Một số biện pháp nhằm giữ vững, duy trì các tiêu chuẩn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non năm học 2014 – 2015 tại trường mầm non 195, thị xã mường lay »

10 757 3
Một số biện pháp nhằm giữ vững, duy trì các tiêu chuẩn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non năm học 2014 – 2015 tại trường mầm non 195, thị xã mường lay »

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phần một: MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục- Đào tạo. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở các bậc học sau. Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nhân cách con người mới XHCN Việt Nam. Để mọi trẻ em 5 tuổi được đến trường lớp Mầm non là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đẩy mạnh xã hội hóa với trách nhiệm của nhà nước, xã hội và gia đình để phát triển giáo dục Mầm non. Nhằm đảm bảo hầu hết trẻ em 5 tuổi ở trên địa bàn được đến lớp để thực hiện kế hoạch chăm sóc 2 buổi trên ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, vốn tiếng việt và tâm lý sẵn sàng đi học, đảm bảo chất lượng để trẻ làm hành trang vào lớp một. Năm học này là năm học thứ 5 thực hiện công tác Phổ cập giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi theo quyết định phê duyệt đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010- 2015 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 239 phê duyệt đề án phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi của Thủ tướng chính phủ giai đoạn 2010- 2015. Thị xã Mường Lay đã được UBND Tỉnh Điện Biên công nhận đạt chuẩn PCGDMNTNT từ năm 2012, năm học này cũng là năm học thứ 3 trường Mầm non 19/5 cùng với tất cả các trường mầm non trên địa bàn cùng nhau duy trì, giữ vững các tiêu chí đạt chuẩn PCGDMNTNT. Bản thân tôi là một Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn cũng đồng thời phụ trách công tác PCGDMNTNT của trường Mầm non 19/5, bằng những kinh nghiệm, sự sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phổ cập nhằm giữ vững, duy trì các tiêu chuẩn đạt chuẩn PCGDNTNT, chia sẻ một vài kinh nghiệm về công tác điều tra, tổng hợp, báo cáo số liệu PCGDMN hằng năm và nâng cao chất lượng PCGDMNTNT với đồng nghiệp trong phạm vi PCGDMN cho trẻ 5 tuổi, và với mong muốn nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục mầm non của trường Mầm non 19/5, nhằm góp phần phát triển giáo dục địa phương tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm giữ vững, duy trì các tiêu chuẩn đạt chuẩn PCGDMNTNT năm học 2014 – 2015 tại trường Mầm non 19/5, thị xã Mường Lay » để nghiên cứu và áp dụng vào công tác Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi của nhà trường năm học 2014 – 2015. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đưa ra các biện pháp nhằm giữ vững, duy trì các tiêu chuẩn đạt chuẩn PCGDMNTNT năm học 2014 – 2015 tại trường Mầm non 19/5, thị xã Mường Lay. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu các văn bản liên quan đến công tác PCGDMNTNT. - Đánh giá thực trạng công tác PCGDMNTNT trên địa bàn trường. - Trình bày các biện pháp nhằm giữ vững, duy trì các tiêu chuẩn đạt chuẩn PCGDMNTNT trên địa bàn trường. - Hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp trong công tác giữ vững, duy trì các tiêu chuẩn đạt chuẩn PCGDMNTNT năm học 2014 – 2015 trên địa bàn trường. IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi trên địa bàn trường Mầm non 19/5 2. Phạm vi nghiên cứu Một số biện pháp nhằm giữ vững, duy trì các tiêu chuẩn đạt chuẩn PCGDMNTNT năm học 2014 – 2015 tại trường Mầm non 19/5, thị xã Mường Lay. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp quan sát - Phương pháp điều tra thông tin - Phương pháp thống kê toán học - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp nghiên cứu kết quả hoạt động - Các phương pháp nghiên cứu khác VI. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA SÁNG KIẾN Các biện pháp nhằm giữ vững, duy trì các tiêu chuẩn đạt chuẩn PCGDMNTNT, chia sẻ một vài kinh nghiệm về công tác điều tra, tổng hợp, báo cáo số liệu, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của trường Mầm non 19/5, góp phần phát triển giáo dục địa phương. Phần hai: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận Công tác Phổ cập giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước được xác định rõ trong đề án thực hiện công tác Phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010 – 2015. Theo đó, đến năm 2015 tất cả các địa phương trong cả nước phải hoàn thành công tác phổ cập giáo dục cho trẻ Mầm non 5 tuổi. * Một số quan điểm về công tác Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. Sau khi chương trình giáo dục ở bậc học Tiểu học được cải cách, bậc học mầm non cũng thay đổi theo cho phù hợp, bắt đầu là chương trình cải cách giáo dục mầm non, chương trình đổi mới hình thức tổ chức dạy học và bây giờ là chương trình giáo dục mầm non mới. Có thể nói rằng, bậc học mầm non là bậc học đầu tiên cung cấp những kiến thức đơn giản cho trẻ em thông qua các hoạt động học và vui chơi. Các môn học ở trường mầm non cũng chỉ là những môn học mang tính chất “Nhận biết” và “Làm quen” với các hiện tượng tự nhiên và vấn đề xã hội. Tuy nhiên nếu không có những kiến thức được thông qua nhận biết và sự làm quen ban đầu ở trường mầm non thì trẻ vào học ở trường tiểu học sẽ rất khó khăn. Như các nhà tâm lý học đã nhận xét: sự khởi đầu ở một đứa trẻ theo quy luật khách quan là những tư duy trừu tượng, trẻ được nhận thức thông qua các đồ vật, hiện tượng đơn giản, lúc này trẻ sẽ được bắt đầu mọi thứ chỉ bởi sự nhận biết và làm quen với thế giới bên ngoài mà thôi. Chính vì thế, bậc học mầm non đã nghiên cứu chương trình giáo dục cho từng lứa tuổi phù hợp theo quá trình phát triển tư duy của trẻ. Do đó, việc trẻ được học ở trường mầm non là một điều rất quan trọng, quan trọng hơn trẻ 5 tuổi phải được giáo dục, chăm sóc đảm bảo theo chương trình giáo dục mầm non lứa tuổi 5-6 tuổi do Bộ GD&ĐT ban hành. Chúng ta không nên ngộ nhận và đánh đồng giữa việc nuôi dạy trẻ ở nhà với việc nuôi dạy trẻ ở trường mầm non. Trẻ em từ 3 tuổi đến 5 tuổi là độ tuổi mà các cấp giáo dục quy định phải huy động ra lớp bởi vì ở lứa tuổi này trẻ cần được làm quen với những kiến thức sơ đẳng để hình thành những tư duy lôgic cần thiết cho trẻ tiếp nhận kiến thức ở bậc tiểu học. Nói đến điều này là tôi muốn chứng minh tầm quan trọng của bậc học mầm non trong quá trình giáo dục và hình thành nhân cách đầu tiên của mỗi con người. Vì vậy cho trẻ em đến lớp là trách nhiệm của mỗi bậc phụ huynh, huy động trẻ em đến lớp là trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội, chăm sóc giáo dục trẻ em là nhiệm vụ chủ yếu của mỗi giáo viên và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ em là nhiệm vụ chỉ đạo của các nhà quản lý giáo dục mầm non. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi là một công tác mà trong đó các cấp các ngành, Đảng, Nhà nước và nhân dân có trách nhiệm huy động hầu hết các trẻ em 5 tuổi đến lớp, đến trường để được chăm sóc giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ GDĐT ban hành nhằm giúp trẻ em 5 tuổi được phát triển tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý để trẻ sẵn sàng vào lớp 1. Khi ban hành Đề án “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi” giai đoạn 2010-2015, Chính phủ cũng đưa ra bốn quan điểm chỉ đạo như sau: 1. Nhà nước có trách nhiệm quản lý, đầu tư phát triển giáo dục mầm non, tăng cường hỗ trợ cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ giáo viên; ưu tiên đầu tư các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng núi, vung sâu, vùng xa, hải đảo, biên giới theo hướng xây dựng các trường công lập kiên cố, đạt chuẩn. 2. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong giáo dục mầm non nhằm chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1 đối với tất cả các vùng miền trong cả nước. 3. Việc chăm lo để mọi trẻ em năm tuổi đến trường, lớp mầm non là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đẩy mạnh xã hội hóa với trách nhiệm lớn hơn của Nhà nước, của xã hội và gia đình để phát triển giáo dục mầm non. 4. Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục mầm non theo nguyên tắc đảm bảo đồng bộ, phù hợp, tiên tiến gắn với giáo dục đổi mới phổ thông, góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục. Như vậy “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi” không những là nhằm mục đích chuẩn bị tốt cho trẻ trước khi vào học lớp 1, đảm bảo quyền được học tập cho hầu hết trẻ em 5 tuổi và tạo sự công bằng trong giáo dục mầm non đối với tất cả các vùng miền trong cả nước mà đây còn là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong định hướng nâng cao chất lượng giáo dục quốc gia đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. II. CƠ SỞ PHÁP LÝ Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án phổ cập giáo dục mầm non trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 – 2015; Thông tư 32/2010/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 12 năm 2010 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, về quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi; Thông tư số 36/2013/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình công nhận PCGD mầm non cho trẻ em năm tuổi ban hành theo Thông tư số 32/2010/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 12 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quyết định số 727/QĐ-UBND ngày 23/08/2012 của UBND tỉnh Điện Biên về việc công nhận các huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGDMNTNT năm 2012 ; Quyết định số 359/QĐ-UBND ngày 25/04/2011 của UBND tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án PC GDMNTNT tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010 - 2015 định hướng đến năm 2020; Quyết định số 397/QĐ-UBND ngày 28/06/2011của UBND thị xã Mường Lay về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án PCGDMNTNT thị xã Mường Lay giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 320/QĐ-UBND ngày 13/10/2010 của UBND phường Na Lay về việc thành lập Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục MN cho trẻ Mẫu giáo 5 tuổi Phường Na Lay giai đoạn 2010 – 2015; Chỉ thị số 3008/CT-BGDĐT ngày 18 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông,giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2014 – 2015 Công văn số 4318/BGDĐT-GDMN ngày 14 tháng 8 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2014 - 2015 Kế hoạch số 768/KH-PGDĐT-CMMN ngày 29 tháng 8 năm 2014 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2014 – 2015; Kế hoạch số16/KH-MN19/5 ngày 14 tháng 9 năm 2014 của trường Mầm non 19/5 về thực hiện nhiệm vụ năm học 2014 – 2015. III. CƠ SỞ THỰC TIỄN Kế hoạch số 768/KH-PGDĐT-CMMN ngày 29 tháng 8 năm 2014 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục năm học 2014 – 2015 cũng đưa ra nội dung và mục tiêu phấn đấu công tác PCGDMNTNT như sau: « Duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn PCGDMNTNT ở các đơn vị xã, phường ; huy động 100% trẻ 5 tuổi ra lớp được tổ chức ăn bán trú tại trường, 100% trẻ được học 2 buổi trên ngày, 100% trẻ dân tộc thiểu số được tăng cường tiếng Việt, tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần đạt 100% ; đảm bảo đủ phòng học, công trình vệ sinh, nhà bếp, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi ngoài trời cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi theo quy định của Bộ ; bố trí 100% giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn, có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng dạy lớp 5 tuổi, đảm bảo đủ số lượng theo quy định » Trường Mầm non 19/5 là 1 trong 3 trường mầm non đóng trên địa bàn Phường Na Lay, luôn làm tốt công tác Phổ cập GDMNTNT. Công tác PCGDMNTNT luôn được nhà trường coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, luôn cùng với các trường mầm non khác trên địa bàn giữ vững nâng cao các tiêu chuẩn PCGDMNTNT trong các năm học. Trong quá trình thực hiện, công tác PCGDMNTNT ở trường Mầm non 19/5 cũng còn gặp nhiều bất cập, khó khăn : công tác điều tra, huy động trẻ ra lớp, công tác thống kê, báo cáo, duy trì tỷ lệ chuyên cần, bố trí giáo viên, sử dụng cơ sở vật chất, chất lượng chăm sóc, giáo dục II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI 1. Đặc điểm chung Phường Na Lay đạt chuẩn PCGDMNTNT năm 2012, Trường Mầm non 19/5 đặt trên địa bàn phường Na Lay, trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 năm học 2013-2014 * Đội ngũ : * Cơ sở vật chất : TS phòng học Số lớp, nhóm Phòng học cho lớp 5t CT nước sạch Bếp ăn Sân và đồ chơi Trường có tường CT vệ sinh Lớp 5t Dưới 5t TS Kiên cố Đủ bộ TB, ĐD, ĐC tối thiểu Sân chơi Tr : Sân có ĐC 6 1 5 1 1 1 1 1 1 1 1 1 * Trẻ em : Tổng số trẻ trên địa bàn : 197 (0-2t: 94 ; 3-5t: 103 ; 5t: 23) Tỷ lệ huy động : Trẻ mẫu giáo: 101/102 đạt 99% ; trẻ nhà trẻ : 38/93 đạt 40,8% Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi : 22/22 đạt 100% (01 trẻ khuyết tật). - Trẻ 5 tuổi được hưởng các chế độ hỗ trợ ăn trưa : 04 - Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ 5 tuổi : + Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng : Cân nặng BT: 25/27 đạt 92,6% ; SDD vừa : 2/27 chiếm 7,4% Chiều cao BT: 25/27 đạt 92,6% ; SDD vừa : 2/27 chiếm 7,4% + Chất lượng giáo dục: Phát triển thể chất : 25/27 đạt 92,6% Phát triển nhận thức: 24/27 đạt 88,9% CBQL, giáo viên, nhân viên Giáo viên dạy mẫu giáo năm tuổi Tổn g số Biên chế CBQL Giáo viên Nhâ n viên Tổn g số Biên chế Tỷ lệ GV/ L Trình độ đào tạo Tổ ng số P. Hiệu trưởn g Tổ ng số D TT S Tỷ lệ GV/lớp Tổn g số Đạt chuẩn Trên chuẩn 20 18 3 2 12 5 2,00 5 2 2 2,00 2 Phát triển ngôn ngữ : 25/27 đạt 92,6% Phát triển TC-XH : 25/27 đạt 92,6% Phát triển thẩm mỹ: 24/27 đạt 88,9% 1. Thuận lợi - Công tác PC GDMNTNT của trường Mầm non 19/5 luôn nhận đã được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, sự chỉ đạo sát sao, kịp thời Ban chỉ đạo PC GDMNTNT phường Na Lay; Phòng Giáo dục và Đào tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp cho trường hoàn thành công tác PCGDMNTNT. - Công tác kết hợp 3 cấp và tổ trưởng, trưởng bản trong quá trình điều tra số trẻ trên địa bàn, vận động phụ huynh đưa con em đến trường, lớp được thực hiện một cách nghiêm túc. - Hội phụ huynh, các đoàn thể trên địa bàn trường kết hợp với nhà trường giúp đỡ các gia đình còn gặp nhiều khó khăn động viên phụ huynh đưa con em đến lớp. - Cơ sở vật chất trường lớp khang trang, trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi được trang bị đầy đủ theo quy định. - Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. - Đội ngũ giáo viên đều có trình độ đạt chuẩn trở lên. Có đủ số lượng giáo viên dạy trẻ 5 tuổi, trình độ và năng lực của giáo viên dạy lớp 5 tuổi đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp đạt chỉ tiêu theo kế hoạch. 2. Khó khăn - Địa bàn dân cư rộng, dân cư không ổn định, sĩ số học sinh biến động gây khó khăn không nhỏ cho công tác quản lý, điều tra số trẻ trên địa bàn. - Một số giáo viên cao tuổi, hạn chế trong công tác đi điều tra và tổng hợp, thống kê. - Công tác viết phiếu điều tra còn nhiều sai sót. - Tinh thần trách nhiệm của một số giáo viên trong công tác PCGDMNTNT còn chưa cao, chưa nhiệt tình. - Công tác hoàn thiện các hồ sơ thực hiện chế độ chính sách cho học sinh còn chậm trễ, thiếu sót. - Vẫn còn tỷ lệ trẻ em 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, thấp còi. - Giáo viên dạy lớp 5 tuổi có trình độ đào tạo trên chuẩn tuy nhiên các kỹ năng giáo dục trẻ và sử dụng, bảo quản thiết bị, đồ dùng đồ chơi còn chưa được linh hoạt, khoa học. - Có 01 phần mềm (phần mềm kidsmart) cho trẻ vui chơi, học tập tuy nhiên có một số máy tính đã bị hỏng, không sử dụng được. - Số học sinh là con em dân tộc chiếm tỷ lệ cao, điều kiện kinh tế một số gia đình còn khó khăn. Một bộ phận nhân dân nhận thức chưa đầy đủ về sự cần thiết phải cho trẻ ra lớp, vì vậy công tác huy động trẻ nhà trẻ ra lớp và duy trì sĩ số trẻ ra lớp còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra lớp chưa đạt chỉ tiêu phòng giao. III. CÁC GIẢI PHÁP ÁP DỤNG 1. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của tất cả các cán bộ, giáo viên trong công tác PCGDMNTNT 2. Nâng cao tỷ lệ huy động trẻ trên địa bàn ra lớp 3. Làm tốt công tác tuyên truyền các nội dung PCGDMNTNT tới toàn thể các đoàn thể, nhân dân trên địa bàn 4. Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ 5. Làm tốt công tác thống kê, tổng hợp, báo cáo 6. Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng chuyên môn, sử dụng trang thiết bị dạy học cho đội ngũ giáo viên 7. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục 8. Xây dựng trường lớp xanh – sạch – đẹp. 9. Mua sắm, bổ sung các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi còn thiếu IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG GIẢI PHÁP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Phần ba: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN II. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ Mường Lay, ngày 28 tháng 9 năm 2014 Người viết Trần Thị Thu Hiền XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ MƯỜNG LAY TRƯỜNG MẦM NON 19/5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM « Một số biện pháp nhằm giữ vững, duy trì các tiêu chuẩn đạt chuẩn PCGDMNTNT năm học 2014 – 2015 trường Mầm non 19/5, thị xã Mường Lay » Họ và tên : Trần Thị Thu Hiền Đơn vị : Trường Mầm non 19/5 – Thị xã Mường Lay Mường Lay, Tháng 9 năm 2014 . TẠO THỊ XÃ MƯỜNG LAY TRƯỜNG MẦM NON 19/5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM « Một số biện pháp nhằm giữ vững, duy trì các tiêu chuẩn đạt chuẩn PCGDMNTNT năm học 2014 – 2015 trường Mầm non 19/5, thị xã Mường. nghiên cứu Một số biện pháp nhằm giữ vững, duy trì các tiêu chuẩn đạt chuẩn PCGDMNTNT năm học 2014 – 2015 tại trường Mầm non 19/5, thị xã Mường Lay. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp quan. phương tôi lựa chọn đề tài Một số biện pháp nhằm giữ vững, duy trì các tiêu chuẩn đạt chuẩn PCGDMNTNT năm học 2014 – 2015 tại trường Mầm non 19/5, thị xã Mường Lay » để nghiên cứu và áp dụng

Ngày đăng: 18/05/2015, 23:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan