Điều 52 Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 quy định: “Tổ chức tín dụng cho vay trên cơ sở có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ ba; không được cho vay trên cơ sở cầm cố bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng cho vay”. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng năm 2004 sửa đổi khoản 2 nêu trên như sau: “Tổ chức tín dụng có quyền xem xét, quyết định cho vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ ba và chịu trách nhiệm về quyết định của mình…”. Luật đề ra, nhưng trên thị trường tài chính Việt Nam, hiện nay rất hiếm có cá nhân, tổ chức nào tạo đủ sự “tin tưởng” đối với ngân hàng. Do vậy, khi khách hàng yêu cầu vay theo loại hợp đồng này, ngân hàng Nam Á cũng khá khó khăn trong việc giải thích, đôi lúc sẽ khiến cho các khách hàng có ấn tượng không tốt về ngân hàng, và có suy nghĩ rằng "các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sản phẩm vay không phong phú và đầy đủ cho khách hàng, có thể điều đó sẽ gây sự không

Hiện nay bất kỳ một khoản vay nào tại ngân hàng Nam Á – chi nhánh Thủ Đức cũng phải có tài sản bảo đảm hoặc phải có bảo lãnh bằng tài sản của người bảo lãnh. Mặt khác, tài sản mà doanh nghiệp đem thế chấp thường định giá thấp hơn so với giá thị trường. Tại ngân hàng:

Giá trị tài sản đảm bảo (là quyền sử dụng đất) = Giá trị quyền sử dụng đất + Gía trị tài sản gắn liền với đất.

Trong đó, giá trị tài sản đảm bảo không được vượt quá 90% giá trị thị trường. Đối với khách hàng cũ, tài sản thế chấp là bất động sản mức cho vay tối đa 70% giá trị tài sản đảm bảo, khách hàng mới là 60%. Đối với động sản cầm cố thì mức cho vay tối đa chỉ bằng 60% giá trị tài sản. Như vậy, số tiền mà doanh nghiệp được vay rất thấp, không đáp ứng được nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Đây cũng là trở ngại khiến cho nhiều doanh nghiệp còn ngần ngại khi đến vay vốn tại ngân hàng vì một phần họ không có tài sản thế chấp hoặc là có tài sản nhưng tài sản bị định giá thấp thì khó có thể vay đủ số vốn cần thiết.

Thứ sáu, sản phẩm tín dụng của ngân hàng Nam Á Thủ Đức chưa phong phú.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện Duong Thanh Phúc (Trang 32 - 39)