Khái quát về Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ của WTO

99 209 0
Khái quát về Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ của WTO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khoa Kinh tế Ngoại thương Khóa luận tốt nghiệp 1 MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 3 Chƣơng 1 Khái quát về Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ của WTO 6 I. Vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế thế giới 6 1. Định nghĩa về dịch vụ 6 2. Vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế thế giới 7 3. Xu hướng phát triển của thương mại dịch vụ thế giới 17 II. Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ (GATS) 21 1. Sự ra đời của GATS 22 2. Nội dung của GATS 24 3. Khái niệm về dịch vụ và thương mại dịch vụ trong GATS 26 4. Phạm vi áp dụng của GATS 29 5. Các nguyên tắc cơ bản của GATS 30 6. Các cam kết cụ thể về tự do hoá thương mại dịch theo quy định của của GATS 34 Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động và năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ Việt Nam hiện nay 38 I. Thực trạng và năng lực canh tranh của một số ngành dịch vụ cụ thể 38 1. Dịch vụ vận tải 38 2. Dịch vụ du lịch 49 3. Dịch vụ ngân hàng 56 II. Cơ hội và thách thức của các ngành dịch vụ trong quá trình ra nhập WTO 67 1. Dịch vụ vận tải 67 2. Dịch vụ du lịch 68 3. Dịch vụ ngân hàng 69 Khoa Kinh tế Ngoại thương Khóa luận tốt nghiệp 2 Chƣơng 3: Các giải pháp mở cửa thị trƣờng dịch vụ Việt Nam trong tiến trình hội nhập GATS 73 I. Phƣơng hƣớng phát triển dịch vụ của Việt Nam 73 1. Phát triển dịch vụ trong chuyển dịch cơ cấu 73 2. Quan tâm phát triển các dịch vụ trọng yếu của nền kinh tế 74 3. Đa dạng hoá dịch vụ 75 4. Gắn phát triển dịch vụ với phát triển sản xuất 76 II. Những giải pháp phát triển 76 1. Những giải pháp chung cho toàn ngành dịch vụ 77 1.1 Phát triển thương mại dịch vụ bên cạnh đầu tư cho phát triển sản xuất hàng hoá 77 1.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ 77 1.3 Giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo hộ và tự do hoá 79 1.4 Hoàn thiện hệ thống pháp luật 80 1.5 Xây dựng lộ trình cam kết 73 2. Các giải pháp cụ thể cho một số ngành dịch vụ quan trọng 84 2.1 Dịch vụ giao thông vận tải 84 2.2 Dịch vụ du lịch 86 2.3 Dịch vụ ngân hàng 89 Kết luận 94 Tài liệu tham khảo 96 Khoa Kinh tế Ngoại thương Khóa luận tốt nghiệp 3 LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, dịch vụ phát triển vô cùng nhanh chóng, từ một ngành phát triển tự phát, chiếm tỉ trọng nhỏ bé trong nền kinh tế, nó đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm nhiều hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác. Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, tự do hoá thương mại dịch vụ là một điều tất yếu. Tuy nhiên để thương mại dịch vụ phát triển có hiệu quả thì cần phải xây dựng cho nó một khuôn khổ hoạt động có tính thống nhất. Để có được một quy tắc đa phương điều chỉnh hoạt động thương mại dịch vụ trên toàn thế giới, các nước thành viên WTO đã tiến hành đàm phán thương lượng, và kết quả là Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) đã ra đời. Đây là một trong ba nền tảng cơ bản của Tổ chức thương mại Thế giới. Nó tạo ra những quy tắc đầu tiên về tự do hoá thương mại dịch vụ trên phạm vi toàn cầu. Trong xu thế tự do hoá thương mại dịch vụ, các ngành dịch vụ Việt Nam có những bước phát triển rất đáng kể, trở thành ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Việt Nam đã từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng thị phần, cải thiện vị thế của Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế thì sự phát triển của các ngành dịch vụ Việt Nam còn tỏ ra nhiếu yếu kém như: trang thiết bị nghèo nàn, lạc hậu; chất lượng dịch vụ chưa cao; trình độ đội ngũ nhân viên còn nhiều hạn chế…dẫn đến năng lực cạnh tranh rất thấp. Do vậy trong tiến trình Việt Nam gia nhập WTO, việc mở cửa thị trường dịch vụ theo Khoa Kinh tế Ngoại thương Khóa luận tốt nghiệp 4 khuôn khổ Hiệp định GATS sẽ đặt các ngành dịch vụ của Việt Nam trước những cơ hội và thách thức to lớn. Nếu các ngành dịch vụ của Việt Nam không có những bước chuyển mình kịp thời, không tự hoàn thiện mình cũng như không có những giải pháp phát triển trong tương lai để nắm bắt vận hội mới, vươn lên hoà nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới thì chắc chắn không thể đứng vững được trước sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ nước ngoài có tiềm lực vốn lớn và công nghệ hiện đại hơn hẳn. Việc nghiên cứu thực trạng và đánh giá cơ hội, thách thức của các ngành dịch vụ Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO và đưa ra những kiến nghị nhằm phát triển các ngành dịch vụ là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, em chọn đề tài “Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO và các giải pháp mở cửa thị trường dịch vụ Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO” làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận của mình. Mục đích nghiên cứu Đề tài vận dụng những kiến thức lý luận và thực tiễn để xem xét, phân tích thực trạng của các ngành dịch vụ trong thời gian qua, từ đó đề tài đưa ra các đánh giá về cơ hội cũng như thách thức của các ngành dịch vụ trong quá trình hội nhập GATS để trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm mở cửa thành công thị trường dịch vụ Việt Nam. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Trên cơ sở đưa ra một số nét khái quát về Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ của WTO, đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động (từ năm 1995 trở lại đây), cơ hội và thách thức của một số ngành dịch vụ quan trọng của nền kinh tế: dịch vụ vận tải, du lịch, ngân hàng trong quá trình hội Khoa Kinh tế Ngoại thương Khóa luận tốt nghiệp 5 nhập WTO và đề ra các biện pháp để mở cửa thị trường các ngành dịch vụ này một cách có hiệu quả. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài này, tác giả đã vận dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, điều tra, so sánh, phân tích, tổng hợp những kết quả thống kê kết hợp với quan điểm, đường lối, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước để khái quát, hệ thống và khẳng định các kết quả nghiên cứu. Bố cục của khoá luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được cấu thành từ ba chương: Chƣơng 1: Khái quát về Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động và năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ Việt Nam hiện nay Chƣơng 3: Các giải pháp mở cửa thị trường dịch vụ Việt Nam trong tiến trình hội nhập GATS Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế Ngoại thương - trường Đại học Ngoại thương, và đặc biệt là cô giáo hướng dẫn Thạc sỹ Bùi Thị Lý đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và có những gợi ý quý báu giúp em hoàn thành tốt đề tài này. Em cũng xin chuyển lời cảm ơn đến bạn bè cùng khoá, Vụ Khoa học - Bộ thương mại đã tận tình giúp đỡ em trong việc sưu tầm tài liệu và đóng góp hữu ích trong quá trình thực hiện đề tài này. Khoa Kinh tế Ngoại thương Khóa luận tốt nghiệp HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM 6 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ CỦA WTO I. VAI TRÒ CỦA DỊCH VỤ TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI 1. Định nghĩa về dịch vụ Trên thế giới ngày nay, nền kinh tế không chỉ đơn thuần có các sản phẩm vật chất cụ thể mà bên cạnh đó còn tồn tại các sản phẩm dịch vụ. Tổng thu nhập quốc dân của một quốc gia cũng như doanh thu của một doanh nghiệp không thể không tính đến sự đóng góp của lĩnh vực dịch vụ. Vậy dịch vụ là gì? Các Mác cho rằng: dịch vụ là con đẻ của nền sản xuất hàng hoá. Khi mà kinh tế hàng hoá phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông trôi chảy, thông suốt, liên tục để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người thì dịch vụ phát triển. Như vậy, bằng cách tiếp cận dưới góc độ kinh tế, Các Mác đã chỉ ra nguồn gốc ra đời và động lực phát triển của dịch vụ. Từ lý luận của Các Mác đã xuất hiện rất nhiều cách hiểu khác nhau về dịch vụ mà điển hình là hai cách hiểu sau: Cách hiểu thứ nhất - Theo nghĩa rộng thì dịch vụ được coi là một ngành kinh tế thứ ba. Theo cách hiểu này thì các hoạt động kinh tế nằm ngoài hai ngành công nghiệp và nông nghiệp được coi là thuộc ngành dịch vụ. - Theo nghĩa hẹp thì dịch vụ là phần mềm của sản phẩm hỗ trợ cho khách hàng trước, trong và sau khi bán. Cách hiểu thứ hai - Theo nghĩa rộng thì dịch vụ là khái niệm chỉ toàn bộ các hoạt động mà kết quả của chúng không tồn tại dưới dạng vật chất. - Theo nghĩa hẹp thì dịch vụ là một công việc mà hiệu quả của nó là đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng các hoạt động tiếp xúc giữa Khoa Kinh tế Ngoại thương Khóa luận tốt nghiệp HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM 7 người cung cấp với khách hàng, và các hoạt động nội bộ của người cung cấp. Như vậy có thể định nghĩa một cách chung nhất là: dịch vụ là những hoạt động lao động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm không tồn tại dưới hình thức vật chất mà việc cung cấp và tiêu thụ không thể tách rời nhau nhằm thoả mãn nhu cầu của con người. 2. Vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế thế giới Càng ngày dịch vụ càng phát triển nhanh chóng, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm nhiều hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác. Nếu xác định trên cơ sở cán cân thanh toán, thương mại dịch vụ chiếm khoảng 1/5 tổng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của toàn thế giới. Bảng 1 Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thế giới, 1990-2001 (tỷ USD và %) Giá trị % tăng 2001 1990-00 1999 2000 2001 Hàng hóa 5,984 6,5 4,0 13,0 -4,5 Thương mại dịch vụ 1,458 6,5 3,0 6,0 -0,5 Nguồn: International trade statistics 2002 - WTO Cho đến thập kỷ 70, các nhà kinh tế học vẫn cho rằng dịch vụ là tập hợp chủ yếu của những hoạt động “phi thương mại”. Nhận định này được phát triển dựa trên đặc điểm cơ bản của các lĩnh vực dịch vụ là tính chất vô định hình, phi vật chất và sự chi phối chặt chẽ của tính chất đó tới khả năng cung cấp và tiêu dùng dịch vụ. Qúa trình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm dịch vụ diễn ra đồng thời và cần thiết phải gắn liền với một khu vực địa lý nơi mà nhà cung cấp dịch vụ yêu cầu phải có sự hiện diện thực tế. Việc cung cấp dịch vụ có thể coi là Khoa Kinh tế Ngoại thương Khóa luận tốt nghiệp HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM 8 bị giới hạn trong điều kiện nhất định vì về cơ bản dịch vụ cần có sự tiếp xúc giữa người tiêu dùng với người cung cấp dịch vụ và việc cung cấp dịch vụ phải được pháp luật tại nơi diễn ra các hoạt động cung cấp dịch vụ cho phép. Điều kiện như vậy chỉ có thể đạt được tối đa khi hoạt động dịch vụ diễn ra trong phạm vi một quốc gia, một vùng lãnh thổ nơi mà những hạn chế và quy định đối với việc cung cấp dịch vụ là tương đối thuần nhất. Do đó tỉ trọng của ngành dịch vụ trong GDP là khá cao nhưng giá trị kim ngạch thương mại dịch vụ lại tương đối nhỏ. Hiện nay trong cơ cấu kinh tế của các nước thì tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP ở các nước công nghiệp phát triển giảm mạnh còn khoảng 3% , riêng ở Mỹ còn 2%. Tỷ trọng công nghiệp có tăng chút ít ở các nước đang phát triển còn ở các nước phát triển lại giảm xuống ( Mỹ: 21-23%, EU: 20%). Trong khi đó tỷ trọng ngành dịch vụ tăng mạnh bình quân chiếm 60% GDP. Đóng góp của ngành dịch vụ trong GDP của các nền kinh tế thường dao động từ 40% (ở các nước đang phát triển) đến 80% (ở các nước phát triển), trong đó, Mỹ: 73%, Canađa: 79,7%, Nhật Bản: 56%, Singapore: 60%, Hàn Quốc: 60%. Đối với Liên minh châu Âu EU, một trong những thị trường dịch vụ thông thoáng nhất hiện nay, dịch vụ không những chiếm 2/3 nền kinh tế và việc làm mà còn chiếm 1/4 giá trị xuất khẩu và 1/2 đầu tư trực tiếp nước ngoài của khu vực này sang các nước thứ ba. Hiện Liên minh châu Âu là nhà xuất khẩu và đầu tư lớn nhất thế giới trong lĩnh vực dịch vụ. Các nghiên cứu cũng cho thấy giá trị gia tăng tạo ra trong ngành dịch vụ có thể lên tới 70% tổng giá trị của các sản phẩm công nghệ cao. Ngoài ra, tính trung bình, các nền kinh tế phát triển ngày nay tạo ra được 70% sản lượng cũng như việc làm từ các hoạt động liên quan đến thương mại dịch vụ. Các số liệu thống kê sau sẽ cho thấy rõ hơn mức độ tăng trưởng GDP và thương mại dịch vụ của một số khu vực trên thế giới. Bảng 2 Tăng trƣởng GDP và Thƣơng mại dịch vụ Châu Âu, 1990-2001 (% tăng trưởng hàng năm) Khoa Kinh tế Ngoại thương Khóa luận tốt nghiệp HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM 9 Tây Âu EU 1990-00 1999 2000 2001 1990-00 1999 2000 2001 GDP 2,1 2,4 3,5 1,3 2,1 2,6 3,4 1,5 Thương mại dịch vụ Xuất khẩu 5 2 2 1 5 4 1 1 Nhập khẩu 5 3 2 1 5 3 2 2 Nguồn: International trade statistics 2002 - WTO Bảng 3 Tăng trƣởng GDP và Thƣơng mại dịch vụ Châu Á, 1990-2001 (% tăng trưởng hàng năm) Châu Á Nhật 1990-00 1999 2000 2001 1990-00 1999 2000 2001 GDP 3,3 2,8 3,9 0,9 1,4 0,7 2,4 -0,6 Thương mại dịch vụ Xuất khẩu 9 4 12 -1 5 -2 13 -7 Nhập khẩu 7 5 8 -3 3 3 1 -7 Nguồn: International trade statistics 2002 – WTO Bảng 4 Tăng trƣởng GDP và Thƣơng mại dịch vụ Bắc Mỹ, 1990-2001 (% tăng trưởng hàng năm) Bắc Mỹ Hoa Kỳ Khoa Kinh tế Ngoại thương Khóa luận tốt nghiệp HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM 10 1990-00 1999 2000 2001 1990-00 1999 2000 2001 GDP 3,2 4,2 3,9 0,4 3,2 4,1 3,8 0,3 Thương mại dịch vụ Xuất khẩu 7 5 9 -3 7 5 9 -3 Nhập khẩu 7 4 14 -6 7 3 16 -7 Nguồn: International trade statistics 2002 - WTO Mặc dù đóng góp rất lớn vào GDP nhưng kim ngạch thương mại dịch vụ trong thương mại quốc tế chỉ chiếm có 20%. Tuy nhiên, đó chỉ là con số được xác định trên cán cân thanh toán. Người ta ước tính thương mại dịch vụ dưới hình thức hiện diện thương mại ít nhất cũng phải bằng thương mại qua biên giới, do đó các con số trên cán cân thanh toán chỉ phản ánh được một nửa con số thực tế. Năm 2001 dịch vụ chiếm khoảng 22% tổng xuất khẩu của EU, và 14% của Nhật Bản. Trong đó, EU vẫn là nhà xuất khẩu dịch vụ lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 47 % tổng xuất khẩu dịch vụ toàn cầu (chưa tính xuất khẩu trong nội bộ EU), so với mức 17%. Từ những năm đầu thập kỷ 80 và đặc biệt là những năm cuối thế kỷ này, các ngành dịch vụ đã phát triển vượt bậc khiến nhiều lĩnh vực dịch vụ hoàn toàn có thể được thương mại hoá với hiệu quả cao. Năm 1982 kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ chỉ đạt 400 tỷ USD thì năm 1992 đã đạt tới 924,4 tỷ USD, năm 1997 là 1326,4 tỷ USD, năm 1999 là 1379,4 tỷ USD, năm 2000 là 1465,1 tỷ USD và năm 2001 là 1458,2 tỷ USD. Bảng 5 Xuất khẩu thƣơng mại dịch vụ thế giới theo khu vực, 2001 (tỷ USD và %) Giá trị Thị phần % tăng trƣởng [...]... những quy định về thủ tục làm việc riêng sau khi được sự phê chuẩn của Hội đồng 3 Khái niệm về dịch vụ và thƣơng mại dịch vụ trong GATS 3.1 Dịch vụ 3.1.1 Khái niệm về dịch vụ Trong điều 1 của GATS (Phạm vi và định nghĩa), khái niệm dịch vụ bao gồm bất kỳ loại hình dịch vụ nào có mục đích thương mại, ngoại trừ những loại hình dịch vụ được cung cấp theo chức năng của các cơ quan chính phủ Một dịch vụ được... kết hàng loạt các hiệp định tự do hoá thương mại khu vực, đặc biệt là Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) của WTO Nội dung chủ yếu của quá trình này là xoá bỏ những hạn chế về mở cửa thị trường dịch vụ và đối xử bình đẳng giữa dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ trong nước với dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài Thứ tư, xu thế hội tụ cũng sẽ là xu thế phát triển của dịch vụ trong tương lai... vi toàn cầu 2 Nội dung của Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ (GATS) GATS là hiệp định đầu tiên mang tính đa biên điều chỉnh thương mại dịch vụ Hiệp định này bao gồm 29 điều khoản chủ yếu, đồng thời có các phụ lục đi kèm tạo thành một bộ phận không thể tách rời và Hiệp định được chia thành 3 phần chính như sau: Phần I: là một phần hiệp định khung về các nguyên tắc và nghĩa vụ chung bao gồm các điều... thương II Khóa luận tốt nghiệp HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ (The General Agreement on Trade in Services – GATS) Cho đến năm 1994, chưa có một hiệp định đa phương nào điều chỉnh thương mại dịch vụ Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu kiến thức về thương mại dịch vụ Các nhà kinh tế thường nhìn ngành dịch vụ như một ngành không mang tính thương mại hoặc tồi tệ hơn họ còn coi dịch vụ là những hoạt động... về dịch vụ vận tải hàng không - Phụ lục về dịch vụ tài chính - Phụ lục thứ hai về dịch vụ tài chính - Phụ lục về các đàm phán về dịch vụ vận tải biển - Phụ lục về dịch vụ viễn thông - Phụ lục về các đàm phán về dịch vụ viễn thông cơ bản GATS là một thoả thuận liên chính phủ “thành lập nên một khuôn khổ đa phương các nguyên tắc và quy định về thương mại dịch vụ với mục HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM 25... và quy định thương mại Việc đưa thương mại dịch vụ vào phạm vi đàm phán đã khắc phục được một khiếm khuyết nghiêm trọng của các quy tắc thương mại đa biên Kết quả của những nỗ lực đó là việc ra đời của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) Tóm lại, GATS ra đời đã đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển thương mại quốc tế Nó đã xây dựng nên những quy tắc đầu tiên về tự do thương mại dịch vụ trên... Khóa luận tốt nghiệp Xu hƣớng phát triển của thƣơng mại dịch vụ thế giới Trong vòng hơn hai thập kỷ gần đây nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn phát triển hậu công nghiệp, lấy dịch vụ và các ngành có hàm lượng tri thức cao làm động lực phát triển Sự phát triển của ngành dịch vụ kéo theo sự gia tăng không ngừng về quy mô và tốc độ của thương mại dịch vụ Hiện nay thương mại dịch vụ của thế giới... dịch vụ lại phụ thuộc nhiều vào các quy định trong nước có tác động tới việc cung cấp dịch vụ tại thị trường nội địa 5.3 Thƣơng mại dịch vụ ngày càng tự do, cởi mở hơn Mục đích của GATS là làm cho thương mại dịch vụ quốc tế ngày càng tự do, thông thoáng, gạt bỏ các rào cản thương mại thông qua các vòng đàm phán thương mại dịch vụ đa biên 5.4 Thƣơng mại dịch vụ có thể dự đoán đƣợc Hệ thống thương mại. .. khu vực dịch vụ cụ thể đó Tóm lại, Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS là một trong ba nền tảng cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới Sự ra đời của nó là một yêu cầu tất yếu và khách quan trong điều kiện vai trò của dịch vụ và thương mại dịch vụ quốc tế ngày càng trở nên to lớn trong nền kinh tế thế giới Nó là hiệp định đa phương đầu tiên có hiệu lực pháp lý để điều chỉnh lĩnh vực thương mại và... sửa đổi hiệp định GATT (về thương mại hàng hoá) và bổ sung hai hiệp định mới: Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) và Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ Thành công của 50 năm đàm phán thương mại hàng hoá trong khuôn khổ GATT đã đưa ra một minh chứng đầy sức thuyết phục đối với các chính phủ Việc liên tục giảm thuế quan đã thúc đẩy thương mại hàng hoá

Ngày đăng: 19/05/2015, 16:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan