Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
333,5 KB
Nội dung
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng điện tử đã trở thành xu thế phổ biến trên thế giới và tất nhiên, Việt Nam không thể nằm ngoài guồng quay này. Trong khi đó việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng như: Môi trường kinh tế; môi trường pháp lí; trình độ phát triển của các doanh nghiệp và của khách hàng cá nhân… Đặc biệt trong giai đoạn vừa bước qua khủng hoảng tài chính thế giới hiện nay thì càng đặt ra sự cần thiết phát triển dịch vụ này. Ngân hàng TMCP Phương Tây cũng từng bước đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng điện tử như SMS banking, Internet banking….cho phép ngân hàng có thể truy nhập và quản ly tài khoản của mình trên mạng cũng như luôn cập nhật những phát sinh trong tài khoản. Tuy vậy vẫn còn nhiều những khó khăn, hạn chế. Việc tìm ra các giải pháp nhằm triển khai, phát triển thành công dịch vụ ngân hàng điện từ cũng như giúp ngân hàng TMCP Phương Tây khẳng định vị trí, thương hiệu của mình vẫn đang là một vấn đề bức thiết. Xuất phát từ điều đó em đã lựa chọn đề tài: “ Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP Phương Tây” làm đề tài luận văn thạc sỹ. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những nội dung cơ bản về ngân hàng điện tử, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp hiệu quả để phát triển, đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP Phương Tây. 3. Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: ngân hàng TMCP Phương Tây. - Phạm vi nghiên cứu: những sản phẩm thuộc ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP Phương Tây. - Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 3 năm (2010-2012). 1 4. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành những mục tiêu đặt ra, luận văn vận dụng các phương pháp phổ biến trong nghiên cứu kinh tế như phương pháp thống kê, tổng hợp quan sát và phân tích, so sánh, thăm dò, khảo sát thực tế để tiếp cận vấn đề nghiên cứu. 5. Kết cấu Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP Phương Tây giai đoạn 2010-2012 Chương 3: Kiến nghị và các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMC Phương Tây 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 1.1.1. Khái niệm dịch vụ ngân hàng điện tử Ngân hàng điện tử (hay còn gọi là E-Banking), hiểu theo nghĩa đơn giản và trực quan nhất đó là sự kết hợp hoạt động ngân hàng với công nghệ thông tin hiện đại – đó là kết quả tất yếu của quá trình phát triển công nghệ thông tin, điện tử và tin học, được ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. 1.1.2. Các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử 1.1.2.1. Máy thanh toán tại điểm bán hàng (EFTPOS) EFTPOS một thiết bị đọc có thể đọc được các thông tin được mã hoá trên dải từ nằm ở mặt sau thẻ, kiểm tra các thông tin xem nếu thẻ có giá trị thanh toán thì chủ thẻ có thể thanh toán bằng thẻ mà không cần dùng tiền mặt để chi trả hóa đơn mua hàng. 1.1.2.2. Máy rút tiền tự động Các máy rút tiền tự động (ATM) cho phép khách hàng tự mình rút tiền, vấn tin tài khoản, chuyển tiền giữa các tài khoản, yêu cầu báo cáo tài khoản chi tiết hoặc in các báo cáo tài khoản mini… mà không cần sự trợ giúp nào của nhân viên ngân hàng. 1.1.2.3. Phone banking Với dịch vụ này, khách hàng có thể mọi lúc mọi nơi, dùng điện thoại cố định hay di động đều có thể nghe được các thông tin về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thông tin tài khoản của mình và thậm chí có thể thực hiện được một số loại giao dịch . 1.1.2.4. Mobile bankking 3 Mobile Banking là việc khai thác các dịch vụ của Ngân Hàng trên điện thoại di động, thông qua 1 phần mền ứng dụng sử dụng trên di động giao diện hình ảnh trực quan, dễ sử dụng, có thể kết nối qua SMS, GPRS, WIFI và 3G. 1.1.2.5. Home banking Với sự trợ giúp của dịch vụ này, việc giao dịch ngân hàng đối với khách hàng giờ đây chỉ còn là việc bấm vài phím máy tính, vào thời điểm thuận tiện nhất với mình. 1.1.2.6. Internet banking Để sử dụng dịch vụ này khách hàng cũng cần có máy tính, modem, đường điện thoại truy cập. 1.1.2.7. Ví điện tử Ví điện tử là một tài khoản điện tử tạo lập trên một vật mang tin như: chip điện tử, sim điện thoại di đông, dữ liệu điện tử…cho phép khách hàng lưu trữ một giá trị tiền tệ thông qua nhiều kênh giao dịch khác nhau như chuyển khoản tại quầy, Internet banking hoặc bàng việc nạp tiền mặt trực tiếp cho công ti ví. 1.1.3. Vai trò của dịch vụ ngân hàng điện tử 1.1.3.1. Đối với khách hàng - Giúp khách hàng thực hiện giao dịch mọi lúc, mọi nơi, xóa bỏ khoảng cách giữa các quốc gia, đồng thời tiết kiệm thời gian, chi phí cho khách hàng. 1.1.3.2. Đối với ngân hàng - Giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả, giảm thiểu chi phí quản lý, đầu tư nhân lực dàn trải; đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ; gia tăng lượng khách hàng. 1.1.3.3. Đối với nền kinh tế - Giảm một khối lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế và là chiếc cầu nối cho hội nhập của nền kinh tế trong nước với nền kinh tế quốc tế. 1.2. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 4 1.2.1. Quan niệm về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử Phát triển dịch vụ E-Banking là quá trình thúc đẩy, tăng cường và khuyến khích ứng dụng các phương tiện điện tử vào các dịch vụ ngân hàng sao cho ngày càng nhiều khách hàng có thể truy cập từ xa đến ngân hàng nhằm thu thập thông tin, thực hiện các giao dịch và sử dụng các sản phẩm dịch vụ mới…một cách nhanh chóng, thuận tiện so với trước đây 1.2.2. Tiêu chí đánh giá sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử 1.2.2.1 Mức độ gia tăng doanh số và thu nhập cho ngân hàng Được đo lường bằng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng khi tiến hành phát triển dịch vụ NHĐT. Dịch vụ NHĐT được coi là phát triển lượng nó mang lại lợi nhuận thực tế cho ngân hàng. 1.2.2.2. Sự gia tăng số lượng khách hàng và thị phần Hoạt động NHĐT chỉ được coi là phát triển khi có chất lượng phục vụ tốt với một danh mục sản phẩm đa dạng để thu hút ngày càng nhiều đối tượng khách hàng. 1.2.2.3. Số lượng dịch vụ Số lượng dịch vụ càng nhiều thì năng lực cạnh tranh càng cao, đáp ứng được tất cả các nhu cầu khác nhau của khách hàng. 1.2.2.4. Tỷ trọng sử dụng dịch vụ ngân hàng bán buôn, bán lẻ Nó thể hiện mức độ quan tâm của khách hàng tới các dịch vụ qua số lượng dịch vụ trung bình mà các khách hàng sử dụng trên tổng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. 1.2.2.5. Hệ thống chi nhánh và kênh phân phối Hệ thống chi nhánh rộng lớn thể hiện tiềm lực của các ngân hàng và là một trong những phương thức quảng bá thương hiệu của các NHTM. 1.2.2.6. Mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng Mức độ đáp ứng nhu cầu được đo lường bằng khả năng thỏa mãn, mức 5 độ hài lòng của khách hàng đối với cơ cấu sản phẩm dịch vụ NHĐT của ngân hàng. Nếu như chất lượng dịch vụ NHĐT ngày càng hoàn hảo, có chất lượng cao thì khách hàng sẽ gắn bó lâu dài và chấp nhận ngân hàng 1.3. ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 1.3.1. Điều kiện pháp lý Môi trường pháp lý ổn định và minh bạch sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển loại hình dịch vụ ngân hàng mới như e-banking. 1.3.2. Điều kiện về kinh tế Sự phát triển ổn định nền kinh tế vĩ mô là tiền đề cơ bản và quan trọng cho mọi sự tăng trưởng nói chung và cho sự phát triện dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng TMCP Phương Tây nói riêng. 1.3.3. Điều kiện xã hội Thói quen và sự yêu thích dùng tiền mặt, tính “ì” của khách hàng trước các dịch vụ mới có thể là những trở ngại chính cho việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử. Mức độ xã hội hóa về sử dụng mạng Internet, dịch vụ viễn thông của một quốc gia cũng ảnh hưởng rất lớn trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của các NHTM. 1.3.4. Điều kiện về công nghệ Công nghệ hiện đại phát triển đã cho ra đời các kênh phân phối hiện đại, đa dạng như ATM, KIOS, mobile banking, internet banking, call center, … đồng thời không ngừng gia tăng tiện ích trên từng kênh nhằm tối đa hóa các tiện ích của các dịch vụ ngân hàng điện tử đến dân cư. 1.3.5. Các yếu tố thuộc ngân hàng Nguồn nhân lực, năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng, trình độ công nghệ của mỗi NHTM, hoạt động Marketing, truyền thông sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử của các NHTM, sự đa dạng, tiện ích của sản phẩm, dịch vụ 6 1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM 1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới (*) * Trung Quốc : Thông qua kinh nghiệm của Trung Quốc có thể thấy Chính phủ và các Bộ ngành đóng vai trò quan trọng trong việc đầu tư và xây dựng các hệ thống thanh toán cốt lõi của nền kinh tế. Mặt khác, kinh nghiệm hình thành thẻ CUP cũng cho thấy sự quyết liệt trong chỉ đạo của Chính phủ và PBOC, tạo nên một đầu mối duy nhất cho các tổ chức phát hành và thanh toán thẻ. Từ đó tránh lãng phí trong đầu tư và tạo sự cạnh tranh bình đẳng cho các ngân hàng. *Hàn Quốc Qua nghiên cứu kinh nghiệm của Hàn Quốc có thể thấy vai trò to lớn của Chính phủ trong việc ban hành các chính sách thúc đẩy hoạt động ngân hàng điện tử trong từng giai đoạn. Bên cạnh vai trò của Chính phủ, thị trường Hàn Quốc đã đi đầu áp dụng công nghệ, mô hình kinh doanh hiệu quả, đảm bảo có lợi cho các bên tham gia. 1.4.2. Kinh nghiệm của ngân hàng Vietcombank Ở Việt Nam, Vietcombank luôn là ngân hàng đi đầu trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Với mục tiêu: “ không chỉ đưa các hệ thống công nghệ mới vào ứng dụng mà còn kết hợp hoàn thiện quy trình nghiệp vụ và tác nghiệp “. 1.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam Một là, tăng cường vai trò của Chính phủ trong việc xây dựng chiến lược phát triên tổng thể. Hai là, tập trung xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất Ba là, phát triển phương thức thanh toán điện tử 7 Bốn là, tiếp tục mở rộng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho thanh toán điện tử Năm là, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các biện pháp tăng cường đấu tranh, phòng chống tội phạm liên quan đến thanh toán điện tử. Sáu là, đẩy mạnh công tác thông tin, quảng bá, tuyên truyền. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 đã nêu lên những cơ sở lý luận cơ bản về dịch vụ ngân hàng điện tử. Từ đó đưa ra quan điểm, tiêu chí và điều kiện để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Thông qua việc nghiên cứu, phân tích kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của các nước trên thế giới và của Việt Nam luận văn đã đưa ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. 8 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG TÂY GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 2.1. KHÁI QUÁT DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM 2.1.1. Những dịch vụ ngân hàng điện tử Thanh toán qua POS (Point of sale), máy rút tiền tự động hay máy giao dịch tự động ATM (Automated Teller Machine), home Banking, phone Banking, mobile Banking, Internet Banking, ví điện tử. 2.1.2 Thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam 2.1.2.1. Về thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam Tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán trong vòng 10 năm qua tại Việt Nam giảm mạnh từ mức 23,7% năm 2001 xuống 14,6% năm 2008 ( tức là đã giảm gần 50% ) và năm 2009, 2010 vẫn duy trì được xu hướng tích cực này. Tuy tỷ trọng tiền mặt hàng năm đã giảm, nhưng vẫn còn ở mức cao hơn so với thế giới, khi mà tỷ trọng này ở các nước tiên tiến như Thụy Điển là 0,7%, Na Uy là 1%, còn Trung Quốc là ở mức là 10%. Mặt khác, tốc độ giảm tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam là chậm so với các nước khác, điển hình là Thụy Điển. Năm 1999, Thụy Điển vẫn được coi là nền kinh tế tiền mặt khi tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán vượt mức 17%. Đến năm 2000, sau khi cuộc cách mạng thanh toán không dùng tiền mặt được thực thi, tỷ lệ này chỉ còn 0,7%, một con số rất đáng khâm phục. 2.1.2.2. Tình trạng sử dụng thẻ thanh toán và tín dụng Tính đến cuối năm 2012 cả thị trường Việt Nam có hơn 24 triệu thẻ tăng 12 lần (từ 2 triệu thẻ năm 2005); số lượng máy ATM tăng hơn 8 lần (từ 1.200 9 máy vào năm 2005 lên trên 11.137 máy); số thiết bị chấp nhận thẻ POS tăng 3,7 lần (từ 10.000 POS năm 2005 lên 37.000 POS). Cũng trong năm 2012, Việt Nam đã có tới 825,5 triệu lượt giao dịch bằng thẻ, (năm 2005 chỉ là 20,2 triệu lượt và 609 triệu lượt năm 2009). Tuy nhiên nếu so sánh với nhiều nước phát triển trong và ngoài khu vực, con số này vẫn còn khá khiêm tốn (Bảng 1). 2.1.2.3. Các dịch vụ ngân hàng trực tuyến Số người sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến như Home Banking, Phone Banking, Mobile banking và Internet Banking… tại Việt Nam đã tăng 35% từ 710.000 lên 949.000 người trong năm qua. Trong khi đó, con số này ở Indonesia là 72% (tăng từ 435.000 lên 749.000) và ở Philippines tăng 39% từ 377.000 lên 525.000. 2.2. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG TÂY 2.2.1. Tổng quan về ngân hàng 2.2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng thương - Thành lập vào ngày 28 tháng 4 năm 1992. - Vốn điều lệ : 3.000.000.000.000 đồng ( Ba nghìn tỷ đồng) - Website: www.westernbank.vn 2.2.1.2. Ngành nghề kinh doanh * Huy động vốn: huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn, dài hạn từ các tổ chức vàcá nhân; * Hoạt động tín dụng: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; * Hoạt động bảo lãnh: bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn và bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm; * Thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc 10 [...]... 2.3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG TÂY GIAI ĐOẠN 2010-2012 2.3.1 Tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử 2.3.1.1 Mô hình hoạt động của hệ thống ngân hàng điện tử 2.3.1.2 Tính năng bảo mật của hệ thống Ebanking 2.3.1.3 Các dịch vụ ngân hàng điện tử của NH TMCP Phương Tây a Dịch vụ thẻ Biểu đồ 2.3: Kết quả kinh doanh từ dịch vụ thẻ giai đoạn... LUẬN CHƯƠNG 3 Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Phương Tây, trên cơ sở định hướng phát triển của ngân hàng và dựa vào những hạn chế đã được phân tích ở chương 2 của dịch vụ ngân hàng điện tử tại WTB, chương 3 của luận văn đã xây dựng hệ thống giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại WTB Nhóm giải pháp bao gồm: nhóm giải pháp về... WTB Tuy nhiên, dịch vụ ngân hàng điện tử của WTB còn bộc lộ rất nhiều tồn tại và hạn chế cả về qui mô, năng lực điều hành, về số lượng, chất lượng của sản phẩm dịch vụ Điều này xuất phát từ cả những nhân tố chủ quan và khách quan 20 CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG TÂY 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ GIAI ĐOẠN 2013-2015... dung như sau: Thứ nhất, trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ ngân hàng điện tử thông qua khái niệm, các loại hình và vai trò và các dịch vụ ngân hàng điện tử Từ đó đưa ra quan điểm, tiêu chí và điều kiện để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử Thông qua việc nghiên cứu, phân tích kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của các nước trên thế giới và của Việt Nam (với đại diện tiêu... hiện đại hóa công nghệ trong ngân - Đẩy mạnh đầu tư vào nền tảng công nghệ 3.2.2 Nhóm giải pháp sản phẩm - Phát triển và nâng cao các tiện ích và chất lượng của dịch vụ ngân hàng điện tử 21 - Tiếp tục hoàn thiện và phát triển phát triển các dịch vụ ngân hàng truyền thống dịch vụ tín dụng, dịch vụ thanh toán ,dịch vụ ngoai hối - Đa dạng hóa sản phẩm thanh toán điện tử - Phát triển các tiện ích của Internet-banking... đồng (Nguồn: Báo cáo dịch vụ ngân hàng điện tử ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây năm 2011, 2012) Biểu đồ 2.6: Doanh số Internet banking Đơn vị: triệu đồng (Nguồn: Báo cáo dịch vụ ngân hàng điện tử ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây năm 2011, 2012) * So sánh doanh số của WTB với Vietcombank năm 2010—2012 Vietcombank: 17 Bảng 2.5 Doanh số sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của Vietcombank Đơn... trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại WTB giai đoạn 2010-2012 Qua đó, luận văn nêu ra những kết quả đạt được và hạn chế của dịch vụ ngân hàng điện tử tại WTB Thứ ba, luận văn đã đưa ra những giải pháp để phát triển dịch vụ NHĐT tại WTB Bên cạnh đó, Luận văn cũng đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, Ban ngành có liên quan tạo điều kiện để mở rộng và phát triển dịch. .. quản lý dịch vụ - Kiểm soát chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử chung của các NHTM ở tầm vĩ mô - NHNN cần có những định hướng về phát triển công nghệ ngân hàng: NHNN cần đi đầu trong việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng - Cùng với hệ thống các NHTM và các Bộ, ngành liên quan thường xuyên tuyên truyền, khuyên khích đối với người dân về lợi ích phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử KẾT LUẬN... (SMS banking) Với dịch vụ này, khách hàng không cần đến Ngân hàng mà vẫn có thể kiểm tra, kiểm soát các giao dịch phát sinh c Internet banking Biểu đồ 2.4: Số lượng người sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử giai đoạn 2010-2012 Đơn vị: Người (Nguồn: Báo cáo hoạt động cung cấp các dịch vụ thanh toán của NH TMCP Phương Tây) Bảng 2.3: So sánh số lượng người sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử Westernbank đến... đấu đến năm 2015, hoàn thiện hệ thống e-banking hiện có và phát triển một số hình thức thanh toán điện tử mới, phù hợp với xu thế phát triển chung và cạnh tranh được với các ngân hàng thương mại khác 3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG TÂY 3.2.1 Nhóm giải pháp về vốn, công nghệ - Phát triển hạ tầng cơ sở - WTB cần chú ý đầu tư vào các công nghệ . ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMC Phương Tây 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 1.1.1. Khái niệm dịch vụ ngân. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG TÂY GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 2.1. KHÁI QUÁT DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM 2.1.1. Những dịch vụ ngân hàng điện. về dịch vụ ngân hàng điện tử Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP Phương Tây giai đoạn 2010-2012 Chương 3: Kiến nghị và các giải pháp phát triển dịch vụ