- Sản phẩm của Công ty đạt được danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao 2007, 2009, 2010 trong ngành Vật liệu ốp lát, thiết bị vệ sinh, gốm sứ, thuỷ tinh do người tiêu dùng bình chọn qua
Trang 1NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Vũng Tàu, ngày 17 tháng 3 năm 2015
Xác nhận của đơn vị (Ký tên, đóng dấu)
Trang 2ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1 Thái độ tác phong khi tham gia thực tập:
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho chúng em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô Khoa Hóahọc & CNTP, trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu đã truyền đạt kiến thức và tạođiều kiện cho chúng em được đi thực tập tại nhà máy, đây là cơ hội tốt để chochúng em có thể thực hành các kỹ năng được học trên lớp và cũng giúp ích rấtlớn để chúng em ngày càng tự tin về bản thân mình hơn
Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể cán bộ, công nhân viên Công tyTNHH Gạch Men Nhà Ý, đặc biệt là các cô, chú, anh, chị trong phòng R&D,những người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và đã cho chúng em nhiều kinhnghiệm quý báu trong suốt thời gian thực tập tại công ty
Vũng Tàu, ngày 17 tháng 3 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4
1.1 Tổng quan nhà máy 4
1.1.1 Giới thiệu về doanh nghiệp 4
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 4
1.1.3 Thành tích đạt được trong những năm gần đây 5
1.1.4 Môi trường hoạt động của doanh nghiệp 6
1.1.5 Sơ đồ tổ chức bộ máy nhân sự của công ty 8
1.2 Tổng quan về Ceramic 10
1.2.1 Khái niệm 10
1.2.2 Phân loại 10
1.2.3 Tình hình sản xuất gạch ceramic trên thị trường hiện nay 10
1.2.4 Một số mẫu gạch ceramic đang có trên thị trường 11
1.2.5 Các sản phẩm của nhà máy 11
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT GẠCH MEN 12
2.1 Sơ đồ công nghệ 12
2.1.1 Sơ đồ khối 12
2.1.2 Thuyết minh sơ đồ công nghệ 13
2.2 Nguyên liệu 14
2.2.1 Nguyên liệu dẻo 14
2.2.2 Nguyên liệu gầy 17
2.2.3 Nguyên liệu men 22
2.2.4 Kiểm tra và xử lý nguyên liệu 27
2.3 Chuẩn bị nguyên liệu 29
2.3 Máy nghiền bi 30
2.3.1 Cấu tạo của thiết bị (cối nghiền bi truyền động bằng dây đai) 31
2.3.2 Nguyên lý hoạt động và tốc độ quay 32
2.3.3 Các thông số kỹ thuật 33
2.3.4 Kiểm tra thực tế 34
2.4 Thiết bị sấy phun 35
2.4.1 Cấu tạo 35
2.4.2 Nguyên lý hoạt động 35
2.4.3 Các thông số kỹ thuật 36
2.4.4 Kiểm tra thực tế 37
2.4.5 Những ảnh hưởng trong quá trình sấy phun 37
2.5 Máy ép 38
2.5.1 Cấu tạo 38
2.5.2 Nguyên lý hoạt động 39
2.5.3 Các thông số kỹ thuật 40
2.5.4 Kiểm tra thực tế 40
2.5.5 Ảnh hưởng 41
Trang 52.6 Lò sấy 41
2.6.1 Cấu tạo 41
2.6.2 Nguyên lý hoạt động 41
2.6.3 Các thông số hoạt động 42
2.6.4 Kiểm tra thực tế 42
2.6.5 Ảnh hưởng 43
2.7 Thiết bị tráng men 44
2.7.1 Sơ đồ khối 44
2.7.2 Tráng men lót (engobe) 45
2.7.3 Tráng men chính 47
2.8 In lụa 50
2.8.1 Khái niệm 50
2.8.2 Nguyên liệu chế tạo màu 50
2.8.3 Sơ đồ chuẩn bị mực in 51
2.8.4 Mô tả dòng vật liệu 51
2.8.5 Các thông số của mực in 51
2.8.6 Cấu tạo 52
2.8.7 Nguyên lý hoạt động 53
2.8.8 Ảnh hưởng 54
2.9 Lò nung 54
2.9.1 Sơ đồ cấu tạo lò nung 54
2.9.2 Cấu tạo 55
2.9.3 Nguyên lý hoạt động 56
2.9.4 Thông số kỹ thuật 58
2.9.5 Khuyết tật xảy ra trong quá trình nung 58
2.9.6 Kiểm tra thực tế 59
2.10 Kiễm tra và Phân loại sản phẩm 61
2.10.1 Phương pháp kiểm tra sản phẩm 61
a Kiểm tra bán thành phẩm 61
b Kiểm tra phân loại sản phẩm 61
c Xử lý phế phẩm 66
d Tỷ lệ sản phẩm và phế phẩm 66
2.11 Các loại khuyết tật 66
2.11.1 Nứt rạn vân 66
2.11.2 Lem mực in 67
2.11.3 Bẩn màu mực in 67
2.11.4 Tạp chất 67
2.11.5 Lỗ chân kim 67
2.11.6 Lõm men 67
2.11.7 Nứt xương 68
2.11.8 Nứt men 68
2.11.9 Bong men cạnh 68
2.11.10 Độ cong vênh 69
2.11.11 Mẻ góc 69
Trang 62.11.12 Mẻ cạnh 69
2.11.13 Bọng gió 70
2.11.14 Lõi đen 70
CHƯƠNG 3: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP 71
3.1 An toàn lao động 71
3.1.1 Tổ pha trộn nguyên liệu 71
3.1.2 Tổ sấy phun 71
3.1.3 Tổ pha men 72
3.1.4 Tổ lò nung 73
3.2 Vệ sinh công nghiệp 73
3.2.1 Xử lý nước thải 73
3.2.2 Xử lý khí thải 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Các loại gạch của nhà máy 11
Bảng 2.1 Thành phần đất sét sử dụng 15
Bảng 2.2 Bảng tiêu chuẩn kiểm tra nguyên liệu CMC 25
Bảng 2.3 Bảng tiêu chuẩn kiểm tra nguyên liệu Frit 26
Bảng 2.4 Bảng tiêu chuẩn kiểm tra nguyên liệu Engobe 26
Bảng 2.5 Kiểm tra nguyên liệu 27
Bảng 2.6 Bảng đơn phối công thức IW-01 29
Bảng 2.7 Đơn phối của engobe (tùy theo yêu cầu của khác hàng) 45
Bảng 2.8 Đơn phối của men chính (phụ thuộc yêu cầu khách hàng) 47
Bảng 2.9 Tiêu chuẩn phân loại đối với các loại khuyết tật bề mặt 62
Bảng 2.10 Khuyết tật trên cạnh của gạch 63
Bảng 2.11 Khuyết tật cong vênh – lệch kích thước 63
Bảng 2.12 Tiêu chuẩn để phân loại gạch 64
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ cơ chế giao nhận sản phẩm đến khách hàng 7
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự 8
Hình 1.3 Một số mẫu gạch ốp tường 11
Hình 1.4 Một số mẫu gạch lát nền 11
Hình 2.1 Bột CMC 19
Hình 2.2 Cấu trúc của CMC 20
Hình 2.3 Cấu trúc của Pyrophyllite 21
Hình 2.4 Chuẩn bị nguyên liệu 29
Hình 2.5 Cấu tạo của thiết bị nghiền nguyên liệu 31
Hình 2.6 Các chế độ chuyển động của vật liệu trong thùng nghiền 33
Hình 2.7 Sơ đồ hệ thống sấy phun 35
Hình 2.8 Máy ép thủy lực 38
Hình 2.9 Hình vẽ mô tả chu trình ép 40
Hình 2.10 Đồ thị biểu diễn đường cong sấy 42
Hình 2.11 Sơ đồ chuẩn bị men và mực in 44
Hình 2.12 Cấu tạo thiết bị tráng men dạng chuông 45
Hình 2.13 Thiết bị tráng men chính 47
Hình 2.14 Sơ đồ chuẩn bị mực in 51
Hình 2.15 Máy in lụa thủ công trong phòng R & D của công ty 52
Hình 2.16 Máy in lụa trên băng 53
Hình 2.17 Lò nung 56
Hình 2.18 Biểu đồ thể hiện đường cong nhiệt độ nung 58
Trang 9MỞ ĐẦU
Mục đích của chúng em đến thực tập tại Công ty gạch men Nhà Ý để ápdụng những kiến thức cơ bản, phổ thông, những mảnh kiến thức rời rạc họcđược trên ghế nhà trường và trên sách vở, internet, vào thực tế Từ đó đưa lạicho chúng em những cách hiểu chính xác, thực tế về kiến thức đã học, nhất là cómột cách hiểu chính xác, rõ ràng về công nghệ sản xuất gạch men Ceramic vàhoàn thành tốt bài thực tập theo yêu cầu của trường
Trong những năm gần đây, cùng với chủ trương xây dựng và phát triển đấtnước, nhu cầu về gạch men ngày càng tăng Đáp ứng nhu cầu to lớn này ngànhcông nghệ sản xuất gốm sứ nói chung, gạch men nói riêng luôn phát triểnkhông ngừng Hiện nay trên thị trường có nhiều loại gạch men với mẫu mã, màusắc đa dạng, chất lượng cao Có được kết quả này là nhờ vào việc tiếp thu côngnghệ mới và thiết bị hiện
Công ty gạch men NHÀ Ý chuyên sản xuất gạch ốp lát với dây chuyền côngnghệ ITALY do hãng SACMI thiết kế khá hiện đại Các thiết bị tự động cùngvới hiệu quả làm việc của các anh chị em công nhân đã đưa sản phẩm của công
ty có chỗ đứng trong thị trường
Sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường trở thành động lực cho công ty Công
ty không ngừng cải tiến mẫu mã và chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầungày càng cao của người tiêu dùng
Trang 10CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan nhà máy
1.1.1 Giới thiệu về doanh nghiệp
- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH GẠCH MEN NHÀ Ý
- Tên tiếng anh: ITALIAN HOME CERAMIC TILES CO., LTD
- Logo:
- Văn phòng đại diện: 682 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, TP.HCM
- Nhà máy: KCN Mỹ Xuân A, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Chi nhánh miền Trung: 662 Lê Hồng Phong, phường Phước Long, TP Nha
- Vốn điều lệ: 34.500.000.000 VNĐ (Ba mươi bốn tỷ năm trăm triệu đồng)
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
- Nghành nghề kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh các loại gạch men cao cấp
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân của Công ty TNHH Gạch men Nhà Ý trước đây là Công tyTNHH Sản Xuất – Thương Mại Nhà Ý (được thành lập theo giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh số: 4102012865 do Sở Kế hoạch Và Đầu tư TP HCM cấpngày 28/11/2002) với ngành nghề kinh doanh là sản xuất vật liệu xây dựng vàhàng trang trí nội thất,…
Trang 11Vào ngày 23 tháng 01 năm 2003 Công ty đã ký hợp đồng thuê đất tại KCN
Mỹ Xuân A, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để đầu tư dự án xâydựng Nhà Máy sản xuất Gạch men cao cấp
Vào tháng 02 năm 2003 Công ty đã trình Bộ Tài Nguyên Môi Trường “DỰ
ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY GẠCH ỐP LÁT CERAMIC” tại KCN Mỹ Xuân
A, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và được Bộ Tài nguyên Môitrường thẩm định bằng công văn số 898 /BTNMT-TĐ của Bộ Tài nguyên Môitrường ngày 25 tháng 04 năm 2003
Sau đó, công ty đã tiến hành xây dựng cơ bản và lắp đặt dây chuyền thiết bịvào tháng 08/2003, Công Ty TNHH Gạch men Nhà Ý đã được thành lập theoGiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 49020005503 do Sở Kế hoạch Và Đầu
tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp ngày 28 tháng 08 năm 2003, có trụ sở chính tạiKCN Mỹ Xuân A, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Ngành, nghềkinh doanh đăng ký của Công ty TNHH Gạch men Nhà Ý là: Sản xuất, mua bánvật liệu xây dựng và hàng trang trí nội thất; đại lý mua bán, ký gởi hàng hoá;cho thuê kho bãi; mua bán hoá chất (trừ hoá chất độc hại, cấm không được kinhdoanh.) Trong đó ngành nghề kinh doanh chủ yếu là sản xuất gạch men cao cấpdành cho lát nền và ốp tường
Sau khi hoàn thành các thủ tục pháp lý và hoàn tất các hạng mục xây dựng
cơ bản Công Ty TNHH Gạch Men Nhà Ý đã đi vào hoạt động từ tháng 04/2004.Sau hơn 12 năm hình thành và phát triển cho đến nay Công ty TNHH GạchMen Nhà Ý đã tạo thế đứng vững trong ngành và ngày càng phát triển về mọimặt
1.1.3 Thành tích đạt được trong những năm gần đây
- Công ty TNHH Gạch Men Nhà Ý chính thức áp dụng Hệ thống quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 từ tháng 7/2007, được tổ chức Bureau Veritas Certification cấp Giấy chứng nhận vào 28/9/2007 Tính đến nay hệ thống đã đi vào hoạt động ổn định và đã được nâng cấp lên phiên bản ISO 9001:2008
Trang 12- Ngoài Chứng nhận Hệ thống quản lý Chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn
ISO 9001: 2008, Công ty TNHH Gạch Men đã đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận Hợp quy số 06.11-00 cho sản phẩm gạch men sản xuất tại công
ty theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia: 14/2010/TT-BXD (TCVN 7745: 2007), ngày 20/8/2010
- Sản phẩm của Công ty đạt được danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao 2007, 2009, 2010 trong ngành Vật liệu ốp lát, thiết bị vệ sinh, gốm sứ, thuỷ tinh do người tiêu dùng bình chọn qua cuộc điều tra do báo Sài Gòn Tiếp
- Tạp Chí Thương Hiệu Việt và Trung tâm phát triển CN&KT chống hàng giả
trao tặng Huy chương bảo vệ người tiêu dùng.
- Italian Home đạt danh hiệu Top 100 thương hiệu hàng đầu Việt Nam
2008 do Tạp chí Thương Hiệu Việt trược thuộc tổ chức Liên Hiệp các Hội Khoa
Học Kỹ Thuật Việt Nam VUSTA cấp
- Lãnh đạo Công ty đạt danh hiệu Doanh nhân tiêu biểu năm 2008 do Tạp
chí Thương Hiệu Việt trực thuộc Tổ chức Liên Hiệp các Hội Khoa học KỹThuật Việt Nam VUSTA cấp
1.1.4 Môi trường hoạt động của doanh nghiệp
a Sản phẩm dịch vụ chính và cơ chế giao nhận sản phẩm đến khách hàng
Sản phẩm dịch vụ chính
Công ty tập trung sản xuất và kinh doanh 2 loại sản phẩm là gạch Menbóng và Men mờ, đa dạng về mẫu mã, chất liệu và màu sắc, với nhiều loạiquy cách khác nhau
Trang 13Người tiêu dùng
Cửa hàng bán
lẻĐại lý cấp 1, 2
Công ty
Đại lý cấp 1, 2
Về công dụng chia thành 2 nhóm sản phẩm gạch men chính:
- Gạch lát nền: quy cách 40x40 cm
- Gạch ốp tường: quy cách 25x40 cm, 30x45 cmTrong từng giai đoạn cụ thể Công ty chỉ sản xuất một loại gạch men látnền hoặc gạch men ốp tường
Cơ chế giao nhận sản phẩm đến khách hàng:
- Công ty phân phối sản phẩm gạch men đến khách hàng tiêu dùng thôngqua hệ thống đại lý cấp1, cấp 2, cửa hàng bán lẻ tập trung ở khắp các tỉnh miềnTrung, Tây Nguyên, miền Đông, miền Tây và khu vực thành phố Hồ Chí Minh.Thông qua hệ thống phân phối này, sản phẩm gạch men sẽ được mang tới chongười tiêu dùng trong thời gian ngắn nhất, đầy đủ về số lượng và chất lượngđảm bảo
- Ngoài ra khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Công ty và mua sảnphẩm tại nhà máy
Các đại lý cấp 1, cấp 2, cửa hàng bán lẻ dựa trên dự báo bán hàng hoặc dongười tiêu dùng yêu cầu sẽ đề nghị mua hàng từ Công ty Phòng kinh doanh sẽlập đơn hàng, xem xét tồn kho Trong trường hợp lượng sản phẩm tồn khokhông đủ cung cấp thì sẽ đề nghị nhà máy lập kế hoạch và sản xuất theo đúngyêu cầu của đại lý Việc vận chuyển giao nhận sản phẩm sẽ thực hiện tại các khocủa Công ty (nếu các đại lý trực tiếp đến Công ty nhận hàng) hoặc Công ty sẽvận chuyển đến tận nơi theo yêu cầu của khách hàng
Trang 14GIÁM ĐỐC CUNG ỨNG
GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH GIÁM ĐỐC HC-NS
TRƯỞNG BỘ PHẬN IT
TRƯỞNG
P QC
TRỢ LÝ TGĐ
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT
GIÁM ĐỐC KINH DOANH
TBP THIẾT KẾ
KẾ TOÁN TRƯỞNG
NHÂN VIÊN KẾ TOÁNNHÂN VIÊN HC-
NS
LÁI XE TẠP VỤ
BẢO VỆ
BẾP ĂN
NHÂN VIÊN IT
TRƯỞNG P QLSX TRƯỞNG P BẢO
TRÌ TRƯỞNG PHÒNG R&D
CÁC TỔ TRƯỞNG CÁC TỔ TRƯỞNG
NHÂN VIÊN SỬA CHỮA
TRƯỞNG BỘ PHẬN
CÁC TỔ TRƯỞNG
CHUYÊN GIA
BAN KIỂM SOÁT
TỔ TRƯỞNG QC
NHÂN VIÊN VẬN HÀNH NHÂN VIÊN PHA CHẾ
NHÂN VIÊN CUNG ỨNG
NHÂN VIÊN KIỂM TRA NHÂN VIÊN THIẾT KẾ
Kho Nguyên liệu Kho nhiêu liệuKho Vật tư- Phụ tùng
T TRƯỜNG CBL
b Công nghệ chính, trang thiết bị máy móc
- Sản phẩm gạch men được sản xuất theo công nghệ ép bán khô, với hệ
thống lò nung trục lăn, nung 1 lần
- Máy móc thiết bị chính chủ yếu nhập từ nước ngoài: Ý, Trung Quốc
- Hệ thống Máy ép, Máy in nhập từ Ý Lò nung và các thiết bị khác nhập
từ Trung Quốc
1.1.5 Sơ đồ tổ chức bộ máy nhân sự của công ty
a Chức năng chung của nhà máy
Sản xuất gạch ốp lát góp phần cung cấp vật liệu xây dựng cho thị trường
trong nước, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,từng
bước đẩy mạnh sản xuất tăng thu nhập cho người lao động
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự
Trang 15b Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
- Ban giám đốc: chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty Đề rachiến lược, các nguyên tắc chung cho hoạt động của các bộ phận của các phòngban, phân bổ trách nhiệm và nhiệm vụ cho các phòng ban
- Phòng kinh doanh: xây dựng và thực hiện định mức lao động, nghiêncứu thị trường, thực hiện chế độ tài chính và kế toán tổng hợp các hoạt động sảnxuất kinh doanh theo đúng chính sách
- Phòng thiết kế: nghiên cứu thiết kế mẫu mới đáp ứng nhu cầu của kháchhàng, phối hợp các phòng ban để cùng hoàn thành tốt công việc
- Phòng hành chính nhân sự: xây dựng cơ cấu tổ chức, cớ cấu nhân sựtrong công ty Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân sự, tổ chức các phong trào thiđua lao động sản xuất và khen thưởng, thực hiện các chính sách chế độ tiềnlương, tiền thưởng theo quy định của nhà nước, các chính sách về an toàn và bảo
hộ lao động, xây dựng công tác bảo vệ an ninh, bảo vệ nội bộ, công tác phòngcháy chửa cháy
- Phòng R&D: phân tích mẫu nguyên liệu, thử nghiệm tạo ra những sảnphẩm mới theo mẫu của phòng thiết kế đưa ra Đảm bảo về mẫu mã để nhà máyhoạt động liên tục
- Phòng QC: kiểm tra quản lý chất lượng từ nguyên liệu, nhiên liệu đầuvào đến từng khâu trong dây chuyền sản xuất và thành phẩm Đảm bảo chấtlượng sản phẩm và lượng phế phẩm là ít nhất
- Phòng quản lý sản xuất: điều hành các bộ phận trong dây chuyền sảnxuất và thành phẩm, phân công công tác cho từng đơn vị Điều hành sản xuấtphù hợp với từng loại sản phẩm cũng như tay nghề của công nhân
- Phòng bảo trì: đảm bảo máy móc thiết bị hoạt động liên tục và ổn định,nghiên cứu, cải tiến thiết bị Thiết bị hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọmáy Hướng dẫn, hổ trợ chuyên môn, vận hành thiết bị, máy móc cho các phòngban khác
Trang 161.2 Tổng quan về Ceramic
1.2.1 Khái niệm
Các sản phẩm ceramic được tạo thành gồm các loại: đất sét, cao lanh,trường thạch, đá vôi, cát,…Xương làm nền cho viên gạch, tạo ra cấu trúc thànhviên gạch và tăng độ cứng cho viên gạch
1.2.2 Phân loại
Theo công nghệ: gồm hồ đổ rót và ép định hình
Hồ đổ rót dùng cho công nghệ sản xuất gốm, sứ
Ép định hình dùng cho công nghệ sản xuất gạch men và gạch
gramic
1.2.3 Tình hình sản xuất gạch ceramic trên thị trường hiện nay
Gạch ceramic là loại gạch chất lượng cao có hoặc không tráng men, dùng để
ốp tường, lát nền và đường, được sản xuất theo phương pháp công nghiệp
Nguyên liệu sản xuất được tuyển chọn kỹ lưỡng theo tiêu chuẩn kỹ thuật.Gạch ceramic có độ bền cao hơn so với các loại gạch thủ công, ít thấm nước,thời gian sử dụng rất lâu đến 70 năm, chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng và phongphú…
Hiện nay trong nước ta đã có nhiều nhà máy như: Nhà máy Taicera, Nhà ÝItalian Home, Đồng Tâm, Hoàng Gia, Ý Mỹ, Mỹ Đức, Thanh Thanh, KimPhong… Chuyên sản xuất gạch ceramic cung cấp cho thị trường trong và ngoàinước với sản lượng hàng triệu viên/năm
Mỗi nhà máy có một công nghệ sản xuất riêng và cho ra những sản phẩmgạch đặc trưng cho công ty của mình Tuy nhiên hiện nay loại gạch ceramicđang được ưa chuộng trên thị trường và có nhiều công ty đang áp dụng sản xuất
là loại gạch 400×400(mm) do nó vừa dễ sử dụng và sản xuất
Với nhu cầu về nhà cao cấp và tốc độ phát triển hiện nay thì sản xuất gạchceramic là một ngành công nghiệp đang được chú trọng trong hiện tại cũng nhưtrong tương lai
Trang 171.2.4 Một số mẫu gạch ceramic đang có trên thị trường
Hình 1.4 Một số mẫu gạch lát nền
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT GẠCH MEN
Trang 182.1 Sơ đồ công nghệ
2.1.1 Sơ đồ khối
Trang 192.1.2 Thuyết minh sơ đồ công nghệ
Nguyên liệu sau khi kiểm tra đạt yêu cầu về màu sắc và thành phần sẽđược nạp vào bàn cân với khối lượng, thành phần các nguyên liệu theo đơn phối
do phòng thí nghiệm đưa ra Sau đó nguyên liệu trộn đánh tơi và được hệ thốngbăng tải đưa lên nạp vào cối nghiền Ở cối đã chứa sẵn một lượng bi nhất địnhthường là 45 ÷ 55%, nguyên liệu được nghiền với lượng nước được bổ sung tùytheo độ ẩm của nguyên liệu và một số phụ gia Sau khi nghiền được 10 ÷ 12 giờ
ta tiến hành kiểm tra các thông số độ nhớt, tỷ trọng, sót sàng nếu thấy đạt yêucầu ta tiến hành khử từ và xả hầm, trên nắp hầm ta bố trí một lưới sàng 10 mesh
để loại bỏ các nguyên liệu có kích thước lớn
Hồ sau khi được xả xuống các hầm chứa có cánh khuấy liên tục để chống
sa lắng Khi hồ được ổn định về thành phần sẽ được bơm màng bơm lên, khử từ
để loại bỏ các tạp chất sắt, hồ được qua sàng 40 mesh để loại bỏ các tạp chất cókích thước lớn ảnh hưởng đến quá trình sấy phun và được xả xuống hầm cuốiđểổn định thành phần, ở hầm cuối cũng có hệ thống khuấy trộn liên tục để chống
sa lắng Tiếp đó hồ sẽ được hệ thống bơm piston bơm lên tháp sấy phun với lưulượng thích hợp và hồ được sấy với nhiệt độ 450 ÷ 6000C với tác nhân sấy là khínóng từ lò đốt cung cấp
Bột sau sấy phun sẽ cho qua sàng 10 ÷ 14 mesh và được hệ thống băng tảiđưa vào 12 thùng silô chứa đểổn định độẩm từ 24 – 48 giờ
Sau khi ổn định độẩm, bột sẽ được đưa sang máy ép bằng hệ thống băngtải để ép tạo hình Tiếp đó phôi sẽ được đưa qua lò sấy và sấy với nhiệt độkhoảng 100 ÷ 2000C để làm thoát hơi nước ở bề mặt và làm cứng phôi
Gạch sau sấy có nhiệt độ 80 ÷ 1000C sẽ được đưa qua dây chuyền trángmen và in lụa Trên dây chuyền có bàn chải quét bụi, quạt thổi bụi và béc phunsương để làm dịu bề mặt trước khi qua công đoạn tráng men và in lụa để không
bị lỗ chân kim sau quá trình nung Sau đó gạch được tráng men, rồi qua bộ phậnxoay gạch Gạch được xoay 900 và được đưa đến bộ phận cạo men dính ở mépgạch Tiếp theo qua bộ phận in lụa (rắc hạt) để tăng độ thẩm mỹ, kiểu dáng cho
Trang 20gạch Trước khi vào lò nung gạch được quét một lớp mỏng MgO hay còn gọi làmen lót chân Lớp men này có tác dụng chống dính.
Sau khi được tráng men in lụa, gạch được chuyển đến hệ thống lò nung đểlàm cứng sản phẩm và đạt yêu cầu về độ bền uốn, khối lượng, kích thước Côngđoạn này được tiến hành với nhiệt độ 110 ÷ 12000C và thời gian là 36 ÷ 43 phút
Cuối cùng gạch sẽ được đem đi phân loại, đóng gói và nhập kho
2.2 Nguyên liệu
Nguyên liệu công ty sử dụng cho việc sản xuất gạch men chủ yếu muacủa một số công ty khai thác hoặc nhập ngoại
Nguyên liệu dẻo:
Đất sét nhập từ Bình Dương, Lâm Đồng, Đồng Nai
Cao lanh nhập từ Bình Thuận, Bình Dương
Nguyên liệu gầy:
Zircon silicat từ Trung Quốc
Chất tăng cứng (Cancinium lingo) từ Trung Quốc
2.2.1 Nguyên liệu dẻo
2.2.1.1 Đất sét
a Đặc điểm
- Đất sét là loại đất mịn, có màu từ trắng đến nâu, xám, xanh, đến màuđen Khi thêm nước thì có thểtạo hình theo ý muốn, để khô vẫn được giữ nguyênhình dạng
- Đất sét : Cung cấp tính dẻo để tạo ra hình thể mong muốn dễ dàng,
Trang 21chúng chứa nhôm(Al), silic(Si), và dĩ nhiên có cả canxi(Ca), sắt(Fe), vàTitan(Ti).
b Thành phần hóa học
- Thành phần chính của đất sét là khoáng dẻo còn gọi là khoáng sét.Khoáng dẻo là Alumosilicate ngậm nước có công thức tổng quát:nAl2O3.mSiO2.pH2O, chúng được tạo thành do fenspat bị phong hoá tuỳ theonhiệt độ môi trường và áp suất mà đất sét tạo thành các khoáng khác nhau
+ Trong môi trường acid yếu pH: 6 ÷ 7 tạo ra Caolinite(Al2O3.2SiO2.2H2O)
6SiO2.Al2O3.K2O + 2H2O + CO2 = Al2O3.2SiO2.2H2O + 4SiO2 + K2CO3
+ Trong môi trường kiềm pH: 7.3 ÷ 10.3 tạo ra Môntmôrilônite
(Al2O3.4SiO2.nH2O)
6SiO2.Al2O3.K2O + nH2O + CO2 = Al2O3.4SiO2.nH2O + 2SiO2 + K2CO3
+ Đất sét chỉ chứa khoáng Caolinite gọi là Cao lanh (Al2O3.2SiO2.2H2O).+ Đất sét chỉ chứa khoáng Môntmôrilônite gọi là Bentonite (Bentonite cótính dẻo cao do nhiều hạt mịn (hơn 60%) trong thành phần)
Thành phần đất sét sử dụng có thành phần như sau:
-17–
35
0.5
0.9-0.5
0.5-0.2-2.6 0.25-0.6
0.6-1.5
0.5
5.5 Cơ chế biến đổi của đát sét
+ Khoảng 5000C thì mất nước hoá học đồng thời Kaolininte chuyển sangMeta Kaonilite
+ Khoảng 9500C thì Meta Kaonilite bị phân hủy thành các acid và mullite
- Khoảng 1100 ÷ 12000C tạo mullite rõ ràng
- Các khoáng chủ yếu trong đất sét:
+ Kaolininite: Al2O3.2SiO2 (cao lanh chứa nhiều kaolinite)
Trang 22+ Pyrophilite: Al2Si4O10(OH)2[AL2(Si2O5)2(OH)2].
sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như sản xuất đồ gốm sứ, vậtliệu chịu lửa, vật liệu mài, sản xuất nhôm, phèn nhôm, đúc, chất độn sơn, cao su,giấy, xi măng trắng v.v
- Cao lanh chứa khoáng kaolinite Công thức hoá học đơn giản:
Al2O3.2SiO2.2H2O có tính dẻo vừa phải, có lẫn các mảnh vụn mica, thạchanh… cao lanh dễ bóp nát vụn Các phân tử nước giữa các cụm mạng lưới tinhthể của nó rất ít nên kaolinite không có khả năng liên kết với nước do đó caolanh không dẻo bằng đất sét
- Cao lanh có màu trắng, trắng xám rất tốt cho quá trình làm gạch
có khả năng trao đổi cation khoảng 2–15 meq/100g và phụ thuộc nhiều vào kích
Trang 23thước của hạt, nhưng các phản ứng thay thế cation xảy ra với tốc độ rất lớn Khingấm nước, nó có tính dẻo, nhưng không có hiện tượng co giãn.
c Ảnh hưởng
- Đặc tính trong sản phẩm: Làm giảm độ co quá mức của đất sét (nhiều đấtsét thì độ co lớn gây nứt và biến dạng sau nung) ngoài ra cao lanh còn có tácdụng làm trắng xương mà đất sét thì không có khả năng này
- Hàm lượng Al2O3 trong cao lanh giúp xương làm giảm độ biến dạng trongquá trình nung
- Cả đất sét và cao lanh có chứa các ion Al3+ phân huỷ ở nhiệt độ cao,khuếch tán trong trường thạch nóng chảy tạo điều kiện xuất hiện khoángMullite Khoáng này sẽ cứng lại khi làm nguội làm tăng độ bền cơ, bền nhiệt
2.2.2 Nguyên liệu gầy
2.2.2.1 Tràng thạch
a Đặc điểm
Trong tổng số các khoáng vật tạo nên vỏ trái đất có tới 30% khoáng vậtthuộc họ Silicate Trong đó khoáng vật chủ yếu là trường thạch, trong đó đáMacma trường thạch chiếm tới 60%
b Thành phần hóa học
- Trường thạch có công thức hoá học là: K(AlSi3O8), hoặc Na(AlSi3O8).+ Trường thạch Kali nóng chảy ở nhiệt độ 11700C và phân huỷ thànhLeucit và pha lỏng Leucit (K2O.4Al2O3.SiO2), nónóng chảy ơ 15400C .Khoảng chảy của trưởng thạch Kali rất rộng (hơn 3000C), nó là loại “thuỷtinh dài” nghĩa là khi nhiệt độ tăng thì độ nhớt của nó giảm nhưng rất chậm + Trường thạch Natri nguyên chất nóng chảy ở 11200C và ngay lập tứcchuyển thành pha lỏng đồng nhất và có độ nhớt bé
- Tràng thạch là nguyên liệu cung cấp đồng thời SiO2, Al2O3, K2O, Na2O,CaO
c Ảnh hưởng
Trang 24- Tràng thạch là thành phần chất chảy trong xương, chảy tràn vào các lỗxốp của xương khi nung giúp cho gạch có độ hút nước giảm đáng kể Trườngthạch nóng chảy có khả năng
hoà tan SiO2 hay sản phẩm phân huỷ của Cao lanh
- Tràng thạch làm giảm độ co của sản phẩm trước khi nung (do lượng đấtsét quá nhiều) để tránh cho gạch có độ co quá mức, gây nứt, biến dạng sản phẩmtrước nung giảm
- Tràng thạch càng nhiều làm cho độ hút nước càng giảm, tuy nhiên nếutràng thạch tăng quá mức sẽ làm cho độ bền cơ của sản phẩm giảm
2.2.2.2 Đá vôi
a Đặc điểm
Đá vô i có dạng bột, cục màu xám trắng
- Đá vôi là nguyên liệu gầy, nó là muối mang tính kiềm, khi ở nhiệt cao
thì chuyển về dạng oxýt và khi ở nhiệt độ cao mà gặp nước thì tạo thành Ca(OH) 2
- Đá vôi có tác dụng :
+ Làm trắng xương
+ Tạo độ xốp cho xương, theo phản ứng:
CaCO3→CaO + CO2
+ Trung hoà nhiệt giữa đất sét và tràng thạch
- Nếu cho nhiều đá vôi sẽ gây hiện tượng rỗ men do xảy ra phản ứng trênnhiều
Trang 252.2.2.3 STTP (Sudium trypoly phosphat)
STPP được sử dụng để giữ ẩm Nhiều chính phủ điều chỉnh số lượng chophép trong thực phẩm , vì nó thể làm tăng đáng kể trọng lượng bán hải sản đặc biệt
2.2.2.4 CMC (Carbon metyl cellulose)
CMC là bột mịn, hơi vàng, không mùi, đựng trong bao Có tác dụng làm tăng tính dẻo và độ bám dính của men lên xương, tránh mất men khi nung
Hình 2.1 Bột CMC
Trang 26CMC (carboxymethyl cellulose, một dẫn xuất của cellulose với acidchloroacetic) được sử dụng ngày càng rộng rãi bởi những chức năng quan trọngcủa nó như: chất làm đặc, ổn định nhũ tương, chất kết dính,…
CMC bán tinh khiết và tinh khiết đều được sử dụng trong dược phẩm, mỹphẩm, thực phẩm và chất tẩy rửa,…
Carboxymethyl cellulose (CMC) là một polymer, là dẫn xuất cellulose vớicác nhóm carboxymethyl (-CH2COOH) liên kết với một số nhóm hydroxyl củacác glucopyranose monomer tạo nên khung sườn cellulose, nó thường được sửdụng dưới dạng muối natri carboxymethyl cellulose
CMC Carboxymethylcellulose, carmellose, Sodium cellulose glycolat, NaCMC, cellulose gum,…
Hình 2.2 Cấu trúc của CMC
Dạng natri carboxymethyl cellulose có công thức phân tử là:
[C6H7O2(OH)x(OCH2COONa)y]n
Trang 272.2.2.5 Pyrophyllite
Pyrophyllite gồm nhôm hydroxit silicat: Al2Si4O10(OH)2, là một lớpphyllosilicate khoáng sản Nó tồn tại trong các dạng khác nhau và khối lượngnhỏ gọn
Nếu hai lớp vòng tứ diện liên kết với hai mặt lớp bát diện chứa nhôm quanhững oxy chung lúc đó chúng ta có pyrophyllite Do cả hai mặt của tấmpyrophyllite đều chứa ion oxy của vòng tứ diện nên lien kết giữa những tấm vớinhau được thực hiện bởi liên kết yếu van der Waals Vì thế pyrophyllite tinhkhiết mềm, trơn như talc, do những tấm dễ trượt lên nhau hoặc rất dể tách
Hình 2.3 Cấu trúc của Pyrophyllite
Pyrophyllite là dể dàng machineable và có độ ổn định nhiệt tuyệt vời Do
đó, nó được thêm vào đất sét để giảm nở nhiệt khi đốt
Trang 282.2.3 Nguyên liệu men
Men là lớp thuỷ tinh có chiều dày từ 0.15mm – 0.4mm phủ lên bề mặtxương gốm sứ Lớp thuỷ tinh này hình thành trong quá trình nung có tác dụnglàm cho bề mặt sản phẩm trở nên sít đặc, nhẵn bóng, tăng độ bền cơ, hóa, bềnnhiệt của sản phẩm Đồng thời nó có ý nghĩa lớn đối với việc trang trí
Nguyên liệu sản xuất men được chọn dựa vào thành phần hoá của men.Thành phần chủ yếu là các khoáng tự nhiên và hoá chất có chứa các oxyt trongthành phần hoá học của men thường là tràng thạch, cao lanh, cát đá vôi…, vàcác hoá chất như: H3BO3, ZnO, ZiSO4
2.2.3.1 Thành phần hóa học của men
a Chì oxit:
PbO là tác nhân nóng chảy rất mạnh, làm tăng tính đàn hồi của men, làmcho men mềm giúp cho men bám chắc vào xương, tạo cho gạch có bề mặt bóngláng
Nhược điểm là các hợp chất chì rất độc và chì rất dễ tan trong môi trườngaxít loảng và kiềm Do đó người ta thường frit hoá để tạo thành hợp chất chìsilicat không tan trong nước và hạn chế được tính độc
b Kali oxit và Natri oxit
Oxit Kim loại kiềm là thành phần quan trọng trong các oxýt bazơ của men
Ưu điểm và tác dụng của oxýt kiềm:
- Có khoảng chảy hẹp nên việc nung rất khó khăn
Để khắc phục những hiện tượng trên người ta thường cho vào men Al2O3,ZnO, BaO hay các oxýt màu: Cr2O3, SnO2 để tăng độ nhớt
Người ta đưa kiềm kali, kiềm natri vào phối liệu dưới dạng fedspat, soda,
K CO …thường dùng fedspat kali
Trang 29c Liti oxit (Li 2 O)
Các muối cacbonat, florua, photphat, của liti ít tan trong nước nên có thểdùng trong men sống, liti oxit giúp chảy mạnh, Li2O làm tăng hệ số giãn nở củamen nhưng tác dụng không bằng các oxit kiềm ngoài ra nó còn có tác dụng làmtăng độ bóng, trắng của men rõ rệt tuy nhiên ít được sử dụng vì giá thành cao
d Silic oxit (SiO 2 )
SiO2 đưa vào men không chỉ dưới dạng cao lanh, đất sét, fedspat SiO2 đóngvai trò tạo pha thuỷ tinh khi kết hợp với oxýt bazơ
SiO2 ảnh hưởng rõ rệt đến độ chảy của men Hàm lượng SiO2 càng cao mencàng khó chảy
SiO2 có tác dụng làm giảm hệ số giãn nở của men
SiO2 có tác dụng nâng cao độ bền hoá và độ bền cơ của men
e Nhôm oxit (Al 2 O 3 )
Đưa vào men dưới dạng cao lanh, đất sét, felspat Al2O3 làm tăng nhiệt độnóng chảy của men, hạn chế việc tạo kết tinh, kéo dài khoảng chảy của men Khiđưa vào dạng cao lanh,đất sét thì có tác dụng làm cho men sống bám chắc vàoxương và có tác dụng là chất chống lắng cho men
f Canxi oxit (CaO)
Đưa vào dưới dạng đá vôi, đolomít…tạo pha lỏng trên 10000C CaO đượctạo thành sau khi đã giải phóng hết khí CO2.
Khi men chảy, CaO có tác dụng tăng chiều dày lớp trung gian giữa xương
và men làm giảm hiện tượng nứt và bong men
g Magie oxit (MgO)
Đưa vào dưới dạng dolomít, talc…với hàm lượng nhỏ MgO có thể tăng độbóng láng cho men, hàm lượng lớn làm nhiệt độ nóng chảy cao và tạo đục Cótác dụng giảm hệ số giãn nở nhiệt của men,chống nứt men, MgO có sức căng bềmặt lớn
Trang 30i Bari oxit (BaO)
Hàm lượng BaO nhỏ làm tăng độ chảy láng, còn với hàm lượng lớn có tácdụng như chất tạo đục
BaO làm cho men cứng nhưng giảm độ bền hoá, làm giảm nhiệt độ nóngchảy của men
j Bo oxit (B 2 O 3 )
B2O3 là thành phần quan trọng của men thường đưa vào dưới dạng H3BO3
đã frit hoá, kẽm borax
B2O3 làm giảm nhiệt độ nóng chảy của men
B2O3 có hệ số giãn nở nhiệt nhỏ có khả năng chống nứt men
k Thiếc oxýt (SnO 2 )
SnO2 là chất tạo đục SnO2 tăng độ đàn hồi cho men nên có khả năng chốngnứt, tăng độ bền va đập và bền hoá
l Titan oxit (TiO 2 )
Đưa vào men dưới dạng TiO2 tinh khiết hay quặng rutin có khả năng tạo độđục tốt nhưng dễ hoà tan
m Zircon (ZrO 2 )
ZrO2 là chất tạo đục, được đưa vào dưới dạng ZrO2 hay ZrSiO4 đưa trựctiếp thì tăng độ bền axít
ZrO2 nâng cao độ bền nhiệt của men
2.2.3.2 Một số nguyên liệu dạng tổng hợp đang sử dụng tại công ty
- Frit trong
- Frit đục
- Tràng thạch kali
Trang 31- Nghiền 200g đất sét đã sấy khô với 2g STPP.
- Nghiền xong khuấy đều trong 5 phút
- Đo tỷ trọng và khống chế tỷ trọng bằng nhau
- Đo độ nhớt so sánh với mẫu chuẩn
b CMC
Bảng 2.2 Bảng tiêu chuẩn kiểm tra nguyên liệu CMC
Nguyên liệu Mẫu CMC chuẩn(g) mẫu CMC thử(g)
- Nghiền ướt 200(g) nguyên liệu khô trong thời gian 13 phút
- Đo độ nhớt và so sánh mẫu thử với mẫu chuẩn
- Kéo lên viên gạch đã phun engobe
- So sánh độ bụi
Trang 32c Frit
Bảng 2.3 Bảng tiêu chuẩn kiểm tra nguyên liệu Frit
- Chuẩn bị hai hũ nghiền với lượng bi bằng nhau 500 ± 5 (g)
- Nghiền ướt mỗi mẫu 200 g khô trong 12 phút (yêu cầu sót sàng 2 ÷ 3 %)
- Nghiền xong chỉnh men có tỷ trọng 1.70 ÷ 1.75, độ nhớt 30 ÷ 35
- Kéo cùng lượng men của hai mẫu lên gạch đã phun engobe
- Nung mẫu trong lò sản xuất
- So sánh mẫu với mẫu chuẩn: độ trắng, độ bóng, lỗ châm kim
d Engobe trộn sẵn
Bảng 2.4 Bảng tiêu chuẩn kiểm tra nguyên liệu Engobe
Nguyên liệu Mẫu Engobe chuẩn(g) Mẫu Engobe thử(g)
- Chuẩn bị hai hũ nghiền với lượng bi bằng nhau 500 ± 5 (g)
- Nghiền ướt mỗi mẫu ( 200 g khô) trong 20 phút
- Kéo song song hai mẫu lên gạch mộc
- Tráng men
- Nung mẫu trong lò sản xuất
- So sánh kết quả viên kéo: so sánh độ trắng, khả năng thấm ướt
Nguyên liệu Mẫu Frit chuẩn (g) Mẫu Frit thử (g)
Trang 33e Kaolin, ballclay, tràng thạch, Zircon silicat, AL 2 O 3 , ZnO
Việc thử nghiệm tiến hành song song giữa chuẩn và mẫu thử
Bảng 2.5 Kiểm tra nguyên liệu
` - Nghiền mẫu theo tỷ lệ trên
- Sấy khô đến khối lượng không đổi
- Nghiền mịn cho qua rây 40 mesh
- Tạo ẩm 6% cho qua rây 40 mesh, trộn đều
- Dùng máy ép thí nghiệm ép thành bánh
- Nung trong cùng điều kiện
- Đo độ co rút, mất khi nung, độ hút nước
Cách tiến hành kiểm tra:
- Lấy mẫu ngẫu nhiên
- Cân 100(g) mẫu (X) rải điều trên mâm
- Cho vào lò sấy, sấy với nhiệt độ 110 ÷1150C, thời gian sấy là 2 giờ
- Cân mẫu đã được sấy khô (X1)
- Xác định độ ẩm theo công thức:
Nguyên liệu Mẫu chuẩn(g) Mẫu thử(g)
Trang 34W = 100%
Trong đó:
W: độ ẩm (%)
X: khối lượng trước khi sấy (g)
X1: khối lượng sau khi sấy (g)
2.2.4.2 Sót sàng
- Sấy khô mẫu đến khối lượng không đổi
- Cân 100(g) mẫu hoà tan tạo hồ
- Cho qua sàng 325 mesh và xả dưới vòi nước sao cho không còn dính lạitrên sàng
- Cho phần còn lại trên sàng vào lò sấy với nhiệt độ sấy từ 110÷1500C vớithời gian sấy là 2 giờ
- Cân mẫu đã sấy khô, xác định phần trăm sót sàng
2.2.4.3 Độ dẻo
- Kiểm tra cảm quan độ dẻo mẫu chuẩn so với mẫu thử: dùng tay dát mỏng,nhận xét khả năng liên kết
- Kiểm tra bằng thiết bị:
+ Lấy mẫu ngẫu nhiên nguyên liệu cần thử, mẫu không cần sấy
+ Nghiền mịn tạo hồ (thời gian nghiền tương ứng với lượng sót sàng 7%).+ Cho hồ qua rây 60 mesh (kích thước 0.250mm)
+ Hồ thu được đem sấy khô đến khối lượng không đổi
+ Nghiền khô hồ đã sấy tạo hạt
+ Làm ẩm bột (tạo độ ẩm 6%)
+ Cho bột tạo ẩm qua sàng 35 mesh
+ Cân lượng mẫu xác định
+ Ép bột bằng máy ép thí nghiệm với lực ép tương ứng với lực ép sản xuất.+ Dùng thiết bị kiểm tra độ uốn xác định độ dẻo
Trang 352.3 Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu (tùy thuộc vào loại sản phẩm) trước khi đem sử dụng phải
kiểm tra, so sánh với mẫu chuẩn về màu sắc, độ đồng nhất, độ ẩm, độ
Độ ẩmNL(kg)
NướctrongNL(kg)
KL ướt(kg)
Nướcthêmvào
KL cânthực tế(kg)
Trang 362.3 Máy nghiền bi
Sau khi nạp đầy đủ nguyên liệu, bi, nước thì tiến hành nghiền trong thờigian thích hợp Thời gian nghiền thường từ 10-12h Trước khi cho xả cối nghiềnphải tiến hành kiểm tra các thông số: tỷ trọng, độ nhớt, sót sàng có đạt yêu cầuhay không, nếu đạt mới ngừng nghiền Khi dừng cối cũng phải thực hiện theomột trình tự nhất định: cắt cầu dao cho cối ngừng hẳn mới thao tác tháo liệu làmở nắp cối nghiền gắn ống xả dẫn đến hầm chứa Trên miệng hầm có gắn sànglọc
Trang 372.3.1 Cấu tạo của thiết bị (cối nghiền bi truyền động bằng dây đai)
Hình 2.5 Cấu tạo của thiết bị nghiền nguyên liệu
1: Cửa nạp liệu 6: Thân cối nghiền
3: Lớp đệm cao su 8: Trục quay
Cối nghiền bi có công suất khoảng 30 tấn nguyên liệu/mẻ nghiền, cấu tạo làkhối thép hình trụ đường kính 3.1m dài 4.3m Trong cối nghiền lót tấm cao su,các tấm này có tác dụng hạn chế sự va đập của bi nghiền vào thân cối, chốnglàm mòn và hư hỏng thân cối trong quá trình nghiền, đồng thời còn có tác dụng
Trang 38nâng bi nghiền lên một độ cao nhất định rồi rơi xuống Cối được quay quanhmột trục nằm ngang, hai đầu được gắn trên bệ đỡ được xây bằng gạch Thân cốiđược nối với động cơ và hộp số thông qua hệ thống dây đai Bi nghiền được nạpvào chiếm khoảng 50 ÷ 55% thể tích khoang nghiền, đường kính bi từ 40 ÷100mm.
2.3.2 Nguyên lý hoạt động và tốc độ quay
Nguyên lý hoạt động
Vật liệu được cân sau đó cho vào máy, nước được bơm vào thùng nghiềnqua một đường ống với lượng được tính trước bằng của ở thân thùng động cơđược khởi động từ từ tránh quá tải khi mở máy
Khi thùng chuyển động quay tròn thì bi nghiền và vật liệu chịu lực ly tâmđược đưa lên một độ cao nào đó rồi rơi xuống Trong cả quá trình chuyển độngtương đối với nhau giữa bi nghiền và vật liệu sinh ra lực ma sát làm mài nhỏ vậtliệu Đồng thời động năng sinh ra do bi đạn rơi tạo lực va đập đập nhỏ vật liệu.Bên cạnh đó vật liệu được mài nhỏ còn nhờ ma sát giữa vật liệu và tấm lót thânthùng nghiền
Sau một thời gian ta kiểm tra thấy vật liệu đã đạt được độ mịn yêu cầu thìcho tháo liệu Ta thay cửa bằng một tấm ghi, và cho quay thùng sao cho miệngcủa hướng xuống Vật liệu sẽ thoát ra qua lỗ ghi còn bi nghiền sẽ được giữ lại.Sau một thời gian có thể vật liệu không thể thoát ra ngoài được vì hai lý do:
- Lỗ ghi bị bít do bi lấp kín miệng lỗ → giải quyết bằng cách lấy gậy đẩy bi ra
- Áp suất trong thùng cân bằng nên không tạo được lực dẩy vật liệu ra ngoài
→ giải quyết bằng cách thiết kế một lỗ nhỏ trên thân thùng để áp suất trong thânthùng tăng lên, giúp dẩy vật liệu ra ngoài
Tốc độ quay của thùng nghiền
Khi máy chuyển động thì theo quán tính các viên bi cũng sẽ chuyển độngtheo máy đến một độ cao nào đó Đặc tính chuyển động của bi trong thùng phụthộc vào số vòng quay của thùng và hệ số ma sát giữa bi với bề mặt thùng
Trang 39Vận tốc quay của thùng sẽ ảnh hưởng đến chế độ chuyển động của vật liệu
và bi trong thùng nghiền.Có 4 chế độ chuyển động của bi đạn trong thùngnghiền là:
2.3.3 Các thông số kỹ thuật
- Số vòng quay: 14 vòng /phút
- Lớp lót cao su dày: 10cm
- Tổng lượng bi chiếm trong máy: ≤ 55% thể tích
- Tổng lượng nguyên liệu nạp trong máy: 40% thể tích
- Khoảng trống tự do: 15% thể tích
- Hàm lượng nước trong hồ sau khi nghiền: 30-38%
- Hàm lượng vật liệu khô sau khi nghiền: 65-70%
- Khối lượng nguyên liệu cho vào máy: 30 tấn
- Khối lượng bi trong máy: 50-60 tấn
do lực lytâm lớn hơntrọng lượng
quá trìnhđập nghiềnkhông xảyra
Bi chuyểnđộng dạngtầng lớp, cólực mài xiết,lực va đập
Quá trìnhnày chohiệu suất tốiưu
Bi chuyểnđộng dạngthác nước,
có xuất hiệnlực mài xiết
và lực vađập nhưngrất nhỏ Bi
va đập vàothành thùnggây hưthùng
Trang 402.3.4 Kiểm tra thực tế
a Kiểm tra tỷ trọng
Lấy hồ sau khi nghiền đã qua khử từ, sàng rung cho vào cốc tỷ trọng
và cân Cốc tỷ trọng có dung tích là 100ml khối lượng cốc 200g Ta thu được:379g
Tỷ trọng hồ =
( 379−200 )
b Kiểm tra độ nhớt của hồ
Cho hồ đã qua khử từ và sàng rung vào cốc đo tốc độ chảy có dungtích 100ml Bấm thời gian từ lúc bắt đầu chảy đến lúc chảy hết
Ta thu được thời gian chảy: 25-35giây
d Kiểm tra độ ẩm của hồ
Lấy hồ với khối lượng M1 rồi đem sấy đến khối lượng không đổi M2
Độ ẩm của bùn = (M1.100%)/M2