1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng sơ đồ tư duy kết hợp với phương pháp kỹ thuật dạy học trong giảng dạy Địa lý nhà trường Trung học Phổ Thông

23 936 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 188 KB

Nội dung

XÂY DỰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP – KỸ THUẬT DẠY HỌC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHƯƠNG I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài - Trong xu hướng xã hội hiện nay việc chuyển tải nội dung kiến thức trong dạy và học môn Địa lý ở nhà trường THPT có nhiều vấn đề bất cập . Người học một cách miễn cưỡng , hoặc học sinh học chỉ mang tính đối phó , chưa thực sự coi đó là một bộ môn khoa học bổ ích . - Kiến thức của bộ môn Địa Lý là rất cần thiết liên quan nhiều đến các vấn đề thực tiễn của quá trình phát triển kinh tế xã hội . Mang tính giáo dục kỹ năng sống , kỹ năng hội nhập và đặc biệt hơn nữa là những kiến thức trong bảo vệ môi trường phòng chống thiên tai . Những vấn đề về ô nhiễm môi trường đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người - Sự cần thiết của học sinh trong việc chắc chắn về kỹ năng và kiến thức cùng với những ứng dụng thực tiễn khoa học Địa lý trong tương lai khi trở thành những người lao động chính thức trong xã hội - Hơn nữa học sinh trường THPT Nông Cống I đa phần là các em có năng lực học tập tốt , lại thiên về các môn học tự nhiên . Môn học Địa lý là một bộ môn có tính chất tổng hợp bao gồm cả Tự nhiên - Xã hội và Tư duy nên việc tiếp cận với bộ môn này đối với các em không phải là vấn đề quá khó khăn . Vấn đề dặt ra ở chỗ cần có những phương pháp tích cực nhằm kích thích năng lực tự học tự làm việc phù hợp với phương pháp dạy học ngày nay là lấy người học làm trung tâm , thầy chủ đạo , trò chủ động . - Bên cạnh đó khi mà đại đa số các em học sinh đều theo học các ban thuộc khoa học tự nhiên . Việc dạy bộ môn địa lý chủ yếu chỉ mang tính chất đại trà , vì vậy vấn đề đặt ra là cần có phương pháp thích hợp vừa đảm bảo nội dung kiến thức vừa đảm bảo không mất quá nhiều thời gian cho việc tiếp cận và học môn địa lý ở nhà Trường Trung Học Phổ Thông . 1 - Như đã trình bày ở trên . Xuất phát từ tình hình xu hướng xã hội và nhu cầu thực tiễn của học sinh vừa đảm bảo yêu cầu về nội dung giáo dục , việc dạy Địa Lý cần phải đảm bảo được chất lượng đại trà đáp ứng được nhu cầu về giáo dục . * Đặc biệt khi lựa chọn đề tài này tôi đã từng tham gia lớp tập huấn về các phương pháp – kỹ thuật dạy học , qua học tập trao đổi với đồng nghiệp tôi nhận thấy còn có khá nhiều bạn bè đồng nghiệp còn có sự mơ hồ khi sử dụng tổng hợp các phương pháp kỹ thuật dạy học này ví dụ như việc ứng dụng kỹ thuất “ KWL” , kỹ thuật khăn phủ bàn , mảnh ghép …và đặc biệt hơn nữa là việc ứng dụng tổng hợp và uyển chuyển các phương pháp , kỹ thuật để có một bài giảng trên lớp thành công . Trong khi việc sử dụng phương pháp xây dựng sơ đồ tư duy kết hợp với các phương pháp kỹ thuật dạy học có khả năng đáp ứng những yêu cầu đó . * Một lý do quan trọng nữa đó là : Việc sử dụng sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy , đây là con đường dễ nhất để chuyển tải thông tin vào não bộ rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não . Đồng thời là một phương tiện ghi chép đầy hiệu quả và sáng tạo theo đúng ý nghĩa của nó “ Sắp xếp ý nghĩ ” . Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học mang lại hiệu quả cao , phát triển được tư duy logic , khả năng phân tích tổng hợp , học sinh nhớ bài lâu , hiểu bài , thay cho việc ghi nhớ dưới dạng thuộc lòng , học vẹt … - Xuất phát từ những lý do nêu trên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm với chủ đề : “ Xây dựng sơ đồ tư duy kết hợp với phương pháp kỹ thuật dạy học trong giảng dạy Địa lý nhà trường Trung học Phổ Thông ” 2. Phạm vi nghiên cứu : Đề tài sáng kiến kinh nghiệm cấp Trường Trung Học Phổ Thông . 3. Đối tượng. Là học sinh hiện đang học trên ghế nhà trường THPT,đặc biệt là học sinh Trường THPT Nông Cống I . 2 4. Mục đích nghiên cứu. - Nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả dạy và học của thầy và trò trong nhà trường Trung Học Phổ Thông . - Góp phần nâng cao trình độ chuyên môn , ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy bộ môn Địa lý ở nhà trường Trung Học Phổ Thông . - Giúp học sinh nâng cao kiến thức, kỹ năng tìm ra phương hướng học bộ môn để học sinh yêu thích học bộ môn hơn nữa. - Giúp cho bản thân người dạy cũng như đồng nghiệp bổ sung vào phương pháp dạy học bộ môn của mình cũng như có bài học thực tiễn. - Góp phần đẩy mạnh phong trào tự học, tự nghiên cứu của người giáo viên các môn xã hội nhất là môn Địa lí. - Tăng cường trao đổi học tập kinh nghiệm từ các đồng nghiệp cùng . Cũng như mong muốn có sự đóng góp kinh nghiệm của bản thân tới các bạn đồng nghiệp, đồng thời mong nhận được sự đóng góp ý kiến trao đổi thảo luận nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng tự học, tự đào tạo thực hiện phương châm học thường xuyên, học suốt đời. * Sáng kiến có giá trị trong ứng dụng vào thực tiễn dạy học bộ môn địa lý ở cấp Trường Trung Học Phổ Thông . 3 CHƯƠNG II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Mỗi môn học trong trường THPT có những đặc trưng riêng về phương pháp cũng như kỹ năng học bài, làm bài. Qua thực tiễn giảng dạy hơn 10 năm cũng với những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm qua các đợt tập huấn nghiệp vụ , đặc biệt xuất phát từ những vấn đề thực tiễn yêu cầu trong tổ chức dạy và học theo đơn vị lớp nên cách thức tiến hành chủ yếu là dựa trên căn bản soạn giảng ứng dụng tổng hợp các phương pháp kỹ thuật dạy học bao gồm : Phương pháp nêu vấn đề , xây dựng cây sơ đồ tư duy , kỹ thuật KWL,Kỹ thuật đặt câu hỏi , làm phiếu học tập , kết hợp sử dụng công nghệ thông tin …. Qua đó đã thực hiện tốt mục tiêu bài dạy , chuyển tải được nội dung kiến thức , phát huy được tính tích cực của học sinh … I/ Các bước xây dựng cây sơ đồ tư duy : 1. Bước 1 : Định dạng nội dung bài học , thông qua nội dung bài học cụ thể hướng dẫn tổng quan nội dung của bài ở nội dung này giáo viên chưa yêu cầu học sinh phải tham khảo cụ thể nội dung kiến thức bài học mà yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa để định hình các đơn vị kiến thức ở giai đoạn này có thể vận dụng kỹ thuật dạy học KWL ( Know want learn ) với kỹ thuật này nhằm tạo ra cho học sinh nền tảng đầu tiên là biết kiến thức , mặc dù chưa hiểu cụ thể nội dung điều đó có tác dụng như chất xúc tác làm cho học sinh từ việc biết sơ bộ nội dung dẫn đến tâm lý ham thích và muốn tìm tòi học hỏi để nắm được nội dung bản chất vấn đề . 2. Bước 2 : Sau khi tạo tâm thế cho học sinh , khởi động được tính ham muốn học hỏi lúc này giáo viên mới yêu cầu : Bài học này chúng ta nghiên cứu những vấn đề gì bao gồm có mấy nội dung đó là những nội dung nào . 3. Bước 3 : Yêu cầu học sinh xây dựng sơ đồ nội dung cơ bản mà thông qua việc đọc nghiên cứu tài liệu học sinh đã được định hình . Đây là bước hình thành sơ bộ cây sơ đồ tư duy một cách đơn giản để học sinh nắm được những nội dung chính của bài học , như : Ở mỗi nội dung có những vấn đề gì , gồm có những vấn đề gì cần trình bày … Từ những nội dung chính đó học sinh có thể định 4 hình các vấn đề cần phải giải quyết một cách cụ thể khi đi sâu vào nội dung bài học . 4. Bước 4 : Giáo viên chuẩn hóa sơ đồ nội dung bài học ở bậc thứ nhất tức là ở những nội dung chính cơ bản của bài học , tiếp đến giáo viên đưa ra câu hỏi gợi ý để học sinh có thể đưa ra chủ đề nhỏ tiếp theo . Ở bước này giáo viên cần đua ra các từ khóa để học sinh có thể thấy được mối quan hệ giữa từ khóa chính với các từ khóa thứ cấp , hay giữa chủ đề chính với các chủ đề nhỏ . Trong bước này giáo viên có thể sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi “ 5W1H” như : Làm gì (What ) , Khi nào (When ) , Ai (Who ), Ở đâu (Where ) Tại sao (Why) , Như thế nào (How) …. 5. Bước 5 : Khuyến khích học sinh phát triển tư duy sắp xếp ý tưởng để hoàn thành sơ đồ căn cứ trên hệ thống kỹ thuật đặt câu hỏi để hoàn thành sơ đồ . 6. Bước 6 : Từ các bước đã làm được nêu trên , hình thành được cây sơ đồ hoàn chỉnh . Đến bước này giáo viên nên kết hợp các kỹ thuật phân nhóm , giao vấn đề , kết hợp với sử dụng công nghệ thông tin , xây dựng phiếu học tập … nghiên cứu làm rõ nội dung cụ thể của các đơn vị kiến thức trong sơ đồ ở cấp đơn vị kiến thức chi tiết . 7. Bước 7 : Yêu cầu học sinh bám sát chuẩn kiến thức sách giáo khoa để thực hiện đúng yêu cầu nội dung của cây sơ đồ nội dung bài học . 8. Bước 8: Luôn theo dõi giám sát việc thực hiện các bước xây dựng sơ đồ tư duy để có những uốn nắn , định hướng kịp thời . 9. Bước 9: Giám sát việc thực hiện của học sinh đồng thời ghi chép lại kết quả làm việc của học sinh , gặp gỡ để nắm bắt các tình huống khi học sinh thực hiện các thao tác học tập làm bài. Tự rút ra bài học kinh nghiệm cho mình và đồng nghiệp. Đúc rút kinh nghiệm để trao đổi với đồng nghiệp cùng tìm hướng giải quyết - Luôn gặp gỡ trao đổi thường xuyên với đồng nghiệp nhất là giáo viên cùng nhóm chuyên môn. 5 II/ Phối hợp sử dụng uyển chuyển các phương pháp kỹ thuật dạy học cho phù hợp nhuần nhuyễn mang lại hiệu quả giảng dạy và học tập cao . Việc sử dụng tổng hợp các phương pháp trong nội dung một bài dạy có nhiều nội dung kiến thức , mỗi đơn vị kiến thức đòi hỏi phương pháp tiếp cận khác nhau , đồng thời cần thiết phải trình bày một cách trực quan . nên sử dụng phối hợp các phương pháp là hết sức cần thiết cho việc dạy và học . CHƯƠNG III. ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN. I/ Với qui mô là đề tài sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng cây sơ đồ tư duy , kết hợp với các phương pháp , kỹ thuật dạy học đối với các đối tượng học sinh đại trà . Nhưng có thể sử dụng cho các đối tượng dạy học môn Địa lí ở nhiều loại hình dưới đây: - Giúp cho giáo viên nhanh chóng phát hiện nhân tố trong dạy và học. - Qua thực tiễn đề tài còn giúp cho người giáo viên mau chóng cải thiện phương pháp có hiệu quả hơn với các đối tượng dạy học cụ thể. - Việc áp dụng các bước trong đề tài còn là cơ sở cho giáo viên hiểu, vận dụng cách tự hoàn thiện và nâng cao chính kiến thức kỹ năng của thầy cũng như đo và đánh giá từ đó nâng kiến thức, kỹ năng của đối tượng lựa chọn. - Bài học qua thực nghiệm đề tài này còn giúp cho người dạy cần thấy rõ việc học rèn luyện kiến thức cơ bản là bản lề để rèn luyện kiến thức nâng cao. - Tin tưởng, hy vọng giành tình cảm, biết động viên khích lệ học sinh đúng lúc cũng là bài học đóng góp lên sự thành công. - Qua thực tiễn dạy học và nghiên cứu đề tài này tôi nhận thấy sự thành công của cả học sinh và giáo viên trong việc thực hiện dạy học tích cực theo phương pháp mới . II. MỘT SỐ CÂY SƠ ĐỒ TƯ DUY CỤ THỂ : A/ xây dựng cây sơ đồ tư duy có thể được sử dụng cho việc soạn giảng trên các bài học cụ thể . Bài 1 : VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP NỘI DUNG : 1/ Công cuộc đổi mới – Diễn biến và thành tựu 6 2/ Việt Nam trong hội nhập quốc tế và khu vực 3/ Định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới . Bài 2 : VỊ TRÍ ĐỊA LÝ PHẠM VI LÃNH THỔ Ta có thể xây dựng cây sơ đồ nội dung bài học cơ bản như sau : 1. Vị trí địa lý : 2 . Phạm vi lãnh thổ 3 . Ý nghĩa của vị trí địa lý 7 Bối cảnh Nền kinh tế khác biệt giữa hai miền Điểm xuất phát thấp Chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh Bối cảnh trong nước và quốc tế phức tạp Chính sách cũ không phù hợp Khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài Đổi mới Dân chủ hóa nền KT - XH Phát triển nền KT hàng hóa nhiều thành phần theo đinh hướng XHCN Tăng cường giao lưu hợp tác Lâu dài, phức tạp Là tất yếu lịch sử Thành tựu Thu được nhiều kết quả tốt đẹp Thoát khỏi khủng hoảng KT-XH Tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH(ngành và lánh thổ) Nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân KT-XH ổn định, phát triển ngày càng tốt hơn, động lực mới cho sự phát triển Thành tựu kinh tế chưa vững chắc, chuyên dịch chậm Phân hóa trình độ phát triển, giàu nghèo Thiếu vốn, CSHT chưa đáp ứng yêu cầu Nảy sinh nhiều vấn đề xã hội, môi trường Chiến lược toàn diện tăng trưởng, CNH gắn với kinh tế tri thức Hoàn thiện thể chế KT thị trường định hướng XHCN Đẩy mạnh hội nhập quốc tế Sử dụng hiệu quả tài nguyên,giữ gìn bản sắc văn hóa 8 Tồn tại Giải pháp Đặc điểm Tọa độ: - 8 o 34’B => 23 o 23’B - 102 o 09’Đ => 109 o 24’Đ Tiếp giáp - B(TQ), T(L+CPC) - Đ và N: biển Đông Nằm trong vùng nội chí tuyến, chịu ảnh hưởng bởi gió mùa châu Á Vị trí bán đảo, vừa gắn với lục địa vừa thông ra đại dương Trên vành đai sinh khoáng TBD - ĐTH, trong luồng di cư sinh vật Gần trung tâm ĐNA, trong vùng kinh tế sôi động của thế giới, chọn trong một khu vực giờ Ảnh hưởng của vị trí địa lí Tự nhiên Kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng Khó khăn Thuận lợi Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa Tài nguyên khoáng sản sinh vật phong phú Thiên nhiên phân hóa đa dạng(B-N, Đ - T, độ cao) Giao thông, khai thác thế mạnh, mở cửa hội nhập, kinh tế biển Nơi giao thoa văn hóa, đa dạng bản sắc văn hóa. Chung sống hòa bình hợp tác cùng phát triển Nhạy cảm với tình hình thế giới, BĐ có vị trí chiến lược quan trọng Chịu ảnh hưởng nhiều bởi thiên tai, Thiên nhiên thiếu ổn định, tính ẩm dễ phát sinh dịch bệnh Bảo vệ chủ quyền gắn với vị trí chiến lược,khó khăn tổ chức quản lí sản xuất Sự năng động của khu vực => vừa hợp tác vừa cạnh tranh quyết liệt trên thị trường 9 3. Lãnh thổ : Bài 6 : ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI 1. Đặc điểm chung của địa hình : Lãnh thổ: là một khối thống nhất và toàn vẹn Vùng đất Vùng biển Vùng trời Diện tích: 313.2 12 km 2 Đường biên giới giáp với TQ, L, CPC dài trên 4600 km hơn 4000 đảo với 2 quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa Nội thủy: được xem như lãnh thổ trên đất liền Lãnh hải: chủ quyền quốc gia trên biển Tiếp giáp lãnh hải: là vùng đảm bảo việc thực hiện chủ quyền quốc gia trên biển Đặc quyền kinh tế: có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế Thềm lục địa: có quyền thăm dò khai thác, quản lí tài nguyên Khoảng không gian, không giới hạn bao trùm lên trên lãnh thổ Việt Nam Đất liền được xác định bởi các đường biên giới biển là ranh giới bên ngoài lãnh hải và không gian của các đảo 10 [...]... miền Địa Lý Tự Nhiên 15 * Từ cây sơ đồ tổng quan kiến thức ôn tập nêu trên ta có thể tiếp tục triển khai cây sơ đồ ở bước 2 đến bước 3 để khai thác đến nội dung chi tiết của bài học C/ CÂY SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀ TIẾN TRÌNH DẠY BÀI HỌC ĐỊA LÝ CỤ THỂ KẾT HỢP VỚI CÁC CÁC PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT DẠY HỌC Như đã trình bày việc kết hợp giữa việc xây dựng cây sơ đồ tư duy kết hợp với sử dụng các phương pháp kỹ thuật. .. Vận dụng các phương pháp kỹ thuật dạy học làm rõ vấn đề , mở rộng cây sơ đồ ở cấp độ 23-4 Hiểu , nắm rõ vấn đề , nắm bắt được kiến thức – Học sinh tự hoàn thiện cây sơ đồ tư duy từ tổng thể đến chi tiết nội dung Nắm vững và hệ thống hóa được kiến thức qua sơ đồ bài học 2/ Kết quả thực hiện : Điểm khá giỏi khi chưa xây Sỹ Thông qua xây dựng cây sơ đồ 12A1 50 dựng cây sơ đồ tư duy Điểm khá Điểm giỏi... 44,1 CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Mặc dù là đề tài sáng kiến kinh nghiệm ở phạm vi hẹp, nhưng thực tiễn đã có sự kiểm chứng rõ ràng Kết quả học tập của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt việc nắm bắt kiến thức của học sinh theo học khối KHTN không còn là vấn đề đáng 22 lo ngại cho các em , đồng thời với phương pháp xây dựng cây sơ đồ tư duy có sự phù hợp với đặc điểm tư duy và năng lực học của các em... của Kết quả hoạt động HS * Hoạt động 1 - GV yêu cầu HS đọc nội dung bài học trong 5 phút - Bài học này - HS trả lời tổng chúng ta nghiên thể các đề mục GV: Đưa ra sơ đồ tư duy cấp độ 1 cứu những vấn đề SGK gì ? Sơ đồ như đã nêu trong nội dung 2 ( Một ( Ở nội dung này số cây sơ đồ trong giảng dạy ) áp dụng kỹ thuật KWL) * Hoạt động 2 : Ở hoạt động này giáo viên sử dung các - HS: Xem tọa độ địa lí trong. .. triển kt – xh - Về nhà, sử dụng át lát, bản đồ khung, xác định vị trí, giới hạn lãnh thổ nước ta D ĐÁNH GIÁ CHUNG : 1/ Có thể nói việc sử dụng kỹ thuật xây dựng cây sơ đồ tư duy có hiệu quả rất thiết thực , tư những kết quả thực hiện nêu trên việc cần thiết là giáo viên phải nắm vững nội dung cốt lõi của vấn đề , nắm vững các kỹ thuật dạy học , sử dụng phối hợp một cách nhuần nhuyễn trong từng đơn vị... được kết quả giáo dục như mục tiêu của bài học đề ra Có thể trình bày một cách ngắn gọn như sau : 21 Định hướng bài học Sử dụng kỹ thuật : (KWL) Biết – mong muốn - tập trung học tập nghiên cứu ( đọc tổng quan bài học , nắm vấn đề cơ bản của nội dung bài học chưa cần hiểu sâu bản chất nội dung ) Xây dựng sơ đồ các nội dung cơ bản các vấn đề đặt ra phương pháp giải quyết vấn đề … Vận dụng các phương pháp. .. các đối tư ng khác còn ít nên chắc chắn không tránh khỏi sai sót Mong được sự đóng góp kiến của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp để quá trình dạy học sinh có chất lượng đại trà cũng như tự bồi dưỡng chuyên môn của tôi được tốt hơn Môn học Địa Lý là môn học rất cần các hoạt động thực địa Tôi xin đề xuất với các cấp có thẩm quyền xây dựng phân phối chương trình trong đó có tiết học Thực địa địa phương. .. thể và trong nội bộ từng ngành Xu hướng chuyển dịch KV Kinh tế nhà nước CƠ CẤU NỀN KT Cơ cấu thành phần KT KV Kinh tế ngoài nhà nước KV Có vốn đầu tư nước ngoài Cơ cấu lãnh thổ KT Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế , KCN-KCS Hình thành các vùng KT trọng điểm B/ XÂY DỰNG CÂY SƠ ĐỒ TƯ DUY CHO CÁC BÀI ÔN TẬP TỔNG KẾT CHƯƠNG – PHẦN , KHÁI QUÁT TỔNG HỢP KIẾN THỨC 14 • Xây dựng cây sơ đồ cho... triển tự nhiên, kinh tế xã hội của nước ta 2 Kỹ năng Trình bày, đọc bản đồ lược đồ để làm rõ VTĐL, phạm vi lãnh thổ nước ta 3 Thái độ Có tinh thần yêu quê hương, đất nước và có trách nhiệm trong công cuộc xây đựng, bảo vệ tổ quốc II Chuẩn bị hoạt động: Bản đồ Tự nhiên, bản đồ Hành chính Việt Nam – Cây sơ đồ hóa kiến thức – Phiếu học tập III Phương pháp dạy học: Nêu vấn đề - Đàm thoại gợi mở, Giải thích... SGK, 1 Vị trí địa lí xác định trên bản * Việt Nam nằm ở rìa phía Đông của bán nhóm –giao nhiệm đồ và trình bày đảo Đông Dương, gần như trung tâm khu vụ & chuẩn kiến cho GV, các bạn vực ĐNÁ thức để hình thành thấy cụ thể * Nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến, cây sơ đồ tư duy kỹ thuật phân cấp độ 2 nơi chịu tác động của hoàn lưu gió mùa châu Á Nước ta có hệ tọa độ địa lí như sau: - GV: Thông qua - . C/ CÂY SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀ TIẾN TRÌNH DẠY BÀI HỌC ĐỊA LÝ CỤ THỂ KẾT HỢP VỚI CÁC CÁC PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT DẠY HỌC Như đã trình bày việc kết hợp giữa việc xây dựng cây sơ đồ tư duy kết hợp với sử dụng. XÂY DỰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP – KỸ THUẬT DẠY HỌC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHƯƠNG I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài - Trong xu hướng xã. , học vẹt … - Xuất phát từ những lý do nêu trên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm với chủ đề : “ Xây dựng sơ đồ tư duy kết hợp với phương pháp kỹ thuật dạy học trong giảng dạy

Ngày đăng: 19/05/2015, 22:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w