1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỚI CỦA XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN HẢI SẢN CÔN ĐẢO CÔNG SUẤT 400M3NGÀY ĐÊM

53 754 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

MỞ ĐẦUTừ một xí nghiệp nhỏ, vốn kinh doanh vỏn vẹn chưa tới 1 tỉ đồng vàonăm 1989, sau hơn 20 năm Coimex đã trở thành một trong những công ty chếbiến xuất khẩu hàng thủy sản lớn của Việt

Trang 1

KHOA HÓA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

……….……….

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỚI CỦA XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN HẢI SẢN CÔN ĐẢO

Trình độ đào tạo: Đại học

Hệ đào tạo: Chính quy Ngành: Kỹ thuật hóa học Chuyên ngành: Hóa dầu Khoá học: 2011 – 2015 Đơn vị thực tập: Xí nghiệp chế biến hải sản Côn Đảo

Giảng viên hướng dẫn: ThS Trần Thị Thúy Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thành Lộc

Trang 2

GVHD: ThS Trần Thị Thúy Trang 2

Trang 3

-………., ngày…… tháng ……năm 20…

Xác nhận của đơn vị (Ký tên, đóng dấu)

Trang 4

1 Thái độ tác phong khi tham gia thực tập:

2 Kiến thức chuyên môn:

3 Nhận thức thực tế:

4 Đánh giá khác:

5 Đánh giá kết quả thực tập:

Giảng viên hướng dẫn (Ký ghi rõ họ tên)

Trang 5

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XN CHẾ BIẾN HẢI SẢN CÔN ĐẢO 3

1.1 Giới thiệu chung về công ty 3

1.2 Giới thiệu chung về địa điểm thực tập 4

1.2.1 Ngành nghề kinh doanh 4

1.2.2 Quy mô hoạt động sản xuất 4

1.2.3 Cơ cấu tổ chức 5

1.2.4 Cơ sở hạ tầng 5

1.3 Tổng quan về quy trình sản xuất 7

1.3.2 Quy trình sản xuất surimi 9

CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN VỀ CÁC PP XỬ LÝ NƯỚC THẢI 10

2.1 Xử lý bằng phương pháp cơ học 10

2.1.1 Song chắn rác và lưới lọc 10

2.1.2 Bể lắng cát 12

2.1.3 Bể tách dầu mỡ 13

2.1.4 Bể điều hòa 14

2.1.5 Bể lắng 14

2.1.6 Bể lọc 16

2.2 Xử lý bằng phương pháp hóa lý và hóa học 17

2.2.1 Trung hòa 18

2.2.2 Đông tụ và keo tụ 19

2.2.3 Thiết bị tuyển nổi 20

2.2.4 Phương pháp oxi hóa – khử 21

2.2.5 Phương pháp hấp phụ 22

2.2.6 Phương pháp trao đổi ion 23

2.2.7 Khử khuẩn 23

2.3 Xử lý bằng phương pháp sinh học 24

Trang 6

2.3.2 Công nghệ sinh học hiếu khí 25

CHƯƠNG 3: . CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 400 3 /NGÀY ĐÊM CỦA XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN HẢI SẢN COIMEX 27

3.1 Tính chất nước thải 27

3.2 Sơ đồ công nghệ 29

3.3 Các thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải của nhà máy 30

3.4 Thuyết minh công nghệ 34

3.5 Quy trình vận hành 36

3.5.1 Kiểm tra các thiết bị 36

3.5.2 Chuẩn bị hóa chất sử dụng 36

3.6 Các sự cố thường gặp trong vận hành nhà máy và cách khắc phục 37

3.6.1 Cụm xử lý sơ bộ 37

3.6.2 Cụm xử lý sinh học 37

3.6.3 Cụm xử lý hóa lý 40

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41

Kết luận 41

Kiến nghị 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 42

Trang 7

HÌNH 2.1: SONG CHẮN RÁC TINH 11

HÌNH 2.2: SONG CHẮN RÁC THÔ 11

HÌNH 2.3: MÁY TÁCH RÁC TINH TRỐNG QUAY 112

HÌNH 2.4: BỂ ĐIỀU HÒA 14

HÌNH 2.5: BỂ LẮNG 16

HÌNH 2.6: THÁP LỌC 17

HÌNH 2.7: BỒN CHỨA HÓA CHẤT TRUNG HÒA 19

HÌNH 2.8: BỒN CHỨA HÓA CHẤT KEO TỤ 20

HÌNH 2.9: THIẾT BỊ TUYỂN NỔI BẰNG TRỤC QUAY 21

HÌNH 2.10: BỒN CHỨA HÓA CHẤT KHỬ KHUẨN 24

HÌNH 2.11: GIÁ THỂ LƠ LỬNG MBBR 26

SƠ ĐỒ 1.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU CÔN ĐẢO 5

SƠ 1.2 SƠ ĐỒ QUY TRÌNH SẢN XUẤT SURIMI 9

SƠ ĐỒ 3.1 HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN HẢI SÁN COIMEX 29

Trang 8

BẢNG 2.1 HÓA CHẤT DÙNG ĐỂ ĐIỀU CHỈNH PH NƯỚC THẢI 18

BẢNG 3.1 BẢNG THÔNG SỐ NƯỚC THẢI 28

BẢNG 3.2 BẢNG GIỚI HẠN NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT Ô NHIỄM 28

BẢNG 3.3 SỰ CỐ TRONG CỤM XỬ LÝ SƠ BỘ 37

BẢNG 3.4 SỰ CỐ TRONG CỤM XỬ LÝ SINH HỌC 37

BẢNG 3.5 SỰ CỐ TRONG CỤM XỬ LÝ HÓA LÝ 40

Trang 9

- SVI (chỉ số thể tích bùn): Là thể tích đo 1g bùn khô chiếm chỗ tính bằng

ml sau khi để dung dịch bùn lắng tĩnh trong 30 phút trong ống lắng tĩnh hình trụkhắc độ dung tích 1000 ml

- F/M: Tỉ lệ giữa khối lượng vi sinh và tải lượng bùn trong bể Aerotank

- DO: Hàm lượng oxy hòa tan trong bể Aerotank

- MLSS: Tải lượng bùn hoạt tính

- C – tech: Một dạng bể SBR nhưng có dòng tuần hoàn bùn trở lại

- SBR: Bể hiếu khí gián đoạn

- TCHC: Tổ chức hành chính

- SBAR: Thiết bị nâng gián đoạn

- MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor): Vật làm giá thể để vi sinh dínhbám vào để sinh trưởng và phát triển

- UASB: Bể kỵ khí kiểu đệm bùn chảy ngược

- CSTR: Bể phản ứng khuấy liên tục

- PFR: Bể phản ứng chảy đều

- AFR: Lọc kỵ khí bám dính cố định

- FBR, EBR: Bể phản ứng kỵ khí có đệm giãn

- RBC: Đĩa quay sinh học

- BOD: Nhu cầu oxi sinh hóa

- COD: Nhu cầu oxi hóa học

Trang 10

Một tháng thực tập không phải là thời gian dài nhưng đủ để em thấy đượcvai trò của ngành thủy sản cũng như là các hoạt động kinh doanh xuất khẩu củacông ty Trong thời gian thực tập em đã học hỏi được nhiều điều bổ ích trongthực tiễn, không chỉ là những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ mà còn học hỏiđược văn hóa ứng xử giao tiếp trong doanh nghiệp Những kinh nghiệm mà emtích lũy được sẽ giúp ích cho em rất nhiều cho công việc của em sau này Để thuđược những điều quý giá đó em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ vàhướng dẫn tận tình.

Em xin gửi lời cảm ơn tập thể quý thầy cô trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu

đã truyền đạt cho em những kiến thức nền tảng trong thời gian em học tạitrường Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Thúy, người đã tận tìnhhướng dẫn em hoàn thành bài báo cáo này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Đốc công ty cổphần xuất nhập khẩu Côn Đảo (COIMEX) đã tạo điều kiện thuận lợi cho emtrong thời gian thực tập tại công ty Đặc biệt em xin cám ơn anh Hòa phòng kỹthuật môi trường đã tận tình chỉ dẫn cho chúng em trong những bước đầu tiếpcận thực tế

Vũng Tàu, ngày 8 tháng 5 năm 2015Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thành Lộc

Trang 11

MỞ ĐẦU

Từ một xí nghiệp nhỏ, vốn kinh doanh vỏn vẹn chưa tới 1 tỉ đồng vàonăm 1989, sau hơn 20 năm Coimex đã trở thành một trong những công ty chếbiến xuất khẩu hàng thủy sản lớn của Việt Nam Nếu tính riêng mặt hàng chả cásurimi, Coimex là doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất Việt Nam Ngoài việc đưamột lượng ngoại tệ lớn về cho đất nước bằng cách chế biến cá tạp, Coimex còntạo công ăn việc làm cho hơn 1000 công nhân, với thu nhập bình quân 5 triệuđồng/người/tháng Có được thành công trên là nhờ vào sự chèo lái nhiệt huyết,làm việc hết sức mình, vượt khó bằng tinh thần người lính của ông Lê VănKháng - người đứng đầu Coimex từ ngày thành lập đến nay

Với bề dày 22 năm hoạt động, nhưng Coimex chỉ thực sự ghi dấu ấn trênthị trường kể từ khi sản xuất sản phẩm surimi vào năm 2000 Từ đó đến nay,Coimex đã làm nên thương hiệu surimi Việt Nam Nói đến surimi, các nhà nhậpkhẩu châu Âu nghĩ ngay đến Coimex

Bên cạnh những thành tựu đạt được, doanh nghiệp cũng phải đối mặt vớinhững thách thức lớn về vấn đề môi trường Nếu không được giải quyết thỏađáng và kịp thời thì sẽ đe dọa đến việc duy trì bền vững nhịp độ tăng trưởngkinh tế, thậm chí còn làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế và làm nảy sinhcác vấn đề xã hội

Để đảm bảo phát triển bền vững, đi đôi với các biện pháp quản lý môitrường như tiết kiệm nguyên liệu, cải tiến công nghệ - thiết bị, áp dụng côngnghệ hiện đại, công nghệ thân thiện với môi trường,… thì việc xử lý nước thảisinh hoạt trong sản xuất là rất cần thiết Nếu không giải quyết tốt việc thoát nước

và xử lý nước thải của các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp sẽ gây ô nhiễm đốivới các nguồn nước, dẫn tới hậu quả xấu, gây tổn thất cho mọi ngành kinh tế

Trang 12

Nước thải ngành này chứa phần lớn các chất thải hữu cơ có nguồn gốc

từ động vật và có thành phần chủ yếu là protein và các chất béo Trong haithành phần này, chất béo khó bị phân hủy bởi vi sinh vật gây ô nhiễm nặng nềcho nguồn tiếp nhận Việc tìm được biện pháp xử lý cuối đường ống thíchhợp cho ngành chế biến thủy sản đang là mối quan tâm lớn của các cơ sở sảnxuất hiện nay

Trang 13

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIÊP CHẾ BIẾN HẢI

SẢN CÔN ĐẢO

Công ty cổ phần thủy sản và xuất nhập khẩu Côn Đảo (COIMEX) đượcthành lập ngày 17/09/1992, ban đầu là một doanh nghiệp nhà nước Ngày30/06/2006, doanh nghiệp chính thức cổ phần hóa thành Công ty cổ phần vàxuất nhập khẩu Côn Đảo

- Tên công ty: Công ty cổ phần thủy sản và xuất nhập khẩu Côn Đảo(COIMEX)

JOINT STOCK COMPANY

- Tên viết tắt: COIMEX

- Trụ sở chính: Số 40 Lê Hồng Phong, Phường 4, Tp.Vũng Tàu, Tỉnh BàRịa - Vũng Tàu

- Điện thoại: (+84).643 839 914 - (+84).643 839 362 - (+84).643 837 794

Trang 14

- Fax: (+84).643 839 360.

- Email: coimexco-cty@hcm.vnn.vn

- Website: www.coimexvn.com

- Địa điểm thực tập tại: Xí nghiệp chế biến hải sản

- Địa chỉ: Số 1738 Đường 30 4, Phường 12, Tp Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

- Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và khai thuế hải quan

- Dịch vụ cho thuê kho khô, kho lạnh, bãi,

- Kinh doanh, mua bán, xuất nhập khẩu trực tiếp và ủy thác các mặt hàngNhà nước cho phép

- Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa

- Môi giới thương mại

1.2.2 Quy mô hoạt động sản xuất

- Vốn điều lệ: 72.236.000.000 đồng.

- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trung bình hàng năm: 45.000.000 USD

- Tổng số cán bộ công nhân viên toàn công ty: 500 người

1.2.3 Cơ cấu tổ chức

Trang 15

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần thủy sản và xuất nhập khẩu Côn

Đảo

1.2.4 Cơ sở hạ tầng

1.2.4.1 Xí nghiệp chế biến hải sản

Phân xưởng chế biến surimi

Phân xưởng chế biến surimi được thành lập năm 1995 với những trang thiết

bị và công nghệ sản xuất hiện đại của Hàn Quốc

Surimi là một loại chả cá, chế biến từ thịt cá, loại bỏ đầu, xương, da, vây, nộitạng và được tách mỡ Surimi là sản phẩm thịt cá thuần túy không mùi vị có màu

tự nhiên của thịt cá

Surimi được chế biến từ cá có thịt trắng như: Cá mối, cá mắt kiếng, cá đùtrắng, cá đổng, cá lạc, cá phèn, cá chai, cá nhồng và những loại cá thịt trắng hỗnhợp khác

Công suất chế biến: 1200 ÷ 1500 tấn/tháng

Trang 16

Thị trường xuất khẩu: Tây và Đông Âu, Nga, Cộng đồng các Quốc gia Độclập (CIS), Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Mỹ, Úc,

Dây chuyền sản xuất hiện đại đồng bộ của Hàn Quốc được nâng cấp và trang

bị đầy đủ: phòng thí nghiệm kiểm tra vi sinh, phòng KCS kiểm tra chất lượngsản phẩm Sản xuất theo quy trình khép kín đạt tiêu chuẩn ngành và các chứngnhận vệ sinh an toàn thực phẩm như: EU code, Haccp, ISO, Halal, BRC

Phân xưởng chế biến sản phẩm sau Surimi (Surimi mô phỏng).

Đã được đầu tư, xây dựng và lắp đặt vào tháng 11 năm 2002

Phân xưởng chế biến sản phẩm mô phỏng tôm hùm, tôm và càng cua đượctrang bị máy móc và công nghệ hiện đại bậc nhất của Nhật Bản và Hàn Quốc(Công nghệ mới năm 2002)

Nguyên liệu: Các sản phẩm mô phỏng được chế biến chủ yếu từ surimi vàmột số nguyên liệu phụ gia như hương liệu và gia vị để tăng phần hấp dẫn thịhiếu và khẩu vị

Công suất chế biến: 60 ÷ 100 tấn các loại/tháng

Thị trường tiêu thụ:

+ Thị trường trong nước: Tại các đại lý và tất cả các hệ thống siêu thị tại Tp

Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, khu vực miền Trung và miền Bắc

+ Thị trường xuất khẩu: EU, Singapore, Hồng Kông, Úc, Nga, Ý,

Sản xuất theo quy trình khép kín đạt tiêu chuẩn ngành và các chứng nhận vệsinh an toàn thực phẩm như: EU code, Haccp, ISO, Halal, BRC

1.2.4.2 Xí nghiệp chế biến hải sản 01

Phân xưởng gia công chế biến hải sản

Chuyên gia công chế biến các mặt hàng thủy hải sản, cung ứng các dịch vụcho thuê tủ cấp đông, kho lạnh 200 tấn

Công suất chế biến: 150 tấn/tháng

Trang 17

Phân xưởng sản xuất nước mắm Hòn Cau

Công suất chế biến: 600.000 lít/năm

Mặt hàng: Nước mắm Hòn Cau có độ đạm từ 10oN đến 40oN

Thị trường tiêu thụ: Nội địa

1.2.4.3 Trại cá giống Thạnh Hòa - Cần Thơ

Chuyên sản xuất cá giống các loại: Cá thát lát, cá cườm, cá cảnh, cá tra, cábasa,

Sản lượng: 5,5 ÷ 6 triệu con/năm

Kinh doanh và nuôi cá thương phẩm: Cá tra, cá basa, cá thát lát

Diện tích nuôi: 10 ha

1.3.1.1 Khái niệm surimi

Thuật ngữ Surimi của Nhật Bản là một cách nói thông dụng dùng để gọi tắttên của các sản phẩm giả cua hoặc các sản phẩm đặc biệt khác Surimi còn đượcgọi là chả cá, là một loại protein trung tính, được chế biến qua nhiều công đoạnrửa, nghiền và định hình cấu trúc Các protein đã làm sạch trộn với chất tạođông và sau đó đem đi cấp đông, nó sẽ hình thành thể gel cứng và đàn hồi Tínhtạo gel, tính giữ nước và tạo nhũ tương tạo nên cấu trúc để làm nguyên liệu choviệc sản xuất Kamaboko

1.3.1.2 Nguyên liệu

Nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất Surimi rất đa dạng và phong phú từ cácloại cá sống tầng đáy đến các loại cá sống tầng nổi, kể cả loài cá có kích thướcnhỏ hay lớn Nhưng xu hướng chung là sản xuất Surimi từ các loại cá kém giátrị kinh tế

Trên thế giới nguyên liệu chủ yếu để sản xuất Surimi là các loại cá thuộc họ

cá tuyết ngoài ra còn các loài cá thuộc họ khác như: Bothidae, parophrys…

Trang 18

Đối với sản xuất ở quy mô công nghiệp điều quan trọng là bảo đảm nguồncung cấp lớn, nguyên liệu rẻ.

Ở Đông Nam Á, Nhật, Ấn Độ…đã sản xuất thành công từ các loài cá mối,

cá phèn, cá đổng, cá trác, cá chuồn… Nhưng chất lượng Surimi làm từ nhữngnguyên liệu này tùy thuộc rất nhiều vào độ trắng và tỉ lệ mỡ của thịt cá

Nguồn nguyên liệu chú ý nhiếu nhất của các nhà nghiên cứu là các loài cátạp sống ở tầng nước mặt Sản lượng khai thác hàng năm hơn 20 triệu tấn Vớicác loài cá này sản xuất cá chả Surimi là hữu hiệu nhất Tuy nhiên không nên sửdụng các loài cá khác nhau vì tỉ lệ thay đổ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng củathành phẩm

Trang 19

1.3.2 Quy trình sản xuất surimi

Tiếp nhận nguyên liệu và rửa

Trang 20

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ

NƯỚC THẢI

Các loại nước thải đều chứa các tạp chất gây nhiễm bẩn có tính chất khácnhau: Từ các loại chất rắn không tan, đến các loại chất khó tan và những hợpchất tan trong nước Xử lý nước thải là loại bỏ các tạp chất đó, làm sạch lại nước

và có thể đưa nước đó vào nguồn nước hoặc tái sử dụng Để đạt được nhữngmục đích đó chúng ta thường dựa vào đặc điểm của từng loại tạp chất để lựachọn phương pháp xử lý thích hợp

Thông thường có các phương pháp xử lý nước thải sau:

Trang 21

Song chắn rác có thể phân chia thành các nhóm sau:

- Theo kích thước của khe hở:

Song chắn rác được đặt nghiêng theo dòng chảy một góc 60÷75o

Vận tốc dòng chảy thường lấy từ 0.8 ÷ 1 m/s để tránh lắng cát

Trang 22

Hình 2.1: Song chắn rác tinh Hình 2.2: Song chắn rác thô

Lưới lọc:

Trang 23

Sau song chắn rác, người ta có thể đặt thêm lưới lọc để có thể loại bỏ các tạpchất có kích thước nhỏ hơn, mịn hơn (<5mm) hoặc thu hồi các sản phẩm quý ởdạng chất không tan trong nước thải.

Lưới lọc được đặt trên các khung đỡ Có hai loại khung:

- Khung hình trụ: Giống như một cái trống quay xung quanh trục nằm ngang, bên ngoài có lưới lọc

- Khung đĩa: Nước thải được dẫn vào theo hướng song song với trục quay của đĩa, các chất bị giữ lại ở lưới cũng được xoi rửa bằng những tia nước

Hình 2.3: Máy tách rác tinh trống quay

2.1.2 Bể lắng cát

Nhiệm vụ của bể lắng cát là loại bỏ cặn thô, nặng như: Cát, sỏi, mảnh thủytinh, mảnh kim loại, tro, than vụn,… nhằm bảo vệ các thiết bị dễ bị mài mòn,giảm cặn nặng ở các phân đoạn xử lý sau

Bể lắng cát gồm những loại sau:

- Bể lắng cát ngang: Có dòng nước chuyển động thẳng dọc theo chiều dài

Trang 24

của bể Bể có thiết diện hình chữ nhật, thường có hố thu đặt ở đầu bể.

- Bể lắng cát đứng: Dòng nước chảy từ dưới lên trên theo thân bể Nước được dẫn theo ống tiếp tuyến với phần dưới hình trụ vào bể Chế độ dòng chảykhá phức tạp, nước vừa chuyển động vòng, vừa xoắn theo trục, vừa tịnh tiến đilên, trong khi đó các hạt cát dồn về trung tâm và rơi xuống đáy

- Bể lắng cát tiếp tuyến: Là loại bể có thiết diện hình tròn, nước thải được dẫn vào bể theo chiều từ tâm ra thành bể và được thu vào máng tập trung rồi dẫn

ra ngoài

- Bể lắng cát sục khí: Để tránh lượng chất hữu cơ lẫn trong cát và tăng hiệuquả xử lý, người ta lắp vào bể lắng cát thông thường một dàn thiết bị phun khí.Dàn này được đặt sát thành bên trong bể tạo thành một dòng xoắn ốc quét đáy

bể với một vận tốc đủ để tránh hiện tượng lắng các chất hữu cơ, chỉ có cát và cácphân tử nặng có thể lắng

2.1.3 Bể tách dầu mỡ

Nước thải của một số xí nghiệp ăn uống, chế biến bơ sữa, các lò mổ, xínghiệp ép dầu,… thường có lẫn dầu mỡ Nước thải có lẫn dầu mỡ khi vào xử lýsinh học sẽ làm bít các lỗ hổng ở vật liệu lọc, ở phin lọc sinh học và còn làmhỏng cấu trúc bùn hoạt tính trong aerotank

Để tách lượng dầu mỡ này, phải đặt thiết bị thu gom trước cửa xả vào cốnghoặc trước bể điều hòa ở nhà máy

Bể thu dầu mỡ trong các nhà máy là những bể lắng ngang có dạng chữ nhật,

bể chia ra nhiều ngăn làm việc đồng thời Trong bể nhờ sự khác nhau về trọnglượng riêng của dầu và nước nên dầu sẽ nổi lên trên nước rồi được tách ra

Trang 25

2.1.4 Bể điều hòa

Bể điều hòa dùng để khắc phục các vấn đề sinh ra do sự biến động về lưulượng và tải lượng dòng vào, đảm bảo hiệu quả của các công trình xử lý sau,đảm bảo đầu ra sau xử lý, giảm chi phí và kích thước của các thiết bị sau này

Vị trí của các bể điều hòa thường được đặt sau bể lắng cát, trước bể lắng đợt I

Có 2 loại bể điều hòa:

- Bể điều hòa lưu lượng: Loại bể này phải có đủ dung tích điều hòa lưu lượng, bên trong không cần có thiết bị khuấy trộn

- Bể điều hòa lưu lượng – nồng độ: Loại bể này phải có đủ dung tích đểđiều hòa lưu lượng, nồng độ chất bẩn và bên trong phải có hệ thống thiết bịkhuấy để đảm bảo sự xáo trộn trong toàn bộ thể tích

Hình 2.4: Bể điều hòa

2.1.5 Bể lắng

Lắng là phương pháp đơn giản nhất để tách các chất bẩn không hòa tan rakhỏi nước thải

Dựa vào chức năng và vị trí có thể chia bể lắng thành các loại:

- Bể lắng đợt I: Được đặt trước công trình xử lý sinh học, dùng để tách các

Trang 26

chất rắn, chất bẩn lơ lửng không hòa tan Đặt sau bể hóa lý, để tách các bông cặnsau quá trình keo tụ tạo bông.

- Bể lắng đợt II: Được đặt sau công trình xử lý sinh học dùng để lắng các cặn vi sinh trong nước trước khi thải ra nguồn tiếp nhận

Căn cứ theo chiều nước chảy trong bể, bể lắng được chia thành các loại:

- Bể lắng ngang: Nước chảy theo phương ngang từ đầu bể đến cuối bể

- Bể lắng đứng: Nước chảy từ dưới lên theo phương thẳng đứng

- Bể lắng rađian (bể lắng tiếp tuyến): Nước chảy từ trung tâm ra quanh thành bể (bể lắng ly tâm) hoặc có thể ngược lại (bể lắng hướng tâm)

Bể lắng đứng thường sử dụng khi mực nước ngầm thấp và công suất nướcthải lên đến 20000 m3/ngày Bể lắng ngang và bể lắng rađian không phụ thuộcvào mực nước ngầm, thường áp dụng khi công suất lớn hơn 15000 m3/ngày.Căn cứ theo chế độ làm việc bể lắng được phân thành:

- Bể lắng hoạt động gián đoạn: Áp dụng cho trường hợp lượng nước thải ít

và chế độ thải không đồng đều

- Bể lắng hoạt động liên tục: Nước thải cho qua bể liên tục

Ngoài những bể lắng đã kể ở trên, trong thực tế xây dựng công trình xử lýnước thải người ta còn sử dụng nhiều loại bể lắng khác nữa như: bể lắng trong,

bể lắng tầng mỏng,…

Ngày đăng: 18/05/2015, 15:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS, TS Hoàng Văn Huệ (2002). Giáo trình mạng lưới thoát nước tập 2.NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình mạng lưới thoát nước tập 2
Tác giả: PGS, TS Hoàng Văn Huệ
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2002
2. GS, TS Trần Hiếu Nhuệ (2001). Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thoát nước và xử lý nước thải côngnghiệp
Tác giả: GS, TS Trần Hiếu Nhuệ
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2001
3. PGS, TS Lương Đức Phẩm (2007). Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ xử lý nước thải bằng biệnpháp sinh học
Tác giả: PGS, TS Lương Đức Phẩm
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
4. PGS, TS Nguyễn Văn Phước (2007). Giáo trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình xử lý nước thải bằngphương pháp sinh học
Tác giả: PGS, TS Nguyễn Văn Phước
Năm: 2007
5. Th.S Lâm Vĩnh Sơn (2008). Bài giảng kỹ thuật xử lý nước thải. Khoa Môi trường và Công nghệ Sinh học, Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng kỹ thuật xử lý nước thải
Tác giả: Th.S Lâm Vĩnh Sơn
Năm: 2008
6. Tài liệu: “Hệ thống xử lý nước thải công suất 700m 3 /ngày đêm”, Xí nghiệp chế biến hải sản Côn Đảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống xử lý nước thải công suất 700m"3"/ngày đêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w