Định nghĩa Triết học và Khoa học Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, hệ thống các quan điểm chung nhất của con người về thế giới và sự nhận thức thế giới ấy... + Những
Trang 1I H C QU C GIA TH NH PH H CH MINH ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ồ CHÍ MINH Í MINH
TR ƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NG ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH I H C CÔNG NGH THÔNG TIN ỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ệ THÔNG TIN
PHÒNG ĐÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH O T O S H KHCN & QH N ẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đ – KHCN & QHĐN Đ
Đ
VÀ KHOA HỌC
Gi ng viên h ảng viên h ư ng d n: ớng dẫn: ẫn: TS B I V N M A ÙI VĂN MƯA ĂN MƯA Ư
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN HUỲNH THUÝ NGA
Mã số sinh viên: CH1301041
L p ớng dẫn: : CAO H C KHÓA 8 ỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – KHCN & QHĐN
TPHCM, tháng 8/ 2014
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại phát triển như vũ bão, cũng như những biến động cách mạng lớn lao làm thay đổi
HVTH: Nguyễn Huỳnh Thuý Nga_MSSV: CH1301041 Trang 1/11
Trang 2tận gốc rễ bộ mặt của cuộc sống xã hội, đòi hỏi các nhà triết học và các nhà khoa học chuyên môn giải quyết đúng đắn và kịp thời những yêu cầu lý luận và thực tiễn cấp bách Sự giải đáp này chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở nắm vững và vận dụng một cách đúng đắn và sáng tạo thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin Do đó việc nghiên cứu những vấn đề về mối quan hệ giữa triết học và khoa học có ý nghĩa hết sức quan trọng
Triết học như là gốc rễ để khoa học vươn lên, sinh sôi và này nở Cứ ở đâu
có triết học là ở nơi đó khoa học phát triển thêm tầm cao mới Và ngược lại khoa học càng phát triển cũng làm cho chúng ta thấy được hệ thống quan điểm Triết học về thế giới và sự nhận thức thế giới ấy đóng vai trò không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta
Qua môn học “Triết học” Thầy TS BÙI VĂN MƯA đã giúp em hình thành những cái nhìn rất mới Triết học và Khoa học Đặc biệt là mối liên hệ mật thiết tác động qua lại giữa chúng
Trong phạm vi của bài thu hoạch nhỏ này, chúng em sẽ trình bày
1 Mối liên hệ giữa Triết học và Khoa học
2 Triết học với khoa học hiện đại
Em xin chân thành cảm ơn Thầy TS Bùi Văn Mưa Những tiết giảng quý báu của Thầy đã cung cấp cho em những kiến thức nền tảng về Triết học bước khởi đầu giúp em nghiên cứu về Triết học trong nhiều lĩnh vực
Học Viên Cao Học Khóa 8
NGUYỄN HUỲNH THUÝ NGA
* * *
PHẦN 1: MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC
1 Định nghĩa Triết học và Khoa học
Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, hệ thống các quan điểm chung nhất của con người về thế giới và sự nhận thức thế giới ấy
HVTH: Nguyễn Huỳnh Thuý Nga_MSSV: CH1301041 Trang 2/11
Trang 3Khoa học là toàn bộ hoạt động có hệ thống nhằm xây dựng và tổ chức kiến thức dưới hình thức những lời giải thích và tiên đoán có thể kiểm tra được về vũ trụ
2 Nhiệm vụ của Triết học đối với Khoa học
Một nền triết học phải là một nền khoa học theo đúng nghĩa của truyền thống của nó Ðó là một tri thức nguyên lý mà luôn đúng ở bất cứ thời đại nào, xã hội nào
Lẽ tất nhiên, các triết gia Hy lạp và cận đại đều hiểu triết học theo nghĩa này, và do
đó họ nhận thấy tri thức triết học không khác chi tri thức toán học
Từ đây những nhà toán học như Descartes, Leibniz, Pascal cho rằng nền tảng của triết học phải là toán học Từ một khía cạnh khác, tri thức không chỉ luôn đúng, mà nó còn phải là nền tảng cho tri thức mới Chỉ một tri thức như vậy mới đáng gọi là triết học
Triết học như vậy các nhiệm vụ sau:
- Triết học là một tri thức giúp chúng ta dự đoán một cách chính xác cái gì
sẽ xảy ra Một tri thức như vậy được những người như Galileo, Newton, Bayle, Locke, Hume hiểu như là một nền khoa học thực nghiệm hay kinh nghiệm, tức nền vật lý học
- Rà soát các khái niệm và giả định của khoa học để phê bình phân tích và làm rõ những thuật ngữ được sử dụng trong khoa học Cũng như làm thế nào để khoa học có liên quan đến các thực thể lập luận mà triết học lập luận về thế giới
- Khám phá ra tiêu chuẩn cho lý thuyết tốt, lời giải thích hợp lệ và phương pháp khoa học thích hợp Cung cấp một nhận thức luận không ngăn chặn mà kích thích tiến bộ khoa học
- Hướng dẫn và khám phá mục tiêu cho khoa học
- Chỉ ra và trình bày rõ mối tương quan giữa các khái niệm khác nhau được tìm thấy trong lĩnh vực khoa học tự nhiên cũng như các ngành khoa học xã hội và nhân văn
- Giải thích và hướng dẫn cách quan sát phù hợp hơn với cái nhìn rộng hơn
về thế giới
3 Sự đối lập nhau giữa Triết học và Khoa học
a) Đối lập về định nghĩa
HVTH: Nguyễn Huỳnh Thuý Nga_MSSV: CH1301041 Trang 3/11
Trang 4- Triết học: Theo chữ Hán,từ triết gồm hai chữ chiết là bẻ gãy và khẩu là miệng hội ý lại có nghĩa lời nói lí luận chặt chẻ để tìm hiểu thấu đáo một đối tượng nào đó
- Khoa học: Thông thường từ khoa học chỉ khoa học thực nghiệm như vật
lý, hóa học, sinh vật…Toán học, một môn lí trí trừu tượng nhưng rất chuẩn xác được xếp vào hàng ngũ khoa học
b) Phương pháp lý luận
- Triết học: Triết học là một bộ môn gồm có bốn môn: luận lý học, tâm lý học, đạo đức học và siêu hình học Nhưng luận lý là môn chủ đạo vì phải suy luận sâu xa mới đạt đến triết được Luận lý có hai phần lý thuyết và thực hành + Những nguyên lý của lý trí, đồng nhất nhân quả khởi thủy cứu cánh định mệnh tạo thành các phương pháp suy tưởng diễn dịch quy nạp trực giác và suy luận phân tích và tổng hợp thuộc lý thuyết
+ Áp dụng lý thuyêt vào những môn thực tế như vũ trụ học, vật lý học, sinh vật học là phần luận lý thực hành
+ Luận lý lý thuyết tạo nên một phương pháp nhận thức khách quan hệ thống tiến đến sự thật.Phương pháp này mệnh danh phương pháp Khoa học
- Khoa học: trong Số học các con số áp dụng vào thực tế phải thật đúng đắn Trong Hình học đường thẳng đường cong hình vuông hình tròn rất chính xác
+ Thành ngữ Hán có cụm từ: Thập phần hoàn mĩ nói lên kết quả hoàn toàn tốt đẹp
+ Trong tác phẩm Truyện Kiều Nguyễn Du dùng số10 để tả vẻ đẹp hoàn toàn của hai chị em Kiều: “Một người một vẻ mười phân vẹn mười”
+ Môn nào sử dụng phương pháp Khoa học mới đáng được gọi là một Khoa học
* Kết luận: Tuy đối lập nhau nhưng phương pháp khoa học hay Khoa học
thực nghiệm có liên quan mật thiết với Triết học Khoa học nằm trong luận lý Triết học
HVTH: Nguyễn Huỳnh Thuý Nga_MSSV: CH1301041 Trang 4/11
Trang 54 Mối quan hệ Triết học và khoa học
a) Mối quan hệ bất biến
- Triết học ban đầu không hoàn toàn đầy đủ, nhưng nó phải là một bước đầu tiên hướng tới sự phát triển của mối quan hệ hiệp lực giữa triết học và khoa học
tự nhiên Triết học cung cấp tiền đề biện minh cho lý thuyết khoa học cụ thể
Trong khoa học:
Một lý thuyết phải có những kết quả quan sát được kiểm tra và được đặt làm giả thuyết
Lý thuyết mới cũng phải đồng nhất với các lý thuyết trước đó trong lĩnh vực mà họ đã được thử nghiệm thành công
Trong triết học:
- Lý thuyết mới phải phù hợp với lý thuyết hiện có Vì vậy, làm thế nào để phù hợp với triết lý trong khi phải duy trì sự chặt chẽ cần thiết cho nghiên cứu khoa học? Là câu hỏi lớn mà các nhà triết học luôn hướng đến
* Kết luận: Khoa học và triết học có mối quan hệ bất biến hỗ trợ lẫn nhau
Chúng đã, đang và sẽ đồng hàng với nhau trong sự tiến bước
b) Mối liên hệ không đồng nhất giữa Triết học và Khoa học
Triết học khác với khoa học, nhất là với những nền học khoa, tức khoa học
cá biệt Triết học là môn học về nguyên lý chứ không phải về một tình trạng tri thức cố định Nó càng không thể tự đồng nghĩa với bất cứ học khoa nào như toán học, vật lý, sinh vật, vân vân, bởi lẽ nó là nền tảng của những học khoa này Tôi đồng ý với Jaspers, đó là triết học không thể đồng nhất với khoa học, cho dù là bất cứ nền khoa học nào Triết học đi trước khoa học, và cũng đi sau khoa học
Nó luôn luôn đặt ra những câu hỏi bắt khoa học gia phải đi tìm giải đáp
Nó đi trước đưa ra những viễn kiến, hay giả đề mà các nhà khoa học chấp nhận, song phải phản tỉnh và phê phán
Họ phải chứng minh xem các viễn kiến, giả thuyết có đúng hay không, có hoàn toàn hay không Nếu không thì, như Karl Popper từng chủ trương, họ phải
HVTH: Nguyễn Huỳnh Thuý Nga_MSSV: CH1301041 Trang 5/11
Trang 6gạt bỏ chúng, sửa đổi chúng Họ phải tìm một giả thuyết mới, một cái nhìn mới, một nguyên lý mới, tức một nền triết học mới
Triết học đi sau khoa học, không phải như người hầu đi sau sách đồ cho chủ hay như người nữ tì cho nền thần học thời Trung Cổ Nó giúp khoa học phản tỉnh Nó cũng tự phản tỉnh để có thể đưa ra một giả thuyết mới, để rồi các khoa học gia tiếp tục phê bình, sửa đổi hay gạt bỏ
PHẦN II: TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC HIỆN ĐẠI
1 Sự khác nhau Khoa học hiện đại và truyền thống
Khoa học quan tâm chủ yếu đến hiệu quả ở mức cao nhất, trên phương diện tính vật chất trực tiếp, nhằm dẫn tới những phát minh Trái lại, truyền thống có quyền không tính tới hiệu quả đối với tính vật chất không gian - thời gian, tính vật chất trực tiếp của quan sát
Khoa học hiện đại vẫn khác với truyền thống về bản chất, cả về phương điện huy động và về mục đích Chúng như hai cực của một mâu thuẫn, hai cái nan hoa của một bánh xe Tuy khác nhau, nhưng chúng luôn luôn hướng về một tâm: đó là con người và sự tiến hóa của con người Đây là nguyên lý về sự cần thiết đối với truyền thống của khoa học hiện đại
2 Triết học qua các thời kỳ khoa học
Trong lịch sử khoa học, người ta coi phát minh về lý thuyết tương đối của A.Einstein là sự mở đầu cho khoa học hiện đại, bởi vì từ đây con người khám phá ra một thế giới mới và gắn liền với nó là một phương pháp khoa học hoàn toàn khác về chất so với khoa học cổ điển
Trong cuốn Cơ cấu cách mạng khoa học, nhà triết học người Mỹ Thomas Kuhn cho rằng mỗi thời kỳ phát triển bình thường của khoa học đều có một hệ thống chuẩn tương ứng: hiện nay là hệ chuẩn kiểu Einstein, trước đó là hệ chuẩn kiểu Newton
Vào đầu thế kỷ XX, Einstein cùng với Planck đã làm một cuộc “cách mạng khoa học", đưa đến một hệ thống giá trị mới chi phối cuộc sống hàng ngày của chúng ta Sự khám phá một quy mô lượng tử không thể nhận biết được bằng giác HVTH: Nguyễn Huỳnh Thuý Nga_MSSV: CH1301041 Trang 6/11
Trang 7quan với những định luật hoàn toàn khác với những định luật có thể nhận biết được trong đời sống hàng ngày Đó là đóng góp quan trọng nhất của khoa học hiện đại vào tri thức nhân loại Tư tưởng này đã đặt nền móng cho một cách nhìn mới về thế giới: thế giới các sự kiện lượng tử hoàn toàn khác hẳn với thế giới mà cách đây hơn một thế kỷ do Newton khám phá
Cho đến thế kỷ XIX, vật lý học Newton là một chủ nghĩa quyết định bất di bất dịch: vạn vật đều gắn bó với nhau, những nguyên nhân như nhau bao giờ cũng sinh ra kết quả như nhau Đó là những quy luật "thép" chi phối sự tiến hoá không sao cưỡng lại được
Vì sức sống của cái ngẫu nhiên nằm trong thực tại, cho nên thực tại bao chứa cái không thể tiên đoán, cái bấp bênh Và đó chính là nền tảng của lý thuyết hỗn.độn Như vậy, bản thân thực tại là hỗn độn, chứ không do sự bất cập của hệ thống tri thức của chúng ta, hay không do sự không hoàn hảo của thiết bị kỹ thuật của chúng ta
Cùng với lý thuyết về hỗn độn, lý thuyết về phức hợp cũng không kém phần bí ẩn Nhà triết học người Pháp Edgar Morin cho rằng "Tín điều của một thứ chủ nghĩa quyết định đã sụp đổ bởi vì vũ trụ không bị chi phối bởi chủ nghĩa quyền tuyệt đối của trật tự mà còn bởi mối quan hệ dialogique giữa trật tự, rối loạn và tổ chức" Phức hợp như vậy, một mặt, là sự liên kết, và mặt khác, là sự chấp nhận thách thức của sự không chắc chắn Nguyên lý dialogique đã nối hai nguyên lý hay hai khái niệm đối kháng nhau, nhưng không tách rời nhau và đều cần thiết để hiểu rõ thực tại Niels Bohr cho rằng hạt vật lý vừa là hạt, vừa là sóng Bohr nói rõ hơn: “Sự ngược lại của sự thực thông thường là một sai lệch vô
lý, nhưng sự trái ngược của một sự thực sâu sắc thì bao giờ cũng là một sự thật sâu sắc
Trong trường phái lịch sử Mỹ, Wartofski là người tích cực nhất trong việc phục hồi siêu hình học để phát triển khoa học Ông đặc biệt kế thừa phạm trù lương tri trong siêu hình học của triết học cổ điển đó là năng lực phân biệt cái đúng, cái sai, (thật, giả) - những cái tồn tại một cách tự nhiên, ngang nhau ở mọi con người Từ đó, ông làm rõ nhiều chức năng của siêu hình học trong khoa học: gợi mở cho khoa học, xây dựng các mô hình cơ bản của nhận thức khoa học, phê HVTH: Nguyễn Huỳnh Thuý Nga_MSSV: CH1301041 Trang 7/11
Trang 8phán các luận cứ cơ bán của khoa học Nước Mỹ hiện nay có một nền khoa học phát triển nhất thế giới Điều đó không thể không biết tới sự đóng góp của các nhà triết học về khoa học - những người cũng đi đầu trong việc khẳng định nhân
tố con người trong nhận thức khoa học
Khoa học hiện đại, nói như Jaspers, nhờ “sự làm việc" của triết học mà gốc
là siêu hình học, đã vượt lên những bế tắc để phát triển mạnh mẽ như ngày nay Không chỉ khoa học tự nhiên mà cả khoa học xã hội cũng đã nhờ cái lực đẩy đó
mà trở thành khoa học nhân văn, khoa học con người Khoa học nhân văn chỉ có thể xuất hiện cùng lúc khi triết học về con người đã phát triển tới đỉnh cao Đó là một cuộc cách mạng trong nền văn hoá của loài người khi bước vào thế giới hiện đại Không chỉ có "văn học là nhân học", mà tất cả các khoa học xã hội, kể cả các
bộ môn lấy xã hội làm trung tâm như xã hội học, kinh tế cũng đều trở thành khoa học nhân văn, một khi chúng gắn hữu cơ với triết học con người
Hầu hết các thành tựu khoa học đều dựa trên lý thuyết về triết học Thành tựu khoa học đều có sự đóng góp rất lớn của các nhà Triết học
3 Ảnh hưởng của Triết học với khoa học hiện đại
Khoa học hiện đại đã tạo dựng một quang cảnh mới và đã đóng lại thời kỳ tôn thờ cái châm ngôn khoa học “càng đơn giản thì càng đẹp, càng đúng", đã mở màn cho một châm ngôn khoa học mới "càng phức hợp, càng hỗn độn thì càng hiện thực" Càng hiện thực bởi vì cái bị quy định theo tinh thần nhân quả máy móc đã nhường bước cho cái khả thể, cái tất yếu không còn một mình thống trị
mà buộc phải chấp nhận có cả cái ngẫu nhiên
Khoa học hiện đại đã đặt đúng vấn đề: khoa học cổ điển đã sa vào một cuộc khủng hoảng nổi trội lên ở sự phi lý của lý trí thực nghiệm và từ đó xoá bỏ sự hiện diện của con người với tư cách là chủ thể quan sát trong quá trình nhận thức thực tại vật lý Dường như khoa học hiện đại đang đứng tại chỗ dò những ngõ cụt
và những nghịch lý cản đường
Nhà triết học người Đức Jaspers đã viết rằng: Cuộc khám phá vũ trụ cho ta thấy khoa học thực nghiệm chưa hoàn thành được công việc Triết học phải tiếp tục công việc mà khoa học bỏ dở Whitehead, nhà triết học Anh, nói rõ chỗ bỏ dở HVTH: Nguyễn Huỳnh Thuý Nga_MSSV: CH1301041 Trang 8/11
Trang 9đó là khoa học nói chung không đi tới cùng những vấn đề mà nó nêu lên Nhưng, theo ông, bao giờ trong những điều kiện ít thuận lợi nhất, triết học học cũng tự mình đứng ra để trả lời những vấn đề lớn nhất của thời đại Sự phát triển của khoa học hiện đại đang chứng minh điều khẳng định trên: nhà khoa học và nhà triết học đã, đang và sẽ cùng nhau phát triển
Thiên văn học hiện đại không thể không gợi nên những băn khoăn về ý nghĩa tột cùng của vũ trụ Đây không còn là vấn đề của khoa học mà là của triết học Thiên văn học, môn khoa học hình như đi tới gần cội nguồn của những điều
bí ẩn của tồn tại, đi tới những miền mà vật lý học hầu như hoà lẫn vào siêu hình học
Thế giới ngày nay hiện ra như một tấm thảm rộng mênh mông làm bằng nhiều mảnh bị tung toé ra, không sao ghép lại một cách khoa học được Triết học
sẽ làm cho con đường phát triển khoa học sáng lên Khoa học đã nhìn thấy gốc của mình ở siêu hình học và từ đó nó vươn vai đứng lên mạnh mẽ như ngày hôm nay Và bây giờ, đến lượt nó, nó lại chứng minh cho triết học theo nguyên lý của
lý thuyết phức hợp rằng tư duy lý trí và tư duy không lý trí, hoạt động của tư duy khoa học và của tư duy siêu hình học vừa có sự phân biệt, vừa có sự liên kết không tách rời
Để làm rõ ý tưởng này, tôi xin đề cập tới phát minh khoa học của Roger Sperry về chức năng cao cấp của não - phát minh đã đưa lại cho ông giải thưởng Nobel về sinh lý và y học Trước khi có phát minh này, nhà thần kinh học người Pháp Pierre Paul Broca đã chứng minh rằng vùng tiếng nói nằm ở bán cầu trái của não Còn nhà sinh lý học người Nga Paplov cho rằng ở nhà nghệ sĩ thì trội ở bán cầu phải - bán cầu mang tính tổng thể, còn ở nhà tư tưởng thì trội ở bán cẩu trái - bán cầu có tính phân tích Roger Sperry đã đề xướng một lý thuyết chặt chẽ
về chức năng riêng của từng bán cầu Hoạt động của bán cầu trái mang tính phân tích, trình tự duy lý Hoạt động của bán cầu phải mạng tính tổng hợp, tổng thể , trực giác Ông khẳng định rằng não chỉ đạt tới mức hoạt động cao nhất khi có sự hợp tác các chức năng giữa hai bán cầu
Như vậy, trong sinh lý học chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa phi duy lý, khoa học và siêu hình học không còn chỉ là những tư biện, những điều bày đặt của nhà HVTH: Nguyễn Huỳnh Thuý Nga_MSSV: CH1301041 Trang 9/11
Trang 10triết học, mà đã có những chứng cứ mạnh mẽ Vấn đề lớn nhất đặt ra cho triết học là trong não người không phải chức năng này tiêu diệt chức năng kia, mà là cùng hợp tác để tạo nên con người
KẾT LUẬN
- Khoa học và triết học luôn học hỏi nhau, tương tác sâu sắc lẫn nhau Triết học giúp chúng ta đạt được một sự hiểu biết sâu sắc hơn về ý nghĩa xã hội và triển vọng chung của những khám phá khoa học và ứng dụng kỹ thuật Những thành tựu ấn tượng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, những mâu thuẫn và hậu quả xã hội đã khơi dậy, nâng cao vấn đề triết học sâu sắc
- Triết học rất hữu ích và rất cần cho Khoa học Thể hiện qua việc các nhà khoa học thực sự thường nắm bắt lý thuyết mạnh mẽ, chưa bao giờ quay lưng lại với triết học
- Khoa học không thể sống thiếu Triết học Quả thật tư tưởng khoa học là triết học cốt lõi, cũng như suy nghĩ thực sự triết học là khoa học sâu sắc, bắt nguồn từ sự tổng hợp tổng số thành tựu khoa học Triết học cung cấp cho các nhà khoa học một chiều rộng và thâm nhập, một phạm vi rộng lớn hơn đặt ra và giải quyết vấn đề Những phẩm chất này được thể hiện rực rỡ, như trong tác phẩm của Marx, hoặc trong các quan niệm khoa học tự nhiên trên phạm vi rộng của Einstein
- Triết học và Khoa học có quan hệ bất biến hỗ trợ lẫn nhau nhưng không đồng nhất nhau Triết học đi trước khoa học, và cũng đi sau khoa học Nó luôn luôn đặt ra những câu hỏi bắt khoa học gia phải đi tìm giải đáp Nó giúp khoa học phủ định để tìm ra các thành tựu khoa học mới Nó cũng tự phủ định để có thể đưa ra một giả thuyết mới, để rồi các khoa học gia tiếp tục phê bình, sửa đổi hay gạt bỏ
- Nhưng có những câu hỏi tuyệt vời của thời đại mà chúng ta không thể được trả lời bằng khoa học cao nhất của vật lý, bởi toán học, điều khiển học, hóa học, sinh học, hoặc khoa học tự nhiên như một toàn thể, tuyệt vời mặc dù những khám phá của họ có được Những câu hỏi này liên quan đến cuộc sống ngày hôm nay và trong tương lai, phải được trả lời bởi triết lý khoa học
HVTH: Nguyễn Huỳnh Thuý Nga_MSSV: CH1301041 Trang 10/11