Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 110 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
110
Dung lượng
1,3 MB
Nội dung
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là của riêng tôi. Số liệu trong Luận văn là trung thực. Kết quả Luận văn chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Luận văn Nguyễn Thị Thanh Tâm LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Từ Quang Phương, người hướng dẫn Luận văn, đã giúp tác giả hoàn thành Luận văn này. Tác giả xin cảm ơn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Khoa Kinh tế Đầu tư đã giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu Luận văn. Tác giả xin cảm ơn các đồng nghiệp trong Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nghệ An đã tạo điều kiện về thời gian trong quá trình học tập; các đồng nghiệp ở UBND thị xã Cửa Lò đã có sự hỗ trợ về số liệu. Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình của gia đình, bạn bè trong quá trình học tập và hoàn thiện Luận văn. Nguyễn Thị Thanh Tâm MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT BTGPMB : Bồi thường giải phóng mặt bằng GDP : Tổng sản phẩm quốc nội ĐTPT : Đầu tư phát triển FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ĐTPT : Đầu tư phát triển HĐND : Hội đồng Nhân dân ICOR : Suất đầu tư NS : Ngân sách NSNN : Ngân sách nhà nước NXB : Nhà xuất bản ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức cho các nước đang phát triển QĐ : Quyết định XH : Xã hội VA : Giá trị gia tăng UBND : Ủy ban Nhân dân DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ 3.2.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 42 3.2.1.3 Thu chi ngân sách 44 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Thị xã Cửa Lò là một địa phương có nhiều tiềm năng du lịch, đang trong giai đoạn cần tăng cường đầu tư từ ngân sách để phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, công tác đầu tư phát triển tại thị xã hiện nay còn có một số tồn tại, cần được đánh giá để có giải pháp hoàn thiện. Bên cạnh đó, tại thị xã chưa có 1 công trình khoa học nào nghiên cứu về hoạt động đầu tư phát triển. Do vậy, tác giả lựa chọn đề tài ““Hoàn thiện công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Cửa Lò” làm công trình nghiên cứu. 1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về hoạt động động đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách tại UBND cấp thị xã; đánh giá vai trò, trách nhiệm của UBND thị xã trong công tác quản lý nhà nước các hoạt động đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, đặc biệt, làm rõ thực trạng từng bước trong nội dung quản lý hoạt động đầu tư phát triển, từ đó chỉ ra phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước các hoạt động đầu tư bằng nguồn ngân sách trên địa bàn Thị xã Cửa Lò. 1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tác giả sử dụng lý thuyết quản lý nhà nước, lý thuyết về ngân sách nhà nước, lý thuyết về hoạt động đầu tư để nghiên cứu cơ sở lý luận. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, sử dụng kỹ thuật phân tích SWOT; kỹ thuật tổng hợp, phân tích chi tiết số liệu thu thập được thông qua các biểu mẫu, báo cáo để so sánh với dữ liệu liên quan qua các thời kỳ để từ đó rút ra kết luận trong các khâu của quá trình quản lý i CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở CẤP THỊ XÃ 2.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước là một bộ phận của đầu tư phát triển nhà nước. Nguồn vốn ngân sách được nhà nước đầu tư vào các chương trình mục tiêu, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước, mua sắm tài sản công…Đầu tư phát triển bằng ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội địa phương. 2.2 QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở CẤP THỊ XÃ 2.2.1 Khái niệm quản lý hoạt động đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước ở cấp thị xã. Là việc UBND thị xã tổ chức bộ máy để quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản do ngân sách địa phương, ngân sách cấp trên phân bổ theo các chương trình, kế hoạch đã đề ra. 2.2.2 Nguyên tắc quản lý hoạt động đầu tư phát triển Đảm bảo dự án thực hiện theo chương trình, phù hợp với quy hoạch; đảm bảo đúng mục tiêu, kế hoạch, có hiệu quả; đảm bảo tính công khai, minh bạch; quản lý theo thẩm quyền được phân cấp; khuyến khích tư nhân tham gia vào hoạt động đầu tư. 2.2.3 Quy trình quản lý hoạt động đầu tư phát triển bằng ngân sách nhà nước ở cấp thị xã Bao gồm các bước: Lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư; Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; Lập, thẩm định, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công; Bồi thường, giải phóng mặt bằng; Tổ chức đấu thầu; Ký hợp đồng với nhà thầu; Nghiệm thu, thanh quyết toán, bàn giao công trình. ii 2.2.4 Nội dung quản lý hoạt động đầu tư phát triển bằng ngân sách nhà nước ở cấp thị xã Quản lý hoạt động đầu tư phát triển thực hiện các nội dung theo tứ tự từ quản lý quy hoạch; Quản lý công tác lập kế hoạch, phân bổ nguồn vốn;Quản lý công tác thẩm định trong dự án đầu tư; Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu thi công; Quản lý công tác thi công công trình; Quản lý công tác quyết toán dự án đầu tư. 2.2.5 Phương pháp, công cụ quản lý hoạt đầu tư phát triển bằng ngân sách nhà nước Quản lý hoạt động đầu tư phát triển bằng ngân sách sử dụng phương pháp quản lý hành chính. Các công cụ quản lý chủ yếu là pháp luật, cơ chế quản lý tài chính, chế độ, định mức, tiêu chuẩn 2.4.6 Chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả quản lý hoạt động đầu tư phát triển Vốn đầu tư thực hiện theo kế hoạch: Mức độ thực hiện mục tiêu (hiện vật và giá trị) theo nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước; Đánh giá hoạt động đầu tư theo định hướng; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ngoài ra, tác giả sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội khác. 2.3 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Nhân tố khách quan bao gồm:Tình hình kinh tế xã hội; Chu trình ngân sách; Cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng là các quy định của Nhà nước; Sự tiến bộ của khoa học công nghệ; Năng lực của các nhà thầu tư vấn, đơn vị tư vấn giám sát; Chất lượng công tác quản lý đấu thầu, lựa chọn nhà thầu; Các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên. Nhân tố chủ quan bao gồm: Xác định chủ trương đầu tư phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội tổng thể; Khả năng lập kế hoạch bố trí nguồn vốn, khả năng cân đối ngân sách; Chất lượng công tác thẩm định; Trình độ tổ chức quản lý của UBND thị xã. iii CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ GIAI ĐOẠN 2007 – 2011 3.1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - VĂN HÓA - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THỊ XÃ CỬA LÒ Cửa Lò có điều kiện, tiềm năng về du lịch. Một số yếu tố về điều kiện tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến chi phí đầu tư, tiến độ giao đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng. 3.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ GIAI ĐOẠN 2007-2011. 3.2.1 Tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2007 -2011 Kinh tế thị xã Cửa Lò chuyển dịch theo đúng hướng, phát triển theo chiều hướng gia tăng ngành dịch vụ, kinh tế du lịch. 3.2.2 Tình hình hoạt động đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Cửa Lò giai đoạn 2007 -2011 UBND thị xã Cửa Lò đầu tư khu vực các phường có mật độ dân cư cao, hạ tầng du lịch dịch vụ tập trung, ưu tiên phát triển các ngành phát triển kinh tế du lịch. Lượng vốn đầu tư hàng năm chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi ngân sách. Tuy nhiên, khả năng đầu tư chưa được tập trung. 3.2.3 Thực trạng về công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển giai đoạn 2007-2011 của thị xã Cửa Lò. Công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển đạt được một số kết quả: như cơ bản chấp hành đúng quy hoạch; công tác lập kế hoạch, bố trí vốn đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục; công tác thẩm định đạt một số thành tựu; công tác lựa chọn nhà thầu cơ bản đáp ứng được năng lực. Bên cạnh đó còn một số tồn tại như: bố trí iv vốn còn dàn trải, còn nợ nhiều hạng mục; có một số năm, nhiều công trình áp dụng hình thức chỉ định thầu; nhiều công trình chưa thực hiện quyết toán hoàn thành. 3.3 KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ GIAI ĐOẠN 2007 – 2011 3.3.1 Kết quả công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển trên địa bàn thị xã Cửa Lò giai đoạn 2007 -2011 UBND thị xã Cửa Lò đã đầu tư cơ bản đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật về hệ thống giao thông, trường học, bệnh viện, trung tâm hành chính, kênh mương tiêu nước phục vụ cho phát triển kinh tế. 3.3.2 Những tồn tại, hạn chế Đầu tư dàn trải, chất lượng dự án đầu tư chưa cao, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn chậm, công tác thanh tra, kiểm tra chưa trọng tâm, một số công trình chậm quyết toán chưa được UBND thị xã giải quyết. 3.3.3 Hiệu quả hoạt động quản lý đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007 – 2011 Công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển đạt hiệu quả về mặt kinh tế. Các chỉ tiêu hiệu quả luôn hoàn thành, đạt kết quả cao. Bên cạnh đó, hoạt động quản lý đầu tư phát triển có tác động tích cực tới đời sống xã hội của dân cư trên địa bàn. 3.3.4 Nguyên nhân của các kết quả đạt được Nguyên nhân góp phần đạt được thành công là do được ưu đãi về vốn, thu ngân sách cao từ nguồn thu từ đất, UBND chủ động trong công tác lãnh đạo, tranh thủ sự ủng hộ của cấp trên. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những nguyên nhân gây ra tồn tại như: cho chủ trương chưa trọng tâm, Ban Quản lý dự án chưa hoàn thiện, người đứng đầu chưa chủ động trong vai trò lãnh đạo. Ngoài ra có một số nguyên nhân từ nhà thầu, đơn vị tư vấn chưa đạt yêu cầu, ảnh hưởng chất lượng công trình. v [...]... trạng quản lý hoạt động đầu tư phát triển bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn Thị xã Cửa Lò giai đoạn 2007- 2011 Chương 4: Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển bằng vốn NSNN trên địa bàn Thị xã Cửa Lò 6 CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở CẤP THỊ XÃ 2.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN... tế – xã hội, tình hình thực hiện, phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách do UBND thị xã quản lý trên địa bàn thị xã Cửa Lò trong giai đoạn 2007 - 2011 Khách thể nghiên cứu là UBND thị xã Cửa Lò trong vai trò là cơ quan chủ quản quản lý vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thị xã 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng lý thuyết về hoạt. .. THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ 4.1 QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THỊ XÃ CỬA LÒ 4.1.1 Mục tiêu tổng quát Tận dụng thế mạnh của thị xã, trước cơ hội về phát triển kinh tế, UBND thị xã Cửa Lò xác định chiến lược phát triển kinh tế... hành, quản lý; quản lý theo quy hoạch, kế hoạch; tổ chức triển khai các hoạt động về đầu tư; thanh tra, kiểm tra hoạt động đầu tư; quản lý các dịch vụ công về đầu tư Quản lý hoạt động đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách là hoạt động quản lý hoạt động đầu tư có phạm vi quản lý giới hạn trong việc ra quyết định liên quan đến việc sử dụng vốn ngân sách Trong đó, vốn ngân sách đầu tư phát triển. .. trạng từng bước trong nội dung quản lý hoạt động đầu tư phát triển, từ đó chỉ ra phương hướng và giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước các hoạt động đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách trên địa bàn Thị xã Cửa Lò 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tư ng cứu của luận văn là công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển của UBND thị xã Cửa Lò trong điều kiện kinh tế hiện... vấn đề quản lý hoạt động đầu tư dưới góc độ là hoạt động quản lý nhà nước của bộ máy công quyền, mà trực tiếp là UBND cấp thị xã Do đó, xét theo nội dung đầu tư, hoạt động quản lý đầu tư phát triển bao gồm các nội dung: 2.2.4.1 Quản lý công tác quy hoạch Quản lý quy hoạch là nhiệm đầu tiên trong hoạt động quản lý Quy hoạch nhằm định hướng hoạt động, tạo lập môi trường thích hợp cho các hoạt động kinh... nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước giai đoạn (2003 – 2006) và giai đoạn tới đến năm 2010 với các nội dung cơ bản: hệ thống cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đầu tư phát triển, thực trạng quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng ngân sách nhà nước và đề ra một số giải pháp để hoàn thiện hoạt động quản lý Luận văn thạc sỹ Quản lý nhà nước các dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách trên địa bàn huyện Sóc Sơn”... tài sản đầu tư 2.1.2.3 Vai trò của hoạt động đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước Đầu tư phát triển làm tăng năng lực không chỉ cho chủ thể đầu tư mà còn làm tăng năng lực chung cho toàn xã hội Hoạt động đầu tư phát triển có ý nghĩa quan trọng trên góc độ vĩ mô và góc độ vi mô Trên góc độ vĩ mô, đầu tư phát triển có tác động tới nền kinh tế quốc dân Thứ nhất, đầu tư phát triển tác động đến... trong hoạt động quản lý nhưng những thành tựu mà thị xã Cửa Lò đạt được cũng nên được quan tâm nghiên cứu để rút ra những bài học kinh nghiệm Trên cơ sở đó, tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Cửa Lò làm công trình nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở pháp lý về quản lý hoạt động đầu tư theo... công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Cửa Lò là công trình nghiên cứu đầu tiên về đầu tư phát triển tại thị xã Cửa Lò, không trùng lắp với các công trình nghiên cứu trước đó 1.7 KẾT CẤU LUẬN VĂN Luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2: Lý luận về quản lý hoạt động đầu tư phát triển bằng vốn ngân . QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ GIAI ĐOẠN 2007 – 2011 3.3.1 Kết quả công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển trên địa bàn thị xã Cửa Lò giai đoạn 2007 -2011 UBND. TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ GIAI ĐOẠN 2007- 2011. 3.2.1 Tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2007 -2011 Kinh tế thị. công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách do UBND thị xã quản lý trên địa bàn thị xã Cửa Lò trong giai đoạn 2007 - 2011. Khách thể nghiên cứu là UBND thị xã Cửa Lò trong