1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khái quát về nghành dầu khí việt nam

111 2K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 869 KB

Nội dung

Lời cảm ơn Để hoàn thành được khoá luận tốt nghiệp này, trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo trong khoa Kinh tế Ngoại Thương, Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội đặc biệt là thầy giáo, Thạc sỹ Nguyễn Quang Minh, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian làm khóa luận. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bác, các cô, các chị làm ở thư viện, những người đã giúp đỡ em tìm tài liệu cần thiết để hoàn thành bài khoá luận này. Cuối cùng, em xin gửi tới gia đình và bạn bè những lời biết ơn chân thành vì sự giúp đỡ về tinh thần cũng như vật chất để em có thể yên tâm tập trung hoàn thành công trình đầu đời này của mình. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên Bùi Thị Anh Nguyên Khoá luận tốt nghiệp Bùi Thị Anh Nguyên - A12 - K38D Khoá luận tốt nghiệp Mục lục Lời mở đầu 1 Chương I: Khái quát về ngành dầu khí Việt Nam 3 I. Tiềm năng khai thác và xuất khẩu dầu khí Việt Nam 3 1. Điều kiện tự nhiên 3 1.1. Cấu trúc địa chất và lịch sử phát triển đồng bằng sông Hồng 4 1.2. Cấu trúc địa chất và lịch sử phát triển của đồng bằng sông Cửu Long 5 1.3. Cấu trúc địa chất và lịch sử phát triển kiến tạo thềm lục địa Nam Việt Nam 6 2. Điều kiện kinh tế xã hội 8 2.1. Cơ cấu tổ chức ngành công nghiệp dầu khí 8 2.2. Đội ngũ công nhân lao động trong ngành dầu khí 9 2.3. Môi trường pháp lý 11 II. Đặc điểm dầu thô và các loại dầu thô của Việt Nam 13 1.Đặc điểm của dầu thô Việt Nam 13 1.1. Dầu thô Việt Nam thuộc loại nhẹ vừa phải 13 1.2. Dầu thô Việt Nam là loại dầu thô rất sạch (clean crude) 14 1.3. Dầu thô Việt Nam chứa nhiều dye hydrocacbon parafinic trong các phân đoạn trung bình và cặn 15 2. Phân loại dầu thô 16 III. Sự ra đời và phát triển của ngành dầu trên thế giới và khí Việt Nam 17 1. Một số nét về sự ra đời và phát triển của ngành công nghiệp dầu khí trên thế giới 17 1.1 Khái niệm dầu khí và công nghiệp dầu khí 17 1.2. Vài nét về ngành công nghiệp dầu khí trên thế giới 19 2. Sự ra đời và phát triển ngành dầu khí Việt Nam 21 Bùi Thị Anh Nguyên - A12 - K38D Khoá luận tốt nghiệp 3. Vai trò của dầu khí đối với nền kinh tế quốc dân 23 3.1 Vai trò của dầu khí đối với công nghiệp hoá, hiện đại hóa 24 3.2. Vai trò của dầu khí đối với cải biến cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển 25 3.3 Vai trò của ngành dầu khí đối với lao động – cải thiện đời sống dân cư 26 3.4 Vai trò của dầu khí với mở rộng hợp tác quốc tế 27 Chương II: thực trạng sản xuất và xuất khẩu dầu khí ở việt nam 29 I. Hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác 29 1. Hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí 29 2. Hoạt động khai thác dầu khí 36 2.1. Sản lượng dầu thô và khí khai thác trong những năm qua 36 2.2 Các mỏ đang khai thác 38 II. Hoạt động xuất khẩu dầu thô 44 1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu dầu thô 45 2. Thị trường xuất khẩu dầu thô của Việt Nam 45 3. Giá cả và chất lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam 47 4.Đơn vị xuất khẩu dầu thô-Công ty thương mại Petechim 47 4.1. Quá trình hình thành và phát triển 47 4.2. Tình hình kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 49 5. Hình thức xuất khẩu dầu thô 49 6. Quy trình, nghiệp vụ xuất khẩu dầu thô 50 6.1 Đàm phán hợp đồng xuất khẩu dầu thô 50 6.2 Ký kết hợp đồng xuất khẩu dầu thô 50 6.3 Tổ chức thực hiện hợp đồng 54 III. Các hoạt động chế biến dầu khí và dịch vụ dầu khí 60 Bùi Thị Anh Nguyên - A12 - K38D Khoá luận tốt nghiệp 1. Công tác lọc dầu 60 2. Công tác hoá dầu 63 3. Công nghiệp khí đốt 64 3.1. Các dự án đường ống dẫn khí và trạm phân phối 65 3.2 Các nhà máy xử lý khí 67 4. Dịch vụ dầu khí 68 IV. Đầu tư vào ngành dầu khí 69 1. Đầu tư trong nước 69 2. Đầu tư nước ngoài 70 II. Đánh giá hiệu quả hoạt động của ngành dầu khí Việt Nam trong những năm qua 72 1. Những thành tựu 72 2. Những tồn tại 74 chương III: Một số giải pháp phát triển ngành dầu khí việt nam 76 I. Những thuận lợi và khó khăn 76 1. Thuận lợi 76 2. Khó khăn 77 II. Định hướng phát triển ngành dầu khí Việt Nam 77 1. Mục tiêu và nhiệm vụ phát triển ngành công nghiệp dầu khí đến 2020 77 2. Phương hướng phát triển 78 III. Một số giải pháp phát triển ngành dầu khí Việt Nam trong những năm tới 82 1. Nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ 82 1.1. Tăng cường tiềm lực và đổi mới công tác khoa học công nghệ của ngành dầu khí 82 1.2. Hợp tác trong công tác khoa học công nghệ 83 2. Tổ chức quản lý, đào tạo nhân sự 84 2.1. Sớm hình thành quy hoạch công tác đào tạo 85 Bùi Thị Anh Nguyên - A12 - K38D Khoá luận tốt nghiệp 2.2. Đa dạng hoá nội dung và hình thức đào tạo 85 2.3 Lựa chọn cán bộ đào tạo và sử dụng cán bộ sau đào tạo hợp lý 87 3. Cải tiến cơ chế quản lý về thương mại 87 4. Tăng cường nghiên cứu mở rộng thị trường 88 4.1 Xúc tiến xây dựng hệ thống tổng kho, kho trung chuyển và mạng lưới phân phối sản phẩm dầu khí trong nước 89 4.2 Tiến hành công tác xúc tiến, quảng cáo sản phẩm, gia tăng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước với sản phẩm do công ty cung cấp 89 4.3. Nghiên cứu khả năng xuất khẩu một phần sản phẩm dầu khí ra thị trường khu vực 90 5. Tăng cường đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật 90 6. Tăng cường khả năng tài chính, thu hút đầu tư nước ngoài92 6.1. Huy động nguồn vốn nội bộ từ cán bộ, công nhân viên của tổng công ty bổ sung vào quỹ đầu tư 92 6.2. Xin cấp vốn bổ sung từ ngân sách Nhà nước và sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư 92 6.3. Kêu gọi đầu tư bằng các nguồn vốn phát triển như vốn FDI, ODA, vốn vay Ngân hàng thế giới lãi suất thấp, thời hạn dài 92 6.4. Cổ phần hoá các đơn vị sản xuất kinh doanh 93 7. Củng cố quan hệ với khách hàng mua dầu thô 94 8. Phát triển công nghiệp chế biến dầu khí 95 9. Cải thiện môi trường lao động và công tác bảo vệ môi trường 96 9.1. Điều kiện lao động trong ngành dầu khí 96 9.2. Công tác bảo vệ môi trường 97 III. Một số kiến nghị đối với nhà nước 97 Bùi Thị Anh Nguyên - A12 - K38D Khoá luận tốt nghiệp Kết luận 100 Danh mục tài liệu tham khảo 1 Phụ lục 3 Bùi Thị Anh Nguyên - A12 - K38D Khoá luận tốt nghiệp Lời mở đầu Dầu khí là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Nó là nguồn cung cấp năng lượng vô cùng quan trọng phục vụ cho các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Đối với những quốc gia được thiên nhiên ưu đãi về nguồn dầu khí thì việc phát triển ngành công nghiệp dầu khí là một yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Bởi công nghiệp dầu khí ngày nay là một ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân, đi đầu trong việc áp dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất của thế giới. Việt Nam là một trong những nước may mắn được thiên nhiên ưu đãi về nguồn tài nguyên này. Nhìn chung, tiềm năng dầu khí Việt Nam là khá lớn. Từ những ngày đầu thành lập cho đến nay, ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam đã không ngừng phát triển, vươn lên thành một ngành công nghiệp đầu tàu của đất nước. Những thành tựu mà các hoạt động khai thác, xuất khẩu dầu khí mang lại cho nền kinh tế nước ta ngày một to lớn và có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, quy mô và chất lượng ngành dầu khí Việt nam chưa thực sự tương xứng với tiềm năng dầu khí của đất nước. Chúng ta cần phải chú trọng đầu tư phát triển ngành dầu khí hơn nữa để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với lý do đó, người viết quyết định chọn đề tài “ Khai thác và xuất khẩu dầu khí ở Việt Nam: Thực trạng và các giải pháp phát triển”. Trong phạm vi khoá luận này, người viết đề cập đến các hoạt động khai thác, xuất khẩu dầu khí ở Việt Nam đồng thời đưa ra các giải pháp phát triển ngành dầu khí nước ta trong thời gian tới. Kết cấu của khoá luận gồm ba chương: Chương I: “Khái quát về ngành dầu khí Việt Nam” giới thiệu một cách tổng quát về tiềm năng dầu khí Việt Nam, quá trình hình thành và phát triển của ngành dầu khí Việt Nam. Bùi Thị Anh Nguyên - A12 - K38D 1 Khoá luận tốt nghiệp Chương II: “Thực trạng khai thác và xuất khẩu dầu khí ở Việt Nam” cho thấy cụ thể các hoạt động khai thác và xuất khẩu dầu khí của nước ta trong thời gian vừa qua, đồng thời đề cập tới các hoạt động lọc, hoá dầu và hoạt động đầu tư trong ngành dầu khí Việt Nam. Chương III: “ Các giải pháp phát triển ngành dầu khí Việt Nam trong thời gian tới”. Từ việc phân tích thực trạng ngành dầu khí Việt Nam, đồng thời trên cơ sở định hướng phát triển của ngành, những thuận lợi và khó khăn, người viết đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm phát triển ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam trong thời gian tới. Bùi Thị Anh Nguyên - A12 - K38D 2 Khoá luận tốt nghiệp Chương I: Khái quát về ngành dầu khí Việt Nam I. Tiềm năng khai thác và xuất khẩu dầu khí Việt Nam 1. Điều kiện tự nhiên Nước Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía đông và phía nam giáp biển Đông và vịnh Thái Lan. Việt Nam cũng nằm ở trung tâm vùng Đông Nam á rộng lớn và giàu có. Giáp với Miến Điện, Thái Lan, Lào và Campuchia ở phía Tây, Malaysia, Indonesia và Philipin ở phía Nam và Đông, Việt Nam có ưu thế rõ rệt là cầu nối liền phần lục địa của Đông Nam á với các quần đảo bọc quanh Biển Đông. Lãnh thổ của Việt Nam ngoài phần đất liền trên lục địa, còn bao gồm nhiều đảo và quần đảo như quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, các đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Phú Quốc Với vị trí như vậy, Việt Nam là nơi mà các dòng sông và các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam từ trung tâm lục địa đổ ra và chấm dứt trên biển cả. Đó cũng là hướng di cư của các luồng thực vật cổ xưa, hoặc là từ phiá Tây Bắc xuống, hoặc là từ phía Đông Nam lên. Bờ biển của Việt Nam dài 3260km, như vậy là dài gần ngang với biên giới trên đất liền và tương đối phát triển so với một nước có diện tích 329.666km 2 . Đặc điểm này làm cho Việt Nam mang tính chất của một bán đảo. Tính trung bình, cứ khoảng 100 km 2 ta lại có 1km bờ biển. Đáng chú ý là vùng kinh tế biển rộng 200 hải lý thường tương đương với chiều rộng của thềm lục địa ở đáy biển. Thềm lục địa này với nối dài bờ biển ra ngoài khơi đến độ sâu 200m. Thềm lục địa là nơi có nhiều tài nguyên khoáng sản quý. Giá trị của thềm lục địa của nước ta rất lớn vì nó giàu các sa khoáng biển gồm các mỏ kim loại hiếm như thiếc, ti tan cũng như dầu lửa. Phần thềm lục địa ở miền Bắc cũng như ở miền Nam có những túi dầu với trữ lượng lớn. Bùi Thị Anh Nguyên - A12 - K38D 3 Khoá luận tốt nghiệp 1.1. Cấu trúc địa chất và lịch sử phát triển đồng bằng sông Hồng Những năm sau miền Bắc được giải phóng, chính phủ Việt Nam đã có chủ trương nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở miền Bắc Việt Nam. Theo một hiện tượng có quy luật, các nhà khoa học trên thế giới phát hiện ra rằng dầu mỏ có xu hướng định cư tập trung ở các vùng ven biển, trước cửa sông và các châu tam giác của những dòng sông lớn. Chính vì vậy, trên cơ sở khoa học và kinh nghiệm của mình, các chuyên gia địa chất dầu khí Liên Xô cũ đã đề nghị với chính phủ Việt Nam sớm triển khai công tác tìm kiếm nguồn tài nguyên quý giá này. Công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí được tiến hành tại miền Bắc Việt Nam, chủ yếu là đồng bằng châu thổ sông Hồng Đồng bằng Bắc Bộ là miền đất được giành dật từ biển do sự bồi đắp cần cù và nhẫn nại của sông Hồng qua hàng triệu năm, được con người chinh phục cách đây hàng nghìn năm, từ khi nó đang còn ngổn ngang những đầm lầy và lòng sông cũ. Bây giờ nó đã trở thành một châu thổ hình tam giác cân rộng rãi và đường bệ. Đỉnh của châu thổ nằm ở Việt Trì, đáy kéo dài từ Quảng Yên xuống Ninh Bình, được giới hạn ở phía Bắc và phía Nam bởi những dãy đồi đá phiến chạy lúp xúp những dãy đá vôi cao ngất. Vậy, châu thổ là gì? Châu thổ là do sông bồi đắp nên ở vụng biển, một thành tạo thể khảm gồm những lớp trầm tích phù sa mịn và bở, chủ yếu là sét và cát, thường ngậm nước. Bản chất không ổn định nhưng ngày càng hướng tới sự ổn định nhờ tác dụng của thực vật châu thổ được chia làm hai phần: Phần nối liền trên mặt nước và phần chìm. Phần chìm được gọi là “ tiền châu thổ”. Chính trên cơ sở của phần chìm này mà phù sa sông tiếp tục bồi dần ra phía biển và được thực vật củng cố. Đồng bằng châu thổ Bắc Bộ là do sự hợp thành của hai dòng sông, sông Hồng và sông Thái Bình. Hai con sông này chia ra làm nhiều sông nhánh. Các nhánh này càng ra biển càng toả ra thành nhiều nhánh nhỏ hơn. Như vậy, bằng sức bồi đắp của mình, hai con sông Hồng và Thái Bình đã xây Bùi Thị Anh Nguyên - A12 - K38D 4 [...]... chõu th Nam B hin nay Cỏc trm tớch sụng h nm ngay trờn tng ỏ cỏt Indoxiniat cú ch dy n 200m, xp theo chiu nghiờng thoai thoi t min ụng sang min Tõy Nam B, núi lờn s bi p cc k mnh m ú Khai thỏc c du m ti thm lc a Min Nam cú ngha l ó to c hi cho ngnh cụng nghip hoỏ du v nng lng phỏt trin, to ra bc phỏt trin mi cho Nam B 1.3 Cu trỳc a cht v lch s phỏt trin kin to thm lc a Nam Vit Nam Thm lc a Nam Vit Nam. .. tớnh cht ca du thụ Vit Nam, chỳng ta cú th rỳt ra nhng kt lun v c im ca du thụ khai thỏc thm lc a phớa Nam Vit Nam nh sau: 1.1 Du thụ Vit Nam thuc loi nh va phi T trng du thụ Vit Nam nm trong gii hn 0,830-0,850 T trng ca du thụ Bch H l 0,8391 v ca du thụ i Hựng l 0,8403 nờn theo cỏch phõn loi ph thụng ca th gii, du thụ nc ta c xp vo loi nh va iu ú cú ngha l khi em lc du thụ Vit Nam, ngi ta s thu c hm... Vit Nam Nhng va chm gia cỏc mng gõy nờn nhng chuyn ng kin to ln Mezokainozoi trong mng Kontum-Bocneo c ghi nhn vo cui Triat (Indosin) v Jura (Malaisia) cui Creta (Sumatra) cui Eoxen trung, cui Oligoxen trung, cui Mioxen- thng Plioxen c trng phỏt trin kin to sau Triat ca thm lc a phớa Nam l s hỡnh thnh lp ph Mezo- Kainozoi vi cỏc bn trng cha du Tam Thm lc a Nam Vit Nam bao gm cỏc b trm tớch Cu Long, Nam. .. mt hon thin, chỳng ta cú c s tin tng rng cụng nghip khai thỏc v ch bin du khớ ca Vit Nam hon ton cú c hi phỏt trin Bựi Th Anh Nguyờn - A12 - K38D 12 Khoỏ lun tt nghip II c im du thụ v cỏc loi du thụ ca Vit Nam 1.c im ca du thụ Vit Nam Hin nay, Tng cụng ty du khớ Vit Nam ang khai thỏc du ti 6 m trờn thm lc a Vit Nam Sỏu m du ny cho ta sỏu loi hn hp du thụ: Du i Hựng, Bch H, Rng, Hng Ngc, Rng ụng v... a cht thm lc a Nam Vit Nam c bt u t na thp k 60 v u nhng nm 1970 Ton b khu vc thm lc a phớa Nam c chớnh quyn Si Gũn c chia thnh cỏc lụ chuyn cho cỏc cụng ty nc ngoi tin hnh tỡm kim thm dũ Bt u t giai on ny, trờn cỏc din tớch cú trin vng, cụng tỏc a chn ó c tin hnh nhm phỏt hin v chun b cỏc cu to khoan thm dũ Trờn c s phõn tớch, tng hp cỏc ti liu hin cú cho thy rng thm lc a Nam Vit Nam cú cu trỳc a... tin hnh thm dũ, khai thỏc du khớ thm lc a phớa Nam Vit Nam v n nm 1986 nhng tn du thụ u tiờn c khai thỏc t m Bch H, ni trc kia, nm 1974, cụng ty Mobil ó tỡm thy du trong tng Mioxen Nm 1990, Tng cc du khớ Vit Nam c sỏp nhp vo B Cụng Nghip nng v ngy 6 thỏng 7 nm 1990, Hi ng b trng quyt nh thnh lp Tng cụng ty du khớ Vit Nam, vi tờn giao dch quc t l Petro vietnam, mt t chc chuyờn sn xut, kinh doanh, bc u... vo ngnh ny l: 1, Tng cụng ty du khớ Vit Nam (Petrovietnam) 2, Tng cụng ty xng du Vit Nam( Petrolimex) 3, Cụng ty xng du hng khụng(Vinapco) 4, Cụng ty du khớ thnh ph H Chớ Minh (Saigonpetro) 5, Cụng ty du khớ H Ni( Hanoipetro) 6, Cụng ty Thng mi, K thut & u t ( Petec) Trong cỏc t chc k trờn ch cú Tng cụng ty du khớ Vit Nam vi tin thõn ca nú l Tng cc du khớ Vit Nam hot ng trong tt c cỏc khõu t nghiờn... Vit Nam cng khỏ cao du thụ Bch H ụng c 34 0C, du thụ i Hựng 270C nờn xy ra nhiu khú khn trong vn chuyn, tn cha, bc rút theo ng ng vỡ bỏm dớnh ca du vo ng khỏ cao, d gõy tc ng õy l nhc im chớnh ca du thụ Vit Nam Túm li, nu lc ly cỏc sn phm xng, du thỡ du thụ Vit Nam c ỏnh giỏ l loi du trung bỡnh trờn th gii Nu i vo lc sõu ly cỏc thnh phn cao cp, hoc ỏp ng vn mụi trng nghiờm ngt thỡ du thụ Vit Nam. .. ch s ca du thụ Vit Nam c th nh sau: Bựi Th Anh Nguyờn - A12 - K38D 16 Khoỏ lun tt nghip Bng 3: Cỏc ch s ca du thụ Vit Nam Du thụ T trng API im ụng c (%) (0C) i Hựng 30,70 27,0 Bch H 40,50 34,0 Rng 40,50 34,0 Rng ụng 37,69 30,0 Ruby (Hng Ngc) 39,50 27,0 Bunga Kekioa 36,50 36,0 Ngun: www.petrovietnam.com.vn Hm lng lu hunh % 0,095 0,035 0,035 0,05 0,14 0,05 Nh vy, c sỏu loi du ca Vit Nam u l du ngt, thuc... nc v khu vc, v v trớ a lý (cú ý ngha quan trng trong vic chuyờn ch) v v nhu cu tiờu th thỡ du thụ Vit Nam thớch hp vi bn th trng chớnh: Nht, Singapore, ỳc, M Hin nay du thụ Vit Nam ó xut sang Nht , Singapore, ỳc , M , Trung Quc, Nam Triu Tiờn III S ra i v phỏt trin ca ngnh du trờn th gii v khớ Vit Nam 1 Mt s nột v s ra i v phỏt trin ca ngnh cụng nghip du khớ trờn th gii 1.1 Khỏi nim du khớ v cụng nghip

Ngày đăng: 26/04/2015, 22:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Công nghiệp dầu khí và nguồn nhân lực, Tiến sỹ Trần Ngọc Toản, Giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Đức Trí, NXB Thanh niên năm 2000 Khác
2. Vietsovpetro 20 năm xây dựng và phát triển, NXB Chính trị quốc gia 2001 Khác
3. Viện dầu khí: 25 năm xây dựng và trưởng thành Khác
4. Dầu khí và dầu khí ở Việt Nam, Trần Mạnh Trí, NXB Khoa học kỹ thuật 1996 Khác
5. Dầu mỏ và khí thiên nhiên ngày nay, Đào Bích Thảo, NXB Khoa học kỹ thuật 1976 Khác
6. Công nghệ và kỹ thuật khai thác dầu khí, Phùng Đình Thực, Dương Danh Lam, Lê Bá Tuấn, Nguyễn Văn Cảnh, NXB Giáo dục 1999 Khác
7. Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Vũ Hữu Tửu, NXB Giáo dục 2002 8. Kinh tế Việt Nam 2002, NXB chính trị quốc giaBáo, tạp chí Khác
12.Tạp chí Thông tin Kinh tế Xã hội số 11 năm 2003 13.Tạp chí Chiến lược chính sách công nghiệp năm 2003 14.Tạp chí Ngoại thương các năm 2002, 2003 Khác
16.Thời báo kinh tế Việt Nam các năm 2002, 2003 17.Báo Công nghiệp Việt Nam năm 2003 Khác
19.Vietnam Economic Time, September 2003 Trang web:www.petrovietnam.com.vn www.vnexpress.net Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w