CHUYÊN ĐỀ “ XÂY DỰNG NHÀ TRƯỜNG THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” I.ĐẶT VẤN ĐỀ : Năm học 2008 – 2009, năm học đầu tiên Bộ Giáo dục – đào tạo triển khai thực hiện mô hình xây dựng “nhà trường thân thiện, học sinh tích cực”. Đây là mô hình cải thiện linh hoạt các hoạt động thường ngày của nhà trường nhằm làm cho các hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng, vui tươi, nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Bộ GD-ĐT đã triển khai thí điểm tại 50 trường học ( THCS Bắc Lý, THCS Vạn Phúc ) và đã thu được nhiều kết quả khả quan. Trên cơ sở đó, từ năm học 2008- 2009, Bộ tổ chức xây dựng mô hình này ở tất cả các trường THCS và tiểu học trong cả nước. Chuyên đề này nhằm giúp chúng ta hiểu được khái niệm, yên cầu , tiêu chí cũng như nội dung của mô hình nhà trường thân thiện đề từ năm học 2008 – 2009 này bắt đầu xây dựng trường THCS Trương Công Định thành một trường THCS thân thiện. II.NỘI DUNG : 1. Kính mời quý thầy cô cho biết ai là người phát động thi đua xây dựng “ nhà trường thân thiện, học sinh tích cực ”? Địa điểm phát động ? Thời gian phát động ? 2. Trường học thân thiện là gì ? Là một cách tiếp cận trên cơ sở tôn trọng quyền trẻ em và nhằm khuyến khích học sinh khỏe mạnh, hài lòng với việc học tập và được giáo viên nhiệt tình dạy dỗ cùng với sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng đề các em có thể phát triển hết tiềm năng của mình trong một môi trường an toàn và đấy đủ dinh dưỡng. Yếu tố thân thiện được thể hiện ở sự động viên, khuyến khích học sinh, giáo viên và các đối tượng liên quan tham gia xây dựng môi trường giáo dục ( Hội CMHS, Ban Bảo vệ chăm sóc bà mẹ - trẻ em…) với tình thương yêu và trách nhiệm nhẳm đạt được các mục tiêu giáo dục của nhà trường. 3. Thành tố ( yêu cầu ) của trường học thân thiện : ? Thầy (cô) cho biết trường chúng ta đã có những hoạt động nào thể hiện sự quan tâm đền hoàn cảnh gia đình học sinh 1/ Tiếp cận tất cả trẻ em đến trường - điều tra và giúp đỡ tất cả trẻ em tại địa phương đi học và hoàn thành cấp học THCS. - tôn trọng sự đa dạng và khác biệt của cá nhân học sinh. - quan tâm đến nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt ( hoàn cảnh khó khăn ). 2. Hiệu quả giáo dục : - có nội dung giáo dục, hoạt động giáo dục phù hợp với nhu cầu và cuộc sống của học sinh tại địa phương. ? Thầy ( cô ) hãy nêu cho hội nghị biết phương pháp giảng dạy đặc trưng bộ môn ? Phương pháp nào có hiệu quả nhất ? - sử dụng hình thức tổ chức và phương pháp dạy và học tích cực, - Bảo đảm có cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và các nguồn lực cần thiết, phù hợp. - đánh giá thường xuyên kết quả học tập và sự phát triển toàn diện của học sinh. - có các hoạt động hỗ trợ nhằm tạo tâm lý học tập thoải mái, gắn liền với việc bảo vệ gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. 3. Môi trường lành mạnh, an toàn, hỗ trợ và bảo vệ : - nhà trường xây dựng và thực hiện quy định nhằm đảm bảo môi trường an toàn, không bạo lực, có sự hổ trợ cho giáo viên và học sinh. - có cơ sở vật chất an toàn, phù hợp và hợp vệ sinh. - giáo dục sống khỏe mạnh và kỹ năng sống. - cung cấp hoặc phối hợp để cung cấp các dịch vụ y té, hỗ trợ tâm lý thân thiện đối với học sinh. - tạo môi trường bình đẳng, thân thiện và khuyến khích trẻ 4. Bình đẳng giới : - đảm bảo bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục có chất lượng cho cả học sinh và học sinh nữ. 5. Sự tham gia : học sinh, gia đình, cộng đồng và nhà trường cùng tham gia xây dựng trường học thân thiện : ? Theo thầy ( cô ), học sinh có thể đóng góp ý kiến vào các hoạt động nào của nhà trường - có quy định để học sinh có thể đóng góp ý kiến cho các hoạt động của nhà trường và tham gia vào các tổ chức của học sinh và nhà trường. - thực hiện cơ chế huy động sự tham gia của cha mẹ học sinh vào việc xây dựng các chủ trương, kế hoạch của nhà trường, vào công tác quản lý nhà trường, hỗ trợ sự phát triển và bảo vệ trẻ vị thành niên. - thực hiện cơ chế huy động sự tham gia của các thành viên công đồng, các cơ quan đoàn thể vào việc phát triển, quản lý nhà trường và bảo vệ nhà trường. III. KẾT LUẬN : Trường học thân thiện, trước hết, phải là trường học tiếp nhận tất cả trẻ em trong độ tuổi, nhất là cấp TH, cấp THCS là các cấp học phổ cập giáo dục, đến trường; nhà trường phải chịu trách nhiệm về công tác phổ cập giáo dục đối với địa phương nơi trường . Nhà trường phải tạo điều kiện để thực hiện bình đẳng về quyền lợi học tập cho thanh thiếu niên, không phân biệt bất kỳ sự khác nhau nào về tình trạng kinh tế gia đình, giới tính, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, ngôn ngữ, vùng miền, phong tục tập quán , kể cả trẻ em lành lặn và trẻ em khuyết tật có ý chí thiết tha và khả năng học tập. Nhà trường phải tận tình giúp đỡ học sinh chưa ngoan, giúp đỡ học sinh học lực yếu kém, giảm lưu ban, bỏ học, vận động những học sinh đã bỏ học lại đến trường, cùng với Ban đại diện cha mẹ học sinh tận tâm cưu mang, giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn. * 3 NỘI DUNG TRỌNG TÂM CỦA “TRƯỜNG HỌC THÂN THỆN ” Cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện” nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng trong mỗi trường học môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn tạo cơ sở vững chắc cho việc nâng cao chất lượng giáo dục. Trường học thân thiện không tự nhiên mà có, mà là kết quả của quá trình phấn đấu gian khổ, phối hợp nhiều lực lượng, trong đó thầy và trò là lực lượng nòng cốt, sẽ trở thành hiện thực sau một quá trình tự hoàn thiện, khắc phục yếu kém, thách thức, là mô hình của trường chuẩn quốc gia. Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT thì trường học thân thiện không phải là một mô hình hoàn toàn mới ở nước ta mà trên thực tế đã có nhiều điển hình tiên tiến đã và đang phấn đấu thực hiện. Trong xu thế hội nhập, việc xây dựng và thực hiện mô hình trường học thân thiện cần kết hợp từ lý luận và thực tiễn trong nước với việc tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới. Do nội dung của “Trường học thân thiện” khá phong phú, nên trước mắt Bộ GD-ĐT sẽ tập trung vào 3 nội dung trọng tâm của Cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện”, cụ thể: 1. Học tốt: Động viên và tiếp nhận tất cả trẻ em ở độ tuổi đến trường, đảm bảo học tập hết cấp học; xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn; từng bước nâng cấp cơ sở vật chất, xây dựng trường học khang trang xanh - sạch - đẹp; thầy đổi mới phương pháp dạy học, trò học tập hứng thú; giảm lưu ban, bỏ học để nâng cao hiệu quả giáo dục. 2. Đẩy mạnh việc “chơi mà học”: Nâng cao chất lượng các hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ, vui chơi trong đó coi trọng việc đưa trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học phù hợp với lứa tuổi vào nhà trường. 3. Mỗi trường hoc là một địa chỉ nhận chăm sóc công trình văn hoá, lịch sử: Động viên học sinh tham gia chăm sóc các công trình văn hoá lịch sử của đất nước, mỗi nhà trường nhận hỗ trợ chăm sóc, bảo vệ, tôn tạo một số khu di tích lịch sử, văn hoá, tích cực chăm lo xây dựng các công trình công cộng, trồng cây, chăm sóc cho đường phố, ngõ xóm sạch sẽ. Ngành giáo dục sẽ chọn 5 khu di tích lịch sử tiêu biểu để hỗ trợ việc chăm sóc, đó là các công trình: 1. Khu mộ của Cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ở tỉnh Đồng Tháp; 2. Đền thờ nhà giáo bậc thầy Chu Văn An ở tỉnh Hải Dương; 3. Khu lưu niệm Bác Hồ viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến tại TP. Hà Đông, tỉnh Hà Tây, nơi chúng ta tổ chức Lễ phát động này; 4. Ngã ba Đồng Lộc ở tỉnh Hà Tĩnh, một chiến tích của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại chống đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta 5. Nghĩa trang Liệt sỹ giáo dục ở tỉnh Tây Ninh. THCS TRƯƠNG CÔNG ĐỊNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BỘ PHẬN : HĐNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số : 01/KHTĐ - HĐNG /// NGHỊ QUYẾT V/v : PHÁT ĐỘNG THI ĐUA XÂY DỰNG “NHÀ TRƯỜNG THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” -Căn cứ chỉ thị số 40/2008/CT – BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành ngày 22/07/2008. -Căn cứ chỉ đạo của Sở GD-ĐT Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Phòng Giáo dục – Đào tạo Huyện Tân Thành về việc phát động thi đua xây dựng “ Nhà trường thân thiện, học sinh tích cực”. -Căn cứ kế hoạch Tháng 10/2008 của Hiệu trưởng trường THCS Trương Công Định. Nay bộ phận HĐNG lập kế hoạch phát động thi xây dựng “ Nhà trường thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008 - 2013, cụ thể : I. MỤC TIÊU : 1)Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội. 2.)Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả. 3) Kết hợp với 2 phong trào thi đua “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và “ đẩy mạnh phong trào khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”. II.YÊU CẦU : 1)Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh khi đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ. 2)Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. 3)Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế. 4)Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng cho học sinh. 5)Phong trào thi đua phải đảm bảo tính tự giác, không gây áp lực quá tải trong công việc của nhà trường, sát với điều kiện ở cơ sở.Nội dung cụ thể của phong trào là do cơ sở tự chọn, phù hợp với điều kiện của nhà trường, làm cho chất lượng giáo dục được nâng lên và có dấu ấn của địa phương một cách mạnh mẽ. III. NỘI DUNG : 1) Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn - Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh. - Tổ chức để học sinh trồng cây vào dịp đầu xuân và chăm sóc cây thường xuyên. Thực hiện tốt cam kết chăm sóc bồn hoa của lớp. - Trường có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. - Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân ; không xả rác bừa bãi. 2) Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh giúp các em tự tin trong học tập. - Thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh. - Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao. 3) Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh - Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm ; nâng cao tính tự lực tự quản của các em. - Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. Chấm dứt việc nô đùa nguy hiểm. - Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. Chấm dứt các vi phạm đánh nhau, tụ tập băng nhóm… 4) Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh - Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh : tham gia Hội khỏe Phù Đổng các cấp, tổ chức Hội diển Văn nghệ Mừng Đảng – mừng Xuân và tham gia các Hội diễn văn nghệ tại địa phương. - Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh : Chi đoàn tổ chức và duy trì sân chơi cuối tháng. 5) Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương - Trường nhận chăm sóc một di tích lịch sử, văn hóa hoặc di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn; tuyên truyền, giới thiệu các công trình, di tích của địa phương với b . chí cũng như nội dung của mô hình nhà trường thân thiện đề từ năm học 2008 – 2009 này bắt đầu xây dựng trường THCS Trương Công Định thành một trường THCS thân thiện. II.NỘI DUNG : 1. Kính mời. XÂY DỰNG NHÀ TRƯỜNG THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” I.ĐẶT VẤN ĐỀ : Năm học 2008 – 2009, năm học đầu tiên Bộ Giáo dục – đào tạo triển khai thực hiện mô hình xây dựng nhà trường thân thiện, học. ai là người phát động thi đua xây dựng “ nhà trường thân thiện, học sinh tích cực ”? Địa điểm phát động ? Thời gian phát động ? 2. Trường học thân thiện là gì ? Là một cách tiếp cận trên cơ