- Đề xuất các giải pháp để công tác tạo động lực tại Nhà xuất bản ngày
1.1. Khái niệm động cơ, động lực, tạo động lực:
+ Động cơ: được hiểu những nhu cầu, mong muốn của con người. Vì có động cơ mà con người có những hành vi thực hiện. Động cơ có tác dụng chi phối thúc đẩy người ta suy nghĩ và hành động. Các cá nhân khác nhau có các động cơ khác nhau. Mức độ thúc đẩy của động cơ cũng sẽ khác nhau giữa các cá nhân cũng như trong mỗi cá nhân ở các tình huống khác nhau.
Động cơ rất trừu tượng và khó xác định. Động cơ chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố: nhu cầu của con người, cá tính của họ, môi trường sống, tâm lý, quan điểm xã hội. Hơn nữa động cơ thường biến đổi. Khi một trong những nhân tố ảnh hưởng đến động cơ biến đổi thì động cơ cũng thay đổi theo. Một người thất nghiệp, động cơ của anh ta là tìm được công ăn việc làm, có thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình. Một người có công việc nhưng nhu cầu của anh ta là công việc đó phải đem lại mức thu nhập hấp dẫn, động cơ lúc này thúc đẩy anh ta làm việc để trở lên giàu có... . Một người có quan điểm sống an nhàn, động cơ làm việc của họ để duy trì cuộc sống ổn định, không bon chen. Một người có tinh thần cầu tiến, động cơ thôi thúc anh ta làm việc là để có vị trí xứng đáng trong tổ chức, trong xã hội… . Vậy để nắm bắt được động cơ thúc đẩy người lao động làm việc phải xét đến từng cá nhân người lao động, nhu cầu của họ trong từng hoàn cảnh cụ thể và những thời điểm khác nhau.
Để nắm bắt động cơ của con người, chúng ta phải xác định nhu cầu của họ. Vậy nhu cầu là gì? Nhu cầu có thể được hiểu là trạng thái tâm lý mà con người mong muốn về một điều gì đó, muốn được đạt được cái gì đó. Nhu cầu của con người là vô hạn. Trong một không gian, một thời gian cụ thể, con người có những nhu cầu khác nhau. Để có thể thoả mãn được những mong muốn này họ phải nỗ lực, mong muốn càng lớn mức nỗ lực càng cao tức là động cơ càng lớn. Nếu những mong muốn này được thoả mãn thì mức độ mong muốn sẽ giảm đi.
Nhu cầu của con người rất phong phú và đa dạng. Có thể chia nhu cầu thành hai loại: nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Trong mỗi con người, luôn tồn tại song song hai nhu cầu này. Nhu cầu vật chất có trước nhu cầu tinh thần. Con người có thể sống và tồn tại trước hết cần những yếu tố vật chất. Họ cần cơm ăn, áo mặc hàng ngày, cần những phương tiện đi lại, cần nơi ăn chốn ở, cần thực hiện các hoạt động học tập… . Tất cả những yếu tố đó thuộc về nhu cầu vật chất. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu vật chất càng tăng lên. Nếu trước kia chúng ta cần ăn no – mặc ấm thì ngày nay chúng ta cần ăn ngon – mặc đẹp. Nhu cầu này ngày càng tăng lên và càng phức tạp hơn.
Cùng với nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần của con người cũng rất phong phú, thậm chí nhu cầu tinh thần còn đa dạng và khó đạt được hơn nhu cầu vật chất. Thông thường, nhu cầu tinh thần của con ngươi là tạo ra trạng thái tâm lý thoải mái trong cuộc sống và trong quá trình lao động. Nhu cầu tinh thần khó kiểm soát và khó nắm bắt hơn nhu cầu vật chất.
Trên thực tế, mặc dù hai nhu cầu này là hai lĩnh vực khác biệt song chúng lại có mối quan hệ khăng khít nhau. Trong quá trình phân phối yếu tố vật chất lại chứa đựng yếu tố về tinh thần và ngược lại, những động lực về tinh thần phải được thể hiện qua vật chất thì sẽ có ý nghĩa hơn. Cả hai yếu tố vật chất và tinh thần cùng lúc tồn tại trong bản thân người lao động, nó không phải chỉ có một yêu cầu vật chất hay tinh thần mà nó có nhiều đòi hỏi khác nhau. Trong đời sống xã hội, con người thường phân biệt nhu cầu trước mắt và nhu cầu lâu dài, nhu cầu riêng và nhu cầu chung. Tuy nhiên tại mỗi thời điểm người lao động sẽ ưu tiên thực hiện nhu cầu mà được coi là cấp thiết nhất.
+ Động lực: là sự khát khao và tự nguyện của con người làm tăng cường sự nỗ lực để đạt được mục đích hay một kết quả cụ thể (nói cách khác động lực bao gồm tất cả sự nỗ lực tích cực trong hành động). Động cơ là cái mà vì nó con người hành động. Động lực được thể hiện bởi hành động như thế nào. Động lực khác với động cơ ở chỗ: con người ai cũng có động cơ nhưng không phải ai cũng có động lực. Động cơ được sử dụng trong 2 phương diện tiêu cực và tích cực, động cơ xuất
phát từ nhu cầu, mong muốn của con người nhưng động lực thường mang nghĩa tích cực thúc đẩy con người phấn đấu vươn lên. Động lực chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố: cá nhân người lao động, tổ chức mà họ tham gia và tính chất của công việc họ thực hiện. Các nhân tố này luôn thay đổi và khó nắm bắt.
Động lực lao động là những nhân tố bên trong kích thích con người tích cực làm việc trong điều kiện cho phép nhằm tạo ra năng suất, hiệu quả cao. Biểu hiện của động lực là sự sẵn sàng, nỗ lực, say mê làm việc nhằm mục tiêu của tổ chức cũng như bản thân người lao động.
Suy cho cùng, động lực trong lao động là sự nỗ lực, cố gắng từ chính bản thân mỗi người lao động mà ra. Như vậy, mục tiêu của các nhà quản lý là phải làm sao tạo ra được động lực để người lao động có thể làm việc đạt hiệu quả cao nhất phục vụ cho tổ chức.
+ Tạo động lực: là tất cả những hoạt động mà một cơ quan, tổ chức có thể thực hiện được đối với người lao động, tác động đến khả năng, tinh thần, thái độ làm việc nhằm đem lại hiệu quả cao trong lao động .
Tạo động lực gắn liền với lợi ích hay nói cách khác là lợi ích tạo ra động lực trong lao động. Song trên thực tế, động lực được tạo ra ở mức độ nào, bằng cách nào điều đó phụ thuộc vào cơ chế cụ thể để sử dụng nó như là một nhân tố cho sự phát triển của xã hội. Muốn lợi ích tạo ra động lực phải tác động vào nó, kích thích nó làm gia tăng hoạt động có hiệu quả của lao động trong công việc, trong chuyên môn hoặc trong những chức năng cụ thể.
Như vậy, tạo động lực chính là sử dụng những biện pháp kích thích người lao động làm việc bằng cách tạo cơ hội cho họ thực hiện được những mục tiêu của mình.
Khái quát lại, nếu xuất phát từ nhu cầu thì quá trình tạo động lực bao gồm các bước như sau:
Bảng 1.1: Quá trình tạo động lực
(Nguồn: Bài giảng môn Quản trị nhân lực của TS. Nguyễn Thị Uyên)
1.2. Ý nghĩa, vai trò của tạo động lực:
Tạo động lực lao động có vai trò lớn làm tăng hiệu suất và hiệu quả làm việc. Động lực lao động như một sức mạnh vô hình từ bên trong con người thúc đẩy họ lao động hăng say hơn. Thực tế, việc này đóng vai trò chính yếu trong quản lý hiệu suất làm việc và là điều mà các nhà quản lý phải luôn quan tâm.
Người lao động có thể hiểu mục tiêu và tầm quan trọng của công việc, đồng thời họ cũng phải có động lực để theo đuổi mục tiêu ấy.
Tạo động lực làm việc giúp người lao động phát huy được khả năng sẵn có của mình đồng thời bộc lộ những khả năng tiềm ẩn chưa được khám phá.
Đối với cá nhân người lao động:
Con người luôn có những nhu cầu cần được thỏa mãn về cả hai mặt vật chất và tinh thần. Khi người lao động cảm thấy những nhu cầu của mình được đáp ứng sẽ tạo tâm lý tốt thúc đẩy họ làm việc hăng say hơn. Đối với cá nhân người lao động không có động lực lao động thì hoạt động lao động khó có thể đạt được mục tiêu bởi vì khi đó họ chỉ lao động hoàn thành công việc được giao mà không có được sự sáng tạo hay cố gắng phấn đấu trong lao động, họ chỉ coi công việc đang làm như một nghĩa vụ phải thực hiện theo hợp đồng lao động mà thôi. Do đó nhà quản lý cần phải tạo được động lực thúc đẩy tính sáng tạo và năng lực làm việc của nhân viên.
Người lao động chỉ hoạt động tích cực khi mà họ được thỏa mãn một cách tương đối những nhu cầu của bản thân. Điều này thể hiện ở lợi ích mà họ được hưởng. Khi mà người lao động cảm thấy lợi ích mà họ nhận được không tương xứng với những gì họ bỏ ra họ cảm thấy không thỏa mãn được những nhu cầu của
Nhu cầu không được thỏa mãn Sự căng thẳng Các động cơ Hành vi tìm kiếm Nhu cầu được thỏa mãn Giảm căng thẳng
mình thì sẽ gây ra cảm giác chán nản, làm việc không tập trung. Lợi ích là phương tiện để thỏa mãn nhu cầu nên lợi ích mà người lao động nhân được phải tương xứng với những gì họ cống hiến thì mới tạo ra động lực cho họ làm việc.
Động lực lao động còn giúp cho cá nhân có thể tự hoàn thiện mình. Khi có được động lực, người lao động có được những nỗ lực lớn hơn để học hỏi, đúc kết được những kinh nghiệm trong công việc, nâng cao kiến thức, trình độ để tự hoàn thiện mình.
Đối với cơ quan, tổ chức:
Hiện nay nước ta đang tiến hành công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đặc biệt trong tình trạng suy thoái kéo dài thì vấn đề vốn đầu tư và trang thiết bị khó có thể được giải quyết để đáp ứng nhu cầu thực tế. Một trong những giải pháp tình thế là tăng năng suất lao động để có thể tạo ra lợi nhuận cao hơn trên cơ sở trang thiết bị và vốn sẵn có, để tiết kiệm chi phí và đẩy nhanh tốc độ vốn tích lũy. Vì lý do nêu trên, vấn đề kích thích lao động hiện đang là mối quan tâm của nhiều nhà lãnh đạo và quản lý. Kích thích lao động là tạo ra sự thôi thúc bên trong của con người đến với lao động, sự thôi thúc đó được tạo ra dựa trên một tác động khách quan nào đó lên ý thức. Do đó, khi kích thích bất cứ hoạt động lao động nào, người ta phải chú ý đến các yếu tố tâm lý như mục đích công việc, nhu cầu, hứng thú, động cơ làm việc của mỗi cá nhân và hàng loạt các đặc điểm tâm lý cá nhân cũng như tập thể khác, từ đó mới có thể hình thành được biện pháp kích thích hữu hiệu. Có thể kích thích lao động bằng vật chất, bằng tinh thần hoặc bằng cách thoả mãn các nhu cầu khác của con người tạo ảnh hưởng đến hành vi, cụ thể là nó có thể định hướng, điều chỉnh hành vi của cá nhân. Tạo động lực kích thích lao động làm việc có tác dụng :
- Tạo sự gắn kết giữa người lao động với tổ chức, giữ được nhân viên giỏi, giảm được tỉ lệ nghỉ việc.
- Tăng mức độ hài lòng, niềm tin, sự gắn bó và tận tụy của các nhân viên trong doanh nghiệp.
- Tăng năng suất lao động, hiệu quả sử dụng lao động. - Là nền tảng để tăng doanh số, cải thiện lợi nhuận.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực lao động
1.3.1. Các yếu tố thuộc về bản thân người lao động:
- Hệ thống nhu cầu của người lao động:
Nhu cầu vật chất: là những nhu cầu cơ bản nhất bảo đảm cuộc sống của mỗi con người như ăn, mặc, đi lại, chỗ ở, học tập, vui chơi… . Đây là nhu cầu chính và cũng là động lực chính khiến người lao động phải làm việc. Cuộc sống ngày càng được nâng cao nhu cầu của con người cũng thay đổi chuyển dần từ nhu cầu về lượng sang nhu cầu về chất.
Nhu cầu tinh thần: là những nhu cầu đòi hỏi con người đáp ứng được những điều kiện để tồn tại và phát triển về mặt trí lực. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về các giá trị tinh thần cũng nâng cao, nó bao gồm:
+ Nhu cầu học tập để nâng cao trình độ + Nhu cầu thẩm mỹ và giao tiếp xã hội
+ Nhu cầu công bằng xã hội, dân chủ, nhân quyền
+ Nhu cầu thăng tiến, khẳng định vị thế cá nhân trong xã hội
Nhu cầu vật chất và tinh thần của con người có quan hệ biện chứng với nhau, điều đó bắt nguồn từ mối quan hệ vật chất - ý thức. Đây là hai nhu cầu chính và cũng là cơ sở để thực hiện tạo động lực cho người lao động.
- Các giá trị thuộc về cá nhân người lao động:
+ Năng lực thực tế của người lao động: là tất cả những kiến thức, kinh nghiệm mà người lao động đã đúc kết được trong suốt quá trình học tập và làm việc. Mỗi người lao động có những khả năng riêng nên động lực khiến họ làm việc tích cực hơn cũng khác nhau, khi họ có đầy đủ điều kiện để phát huy khả năng của mình thì động lực lao động sẽ tăng lên.
+ Tính cách cá nhân của mỗi người lao động: đây là yếu tố cá nhân bên trong mỗi con người và được thể hiện qua quan điểm của họ trước một sự việc, sự kiện nào đó. Quan điểm cá nhân là hệ thống những triết lý, tư tưởng được thể hiện
qua cách nhìn nhận và đánh giá của cá nhân về một vấn đề, một sự việc. Quan điểm cá nhân được hình thành và phát triển trên cơ sở của quá trình đào tạo, học tập và tích lũy kinh nghiệm trong cuộc sống. Quan điểm của người lao động có thể mang tính tích cực hoặc tiêu cực do vậy tạo động lực cho người lao động còn chịu một phần ảnh hưởng từ tính cách của họ.
1.3.2. Các yếu tố bên trong công việc:
+ Nội dung công việc: bao gồm các yếu tố phụ thuộc vào bản chất công việc mà người lao động đang làm:
- Đòi hỏi về kỹ năng nghề nghiệp
- Mức độ chuyên môn hóa của công việc - Mức độ phức tạp của công việc
- Sự mạo hiểm và mức độ rủi ro của công việc - Mức độ hao phí về thể lực, trí lực
Đó là sự phù hợp giữa khả năng làm việc với trình độ của người lao động, khi người lao động cảm thấy công việc đang làm là phù hợp với mình, họ sẽ tích cực để đạt được mục tiêu của mình; ngược lại khi công việc không phù hợp, người lao động dễ dẫn đến tình trạng chán nản, không tập trung vào công việc.
+ Tính chất công việc: có ảnh hưởng đến việc thực thi công việc của người lao động. Tính chất công việc phản ánh không gian, thời gian, mức độ bao quát, công cụ, phương tiện phục vụ công việc, tính sáng tạo, tính năng động… cần thiết cho từng công việc.
+ Cơ hội đào tạo, phát triển: khi tham gia làm việc taị mỗi tổ chức người lao động đều mong muốn được nâng cao trình độ, trau dồi kiến thức, phát triển các kỹ năng, chuyên môn phục vụ công việc, đồng thời hoàn thiện bản thân. Nếu không họ sẽ bị dậm chân tại chỗ, gây tâm lý chán nản, không có tinh thần cầu tiến. Tuy nhiên, quá trình đào tạo và phát triển phụ thuộc rất lớn vào trình độ, kỹ năng, khả năng nhận biết, khả năng học hỏi và vị trí công việc mà người lao động đảm nhiệm.
+ Khả năng thăng tiến: là yếu tố mà rất nhiều người lao động quan tâm. Tạo cơ hội thăng tiến là phần thưởng cao quý nhất mà người lao động khi làm tốt nhiệm
vụ của mình được cấp trên ghi nhận. Công việc có nhiều khả năng thăng tiến sẽ thu