Phân tích thực trạng tạo động lực lao động tại Nhà xuất bản Chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tạo động lực lao động tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật (Trang 62)

- Đề xuất các giải pháp để công tác tạo động lực tại Nhà xuất bản ngày

2.2. Phân tích thực trạng tạo động lực lao động tại Nhà xuất bản Chính

trị quốc gia – Sự thật

2.2.1. Tạo động lực thông qua các hoạt động vật chất

Trả thù lao cho người lao động là một hoạt động quản lý nhân sự có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp cho tổ chức đạt được hiệu suất cao cũng như tác động một cách tích cực tới đạo đức lao động của mỗi người. Một cơ cấu trả thù lao hợp lý là cơ sở để xác định lượng tiền công bằng nhất trả cho người lao động, đồng thời là cơ sở thu hút người lao động làm việc trong tổ chức và kích thích họ lao động hăng say, có hiệu quả hơn.

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật đã xây dựng Quy chế quỹ tiền lương và sử dụng quỹ tiền lương làm căn cứ trả tiền lương, thu nhập tăng thêm, tiền thưởng… trên cơ sở kết quả hoạt động xuất bản, sản xuất – kinh doanh, tạo động lực khuyến khích người lao động tăng năng suất, chất lượng công việc, làm công cụ quản lý có hiệu quả các hoạt động của Nhà xuất bản.

Cơ cấu quỹ tiền lương, gồm: - tiền lương, tiền công - thu nhập tăng thêm

2.2.1.1. Tiền lương, tiền công

- Tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ:

Hàng tháng, cán bộ công chức viên chức (CBCCVC) được hưởng tiền lương theo ngạch, bậc (kể cả phụ cấp chức vụ) do ngân sách Nhà nước cấp.

Căn cứ để trả lương: - hệ số lương cơ bản;

- hệ số phụ cấp (chức vụ, trách nhiệm, độc hại…); - mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định; - bảng chấm công lao động.

Tiền lương ngạch, bậc, chức vụ được trả theo thời gian làm việc của người lao động trong tháng: Lương ngạch, bậc = Mức lương tối thiểu x Hệ số (lương cơ bản + phụ cấp) x Số ngày công thực tế Số ngày công chuẩn theo quy

định

* Số ngày công thực tế trong tháng gồm: số ngày thực tế làm việc, số ngày nghỉ phép năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng theo chế độ, số ngày đi học theo quyết định của lãnh đạo Nhà xuất bản.

CBCCVC nghỉ theo chế độ Bảo hiểm xã hội (nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ con ốm, nghỉ do tai nạn lao động…) được hưởng trợ cấp BHXH theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

* Mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định (tính đến thời điểm tháng 12/2012, mức lương tối thiểu là 1.050.000/tháng)

* Hệ số lương cơ bản: căn cứ theo quy định của Nhà nước về cấp bậc, trình độ. Trình độ cử nhân, thạc sỹ bắt đầu đi làm, hệ số lương khởi điểm là 2,34. Hệ số này được tăng lên theo thâm niên công tác, thông thường 3 năm người lao động được tăng lương 1 lần với mức tăng hệ số là 0,33.

* Hệ số phụ cấp bao gồm: phụ cấp chức vụ (đối với lãnh đạo Nhà xuất bản và cán bộ quản lý); phụ cấp thâm niên vượt khung và các khoản phụ cấp khác.

* Các khoản phụ cấp khác gồm có:

+ Phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với ủy viên Hội đồng biên tập – xuất bản (hệ số 1,0);

+ Phụ cấp phục vụ dành cho Ban lãnh đạo Nhà xuất bản;

+ Phụ cấp trách nhiệm dành cho đối tượng lao động là lái xe (0,1- 0,3), tổ trưởng tổ bảo vệ (0,2), tổ phó tổ bảo vệ (0,1); phụ cấp kế toán trưởng (0,1) phụ cấp trách nhiệm ủy viên đối với đảng ủy viên Nhà xuất bản (0,3), đảng ủy viên đảng bộ

bộ phận (0,2), chi ủy viên các chi bộ (0,1);

+ Phụ cấp độc hại dành cho các đối tượng thủ kho (0,2), thư viện (0,2), mỹ thuật (0,1), lưu trữ (0,1-0,2), công nhân in (0,1-0,2), chế bản vi tính (0,2), công nghệ thông tin (0,1).

- Tiền công trả cho lao động hợp đồng: Nhà xuất bản có một bộ phận người lao động được ký hợp đồng khoán gọn hàng tháng. Tiền công được trả theo số tiền ghi trên hợp đồng và không tính lương theo ngạch, bậc, chức vụ. Đây là khoản tiền cố định hàng tháng, chỉ thay đổi khi được lãnh đạo Nhà xuất bản phê duyệt.

Tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ và tiền công là khoản tiền cố định mà Nhà xuất bản trả cho người lao động. Khoản tiền này chỉ tăng theo thâm niên công tác và theo mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Theo thâm niên công tác, cứ 3 năm người lao động được tăng lương 1 lần, với hệ số 0,33. Xét đến thời điểm tháng 12/2012, với mức lương tối thiểu là 1.050.000đ/tháng thì mức tăng lương theo hệ số tương ứng là 346.500đ/tháng. Như vậy, sau 3 năm công tác liên tục, người lao động mới được tăng mức lương thêm hơn 300.000đ. Số tiền này là quá thấp, không đủ bù đắp tình trạng trượt giá như hiện nay.

Xét về mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Tính từ thời điểm nghiên cứu 1/1/2010 đến 31/12/2012, Nhà nước đã có 3 lần thay đổi mức lương tối thiểu. Năm 2010, mức lương tối thiểu tăng từ 650.000đ/tháng lên 730.000đ/tháng, tăng 80.000đ/tháng tương ứng với 12,3%. Trong khi đó tỷ lệ lạm phát của năm 2010 là 11,75%. Như vậy, đánh giá tình hình chung năm 2010, mức lương tối thiểu tăng chỉ đủ bù đắp lạm phát do đồng tiền mất giá. Năm 2011, mức lương tối thiểu tăng từ 730.000đ/tháng lên 850.000đ/tháng, tăng 120.000đ/tháng tương ứng với 16,4%, tỷ lệ lạm phát năm 2011 là 18,6% ở mức cao kỷ lục. Mức tăng lương tối thiểu không theo kịp tỉ lệ lạm phát. Như vậy về giá trị tuyệt đối thì tiền lương được tăng lên nhưng về giá trị tương đối thì tiền lương bị giảm xuống, mức sống của người lao động không được tăng lên mà bị giảm đi. Năm 2012, mức lương tối thiểu tăng từ 850.000đ/tháng lên 1.050.000đ/tháng, tức là tăng 200.000đ/tháng, tương ứng với

23,5%, tỷ lệ lạm phát tăng 8,1%. Tuy tỉ lệ lạm phát năm 2012 giảm xuống mức thấp, nhưng không phải do giá cả giảm xuống vì năng suất, chất lượng, hiệu quả tăng mà do sức mua suy kiệt. Như vậy, xét về tổng thể, mức tăng lương tối thiểu không đủ bù đắp cho tình trạng trượt giá, tiền lương tuyệt đối tăng nhưng tiền lương tương đối lại giảm, mức sống của người lao động bị giảm xuống.

Tính đến thời điểm tháng 12/2012, tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ của người lao động bình quân là 4.056.000đ/tháng. So sánh với thời điểm tháng 1/2010, tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ bình quân là 2.492.000đ/tháng. Như vậy, tiền lương bình quân đã tăng 62,8%. Xét theo mức lương tối thiểu trong giai đoạn từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2012 đã tăng 52,2%. Như vậy, loại bỏ yếu tố tăng mức lương tối thiểu, tiền lương tăng do yếu tố tăng hệ số lương là 10,6%.

Theo thống kê từ Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội, tiền lương bình quân năm 2010 là 2.800.000đ/tháng, năm 2011 là 3.600.000đ/tháng, năm 2012 là 4.300.000đ/tháng. Như vậy tốc độ tăng lương bình quân là 53,6%. So sánh với mặt bằng chung, tiền lương của người lao động tại Nhà xuất bản thấp hơn mức bình quân khoảng 300.000đ/tháng.

Đánh giá về quy chế trả lương, trả công:

Theo những thông tin đã trình bày và phân tích ở trên, quy chế tiền lương, tiền công tại Nhà xuất bản là cứng nhắc, cố định, bất di bất dịch. Người lao động tại Nhà xuất bản nhận mức lương thấp hơn so với mặt bằng chung. Điều này ảnh hưởng tới động lực và tinh thần làm việc của người lao động. Đây cũng là thực trạng chung của nhiều cơ quan, tổ chức hiện nay không riêng Nhà xuất bản. Nếu người lao động xác định gắn bó với Nhà xuất bản vì môi trường làm việc ổn định, vì yêu nghề, họ phải chấp nhận mức lương thấp, tốc độ lên lương chậm. Theo số liệu thống kê qua bảng khảo sát, phần lớn tiền lương không làm cho người lao động thấy hài lòng.

Bảng 2.3: Kết quả khảo sát về tiền lương tại Nhà xuất bản

Nội dung Phương án trả lời Số lượng người Tỷ lệ %

tháng hiện nay

5 – 7 triệu 45 37,5

7 – 10 triệu 3 2,5

Trên 10 triệu 2 1,7

Mức độ hài lòng về tiền lương hiện tại

Rất hài lòng 0 0

Hài lòng 12 10

Chưa thực sự hài lòng 77 64,2 Không hài lòng 31 25,8

Nâng lương trước thời hạn

Chưa lần nào 75 62,5

Một lần 36 30

Hai lần 9 7,5

Nhiều hơn 0 0

(Nguồn số liệu: Kết quả điều tra – khảo sát thực tế phụ lục 1)

Qua số liệu khảo sát về tiền lương, phần lớn thu nhập của người lao động dao động trong khoảng từ 3 - 5 triệu (chiếm 58,3% số người được hỏi). Số người có mức lương từ 5-7 triệu phải là những người có thâm niên công tác hơn 10 năm (chiếm 37,5%). Rất ít người có mức lương cao hơn 7 triệu. Mức lương này đã làm cho phần lớn người lao động cảm thấy chưa thực sự hài lòng (số người được hỏi trả lời phương án này chiếm 64,2%), chỉ có 25,8% người lao động cảm thấy hài lòng về tiền lương của mình. Cùng với việc chưa hài lòng về tiền lương, phần lớn mọi người cho rằng: cách tính lương như vậy cũng chưa hợp lý (65% số người được hỏi trả lời như vậy). Với mức lương không bảo đảm cuộc sống, khi được hỏi về mức lương mong muốn, phần lớn mọi người trả lời về tiền lương 10 triệu/tháng. Đây có lẽ mới là số tiền mà đủ để người lao động trang trải cuộc sống và gia đình. Như vậy, mức lương hiện tại không làm cho người lao động hài lòng. Đó chưa phải là động lực thúc đẩy họ làm việc.

Tuy nhiên, tiền lương vẫn là thu nhập chính của CBCCVC làm việc tại Nhà xuất bản. Với tình hình kinh tế suy thoái như hiện nay, đa phần các Nhà xuất bản khác đang lâm vào trình trạng khó khăn, nhân viên phải nghỉ hàng loạt do không có việc làm, không có nguồn tạo thu nhập cho người lao động. Nhà xuất bản Chính trị

quốc gia – Sự thật vẫn được Ngân sách Trung ương cấp kinh phí xây dựng quỹ lương. Đó là một niềm động viên lớn, khích lệ tinh thần, ổn định tư tưởng cho người lao động.

Việc nâng lương trước thời hạn cũng là một mục tiêu để người lao động nỗ lực, phấn đấu làm việc (có 45 người được hỏi cho biết họ đã từng được nâng lương trước thời hạn: 36 người được nâng lương 1 lần, 9 người được nâng lương 2 lần trước thời hạn). Tuy nhiên, tiêu chí được xét nâng lương trước thời hạn rất khắt khe và chỉ áp dụng cho một số đối tượng lao động. Thứ nhất vì chỉ tiêu ít. Thứ hai, việc nâng lương trước thời hạn không mang tính chất đại trà.

Nhìn chung, tiền lương của người lao động tại Nhà xuất bản thấp hơn so với mặt bằng chung, so sánh với cùng vị trí, chức danh với các cơ quan khác; mức tăng lương chậm hơn so với mức tăng giá.

2.2.1.2. Thu nhập tăng thêm

Với mục tiêu bảo đảm tận thu các nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp, kinh doanh, dịch vụ và từ tiết kiệm chi để tăng thu, Nhà xuất bản xây dựng quy chế trả thu nhập tăng thêm dựa trên cơ sở kết quả hoạt động xuất bản, sản xuất – kinh doanh, tạo động lực khuyến khích người lao động tăng năng suất, chất lượng công việc.

Các hình thức trả thu nhập tăng thêm trực tiếp cho người lao động gồm: * Thu nhập tăng thêm trả theo lương, hệ số chức danh kết hợp với phân loại lao động.

* Chi thù lao vượt định mức biên tập, xuất bản và định việc * Thu nhập tăng thêm khác (nếu có)

Nguồn thu nhập tăng thêm trả trực tiếp cho người lao động được phân bổ theo quy định cụ thể căn cứ vào kết quả hoạt động xuất bản và kinh doanh hàng năm của Nhà xuất bản, phù hợp với quy định của cơ quan quản lý tài chính cấp trên. Hàng tháng, tùy theo kết quả hoạt động tài chính, Nhà xuất bản thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho CBCCVC với mức tối đa không quá 100% tiền lương ngạch,

bậc. Thông thường, thu nhập tăng thêm ở mức 50% - 70% so với lương ngạch, bậc. Cách tính thu nhập tăng thêm dựa trên hệ số lương ngạch, bậc và hệ số chức danh kết hợp với hệ số xếp loại lao động.

Sau khi lãnh đạo Nhà xuất bản duyệt quỹ thu nhập tăng thêm hàng tháng. Sau đó, quỹ này được chia làm 2 phần bằng nhau:

* 50% trả theo hệ số lương ngạch, bậc (1)

* 50% còn lại trả theo hệ số chức danh và hệ số xếp loại lao động (2) Mức thu nhập tăng thêm đơn vị

theo hệ số lương ngạch, bậc (1) =

50% quỹ thu nhập tăng thêm của tháng Tổng hệ số lương (1) của toàn cơ quan Hệ số lương ngạch, bậc của từng cá nhân được quy định trên bảng lương của cơ quan.

Mức thu nhập tăng thêm đơn vị theo hệ số chức danh kết hợp

với xếp loại lao động (2) =

50% quỹ thu nhập tăng thêm của tháng

Tổng hệ số chức danh và xếp loại lao động (2) của toàn cơ quan

Hệ số TNTT theo chức danh được quy định cụ thể như sau:

Bảng 2.4: Quy định hệ số chức danh

STT Chức danh Hệ số

TNTT

Đối với cán bộ lãnh đạo quản lý

1 Giám đốc – Tổng Biên tập 6,0 2 Phó Giám đốc – Phó Tổng Biên tập 5,5 3 Ủy viên Hội đồng Biên tập – Xuất bản 4,7 4 Trưởng đơn vị cấp vụ 4,5 5 Phó Trưởng đơn vị cấp vụ 4,0

6 Trưởng phòng 3,2

7 Phó phòng 2,7

Đối với cán bộ chuyên môn nghiệp vụ

1 Biên tập viên cao cấp, chuyên viên cao cấp 4,0 2 Biên tập viên chính, chuyên viên chính, chuyên viên có hệ số

lương từ 5,42 trở lên

3,5

lương từ 4,4 trở lên

4 Biên tập viên, chuyên viên có hệ số lương từ 3,9 - <4,4 2,5 5 Biên tập viên, chuyên viên có hệ số lương từ 3,0 - <3,9 2,2 6 Biên tập viên, chuyên viên có hệ số lương dưới 3,0 1,9

7 Nhân viên 1,6

8 Lao động tập sự 1,0

9 Lao động hợp đồng từ 6-<12 tháng 0,7

(Nguồn số liệu: Quy chế về quỹ tiền lương và sử dụng quỹ tiền lương của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật))

Trường hợp CBCCVC có nhiều hệ số chức danh chỉ được hưởng hệ số thu nhập tăng thêm cao nhất. Hệ số chức danh gắn liền với hệ số lương. Người nào hệ số lương ngạch, bậc cao thì đồng thời hệ số chức danh cũng cao.

Nhà xuất bản đã xây dựng quy trình đánh giá và tiêu chuẩn xếp loại lao động. Mục đích của việc đề ra quy trình xếp loại nhằm đánh giá đúng thực chất số lượng, chất lượng, hiệu quả công việc một cách chính xác, khách quan và công bằng; khắc phục tư tưởng bình quân chủ nghĩa giữa người làm việc nhiều, đóng góp nhiều cho cơ quan với người làm việc bình thường, cầm chừng và không hiệu quả; thực hiện việc quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ tiền lương của Nhà xuất bản; tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua, góp phần tích cực vào việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác của các đơn vị và cá nhân trong Nhà xuất bản.

Hàng tháng, căn cứ kết quả công tác của tập thể và cá nhân, các đơn vị thuộc Nhà xuất bản tiến hành đánh giá và xếp loại lao động. Cuối tháng, cá nhân làm Bảng tự chấm điểm và xếp loại lao động cá nhân. Đơn vị tiến hành họp, đánh giá và bình xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân trong đơn vị. Quy trình xét được làm từ dưới lên, các đơn vị cấp phòng tiến hành bình xét và đưa lên cấp vụ để đánh giá, xếp loại trình Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cơ quan xét duyệt.

Các tiêu chí đánh giá: kết quả thực hiện khối lượng công việc được giao (tối đa 35 điểm); chất lượng công việc (tối đa 25 điểm); chấp hành nội quy, quy chế và kỷ luật lao động (tối đa 20 điểm); trách nhiệm xây dựng cơ quan, ý thức phối hợp công việc trong đơn vị và với các đơn vị khác (tối đa 10 điểm); trau dồi nghiệp vụ, chuyên môn, học tập, nghiên cứu nâng cao hiệu quả công tác (tối đa 5 điểm).

Các tiêu chuẩn xếp loại lao động:

* Cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiêu biểu (đạt từ 98 – 100 điểm): là

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tạo động lực lao động tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w