1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguyễn Công Trứ: Cuộc đời và sự nghiệp

78 4,3K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 551 KB

Nội dung

Nguyễn Công Trứ: Cuộc đời và sự nghiệp

Trang 1

Lớp: Sử 3a - Khóa 33Năm học: 2009 - 2010

Tp Hồ Chí Minh, tháng 01/2010

Trang 2

MỤC LỤC

I) Mở đầu 3

1) Lí do chọn đề tài: 3

2) Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4

3) Phương pháp nghiên cứu: 10

II) Nội dung 11

Phần I: Bối cảnh lịch sử triều Nguyễn (1802-1858) 11

1) Bối cảnh quốc tế và khu vực nửa đầu thế kỉ XIX 13

2) Bối cảnh trong nước: 15

a) Tình hình chính trị: 15

b) Tình hình kinh tế 18

c) Tình hình văn hóa tư tưởng 23

d) Tình hình xã hội 24

e) Ngoại giao 25

3) Đánh giá về triều Nguyễn: 26

Phần II: Cuộc đời và sự nghiệp của Uy viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ 28

1) Cuộc đời: 28

a) Thời hàn vi 28

b) Thời hiển đạt 35

b) Thời hưu trí 40

2) Đường công danh - Sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ: 42

b) Sự nghiệp quân sự 42

b) Sự nghiệp khẩn hoang 50

b) Sự nghiệp thi văn: 59

III) Nhận định 62

IV) Tài liệu tham khảo 76

Trang 3

I) I) Mở đầu

1) Lí do chọn đề tài

Để xây dựng một nước Việt Nam có chủ quyền, mỗi tấc đất của chúng ta đãthấm máu nước mắt và mồ hôi của biết bao thế hệ tổ tiên, đã đem khí thiêng dântộc bao trùm lên giang sơn gấm vóc Đó chính là giá trị tinh thần đã được lịch sửchưng cất lên trong quá trình dựng nước và giữ nước Dân tộc ấy đã sớm sản sinh

ra bao nhân vật lịch sử với tấm gương tuẫn tiết từ Hai Bà Trưng, Bà Triệu, đến tinhthần quật khởi của Lí Bí đến Ngô Quyền, Lí Thường Kiệt,Trần Hưng Đạo, Lê Lợi,Quang Trung… đã kết tụ thành hồn thiêng dân tộc Dân tộc ấy cũng đã sản sinh rabao nhân tài cho đất nước - là nguyên khí của một quốc gia như: Nguyễn Hiền,Mạc Đĩnh Chi, Phan Huy Chú, Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn…và đến thế kỉ XX là

Hồ Chí Minh vĩ đại Những con người ấy đã viết lên những trang sử chói lọi cho

dân tộc Song rất tiếc trong lịch sử đã có những người là “dấu chấm đen” Đi sâu nghiên cứu về một nhân vật lịch sử cả “chính diện” cũng như “phản diện” là việc

nên làm để có cái nhìn chính xác và đúng đắn nhất, qua đó người nghiên cứu có

sự khen chê, đánh giá đúng mức giữa công và tội, nhưng phải đặt nhân vật đótrong bối cảnh lịch sử cụ thể để có cái nhìn một cách khách quan nhất

Trong thực tế của cuộc sống, có nhiều nhân vật lịch sử vẫn còn là “khoảng trống” đối với chúng ta Bởi lẽ, không phải không có những công trình nghiên cứu

về nhân vật đó, cũng không phải nhân vật đó không có đặc điểm gì nổi bật, mà

hình như chúng ta đã “vô tình” không biết đến, và Nguyễn Công Trứ là một trong

số mà chúng ta đã “vô tình” như vậy Lời mở đầu trong cuốn cuộc đời và sự nghiệp

của Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ, giải nguyên Lê Thước có nhận xét về

ông như sau: “Thường xét nước ta có một vĩ nhân, nói về công thời công rất lớn, nói về đức thời đức rất dày, mà nói về ngôn thì ngôn luận văn chương rất có giá trị Nước nhà có một bậc vĩ nhân như vậy, quốc dân ta há không nên tôn sùng, nên kỉ niệm, nên tượng đồng bia đá hay sao? Bậc vĩ nhân ấy là ai? Là cụ Nguyễn Công trứ vậy Nay chinh Nam, phạt Bắc, thế là công; tịch thổ thực dân, thế là đức; văn chương lỗi lạc, ngôn luận hùng hồn thế là ngôn Công như vậy, đức như vậy, ngôn như vậy, mà cái danh thơm của Tướng công hình như trong quốc dân còn ít kẻ biết

Trang 4

mà ca tụng, xưng dương là bởi vì hành trạng của Tướng công ít kẻ hiểu được rõ, văn chương của Tướng công ít kẻ biết được tường”1 Thái Bình - năm xưa nơi đây

ông đã có công khai phá đất Tiền Hải (hiện nay huyện Tiền Hải thuộc tỉnh TháiBình) Là người con của quê hương, khi mới bước vào giảng đường Đại học cómột đứa bạn trong lớp đã hỏi tôi: Ai là người khai phá đất Tiền Hải? và câu trả lời

của tôi là “mình không biết” Lúc đó tôi vừa thấy xấu hổ với bạn bè, vừa cảm thấy

có lỗi với ông bà tổ tiên Nơi đây không phải quê hương chính của Nguyễn CôngTrứ nhưng là nơi mà ông đã sinh ra Là một người con của quê hương và sau này

là một giáo viên dạy lịch sử, tôi rất muốn đi sâu tìm hiểu về ông – tôi nghĩ đó làmột việc nên làm và cần làm Để thông qua đó, tôi được bổ sung và nâng cao kiếnthức, mở rộng hiểu biết của mình để có cái nhìn thấu đáo hơn về con người và sựnghiệp của ông, nó cũng là hành trang phục vụ giảng dạy sau này Đồng thời,thông qua việc tìm hiểu đề tài này bước đầu tôi được tập dượt nghiên cứu khoahọc, qua đó vừa rèn luyện cho mình tính kiên trì, cẩn thận và tạo cho mình tínhnghiêm túc trong nghiên cứu khoa học

2) Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nguyễn Công Trứ (1778-1858), một danh nhân văn hóa, từng được sử sách

dưới thời nhà Nguyễn tôn xưng là “con người trác lạc, có tài khí”, chẳng những có

tài thơ văn mà còn lập công lớn nơi chiến trận, lĩnh chức dinh điền, mở mangruộng đất, tụ họp lưu dân, trải đời làm quan trường bị bãi cách, rồi được cất nhắclên ngay, khi tuổi già về nghỉ, tức thì bỏ qua việc đời, chơi thú sơn thủy,…Là danhnhân lịch sử, Nguyễn Công Trứ được công luận nhân dân quan tâm, suy nghĩ luậnbàn

Những sáng tác của Nguyễn Công Trứ chứa đựng nhiều vấn đề quan trọng, líthú và phức tạp, đã từng là nguồn gốc của những ý kiến, nhận định phong phú vàkhông thống nhất Con người, cuộc đời và sự nghiệp, kể cả tư tưởng phức tạp, đadạng của ông là công việc đã và đang thu hút trí tuệ của nhiều nhà khoa học trênlĩnh vực khoa học xã hội khác nhau, là đối tượng quan tâm của các nhà giáo giảng

1 Lê Thước, sự nghiệp và thi văn của Uy viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ, Nhà in Văn Tân, trang 3

Trang 5

dạy thơ văn Nguyễn Công Trứ đã từng là nguồn gốc của những nhận định đánhgiá khác nhau và mãi mãi vẫn mang tính thời sự trong công chúng hâm mộ ông.

Do đó, một công trình sưu tập, tuyển chọn các tư liệu, các công trình nghiên cứukhác nhau về Nguyễn Công Trứ, là một yêu cầu khách quan và cấp thiết

Đã có rất nhiều tác giả đang tiếp tục sưu tầm nghiên cứu về nhân vật lịch sử,nhà văn hóa lớn này Nghiên cứu về Nguyễn Công Trứ qua dòng chảy của lịch sửngay từ thế kỉ XIX đã có Đại Nam thực lục chính biên, Quốc triều sử toát yếu, ĐạiNam chính biên liệt truyện, Đại Nam nhất thống chí, Nghi xuân đại chí Nguồn tưliệu gốc có liên quan đến đề tài là Đại Nam thực lục chính biên là bộ sử lớn về triềuđại nhà Nguyễn, do quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn có đoạn chép về ôngcũng rất tỷ mỷ, bởi vì mỗi hành trạng của ông đều có liên quan chặt chẽ với triềuNguyễn và lịch sử dân tộc Phần ghi chép về thời kì nhà Nguyễn khôi phục vươngtriều đoạn mất nước (1802-1884) thuộc các tập từ tập II đến tập XXXVII, được chialàm 4 kỷ theo 4 triều vua: đệ nhất kỷ (Gia Long), đệ nhị kỷ (Minh Mệnh), đệ tam kỷ(Thiệu Trị), đệ tứ kỷ (Tự Đức) Riêng phần đệ nhị kỷ, từ tập XVIII đến tập XXII,cũng đã có 60 chỗ chép về ông

Sang đến thế kỷ XX, năm 1928 có “Sự nghiệp và thi văn của Uy viễn TướngCông Nguyễn Công Trứ” của Lê Thước, nhà in Lê Văn Tân, 136 Rue du Conton,

HN Nội dung tác phẩm gồm 2 phần Phần thứ nhất là phần mở đầu nói về lịch sử

cụ Nguyễn Công Trứ từ thời hàn vi, thời hiển đạt đến thời hưu trí và công nghiệpcủa cụ đó là công đánh giặc và công khẩn hoang Phần thứ hai đề cập đến thơ văncủa cụ là tập hợp các bài thơ, bài phú, câu đối, ca trù, tuồng, tấu sớ nói về chínhtrị Phần thứ ba là phần phụ lục là các bài thơ, bài ca trù còn nghi ngờ có kẻ nói làcủa cụ, có kẻ nói là của người khác; các bài Hán văn, bài Việt nói về chính trị

Nguyễn Công Trứ Trong lời mở đầu của tác giả: “Người xưa có nói có nói rằng: ở đời có ba điều bất hủ : Một là lập công, hai là lập đức, ba là lập ngôn Lập công tất

là công nghiệp vẻ vang trong bốn cõi; lập đức tất là đức - trạch lưu truyền đến muôn đời, lập ngôn là ngôn luận văn chương, có bổ ích cho nhân dân thế đạo Trong ba điều ấy, có được một vẫn đã khó, mà gồm được cả ba chưa dễ mấy ai Thường xét nước ta có một bậc vĩ nhân, nói về thời công rất lớn, nói về đức thời rất dày, mà nói về ngôn thì ngôn luận văn chương rất có giá trị Nước nhà có một bậc

vĩ nhân như vậy, quốc dân ta há không nên tôn sùng, nên kỷ niệm, nên tượng đồng

Trang 6

bia đá hay sao? Bậc vĩ nhân ấy là ai? Là cụ Uy viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ vậy Nay chinh Nam, phạt Bắc, thế là công; tịch thổ thực dân, thế là đức, văn chương lỗi lạc, ngôn luận hùng hồn thế là ngôn Công như vậy, đức như vậy, ngôn như vậy, mà cái danh thơm của Tướng công hình như trong quốc dân còn ít kẻ biết

mà ca tụng, xưng dương là bởi vì hành trạng của Tướng công ít kẻ biết được tường Vì lẽ ấy chúng tôi đã ra công khảo sát biên tập thành quyển sách này, trước chép rõ hành trạng của Tướng công, sau lục đăng văn thơ của Tướng công, không giám nói rằng để biểu dương cho Tướng công mà Tướng công cũng không cần phải ai biểu dương-chỉ mong rằng giúp anh em, chị em trong nước khỏi lãng quên mất một bậc Tiền bối đáng hâm mộ, đáng tôn sùng lắm vậy” 2 Đến năm 1857, VũĐình Liên- Đỗ Đức Hiểu- Lê Trí Viễn…có “Lược khảo lịch sử văn học Việt Nam”tập II (Từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX) Nxb Xây dựng Hà Nội,1957, 334 trang.Nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Công Trứ thuộc chương I (tr 234-240)

Đến năm 1958, một số tác giả nghiên cứu văn học đã cộng tác với hai cụ LêThước và Hoàng Ngọc Phách biên soạn cuốn “Thơ văn Nguyễn Công Trứ” do nhàxuất bản Văn hóa thời đó xuất bản Thơ văn Nguyễn Công Trứ có thể giúp bạn đọcmột số điều bổ ích trong việc đánh giá một nhà thơ dân tộc mà cuộc đời và sựnghiệp cũng không bằng phẳng như Nguyễn Công Trứ Các tác giả đã lập một niênbiểu về nhà thơ để chúng ta có dịp đi sâu vào thời đại và thân thế nhà thơ, khôngbằng lòng với những nét khái quát, sơ sài dễ làm cho nhận định của chúng ta trởnên đơn giản Để lập niên biểu về Nguyễn Công Trứ, các tác giả đã dựa trên rấtnhiều nguồn tư liệu như bản Gia phả họ Nguyễn ở Uy viễn khá đầy đủ, cụ LêThước cho biết bản Gia phả hiện nay Thư viện KHXH giữ chính là bản cụ thuêchép tặng thư viện năm 1928; hồi cụ viết cuốn sự nghiệp và thi văn của Uy viễnNguyễn Công Trứ Đặc biệt là gia đình còn giữ được nguyên vẹn tập giấy tờ, bằngsắc , trong đó có những tư liệu quý Như vậy là mỗi chi tiết về thân thế Nguyễn

Công Trứ được ghi lại đầy đủ, có bằng cứ hẳn hoi “Xem qua niên biểu, chúng ta

có cảm tưởng khô khan, nhưng chính nó cung cấp cho ta nhiều điều cần biết một cách chắc chắn nhất, hơn là những lời nghị luận tràng giang đại”3 Về thơ của

2 Lê Thước, sự nghiệp và thi văn của Uy viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ, nhà in Văn Tân, HN, trang 3.

3Thơ văn Nguyễn Công Trứ, Trương Chính biên soạn và giới thiệu, Nxb Văn học, 1983, trang 4

Trang 7

Nguyễn Công Trứ, các tác giả cũng chọn lọc và sắp xếp lại Trước kia, các tác giảnghiên cứu đã tập hợp được khá đầy dủ qua bản của gia đình, qua các bản chữNôm và các bản chữ Quốc ngữ, trong đó có bản của cụ Lê Thước Các tác giả đãsắp xếp các tác phẩm của ông theo thể loại và thứ tự thời gian sáng tác như: thơ,

phú,câu đối, ca trù Có những bài Nguyễn Công Trứ làm “đùa cho vui” các tác giả

đã đưa vào phần Giai thoại Phần Giai thoại cũng xếp theo thứ tự thời gian Giaithoại là những câu chuyện có thật, cũng có thể là chuyện hư cấu, nhưng cũngphản ánh phần nào tâm sự, tính cách của nhà thơ Không phải nhân vật lịch sửnào cũng có giai thoại, phải là những người có đặc điểm nổi bật và được mọingười ưa thích, mới có giai thoại mà truyền như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát là

những con người như thế Cuối cùng, tác phẩm “Thơ văn Nguyễn Công Trứ” là

những lời bình phẩm của người đương thời Qua tác phẩm chúng ta có thể cóđược những nhận định tương đối đúng về thân thế, tư tưởng và sự nghiệp nhàthơ

Nghiên cứu về nhân vật lịch sử này còn có “Đôi điều về tồn chất Nguyễn Công Trứ” của Mai Khắc Ứng Trong lời kết tác giả có nhận định rằng: “Nguyễn Công Trứ là con người của hôm trước và con người của hôm sau xuất hiện trong giai đoạn đặc trưng nhất của lịch sử dân tộc Ông là dấu nối giữa hai thời kỳ phân liệt tan rã (bởi nội chiến) và hàn gắn phục hưng (bởi nhu cầu thống nhất) trở thành người tiên phong dẹp loạn, tiên phong khai hoang lập ấp, tiên phong đề xuất tổ chức lại quân đội và xây dựng pháo đài phòng thủ Từ bối cảnh đó, một con người văn võ song toàn như ông, mặc nhiên phải đứng về phía ngày mai của một quốc gia thịnh vượng, hùng cường Bởi thế, ở bất kì lĩnh vực nào, nếu ông có mặt, dù gián tiếp vẫn đọng lại những dấu ấn mang tầm trí tuệ, mang tính thời đại điển hình”4 Năm 1990, Nguyễn Cảnh Minh- Đào Tố Uyên có “Công cuộc khẩn hoang thành lập huyện Kim Sơn” (Kỉ Sửu 1829) Huyện ủy và UBND huyện Kim Sơn

(Ninh Bình) xb có tất cả 170 trang Nghiên cứu về công cuộc chiêu dân khẩn hoang

do Nguyễn Công Trứ tiến hành để thành lập huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và những

thành quả của công cuộc này gồm 3 chương: Chương I – “Bối cảnh xã hội Việt

4Mai Khắc Ứng, Đôi điều về tồn chất của Nguyễn Công Trứ, NXB Thuận Hóa, 2004, trang 166.

Trang 8

Nam trong 3 thập kỉ đầu thế kỉ XIX và những yêu cầu bức thiết của công cuộc chiêu dân khẩn hoang ở Kim Sơn (1829)” đã đề cập đến sự khủng hoảng sâu sắc,

trầm trọng của nền kinh tế nông nghiệp đương thời; nạn lưu tán và phong trào

nông dân khởi nghĩa rầm rộ Chương II – “Công cuộc chiêu dân khẩn hoang lập ấp

ở Kim Sơn (1829)” đề cập đến: huyện Kim Sơn trước khi tiến hành khẩn hoang,

chủ trương khẩn hoang của Nguyễn Công Trứ; quá trình chiêu dân khẩn hoang

Chương III – “Những thành quả của công cuộc khẩn hoang (1829)” đề cập đến

huyện Kim Sơn ra đời; quy hoạch làng ấp; tình hình phân phối ruộng đất sau khaihoang; diện mạo của một số tổng ấp ở Kim Sơn sau khai hoang

Còn rất nhiều tác phẩm nghiên cứu về ông như Lưu Trọng Lư - Một trăm nămsau; Nguyễn Công Trứ, nhà thi sĩ của Nghệ Tĩnh; Tương Tửu - tâm lí và tư tưởngNguyễn Công Trứ…

Sang đến thế kỉ XXI, có Nguyễn Công Trứ: Sự lên ngôi của cái tôi cá thể của tácgiả Nguyễn Đình Trứ; Hoàng Ngọc Hiển – Dáng kiêu và cốt kiêu của Nguyễn CôngTrứ; Phong Lê – Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát hai thân phận tri thức nho sĩvào mở đầu triều Nguyễn

Nguyễn Công Trứ - Về tác gia và tác phẩm của Trần Nho Thìn, Nxb Giáo dục,

2007 bao gồm 563 trang Các tài liệu và các công trình nghiên cứu được tuyểnchọn trong cuốn sách này tiêu biểu và có mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử tìm hiểuvấn đề Nguyễn Công Trứ Nội dung cuốn sách gồm hai phần chính: Phần một giớithiệu một số tư liệu lịch sử có liên quan đến Nguyễn Công Trứ, đặc biệt có dẫn một

số trang có bộ chính sử nhà Nguyễn viết về Nguyễn Công Trứ giúp bạn đọc nghiêncứu và tra cứu tài liệu dễ dàng hơn Phần hai là những công trình nghiên cứu tiêubiểu qua các thời kì của các thế hệ nhà nghiên cứu khác nhau Trật tự thời giancông bố các bài viết, các cuốn sách về Nguyễn Công Trứ sẽ giúp bạn đọc theo dõiquá trình vận động, diễn biến, thay đổi của tư tưởng, phương pháp và quan điểmnghiên cứu về Nguyễn Công Trứ qua các thời kì lịch sử, chỉ ra đâu là những đónggóp riêng cá nhân từng nhà nghiên cứu trong việc nghiên cứu, lí giải Nguyễn CôngTrứ

Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử (NXB Nghệ An), Uy viễn Tướng côngNguyễn Công Trứ qua 81 giai thoại (NXB Lao động), Nguyễn Công Trứ 36 bài thơ(NXB Lao động) - 3 tập sách về danh hào Nguyễn Công Trứ đã được Trung tâm

Trang 9

Văn hoá ngôn ngữ Đông Tây trình làng đúng vào dịp kỷ niệm 230 năm ngày sinh

và 150 năm ngày mất của ông Đây là bộ sách hay giúp bạn đọc có được nhữnghiểu biết hữu ích về cuộc đời, tác phẩm của vị danh nhân này

Cuốn thứ nhất: “Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử” là tập sách dày dặn và

công phu đã ra mắt vào tháng 12/2008 (chủ biên Đoàn Tử Huyến, NXB Nghệ An)mang lại một chân dung toàn diện và trung thực nhất về con người ông, sàng lọcnhững nhận định, đánh giá về cuộc đời và các phạm vi hoạt động của danh nhânNguyễn Công Trứ, để tìm ra những giá trị nhân cách và bài học xã hội cần thiết cho

sự tiếp tục phát triển của đất nước

Nhóm biên soạn gồm nhà sử học Chương Thâu, nhà nghiên cứu Trần NhoThìn, dịch giả Đoàn Tử Huyến và Ths Nguyễn Hoàng Diệu Thủy, với sự giúp đỡcủa TS Nguyễn Thị Lâm (Viện nghiên cứu Hán Nôm), TS Nguyễn Đức Mậu (Việnnghiên cứu văn học), cùng nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Tập sách,ngoài bài tiểu luận mở đầu mang tính khái quát về Nguyễn Công Trứ với thời đạichúng ta” của PGS –TS Trần Nho Thìn, là hai phần lớn: Phần thứ nhất: Tác phẩmNguyễn Công Trứ - tập hợp trên cơ sở khảo cứu kỹ lưỡng (đối chiếu, khảo dị vớicác nguồn chữ Nôm và Quốc ngữ các văn bản gốc và các văn bản tồn nghi củaNguyễn Công Trứ mà chúng ta biết được cho đến ngày nay gồm thơ Nôm, thơ chữHán, hát nói, phú, câu đối, tuồng, văn sách, tấu sớ Đọc một câu thơ nào đó, độcgiả có thể biết câu này ở các bản chữ Nôm chép thế nào, ở bản chữ Quốc ngữ của

Lê Thước năm 1928, của Lê Thước-Trương Chính-Hoàng Ngọc Phách năm 1958hay bản của Đỗ Bằng Đoàn – Đỗ Trọng Huể năm 1962…chép thế nào? Đây làmột việc làm có ích đối với người nghiên cứu về sau Lần đầu tiên, bản dịch bàivăn đỗ Giải nguyên của Nguyễn Công Trứ và một dị thảo của bài phú nổi tiếng HànNho phong vị phú cũng được công bố Phụ lục của phần này là các giai thoại thú

vị lưu truyền trong dân gian về văn thơ, câu đối về cuộc sống đời thường củaNguyễn Công Trứ; những bài thơ, câu đối của bạn bè, văn thân, nhân dân viết tặngông

Phần thứ hai: Về Nguyễn Công Trứ là tập hợp có chọn lọc những công trìnhkhảo cứu (trích) bài viết của các học giả, nhà văn, nhà báo viết về cuộc đời, thơvăn, tư tưởng Đây là những đóng góp trí tuệ của nhiều thế hệ những nhà nghiêncứu Nguyễn Công Trứ từ trước đến nay ở trong và ngoài nước Có thể coi đây là

Trang 10

một tập hợp đầy đủ nhất các công trình khảo cứu, luận bàn về Nguyễn Công Trứqua dòng chảy của lịch sử từ giữa thế kỷ XIX đến thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI.

Cuốn thứ hai: Uy viễn tướng công Nguyễn Công Trứ qua 81 giai thoại (NXB

Lao động) gồm 124 trang Giai thoại về Nguyễn Công Trứ vốn có rất nhiều, đượctruyền tụng trong dân gian, ghi chép trong nhiều sách vở, lần này được tác giảHuyền Li sưu tầm và biên soạn lại toàn bộ Có thể nói, đặc điểm khác biệt của tậpsách này là với giọng văn tự nhiên, hóm hỉnh nhưng mạch lạc, trau chuốt vừa hợp

với cách kể bình dân, vừa hợp với tính cách "chơi", ngông của nhân vật Soạn giả

đã dựng lên một chân dung Nguyễn Công Trứ từ góc nhìn "dân gian hoá" khá

thuyết phục, lôi cuốn, đồng thời thể hiện được tình cảm yêu mến, kính trọng của

nhân dân nhiều thế hệ dành cho "Cố Lớn" - Uy viễn tướng công Nguyễn Công Trứ Cuốn thứ ba: Nguyễn Công Trứ - 36 bài thơ (NXB Lao động), tập sách này

nằm trong Tủ sách 36 bài thơ của Trung tâm Văn hoá ngôn ngữ Đông Tây 124trang sách tuyển chọn và giới thiệu 36 tác phẩm (thơ chữ Nôm, chữ Hán, hát nói,phú) đặc sắc và tiêu biểu nhất của Nguyễn Công Trứ Qua những bài thơ này, cóthể thấy rõ Nguyễn Công Trứ thực sự là một nhà thơ xuất chúng, vẽ nên một chândung Nguyễn Công Trứ khá rõ nét với lý tưởng kẻ sĩ lớn lao, niềm tự tin vào bảnthân, vẻ ngông nghênh ngạo đời và cuối cùng, đọng lại một nụ cười ung dung,thanh thản

Có thể nói, bộ sách về Nguyễn Công Trứ đã giúp người đọc hình dung mộtchân dung thống nhất trong sự đa dạng của con người ông: Một nhà thơ, một vănquan, một võ tướng, một nhà khẩn hoang, mà ở lĩnh vực nào cũng để lại thành tựu

to lớn; đồng thời lại là một "tay chơi" ngang tàng, ngạo nghễ

3) Phương pháp nghiên cứu

Về phương pháp nghiên cứu, trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin,tôi sử dụng hai phương pháp cơ bản trong nghiên cứu lịch sử là phương pháp lịch

sử và phương pháp logic Ngoài ra phương pháp so sánh, phương pháp liênngành có liên quan đến đề tài như triết học, quân sự, văn học, xã hội… cũng đãđược vận dụng trong quá trình thực hiện đề tài

Từ nguồn tư liệu có liên quan, tôi xác định đề tài theo quan niệm tư liệu quyếtđịnh nội dung nghiên cứu Chủ đề chính của bài tiểu luận tìm hiểu về cuộc đời và

Trang 11

sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ Đặt ông trong bối cảnh lịch sử để nhìn nhận,đánh giá ở nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau.

Để thực hiện đề tài này, bên cạnh phương pháp lịch sử, tôi còn sử dụngphương pháp logic, là phương pháp xem xét vấn đề theo quan điểm vận động,phát triển theo quy luật nội tại của nó, trong mối liên hệ phổ biến với các vấn đềkhác nhằm đi sâu để đưa ra những nhận xét, đánh giá của bản thân về vấn đềmuốn nghiên cứu

Bài tiểu luận này chỉ là tập hợp các nguồn tư liệu khác nhau có liên quan đếncuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ để đi sâu tìm hiểu về ông Nhìnchung cũng chưa có đóng góp gì mới cho nghiên cứu khoa học.Tuy nhiên, giữamong muốn tìm hiểu, nghiên cứu và năng lực thực tế của cá nhân còn có mộtkhoảng cách không nhỏ, đề tài nghiên cứu của tôi chắc chắn còn nhiều điều bấtcập, thiếu xót cần phải chỉnh sửa, kính mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiếnxây dựng để đề tài này được hoàn thiện hơn

Quá trình xây dựng bài tiểu luân được thực hiện:

Xác định đề tài, thiết kế đề cương sơ lược

Sưu tầm, thu thập và sắp xếp tài liệu

Đọc, chọn lọc,ghi chép và khai thác nguồn tư liệu

Trên cở sở những tài liệu đã sưu tầm,chọn lọc làm đề cương chi tiết

Tiếp tục bố sung tài liệu

Trình bày vấn đề và hoàn thành nghiên cứu

II) Nội dung

Phần I: Bối cảnh lịch sử triều Nguyễn (1802-1858).

Tại hội thảo khoa học về danh nhân Nguyễn Công Trứ do trường ĐHKHXH 

NV (ĐHQGHN) và UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp tổ chức vào ngày 19/12/2008 đã

khẳng định “230 năm là một quãng thời gian có thể quên đi một con người bình thường, nhưng không thể quên được một con người “kinh luân khởi tâm thượng, binh giáp tàng hung trung” như Nguyễn Công Trứ”5 Nếu như chúng ta không có cái

5 s-nghip-.htm

Trang 12

file:///C:/Users/User/Videos/nguyen%20cong%20tru_files/981-danh-nhan-nguyn-cong-tr-cuc-i-va-nhìn khách quan khi đánh giá về triều Nguyễn, phủ nhận hoàn toàn những đónggóp của triều Nguyễn đối với dân tộc, với lịch sử cho rằng triều Nguyễn có bản chất

“chuyên chế, phản động” thì cũng có nghĩa là khi đánh giá những đại thần trungthành và có công lao với triều đại ấy cũng sai lầm, mù quáng Nguyễn Công Trứ làmột trường hợp như vậy Ông lớn lên trong những năm cuối nhà Tây Sơn, tiếp đếnđầu nhà Nguyễn, gần 30 năm làm quan, lúc thăng lúc giáng nhưng Nguyễn CôngTrứ luôn là một trung thần triều Nguyễn, con dân của đất Việt, mang hết trí lực vàtâm huyết góp phần cùng với nhà Nguyễn kiến thiết một xã hội mới

Để có những đánh giá thỏa đáng, công bằng hơn về bản chất, vai trò của triềuNguyễn, ghi nhận những đóng góp nhất định của triều đại này đối với lịch sử

Để tìm hiểu và đánh giá một nhân vật lịch sử nào đó chúng ta phải đặt nhân vật lịch

sử đó trong bối cảnh lịch sử cụ thể Do đó trong quá trình tìm hiểu về đề tài nàychúng ta cũng nên biết được bối cảnh mà Nguyễn Công Trứ đang sống?

Triều Nguyễn là triều đại cuối cùng của lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam Có thểnói lịch sử 143 năm của vương triều cuối cùng đó là lịch sử của những trang bihùng lẫn lộn Lịch sử triều Nguyễn có thể tạm thời chia làm hai giai đoạn chính.Giai đoạn thứ nhất (1802-1884) triều Nguyễn tồn tại với tư cách là một vương triềuđộc lập, giai đoạn thứ hai (1885-1884) triều Nguyễn tồn tại chủ yếu với tư cách làmột vương triều tay sai của thực dân Pháp Trong giai đoạn thứ nhất (1802-1884),các vua nhà Nguyễn từ Gia Long đến (1802-1819), Minh Mạng (1820-1840) đếnThiệu Trị (1841-1847), Tự Đức (1848-1883) kế tiếp nhau xây dựng và củng cố nềnthống trị, bảo vệ chế độ phong kiến trong bối cảnh khủng hoảng suy vong Tuynhiên, trong hơn nửa thế kỉ tồn tại dưới triều Nguyễn, xã hội Việt Nam hầu nhưkhông phát triển lên được theo chiều hướng tiến bộ của thời đại, mâu thuẫn xã hộisâu sắc làm bùng lên hàng loạt cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân, của các dân tộc

ít người và cuối cùng trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa thực dânphương Tây Nhiệm vụ đặt ra cho nhà Nguyễn lúc này là phải bảo vệ quốc giathống nhất, giữ an ninh chính trị vừa phải lo phát triển kinh tế- văn hoá, củng cố vàphát triển tiềm lực quốc gia dân tộc nhằm bảo vệ độc lập dân tộc, củng cố quyềnlực của mình “Dưới thời các vua Nguyễn, đặc biệt là vào các giai đoạn đầu thế kỉXIX, tình hình kinh tế, chính trị xã hội nước ta diễn biến khá phức tạp, những cái

Trang 13

xấu cái tốt, tiến bộ và bảo thủ, mạnh và yếu…dường như đan xen vào nhau khiếncho sự nhận thức về triều đại này gặp không ít những khó khăn Nhiều cuộc tranhluận về một hiện thực lịch sử triều Nguyễn cho đến nay vẫn chưa được giải

quyết” 6 Tuy nhiên, lúc này đứng trước những âm mưu bành trướng của phương

Tây đã đặt ra cho nhà Nguyễn những thách thức mang tính thời đại: vừa đáp ứngyêu cầu hồi sinh đất nước vừa phải đối phó với âm mưu, ý đồ can thiệp của thựcdân phương Tây, chủ yếu là thực dân Pháp

1) Bối cảnh quốc tế và khu vực nửa đầu thế kỉ XIX

Vào thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã giành thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới vàtrở thành hệ thống thế giới; giai cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị - có quyềnlực vô hạn về kinh tế Do những tiến bộ vượt bậc về kinh tế, khoa hoc kỹ thuật giaicấp tư sản ở các cường quốc phương Tây có thể tiến xa hơn trong hành trình tìmkiếm và khám phá ra những vùng đất xa xôi mà trước đây họ không có khả năngđiều kiện đặt chân tới Mặt khác do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đòi hỏithị trường rộng lớn hơn, giai cấp tư sản đã lợi dụng những phát triển địa lý nhữngtiến bộ về khoa học kỹ thuật để chinh phục những vùng xa xôi, giàu có để đáp ứngcho những nhu cầu của mình và việc đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa, mở rộng thịtrường là một tất yếu, nằm trong sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa đế quốc.Một trong những nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm và xâmlược thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, là sự tiến bộ của ngành giao thông vận tải.Năm 1830 trên thế giới có không quá 332 km đường sắt nhưng đến năm 1870 đã

có trên 200.000 km; năm 1807 chiếc tàu thuỷ bằng hơi nước đầu tiên trên thế giớixuất hiện, cùng với đó đường hàng không cũng có những thành tựu đáng kể.Ngành viễn thông phát triển tạo điều kiện thuận lợi tăng cường sự hiểu biết củacác nước phương tây về những vùng đất mới

Trên cơ sở những điều kiện thuận lợi đó, các nước phương Tây đã tăngcường mở rộng thuộc địa, tăng cường xâm nhập và nô dịch các quốc gia khác,biến các quốc gia đó trở thành thuộc địa Trong trào lưu mạnh mẽ của chủ nghĩathực dân từ Tây sang Đông, các nước châu Á lúc này đang chìm đắm trong quan

6Lịch sử nhà Nguyễn - Một cách tiếp cận mới, NXB ĐHSP, 2005, trang 7

Trang 14

hệ sản xuất phong kiến lỗi thời, không muốn mở cửa bang giao với phương Tây.

Tuy nhiên chính sách “bế quan toả cảng “ từ chối thông thương và “cấm đạo” của

đa số các nước Châu Á không làm các nước Châu Âu từ bỏ tham vọng thâm nhậpvào những vùng đất đông dân, giàu có này Trong cuộc chiến này không ít cácquốc gia trong khu vực kể cả các quốc gia lớn mạnh có nền văn minh văn hoá lớnnhư Ấn Độ, Trung Hoa… đã lần lượt gánh chịu thất bại, trở thành các nước thuộcđịa của các nước đế quốc trong chừng mực khác nhau Trung Quốc, Nhật Bản,Xiêm, Việt Nam… đều từ chối thông thương với bên ngoài Tại Trung Quốc chínhsách này được tăng cường từ giữa đời Thanh Cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷXIX nhà Thanh chỉ mở một cửa biển Quảng Châu để thông thương với nướcngoài… trong khi đó sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đã tạo tiền đề để cácnước phương Tây mở rộng bành trướng thuộc địa và “Chủ nghĩa tư bản không thểtồn tại và phát triển rộng nếu không thường xuyên mở rộng phạm vi thống trị của

nó, không khai thác những xứ sở mới và không lôi cuốn các xứ sở cũ không phải là

tư bản chủ nghĩa và cơn lốc kinh tế thế giới”

Các nước tư bản phương Tây đã đưa ra nhiều lý do để biện mình cho việc

đi tìm và xâm chiếm thuộc địa của mình Chính sách bành trướng thuộc địa là động

cơ chung lôi cuốn các quốc gia phương Tây xâm lược thuộc địa, bất chấp mọi luật

lệ, quyền lợi của các dân tộc phương Đông để xâm nhập vào vùng đất giàu có nơi có ý nghĩa đặc biệt với các nước này, nơi cung cấp lương thực ,nguyên liệu,nhiên liệu nhân công, nơi tiêu thụ hàng hoá của chính quốc và đem lại nguồn lợinhuận kếch xù cho nhà tư bản Chính sự giàu có của vùng đất này cùng với nhucầu thuộc địa gia tăng, các nước tư bản phương Tây đã tìm mọi cách mở cửa vàothị trường châu Á, trong khi xã hội Châu Á vẫn tiếp tục giấc mộng “bế quan toảcảng” cố thủ trong một đường lối ngoại, tự cô lập Và các nước phương Tây đã lợidụng sự lạc hậu, yếu kém về kinh tế, chính trị xã hội của các quốc gia này, dùngsức mạnh quân sự buộc các nước mở cửa, tiến tới xâm lược

-Khu vực Đông Nam Á, một khu vực địa lý, lịch sử quan trọng, từ thế kỷ XVIđến đầu thế kỷ XIX cũng bắt đầu quá trình suy thoái Đối diện với văn minhphương Tây và với nguy cơ xâm nhập của tư bản nước ngoài, giai cấp phong kiếncầm quyền ở các quốc gia này tỏ ra lúng túng, bế tắc Và trong thế kỷ XIX, ĐôngNam Á đã trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây ( trừ Thái Lan )

Trang 15

Trong bối cảnh thế giới và khu vực như vậy, Việt Nam cũng chịu những tácđộng từ những biến động do tư bản phương Tây gây ra, không nằm ngoài âm mưuxâm lược và bành trướng, đến giữa thế kỷ XIX, khi đó có đủ các điều kiện thuận lợingười Pháp đã tiến hành can thiệp vào nước ta, đặt ách thống trị Đứng trướcnhững nguy cơ từ phương Tây đem đến như vậy, giai cấp phong kiến Việt Nam đã

ý thức được vai trò của mình và đề ra nhiều biện pháp để ngăn chặn sự xâm nhập

của tư bản nước ngoài, trong đó có chính sách cấm đạo, chính sách “bế quan tỏa cảng”.

2) Bối cảnh trong nước

a) Tình hình chính trị

 Tổ chức chính quyền:

“Ra đời trong bối cảnh lịch sử khá đặc biệt và sau đó phải đối mặt với một loạtkhó khăn thử thách lớn nhất là họa xâm lăng của chủ nghĩa tư bản phương Tây,

triều Nguyễn đã tồn tại sóng gió và chịu đựng không ít búa rìu dư luận” 7 Thành lập

và thống trị trong thế kỉ XIX, nhà Nguyễn thừa hưởng được thành quả to lớn củaphong trào nông dân Tây Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước, làm chủ mộtlãnh thổ trải dài từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau bao gồm cả Đàng Trong và ĐàngNgoài cũ

Để xây dựng một Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền quản lí có hiệulực để thống nhất các đơn vị hành chính, ngay từ đầu vương triều Nguyễn GiaLong phải đương đầu với nhiều khó khăn lớn Trước phải kể đến tình trạng đấtnước bị chia cắt nhiều năm với nhiều phe phái thù địch Đó là tập đoàn Lê, Trịnh,Nguyễn trong đó đáng kể nhất là tập đoàn phong kiến Lê với ảnh hưởng của họcòn in đậm trong tâm tư, tình cảm nhiều người, đặc biệt trong các cựu thần nhà Lê,đông đảo Nho sĩ và các gia vọng tộc có tầm cỡ ở Bắc Hà Không phải vô cớ các

chúa Nguyễn, chúa Trịnh và Tây Sơn từng phải giương cao ngọn cờ “phù Lê”.

Trong khi đó lãnh thổ nước ta do nhiều năm bị chia cắt, chịu ảnh hưởng của nhiềuthế lực, không có được một sự phát triển đồng đều”… “Nguyễn Ánh và các cận

7Lịch sử nhà Nguyễn - Một cách tiếp cận mới, NXB ĐHSP, 2005,Trang 7

Trang 16

thần thân tín của ông tuy có thừa mưu lược chinh chiến để giành quyền lực, nhưnglại thiếu uy tín, kinh nghiệm trong tổ chức quản lí đất nước Tuy vậy việc xây dựngmột nhà nước quân chủ trung ương tập quyền vẫn là mục tiêu phấn đấu củaNguyễn Ánh sau khi diệt nhà Tây Sơn, đồng thời cũng là trách nhiệm của ôngtrước một đất nước độc lập, thống nhất có chủ quyền”8.

Sau khi lên ngôi vua Gia Long đã thiết lập lại bộ máy chính trị quân chủ Gia

long, Minh Mạng giữ nguyên hệ thống cơ quan cũ của các triều đại trước Triều

đình do vua đứng đầu, dưới nhà vua có 6 bộ (Bộ Lại, Bộ Hộ, Bộ Lễ, Bộ binh, Bộ

hình, Bộ công ), đứng đầu mỗi bộ là một vị quan thượng thư rồi đến các chức tảhữu tham tri, tả hữu thị lang Ngoài ra còn có các cơ quan chuyên môn như: ĐôSát Viện, Hàn Lâm Viện đến đời vua Minh Mạng,có đặt thêm cơ mật viện để cùngvua bàn bạc những việc quan trọng và Tôn Nhân Phủ để cai quản việc hoàng gia

Sợ quyền thần lấn át hoàng đế từ thời gia long nhà nguyễn đã đặt lệ “tứ bất”:

không đặt tể tướng, không lấy trạng nguyên, không lập hoàng hậu và không phongtước vương

Về tổ chức hành chính

Sau khi thành lập triều Nguyễn, Gia Long đã chọn Phú Xuân, đặt dinh QuảngĐức tách từ trấn Thuận Hóa làm kinh đô Trên cơ sở các đơn vị hành chính đã có,Gia Long sắp đặt lấy Phú Xuân làm trung tâm, đặt miền Trung từ Thanh Hóa đếnBình Thuận dưới quyền trực tiếp quản lí của triều đình Phía Bắc từ Sơn Nam hạtrở ra bao gồm 11 trấn gọi là Bắc thành, phía Nam từ trấn biên trở vào gồm 5 dinh,

trấn gọi là Gia Định thành Chính quyền trung ương cai quản cả nước “Có thể nghĩ rằng nước quân chủ trung ương tập quyền Nguyễn đã tìm cách giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu quản lí toàn bộ đất nước thống nhất và sự bất cập của triều đình trung ương bằng cách chấp nhận một bước quá độ, tạm thời phân quyền Nhà vua phải san sẻ quyền lực cho các võ quan tổng trấn đại thần được quan niệm như một thứ “quân chính” ở hai đầu Nam, Bắc đất nước Đây là biện pháp khôn khéo, linh hoạt của Gia Long trong buổi đầu nhằm thực hiện việc quản lí đất nước, đồng

8Theo PGS TS viện sử học Nguyễn Danh Phiệt, Một số vấn đề triều Nguyễn và xã hội Việt Nam thế kỉ XIX, trang 14.

Trang 17

thời đảm bảo sự tồn tại an toàn của vương triều”9 Năm 1831-1832, Minh Mạng đã

tiến hành một cuộc cải cách hành chính địa phương, xóa bỏ các tổng trấn, đổi cácdinh trấn thành tỉnh Bấy giờ cả nước có 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên Năm

1831, đổi các trấn phía Bắc thành 18 tỉnh Năm 1832, đổi các dinh, trấn phía Namthành 12 tỉnh Đứng đầu tỉnh là các chức Tổng đốc (phụ trách 2-3 tỉnh) và tuần phủphụ trách một tỉnh, dưới quyền Tổng đốc) Giúp việc có hai ti là bố chính sứ ti và ánsát sứ ti Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu và tổng, xã Chính quyền tổng xã được tổchức chặt chẽ nhằm đảm bảo quyền lực nhà nước và giải quyết các khó khăn mộtcách kịp thời Đối với vùng thượng du chủ yếu là 6 ngoại trấn của bắc thành, MinhMạng chủ trương nhất thể hóa về mặt hành chính miền xuôi

“Với việc sắp đặt, cải tổ này nhà nước quân chủ trung ương tập quyền Nguyễn đạt tới mức hoàn chỉnh với một thể chế đầy đủ, chặt chẽ nhất – một nhà nước mạnh so với các nhà nước quân chủ trước đó”10

Thực tế xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XIX là một xã hội nông nghiệp chưa cóđiều kiện kinh tế xã hội để xa rời đạo Khổng nhằm tìm đến một học thuyết khác

mới hơn Ban đầu, quan lại được tuyển chọn từ những người trước đây theo

Nguyễn Ánh như còn sử dụng một số quan lại cao cấp là những người ngoại quốc

như Senho (Chaigneau), vanie (Vanier), Baridi (Barisy) “Đây không phải là chính sách cởi mở trong việc dùng người mà chỉ là sự đền đáp công lao cho những người Pháp đã theo Nguyễn Ánh trong thời kì chiến tranh Tây Sơn Trong khi đó đối với nhà Tây Sơn, họ Nguyễn đã thực thi chính sách trả thù khốc liệt”11 Những sự kiện

đó chỉ làm cho đất nước thêm rối ren

Nhà Nguyễn chủ trương xây dựng một quân đội thường trực mạnh Vào cuối thờiGia Long cả nước có tới trên 20 vạn quân, chia ra ít nhất là 4 binh chủng (bộ binh,thủy binh, pháo binh và tượng binh) Binh lính phục vụ trong quân đội được hưởngcác chế độ ưu đãi Nét mới trong nghệ thuật quân sự thời Nguyễn là bắt đầu có

9 Theo PGS-PTS Viện sử học Nguyễn Danh Phiệt - Một số vấn đề triều Nguyễn và xã hội Việt Nam thế kỉ XIX, trang 14.

thế kỉ XIX, trang 15

11Nguyễn Quang Ngọc (cb), Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, 2007, trang 191

Trang 18

ảnh hưởng của tư tưởng quân sự phương Tây Quân đội tuy đông nhưng kém vềluyện tập, vũ khí thiếu và lạc hậu Vì tầm mắt hạn hẹp, đến thời Tự Đức, các vuaNguyễn còn bỏ nhiều tiền sang châu Âu mua súng mà không hề biết rằng nhữngthứ vũ khí mua được đều sản xuất trước năm 1848, thời gian trước khi châu Âulàm cuộc cách mạng về vũ khí

Về luật pháp:

Nhà Nguyễn rất coi trọng luật pháp Năm 1815, bộ Hoàng triều luật lệ (haycòn gọi là luật Gia Long) gồm 398 điều chính thức chia thành 7 chương và 30 điều

“Tạp tụng” được ban hành Đây là bộ luật được soạn thảo với tinh thần đề cao uy

quyền của hoàng đế, triều đình Mặc dù nói là tham khảo cả luật Hồng Đức và luậtnhà Thanh nhưng sao chép luật nhà Thanh là chính nên những quy định về xử

phạt rất hà khắc, nhất là những tội gây phương hại đến chính quyền như “phản nghịch”, tuyên truyền “yêu ngôn, yêu thư” Hình phạt đầy làm nô tỳ được đặt lại.

Tuy nhiên, tệ tham nhũng của quan lại cũng được xem là nội dung quan trọng củaluật Các triều vua sau, đặc biệt là Minh Mạng , những hạn chế của luật Gia Longđược sửa chữa ít nhiều, tuy vậy nó vẫn là bộ luật chính thống được thực hiện hầunhư suốt thời Nguyễn

b) Tình hình kinh tế

 Nông nghiệp

Với chủ trương “dĩ nông vi bản” tức là lấy nghề nông làm gốc, nhà Nguyễn hếtsức coi trọng ruống đất và sản xuất nông nghiệp Mặc dù đã có cố gắng nhiềunhằm giải quyết vấn đề ruộng đất, nhà Nguyễn vẫn không thể thoát ra khỏi lối mòncủa các triều đại phong kiến trước đó trong chính sách bảo vệ công điền, duy trìchế độ công điền

Ở nửa đầu thế kỉ XIX, tình hình ruộng đất- tư liệu sản xuất chính của nôngnghiệp là nền tảng kinh tế chủ yếu của xã hội đặt ra hàng loạt những khó khăn do

đó năm 1803, Gia Long cho tiến hành đo đạc ruộng đất lớn, lập “địa bạ” các xã.Năm 1804, Gia Long ban hành phép quân điền, theo đó tất cả mọi người đều đượcchia ruộng đất công ở xã trừ các quý tộc vương tôn được cấp 18 phần, quan lạinhất phẩm được cấp 15 phần, cứ tuần tự hạ mức cho đến dân nghèo được 3

Trang 19

phần Không những thế, theo lệ, ruộng đất được chia trước cho các quan chức cóphẩm hàm, sau đến lính mới đến xã dân Vào cuối đời Minh Mạng, chế độ quânđiền cũng được đưa vào Nam kì nhưng không được bao nhiêu.

Chính sách quân điền không có tác dụng đáng kể vì làng nào làm theo tục lệlàng ấy, dân nghèo vẫn không có ruộng đất Nhà Nguyễn tỏ ra bất lực trong việcgiải quyết vấn đề ruộng đất Một trong những phương thức quen thuộc nhằm mởrộng ruộng đất của nhà Nguyễn là lập đồn điền khẩn hoang và khuyến khích nhândân khai hoang, phục hóa Vấn đề càng trở nên cấp bách hơn là diện tích ruộngđất bỏ hoang tăng thất thường Ngay từ những năm 1802, 1803, Gia Long đãnhiều lần hạ lệnh cho quan lại khuyến khích nhân dân, quân sĩ phục hóa, thếnhưng theo báo cáo của quan lại Bắc Thành, ngay từ khi mới thiết lập được chínhquyền, nhà Nguyễn đã phải đối phó với tình trạng dân bỏ làng đi lưu tán, nhất là ởmiền Bắc “Năm 1806, số làng bị đi phiêu tán ở Bắc Hà lên tới con số 370 GiaLong đã ban hành những chính sách khuyến khích nông dân trở về làng cũ làm ăn,nhưng tình trạng dân bỏ làng vẫn không được giải quyết Năm 1862, riêng trong 13huyện thuộc trấn Hải Dương đã có 108 làng bị siêu tán Chính sách ruộng đất củanhà Nguyễn không xuất phát từ yêu cầu phát triển của sản xuất nông nghiệp màchủ yếu nhằm làm bệ đỡ kinh tế cho một Nhà nước tập quyền chuyên chế lấy nôngnghiệp làm nền tảng

Trong các biện pháp trọng nông, có hiệu quả nhất là chính sách Doanh điền

“Năm 1828, theo đề xuất của Tham tán quân vụ Bắc Thành là Nguyễn Công Trứ một hình thức khai hoang mới được ra đời: hình thức doanh điền Đây là một hình thức kết hợp giữa nhà nước và nhân dân trong khai hoang, theo đó dưới sự chỉ đạo của một quan chức nhà nước và có sự góp vốn ban đầu của nhà nước, nhân dân cùng nhau khai hoang Ruộng đất sau khi khai hoang sẽ được phân phối cho những người có công tùy theo thời điểm cho phép Được sự đồng ý của Minh Mạng, Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ đã tổ chức nhiều cuộc khai hoang lập làng lớn, trong đó lớn nhất là việc thành lập hai huyện mới: Tiền Hải (Thái Bình) với 18

970 mẫu và 2350 đinh; Kim Sơn (Ninh Bình) với 14 620 mẫu và 1 260 đinh Đồng thời ở đây xuất hiện hai hình thức tư điền thế nghiệp và tư điền quân ấp Hình thức doanh điền được mở rộng ra các tỉnh phía Nam, diện tích ruộng đất tăng lên đáng

Trang 20

kể.” 12Ngoài ra, triều Nguyễn còn khuyến khích nhân dân tự động tổ chức khaihoang theo nhiều phương thức khác nhau, kết hợp với việc tích cực phục hóa Có

lẽ nhờ đó mà tổng diện tích ruộng đất thực trưng ngày càng tăng lên: Năm 1847 đã

là 4 273 013 mẫu 13.Trước tình hình đó theo đề xuất của Nguyễn Công Trứ, MinhMạng đã cho tổ chức khai hoang dưới dạng doanh điền Những người lưu tán vàkhông có ruộng đất cày cấy tập hợp lại dưới sự chỉ đạo của một quan chức Nhànước và được nhà nước cấp vốn ban đầu tiến hành khai hoang lập làng trênnhững vùng đất bồi ở ven biển Chỉ tính riêng vùng hạ lưu sông Hồng, với vai trò tổchức của Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ, 33 590 mẫu ruộng đã được khai khẩn,lập ra hai huyện mới Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình) Nhờ thực thichính sách này mà trong thời gian 27 năm trị vì của Minh Mạng (1820-1840) vàThiệu Trị (1841-1847), diện tích đất canh tác đã tăng thêm 1174961 mẫu Sau này,chính sách doanh điền được áp dụng với chính sách đồn điền ở Gia Định Số

ruộng đất khai khẩn được không nhỏ, nhưng “chính sách doanh điền khai hoang không thể giải quyết được những mâu thuẫn đang đặt ra cho nông nghiệp Việt Nam thời bấy giờ” 14 Nhìn chung, tình hình sản xuất nông nghiệp dưới thời Nguyễncũng có bước tiến triển do chính sách trọng nông với nhiều biện pháp tích cực vàthúc đẩy kinh tế phục hồi phát triển: khuyến khích khai hoang, bỏ tiền ra đào kênh(nổi tiếng nhất là kênh Thoại Hà và kênh Vĩnh Tế), miễn thuế cho dân khi mấtmùa…Công tác trị thủy và thủy lợi là những việc làm xuyên suốt thời Nguyễn,nhưng nhìn chung không có kết quả khả quan

 Công thương nghiệp

Bên cạnh việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, hoạt động côngthương nghiệp cũng được chú ý, dù quan điểm “ trọng nông ức thương” vẫn cònnặng nề

Thủ công nghiệp: Cũng như các triều đại trước, bộ phận thủ công nghiệp thờiNguyễn giữ một vị trí rất quan trọng được tiếp tục phát triển đặc biệt là các nghềgốm, sứ, kéo sợi, dệt vải lụa, nấu đường, khai mỏ Có hai bộ phận thủ công nghiệp

12 Trương Hữu Quýnh (cb), Đại cương lịch sử Việt Nam tập 1, NXB Giáo dục, 2007, trang 448

13 theo con số chính thống ghi trong Đại Nam thực lục, Tập XXVI.

14Nguyễn Quang Ngọc cb, tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, 2007, trang 194

Trang 21

là tư nhân và nhà nước – quan xưởng đều nằm trong vòng cương tỏa của biển tiểuphong kiến

Nhà nước rất quan tâm đến thủ công nghiệp Minh chứng là việc Minh Mạngtha thuế thân cho thợ mộc, thợ cửa thợ đóng thuyền ở Bắc Thành và Nghệ An;thưởng cho các thợ khéo và cấp vốn cho một số ngành (ngành nấu đường ởQuảng Ngãi, Quảng Nam …) Ở kinh đô nhà Nguyễn lập xưởng chế tạo lớn( tượngcục) , trưng tập các thợ giỏi trong cả nước,sản phẩm làm ra đạt chất lượg cao.Nhìn chung, thủ công nghiệp nửa đầu thế kỷ XIX có sự phát triển mạnh song

do chính sách của nhà nước đã hạn chế sự phát triển này, những chính sách luật

lệ phong kiến làm cho những yếu tố kinh tế mới phát tiển khó khăn, chậm chạp

hoạt động nội thương “Ví như thóc gạo từ Nam Định chở vào Nghệ An phải chịu 9 lần thuế khóa khác nhau….Ngoài ra, mỗi năm thuyền bè của tư nhân phải chở hàng cho nhà nước 6 tháng cũng gây khó khăn rất nhiều cho các hoạt động nội thương.”

 Ngoại thương

Việc trao đổi buôn bán với thương nhân nước ngoài suy giảm “Nhà nước chủ trương “đóng cửa”, không buôn bán với các nước phương Tây Tàu thuyền Anh, Mĩ mấy lần đến xin thông thương đều khước từ Từ thời Minh Mạng, việc buôn bán với Pháp cũng chấm dứt Khách thương chủ yếu là người Hoa, Xiêm, Mã Lai” Tuy

Trang 22

nhiên thực tế các vua Gia Long, Minh Mạng không phải là những ông vua hoàn toàn cổ hủ, bảo thủ và cố chấp, kiên quyết với chủ trương “đóng kín cửa” Trái lại, đây là những vị vua rất quan tâm đến việc tiếp thu kỹ thuật phương Tây là cũng muốn mở rộng giao thương để đem lại sự phồn vinh cho đất nước, hơn ai hết Nguyễn Ánh đã tiếp xúc với phương Tây, đặc biệt là người Pháp, nên rất am hiểu

về sức mạnh kinh tế, khoa học kỹ thuật… của phương Tây Ông đã cho xây dựng thủ quân, đóng thuyền chiến với những kỹ thuật khéo léo khiến phương Tây phải kinh ngạc Nhà sử học Nhật Bản YoShiharu Tsuboi đã có những nhận định về thái

độ ban đầu của Gia Long đối với phương Tây như sau : “Nếu đem so với Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật bản cùng thời kỳ, nước Việt Nam của gia Long đã có nhiều kinh nghiệm cộng tác với Tây dương nhất là người Pháp và đã áp dụng nhiều kỹ thuật của Tây dương….” Hoặc “ bản thân Gia Long ( khi chưa lên ngôi hoàng đế) đã từng cho lập ra những côg kinh xưởng và quân cảng làm cho người nước ngoài phải ngưỡng mộ….”15

Điều này cho thấy không phải ngay từ đầu Gia Long đã đoạn tuyệt với phươngTây, cụ thể là Pháp Trong khi đó hoạt động buôn bán với các nước trong khu vựcrất phát triển nhất là với Trung Hoa, nhà Nguyễn đã tạo điều kiện thuận lợi chothương nhân người Hoa buôn bán ở Việt Nam, đối với các nước khác nhà Nguyễncũng chủ động cử quan lại theo tàu buôn đi đến các nước ( Jakarta, Singapore,Philippines… ) để tiếp xúc giao thương

Đối với việc buôn bán với các nước phương Tây, từ chỗ mở rộng thôngthương đến chỗ chủ trương “bế quan toả cảng” khước từ giao thương dã cho thấychính sách đối ngoại của triều Nguyễn, dù đã tiếp xúc với văn minh phương Tâysớm hơn các nước phương Đông khác nhưng nhà Nguyễn vẫn chọn cho mình conđường bảo thủ, đóng cửa vì nhận ra những mưu đồ của thực dân đằng sau việclập các thương điểm, mở rộng buôn bán Điều này làm cho nhà Nguyễn cảnh giác

và lo sợ trước những âm mưu bành trướng của chủ nghĩa thực dân

Đây cũng là lý do rất quan trọng ảnh hưởng đến chính sách cấm đạo của cácvua đầu triều Nguyễn

15 Dẫn theo Nguyễn Kim Tường Vy - Nguyên nhân Việt Nam mất nước vào tay thực dân Pháp 1802-1884, luận án Thạc sĩ trường ĐHSP TP.HCM, 2006, trang 33.

Trang 23

Đến nửa đầu thế kỷ XIX, vấn đề canh tân đã trở thành vấn đề sống còn củadân tộc, tuy nhiên các vua nhà Nguyễn đã không đủ quyết tâm, điều kiện để lựachọn giái pháp khó khăn đó dù đã ý thức được Mặt khác, đây là lựa chọn khókhăn nhưng lại không có khẳng định, đảm bảo nào cho sự thành công của những

kế hoạch canh tân đó nên nhà Nguyễn quyết định lựa chọn con đường thủ cựu,hoà hiếu với Pháp Canh tân đất nước nhà Nguyễn đã không làm trong khi đó lại

thực hiện chính sách “ức thương”, hạn chế thương nghiệp phát triển làm nguy hại

đến tiềm lực quốc gia và tạo cớ cho thực dân Pháp tiến hành can thiệp vũ trangvào nước ta Như vậy việc cấm đạo không phải là nguyên nhân duy nhất đễ Pháp

lấy cớ xâm lược mà còn có nhiều nguyên nhân khác, trong đó có chính sách “ ức thương” của triều đình.

Sự phát triển hạn chế của công thương nghiệp ở nửa đầu thế kỷ XIX đã khôngtạo nên được những điều kiện cần thiết cho sự chuyển biến xã hội, đưa đất nướcthoát khỏi nguy cơ xâm lược của tư bản phương Tây mà chỉ tạo thêm cớ chochúng can thiệp vũ trang mà thôi

c) Tình hình văn hóa tư tưởng

Do nhiều lí do chủ quan và khách quan trong sinh hoạt văn hóa, thời Nguyễn

có nhiều thành tựu độc đáo, phát huy truyền thống văn hiến Việt Nam “Nhưng trong lĩnh vực tư tưởng, chủ yếu là Tống Nho vẫn được đề cao, thậm chí được coi

là hệ tư tưởng chính thống, vua quan nhà Nguyễn nói chung đều coi nó là hệ quy chiếu duy nhất, “xưa hơn nay”, “nội Hạ ngoại Di”…Do sự xâm nhập ngày càng mạnh của Thiên Chúa giáo từ thế kỉ thế XVI, truyền thống “Tam giáo đồng quy” bị

đe dọa nghiêm trọng Trong thời Nguyễn, đặc biệt khi cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp đã nổ ra, có 3 vấn đề tư tưởng chi phối từ cung đình xuống dân chúng Đó là vấn đề: Chính đạo hay tà đạo (Nho giáo hay thiên Chúa giáo?), Chiến hay hòa (đánh pháp hay đầu hàng?), Duy tân hay Thủ cựu (ủng hộ cải cách hay không?) Tiếc rằng, nhiều sĩ phu yêu nước quay lưng lại với xu hướng cải cách và ủng hộ việc “cấm đạo” của triều đình, được thi hành ngày càng gay gắt từ thời Minh Mạng, một chính sách tuy có hạt nhân hợp lí và có ý nghĩa bảo vệ an ninh quốc gia, nhưng lợi bất cập hại trong thực tiễn”16

16 Nguyễn Quang Ngọc (cb), tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, 2007, trang 206.

Trang 24

d) Tình hình xã hội

Trước đây khi một vương triều mới thành lập còn phát huy được tác dụngtrong một thời gian và nhờ đó củng cố được cơ sở xã hội, tạo nên một giai đoạn ổnđịnh, cường thịnh của vương triều Thời kì đó đã qua Chính quyền Tây sơn bị thấtbại, nhưng cuộc chiến tranh nông dân thế kỉ XVIII dẫn đến toàn bộ diễn biến lịch sửđương thời và cả sau đó Những cơn bão táp của cách mạng nông dân đã làm chonhân dân ta sớm nhận thức được tính chất không khoan nhượng giữa trật tựphong kiến với lợi ích cơ bản của dân tộc và giai cấp phong kiến không còn khả

năng điều khiển vận mệnh của đất nước “Triều Nguyễn ngay từ khi mới thành lập

đã tỏ rõ sự đối lập hoàn toàn với lợi ích của dân tộc và nhân dân Quyền lợi giai cấp ích kỉ và những chính sách đối nội cực kì phản động làm cho chính quyền đó không tranh thủ được một cơ sở xã hội vững mạnh”17 Phong trào nông dân nổi lêngần như trong suốt đời Gia Long (1802-1819) Với truyền thống đấu tranh kiêncường và kinh nghiệm phong phú của cuộc sống, nhân dân đã sớm nhận rõ bộ mặtnhà Nguyễn và có thái độ rõ rệt ngay từ đầu Gia Long là người sáng lập ra triềuNguyễn, được các sử thần nhà Nguyễn ca ngợi như một “vĩ nhân”, dưới con mắtcủa người nông dân Việt Nam là tên phản nước, hại dân Chính các cuộc khởinghĩa nông dân từ thời Gia Long đến Tự Đức làm thước đo lòng dân đối với triềuNguyễn trong bối cảnh nước nhà đang bị các nước thực dân phương Tây đe dọaxâm lược Vương triều Nguyễn tồn tại chỉ hơn một nửa thế kỉ nhưng đã chứng kiếnhơn 400 cuộc khởi nghĩa (đời Gia Long là 33 cuộc; đời Minh Mạng 234 cuộc; đờiThiệu Trị 58 cuộc; đời Tự Đức tính đến 1862 là 40 cuộc) Hàng loạt các cuộc nổidậy chống triều đình nổ ra khắp nơi làm xáo trộn xã hội như tiêu biểu khởi nghĩaPhan Bá Vành, khởi nghĩa Nông Văn Vân, Cao Bá Quát lãnh đạo

Vì sao có quá nhiều cuộc nổi dậy vũ trang chống lại triều đình như vậy? Chính sửsách nhà Nguyễn đã ghi nhận phần nào tình trạng cơ hàn thống khổ của nhân dân

Do sưu cao thuế nặng, ruộng đất bị địa chủ quan lại kiêm tính nặng nề, đa số nôngdân vào cảnh bần cùng không lối thoát, phải liên tục nổi dậy để tìm đường sống.Lịch sử cũng ghi nhận không chỉ nông dân mà một số nho sĩ trí thức, thậm chí cả

17Một số vấn đề về triều Nguyễn và xã hội Việt Nam thế kỉ XIX, trang 382

Trang 25

người trong hoàng tộc cũng nổi dậy chống triều đình (như loạn Hồng Tập, HồngBảo, giặc Chày Vôi, giặc Châu Chấu…).

Nhà Nguyễn chủ trương thần phục nhà Thanh Trong khi đó, các vua Nguyễnlại sử dụng lực lượng quân sự bắt Cao Miên thần phục Năm 1813, nhà Nguyễnthiết lập chế độ bảo hộ ở Cao Miên Năm 1835, Minh Mạng lập ra trấn Tây thành ,định sáp nhập đất Cao Miên vào hẳn lãnh thổ Việt Nam Nhưng sau khi Minh Mạngqua đời vào năm 1840, Thiệu Trị đã từng bước phải rút lui khỏi Cao Miên, để lạihậu quả hết sức nặng nề về chính trị, để lại hậu quả hết sức nặng nề về chính trịcũng như tài chính Nhà nguyễn còn bắt Lào thần phục, quan hệ với Xiêm cũngthất thường, lúc thân thiện, hòa hoãn, lúc tranh chấp

Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn tỏ ra nghi ngại: trong giai đoạnđầu, do còn giữ ân nghĩa với Bá Đa Lộc và những người Pháp đã giúp mình trongcuôc chiến chống lại Tây Sơn do đó Gia Long đã thực hiện chính sách ngoại giaotương đối cởi mở với Pháp và Đạo Thiên Chúa Nhưng đến triều Minh Mạng(1820-1840) thì triều Nguyễn khước từ dần những quan hệ với người phương Tây

kể cả với Pháp vì trong giờ phút hấp hối Gia Long còn trối lại với Minh Mạng : “Việc khủng bố tín ngưỡng bao giờ cũng tạo cơ hội cho những cuộc biến động và gây thù oán trong dân gian, lại thường khi làm sụp đổ ngôi vua”18 Từ đó, các vua Nguyễn

bắt đầu thi hành chính sách đàn áp Công giáo Năm 1824, hai viên đại thần ngườiPháp là Senho và Vanie buộc phải xin trở về nước Năm 1825, chính phủ Pháp đềnghị được đặt lãnh sự tại Việt Nam nhưng bị cự tuyệt Năm 1830, Pháp lại đặt vấn

đề một lần nữa vẫn không đạt kết quả Quá lo sợ về về nguy cơ thực dân, triều

Nguyễn đã từng bước thi hành chính sách “đóng cửa”, ngày càng tìm cách hạn chế ảnh hưởng của người phương Tây trên đất nước Việt Nam Tinh thần “đóng cửa”,

cự tuyệt quan hệ với các nước phương Tây được duy trì cho đến lúc bùng nổ cuộc

xâm lược của thực dân Pháp “Có nhiều lí do để giải thích thái độ của Minh Mạng

và các vua kế vua kế vị trong trong chính sách đối với Đạo Thiên Chúa nhưng không thể phủ nhận triều Nguyễn tỏ ra rất lúng túng trong việc giải quyết vấn đề này Sự lúng túng thể hiện không riêng ở vua Nguyễn mà còn ở trong cả tầng lớp

18Trương Hữu Quýnh cb, Đại cương lịch sử Việt Nam tập 1, NXB Giáo dục, 2007, trang 444.

Trang 26

trí thức thời đó: trước câu hỏi về sách lược đối phó với sự truyền đạo Thiên Chúa

và nguy cơ xâm lược của thực dân trong đề thi Hội năm 1847, các nhà Nho đều tỏ

ra không am hiểu vấn đề và không đưa ra một đối sách nào cụ thể Trong vấn đề Thiên Chúa giáo, triều đình Huế đã thiếu sáng suốt, không phân biệt được lòng yêu nước với đức tin tôn giáo của dân chúng để có những chủ trương đường lối thích hợp vừa không ảnh hưởng đến đức tin tôn giáo của dân chúng, không tạo cớ cho

kẻ thù xâm lược mà vẫn giữ được cho mình những thần dân yêu nước…Các tư liệu lịch sử cho thấy việc cấm đạo và khủng bố đạo Thiên Chúa không phải là lí do duy nhất dẫn đến can thiệp vào vũ trang của Pháp vào Việt Nam 1858, nhưng là lí do

có tính trực tiếp để người Pháp thực hiện hành động vào thời điểm nói trên” 19.Đối phó để trì hoãn được ít nhiều cuộc xâm lược có thể xảy ra do âm mưuxâm lược của các nước phương Tây nhưng nhà Nguyễn lại không tận dụng đượcthời gian, tăng cường sức tự vệ của đất nước Mặt khác, áp dụng những biện phápcực đoan nhằm cố thêm ý thức hệ Nho giáo với tư cách là bệ đỡ tư tưởng của Nhànước quân chủ, nhà Nguyễn tỏ ra bảo thủ, đưa đất nước ngày càng lún sâu vàotình trạng trì trệ, lạc hậu đến nỗi suy kiệt khả năng tự vệ

3) Đánh giá về triều Nguyễn

Nhận thức về một triều đại, nhất là muốn đánh giá công lao hay lỗi lầm của triềuđại đó cần phải nghiên cứu sâu rộng về nhiều mặt cả về chính trị, kinh tế, quân sự,ngoại giao, văn hóa, xã hội…mới có thể đi đến một kết luận thuyết phục Sự tồn tạicủa vương triều Nguyễn suốt 143 năm trong dòng chảy lịch sử dân tộc đã gây ranhiều tranh luận trong giới sử học nói riêng và giới khoa xã hội Việt Nam nói chung,

ví dụ như trách nhiệm của nhà Nguyễn để nước ta rơi vào tay Pháp Nhìn chungnhà Nguyễn từ sau 1802 vẫn chưa thoát khỏi sự ràng buộc của những yếu tố lạchậu, bảo thủ, trì trệ, nhưng cũng phải có những khách quan thừa nhận rằng, cácvua đầu triều Nguyễn cũng có đóng góp nhất định như đã hoàn thành công cuộcthống nhất đất nước kế tục vương triều Tây Sơn, có những mặt tích cực trongquản lí đất nước thống nhất như về mặt hành chính chặt chẽ hơn trước nhiều, pháttriển văn hóa dân tộc và phần nào về khoa học kĩ thuật Về dân chí đã mở mang thi

1802-1884,luận án Thạc sĩ trường ĐHSP TP.HCM, 2006, trang 33.

Trang 27

cử tuyển chọn người tài đều đặn, khai khẩn đất hoang ở phía Nam và lấn biển ởphía Bắc…Mặt khác, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng sau hơn nửa thế kỉ tồn tạidưới triều Nguyễn, Việt Nam hầu như không thể phát triển theo hướng tiến bộ.Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc làm bùng nổ hàng loạt cuộc khởi nghĩa nôngdân Kinh tế công nông nghiệp suy yếu, thương nghiệp bế tắc, tài chính khô kiệt.Chính sách ngoại giao đôi khi thiếu khôn khéo và thiếu tỉnh táo đã đẩy đất nướcvào tình trạng khó khăn khi phải đối phó với âm mưu xâm lược ngày càng ráo riết

của tư bản phương Tây Cần phải xem xét trách nhiệm của nhà Nguyễn “với tư cách là người quản lí đất nước mà trách nhiệm lớn nhất là đã thi hành nhiều chính sách lỗi thời, lạc hậu, thậm chí đi ngược lại quyền lợi của đất nước và nhân dân khiến cho thế nước ngày một suy yếu, xã hội luôn bất ổn, không còn đủ sức đối phó với cuộc xâm lược của tư bản Pháp”20.

Còn nguyên nhân để nước ta rơi vào tay Pháp, chúng ta cần phải chú ý tớimối quan hệ nhiều phía, nhiều chiều, từ thế lực của chủ nghĩa đế quốc nói chung,thế lực của tư bản Pháp nói riêng đến những tham vọng bành trướng, chạy đua vũtrang xâm lược phương Đông của chúng Cần xem xét bối cảnh quốc tế và khuvực ở cuối thế kỉ XIX, nghiên cứu tình hình Việt Nam trong các mối quan hệ chung

và riêng; xem xét các nguyên nhân bên trong và bên ngoài; khách quan và chủquan để có thể đưa ra nhận định, đánh giá công minh chính xác Những nguyênnhân dẫn đến việc để độc lập chủ quyền có thể dẫn ra khá nhiều, nhưng phảikhẳng định nguyên nhân chính là nguyên tắc bên trong và trách nhiệm chính thuộc

về triều đình phong kiến Nguyễn là hiển nhiên, không thể chối cãi Đó là tráchnhiệm, đó cũng là tội lớn của nhà Nguyễn trước dân tộc, trước lịch sử nhưngkhông vì thế mà phủ định sạch trơn những thành quả mà nhà Nguyễn đã đạt được,

do vậy chúng ta phải có cái nhìn một cách khách quan khi đánh giá về triềuNguyễn bao gồm cả mặt tích cực và hạn chế

20Lịch sử nhà Nguyễn – Một cách tiếp cận mới, NXB ĐHSP, 2005, trang 20

Trang 28

Phần II: Cuộc đời và sự nghiệp của Uy viễn Tướng công

Nguyễn Công Trứ

Ghi nhận những đóng góp của nhất định của triều Nguyễn đối với lịch sử cũng

có nghĩa là không phủ nhận sạch trơn những đại thần trung thành và có công laovới triều đại này

Nguyễn Công Trứ là một trong những bậc đại thần trung thành và có công lao

ấy Cuộc đời của ông gắn liền với sự tồn tại của triều Nguyễn, ông ra làm quan chotriều Nguyễn và rất đỗi trung thành với triều đại này

1) Cuộc đời

a) Thời hàn vi

Nguyễn Công trứ (1778-1858), tự là Tồn Chất, hiệu là Ngô Trai và Hi Văn Ôngquê ở làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng ông sinh ra tại huyệnQuỳnh Côi, phủ Thái Bình, trấn Sơn Nam (nay là huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình).Người đời trân trọng thường gọi là Uy viễn Tướng công (Tướng công làng Uyviễn) Ông sinh ra là năm Nguyễn Nhạc xưng vua tại Quy Nhơn, lấy niên hiệu làThái Đức, Nguyễn Ánh nhận cờ đại nguyên soái nhiếp chính quốc ở Gia Định

“Những năm Mậu Tuất này xem ra có mối nợ đời, tương sinh, tương khắc, gây nên binh đao máu lửa ngót 3 thế kỉ”21.

Nguyễn Công Trứ không thuộc lớp công khai quốc như Nguyễn Gia Miêu, màtrước hết là một sĩ phu Bắc Hà như đại thi hào Nguyễn Du và nhiều người khác,trung thành với triều Lê, tự nguyện phụng sự triều Nguyễn, để rồi trở thành một đạithần mẫu cán của vương triều này trên nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa,nội trị, quốc phòng

Thân sinh của Nguyễn Công Trứ là Đức Ngạn hầu, húy là Công Tấn - là ngườihọc vấn uyên bác, văn chương lừng lẫy một thời Ông theo Lê Chiêu Thống chống

lại Tây Sơn, vua Lê thua bỏ chạy, ông theo không kịp, bèn trở về nhà nhưng “Nhà cửa đã bị Tây Sơn đốt phá mất cả, Ngài phải biệt lập cơ chỉ, mở trường dạy học Sau Tây Sơn trưng triệu đôi ba lần, Ngài nhất định không ra, cứ ở nhà an bần lạc

21Mai Khắc Ứng, Đôi điều về tồn chất của Nguyễn Công Trứ, NXB Thuận Hóa, 2004, trang 7

Trang 29

đạo, cho qua ngày tháng Thọ 84 tuổi thì mất” 22 Từ đó gia đình trở nên sa sútnghèo đi.

Thân mẫu của Nguyễn Công Trứ là bà Nguyễn Thị Phan “con gái quan quản Nội thị Cảnh nhạc bá, người xã Phụng Dực huyện Thượng phúc, tỉnh Sơn Nam (Hà Đông)”

Nói tóm lại, gia thế của ông như tác giả Lê Thước nhận xét là “Một nhà thi thư thế phiệt,khoa giáp danh gia…Trong một nhà mà gồm đủ cả trung thần liệt lữ, biển cương thường đã từng chói lọi trong cõi Hồng -Sơn Lam- thủy Cụ vốn là dòng dõi trâm anh, nhưng từ khi thân phụ là Đức ngạn hầu xướng nghĩa phù Lê, không may thất bại, nhà cửa cơ nghiệp bị tàn phá hết sạch; gặp cái cảnh quốc phá gia vong như vậy, cụ tuy là danh gia tử đệ, mà thành ra cũng ở trong vòng hàn sĩ bần nho”.

Hà Tĩnh là quê cha, Hà Tây- Thăng Long là quê mẹ, Thái Bình là quê sinh thành.Nguyễn Công Trứ là sự kết tinh của ba vùng văn hóa Và cả ba vùng văn hóa ấy,đều đã chịu sự tác động mạnh mẽ của các biến cố lịch sử ngót bốn thế kỉ (1407-1802) Nguyễn Công Trứ như là hệ quả của chuỗi biến động lịch sử này

Họ Nguyễn thất thế ngay từ những ngày đầu dựng cờ phò Lê (1545), thuatrước công cuộc nội chiến tương tàn đẫm máu: Trịnh-Nguyễn-Tây Sơn (1774), lại

là người giành toàn thắng cuối cùng 1802 “Vận nước và lòng người Cả hai có bóng dáng trong kết cục này” 23 Nguyễn Công Trứ là người đã trải qua ba triều đạivua là Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức; đã từng làm quan ở kinh đô và các tỉnhthành; làm tướng đi đánh giặc đã bảy tám phen Từ khi thiếu thời đến lúc thi đậu,

ra làm quan, làm tướng rồi về hưu “bao giờ cũng như bao giờ, tiên sinh vẫn thảng thích tự nhiên; thăng chức cũng không vui mừng mà giáng chức cũng không buồn

bã Trong con người đài các phong lưu, có con người hàn vi, nghèo khó Trái lại trong con người thanh bần đạm bạc, lại có con người vinh hiển tài hoa; trong con người đạo đức lại có con người phóng túng, nửa tiên nửa tục Vì vậy cả cuộc đời tiên sinh không khi nào giàu, mà cũng không có khi nào nghèo, lúc nào cũng ung dung tự tại, lúc nào cũng hăng hái say sưa, lúc nào cũng kiêu hãnh, cũng hào hùng, cũng ngang nhiên và tiết tháo” 24

22Lê Thước, Sự nghiệp và thi văn của Uy viễn tướng công Nguyễn Công Trứ, nhà in Văn Tân, HN,

1928, trang 6

23 Mai Khắc Ứng, Đôi điều về tồn chất của Nguyễn Công Trứ, NXB Thuận Hóa, 2004, trang 8.

24Phan Thư Hiền, giai thoại Nguyễn Công Trứ, NXB Văn hóa - thông tin, 2008, trang 7.

Trang 30

Nguyễn Công Trứ là người thích lối sống tự do phóng khoáng Ông là người

có tài, ham học, có chí Theo giai thoại về Nguyễn Công Trứ do Phan Thư Hiềnsưu tầm, biên soạn thì lúc nhỏ có tên là Cậu Củng hay còn gọi là Ấm Củng Cànglớn lên Củng càng có diện mạo sáng sủa, đẹp trai hiếu động Củng lại có tính lanhlợi, ứng đối mẫn tiệp tài tình và hơn tất cả những bạn bè trang lứa nên được người

dân huyện hạt Quỳnh Côi và phủ hạt Tiên Hưng xưng tụng là “Thần đồng giáng sinh” Ông bà Tần thấy con trai nhanh trí, sáng dạ nên quyết dạy dỗ đến nơi đến

chốn, không chỉ về chữ nghĩa văn chương mà còn mong con giỏi cả về kinh tế cônquyền Cậu bé Củng không thể không tiếp thu về truyền thống gia giáo, học vấncủa gia đình cũng như phong hóa địa phương nơi cậu sinh thành Tuy nhiên, cậu

đã không ỷ lại vào sự ấp yêu, chiều chuộng của người thân

Còn giải nguyên Lê thước nhận xét về Nguyễn Công Trứ như sau:

“Cụ lúc còn nhỏ, thiên tư đĩnh ngộ khác thường, thụ nghiệp với quan Tham đốc họ

Lê, người xã Thuần Chân, quan Tham đốc rất ưa văn chương cụ, ý tứ lỗi lạc, tư tưởng cao xa , Ngài vẫn biết rằng về sau hẳn là một người đại thành Tính cụ rất là thích thảng tự nhiên, ít hay câu nệ tục kiến như một người thường Dầu buổi còn thanh niên cũng đã có cái phong dạng một bậc anh tuấn, một đấng tài hoa, tuy học đạo thánh hiền mà những muốn ra vai hào kiệt Trời lại phú tính cho hay thơ, trong lúc giao tiếp với đời xúc cảm thế nào, xuất khẩu thành chương, cho nên thơ văn cụ vừa dễ dàng, vừa thiết thực Tương truyền, một hôm cụ đi học đường xa, bà thân mẫu cấp cho một quan tiền làm lộ phí Lúc đi qua một cánh đồng, thấy lũ trẻ đang đánh đồi, cụ thấy vui cũng ghé vào đánh, chẳng mấy chốc đã thua hết sạch cả tiền; bèn đứng dậy ra đi, nhân vịnh bài thơ có câu rằng:

Tưởng làm đôi chữ cho vui vậy, Bỗng chốc nên quan đã sướng chưa! 25

Câu thơ tuy tả cái cảnh đánh chơi mà thua thực, nhưng cái sự nghiệp khanh tướng sau này đã phát lộ ra nơi khẩu khí của cậu học sinh còn đi du học”26

25 Tiếng Nghệ, “Chữ” nghĩa là chữ viết, lại có nghĩa là đồng tiền Câu này nghĩa thực là: tưởng đánh chơi vài đồng cho vui, ai ngờ thua mất cả quan đã cực chưa? Nghĩa bóng là: tưởng đi học biết ít chữ cho vui, ai ngờ học chơi mà cũng làm nên quan, đã sướng chưa?

26 sđd trang 7.

Trang 31

Những người đứng có lẽ ai cũng phải nực cười, mất hết tiền đã không buồn lại cònnói chuyện hài hước đi học được nên quan, nên chức thì chỉ có Nguyễn Công Trứ

là một Rõ ràng cái ý ví von sâu sa là: tưởng đánh chơi ba chữ tiền cho vui thôi,nào ngờ mất cả quan tiền, thật cũng đáng đời cho kẻ ham vui! Nhưng cách nói củacậu cũng làm cho người ta hiểu rằng: Chỉ đi học kiếm vài ba chữ, để giao thiệp vớiđời, nào ngờ ít lâu đã đỗ làm quan, thật sướng cho những kẻ gặp thời!

Như vậy là cái chí công danh của Nguyễn Công Trứ đã bộc lộ ngay từ thủa thiếuthời

Nguyễn Công Trứ càng lớn tuổi, càng học giỏi, nhưng vì gia đình nghèo lạithành đạt muộn, nên cái cảnh ngộ cũng nhiều khi quẫn bách gian truân Tuy vậy,ông cũng không bao giờ oán trách số phận, mà cũng không bao giờ thay đổi cái

lòng hoài bão của mình “Lúc nào cụ cũng cứ ung dung tự đắc, lấy non sông làm tư tưởng, đem vũ trụ làm khâm hoài, cảnh ngộ càng khó khăn thì chí khí lại càng hăng hái, thực có như lời cụ đã nói trong câu đối sau này, đang lúc bần hàn, cụ làm

ra dán nơi phòng học

Mạc vị khốn hành phi ngọc nhữ, Cảm tương bần tiện cố kiêu nhân.

Có nghĩa là:

Vận khó trời làm nên vẻ ngọc, Thân nghèo ta dám cố khinh ai”27

Năm 1802, nhân dịp vua Gia Long ra Bắc hà để chịu thụ phong với nhà Thanh,

Nguyễn Công Trứ đón xe vua ở Nghệ An và dâng lên bản điều trần có tên là “Thái bình thập sách” Vua xem rồi giao Bộ Lại duyệt tâu Những việc điều trần ấy trong

sử không ghi chép rõ nói về việc gì, nhưng được vua khen ngợi và các quan đìnhthần chú ý Kế sách này chẳng có chiếu chỉ hay sắc dụ gì chẳng phải do bản thânquá kém cỏi chẳng qua chưa có danh vọng, muốn làm được điều đó thì phải đibằng con đường khoa cử

Việc thi cử ở Đàng Trong trong bị bỏ gần nửa thế kỉ từ năm 1765 Đến năm

1802, Gia Long lên ngôi dần dần mới lập nhà Văn Miếu thờ Khổng Tử ở các

27 Lê Thước, Sự nghiệp và thi văn của Uy viễn tướng công Nguyễn Công Trứ, Nhà in Văn Tân,

HN, 1928, trang 8.

Trang 32

doanh, các trấn để tỏ lòng trọng Nho học, đặt Quốc Tử Giám ở kinh đô để dạy concác quan và năm 1807 mới mở khoa thi hương đầu tiên, quy định cứ 6 năm mởmột khoa thi chứ không như thời Lê 3 năm mở một lần Đến năm Nhâm Ngọ(1822) năm Minh Mạng thứ 3, mới mở khoa thi hội lấy tiến sĩ Như vậy là từ năm

1802, năm dâng Thái Bình thập sách, Nguyễn Công Trứ phải chờ năm năm sau,mới có dịp vác lều chõng đi thi lần đầu tiên trong cuộc đời mình

Khoa thi hương đầu tiên dưới chính thể Gia Long, diễn ra sau 7 năm thân phụ

của Nguyễn Công Trứ qua đời “Bảy năm hụt hẫng, bần hàn, đói rét, bế tắc trong cuộc đời “Giấy rách phải giữ lấy lề” là phương châm sống của Tồn Chất trong lúc này Có lẽ, bảy năm mồ côi cha, Nguyễn Công Trứ phải đấu tranh quyết liệt với cái đói của bản thân, của mẹ già và của vợ con “Giữ lấy lề” trước hết là:

Một lòng thờ Mẹ kính Cha.

Cho tròn chữ hiếu mới là phận con.

Thờ Mẹ, giúp vợ nuôi con là bổn phận Kính cha lúc này là vâng lời Cha trọn vẹn Ấy là học Ấy là bảng vàng, bia đá vinh quy Từng đó việc phải lo gánh vác, gian truân và nặng nề lắm Nguyễn Công Trứ đã tuyên bố:

Có trung hiếu nên đứng trong trời đất.

Không công danh thời nát với cỏ cây Học để làm người trung hiếu hoặc là chết Đơn giản vậy thôi Công và danh gắn liền với học và thi Bảy năm làm mọi nhiệm vụ với gia đình nhưng không sao nhãng việc học Và, phải học như thế nào đó mới dám vác lều chõng đi thi nhưng Nguyễn Công Trứ không qua được kì thi thứ nhất Vậy là cái “nợ cầm thư” còn đeo đẳng.

Đi không há dễ lại về không.

Cái nợ cầm thư phải trả xong.

Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt.

Dở đem thân thế hẹn tang bồng.

Đã mang tiếng ở trong trời đất, Phải có danh gì với núi sông.

Giữa cuộc trần ai, ai dễ biết, Rồi ra mới tỏ mặt anh hùng.

Trang 33

Từ một cậu ấm 12 năm tuổi thơ đầu đời với màn the trường gấm, bởi thế cuộc, phải hạ xuống mức làm cậu nho trường làng, nhưng trong khoảng thời gian này, Nguyễn Công Trứ đang còn cha cầm chèo, bẻ lái trong bước “phú quý thụt lùi”, gánh nặng gia đình chưa phải đặt lên vai 7 năm không còn cha 7 năm làm chủ một già đình mẹ già, vợ dại, con thơ 7 năm buồn hẫng hụt trong niềm háo hức báo hiếu vào một khoa thi, những mong rẽ sang bước ngoặt của cuộc đời Nhưng chưa thành” 28.

“Về không” với lời tự an ủi “học tài thi phận”, “thua keo này ta bày keo khác” Nguyễn Công Trứ lại bắt tay ngay vào việc để “bày keo khác” Cái đáng trọng,

đáng quý,đáng khâm phục đầu tiên là chí khí bất khuất của một kẻ hàn Nho Thấmnỗi nghèo hèn, nhưng không bi lụy, nhìn thẳng vào cái nghèo để đạp lên mà vượtqua Tin vào ngày mai tươi sáng bởi sức phấn đấu tự bản thân mình vận động làđức tính đáng trân trọng ở ông Từ năm Đinh Mão (1807) đến năm Quý Dậu(1813), lại phải chờ mất 6 năm mới có khoa thi Hương thứ hai Khoa thi này,Nguyễn Công Trứ đỗ sinh đổ (tú tài), mà đỗ tú tài thì chưa đủ tư cách để được bổlàm quan, cho nên ông mới làm câu đối sau đây trước khi đi thi lần ba:

“Anh em ơi! Đã băm sáu tuổi rồi, khắp Đông Tây Nam Bắc bốn phương trời, đâu cũng lừng danh công tử xác.

Trời đất nhẽ, một phen này nữa, xếp cung kiếm cầm thư vào một gánh, làm cho nổi tiếng trượng phu kềnh”29.

Vậy là tuy khoa thi thứ hai này “vạn sự như ý” chưa đến với Nguyễn Công Trứ,

nhưng đã bén vào cái giải tú tài cũng đã làm mát mặt mẹ, vợ, làng xóm, quê

hương “Sự nghèo đói của nhà ông tú chưa dễ cải thiện, nhưng uy tín thầy đồ nơi ông đã lan xa Học trò đến xin ông làm thụ giáo nhiều hơn Một bước ngoặt khiêm tốn trong cuộc đời hàn nho, như một hứa hẹn sẽ cho hướng đi mới cua ông Niềm vui tuy còn nho nhỏ, nhưng sự phấn chấn và nguồn hy vọng thì được nuôi dưỡng

có cơ sở hơn Tự tin cũng mãnh liệt hơn Rừng Nho đất Hồng Lam trước mắt ông rực rỡ, sầm uất nuôi dưỡng niềm tin đó Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Khản bên hàng xóm; Lê Sĩ Triêm, Lê Sĩ Bàng, Phan Huy Cận, Phan Huy Ích, Phan Huy Ôn, Vũ Diệm, Ngô Phúc Lâm, Phan Kính, Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Quýnh Bên

28 Mai Khắc Ứng, Đôi điều về tồn chất của Nguyễn Công Trứ, NXB Thuận Hóa, 2004, trang 46.

29Thơ văn Nguyễn Công Trứ,NXB Văn học, 1983, trang 12.

Trang 34

trong Hồng Lĩnh: Nguyễn Hành, Phan Khiêm Thụ, Phan Bảo Định…của La sơn như đang vẫy gọi, cùng với kinh nghiệm của hai kì thi đã qua, gom lại làm nên quyết tâm cho trận bút khoa sau, Kỷ Mão, 1819” 30.

Và sự khổ công của ông đã được đền đáp trong khoa thi năm Kỉ Mão 1819,

khi đó ông đã 42 tuổi đời Nguyễn Công Trứ đã đậu giải nguyên, ông đã “đứng đầu bảng hổ” trước 3000 sĩ tử, bấy giờ mới công thành danh toại “Từ đó chí của

cụ đã định, nên trong lúc ngâm vịnh đã có câu rằng:

Đã tầng tắm gội ơn mưa móc,

Cũng phải xêng xang hội gió mây”31.

42 năm đầu đời của nhà Nho Nguyễn Công Trứ có thể cắt thành 4 khúc 12 năm đầu là “cậu ấm” lớn lên trong một gia đình trâm anh, giữa vùng quê hương

Quỳnh Côi -Thái Bình - Sơn Nam trù mật Học cha và học thầy trong tư thế của một

vị quan đầu phủ Đó là những năm tháng hồn nhiên, viên mãn vào đời Năm 1786,Tây Sơn tiến ra Bắc diệt trịnh phò lê Những cuộc sát phạt liên tiếp xảy ra gây nênnhiều nỗi kinh hoàng trong dân chúng

Quan lại, sĩ phu, nho sĩ Bắc hà, một số ngỡ ngàng phân vân trước thế lực mớinổi lên từ ấp Tây Sơn Chạy theo vua Lê hoặc yếm thế đợi thời là tình trạng chungcủa xã hội Đàng Ngoài nửa cuối thế kỉ XVIII Đức ngạn hầu Nguyễn Công Tấncũng nằm trong xu thế đó Giữ trọng trách Tham tán nhung vụ, tổ chức phong tràocần Vương chống lại Tây Sơn không nổi thì về quê ở ẩn, bất hợp tác với triều TâySơn

10 năm tiếp theo (1789-1790), Nguyễn Công Trứ là một “cậu ấm” sống trong tình cảnh “phá sản” của gia đình Lộc nước của cha không còn Bổng nhỏ do Nho

sinh đóng góp thì bấp bênh Thế nhưng ông vẫn kiên định “giấy rách phải giữ lấylề” Ông Tấn nhất định từ chối không hợp tác với Tây Sơn Thái độ thức giả đươngthời, phần đông là vậy Nguyễn Công Trứ chịu ảnh hưởng sâu sắc từ gia đình vàlàng xóm Bên Tiên Điền, nhà Nguyễn Du cũng vậy Đây là 10 năm ông Nguyễn

30 Mai Khắc Ứng, Đôi điều về tồn chất của Nguyễn Công Trứ, NXB Thuận Hóa, 2004, trang 55.

HN, 1928, trang 9

Trang 35

Công Tấn khẳng định mình bằng tư tưởng “lạc đạo vong bần” Tính cách Nguyễn

Công Trứ hoàn thiện dần trong lò luyện đó

Khúc thứ ba là làm “cậu ấm” mồ côi cha Dù ít ỏi, bổng lộc dạy học của ông

Tấn cũng còn có mà trang trải rau cháo độ nhật qua ngày Ông Tấn ra đi Gia đìnhtrắng tay Sự hụt hẫng, sự mất mát sau ngày ông Tấn qua đời đến ngay với hai mẹcon bà quả phụ Nguyễn Thị Pha Lấy vợ để nhờ vợ mà gánh vác việc nhà là sựhoàn cảnh, không thể khác Điều may mắn là: vợ ông, bà Đặng Thị Minh lấy việcthờ chồng nuôi con làm bổn phận Nguyễn Công Trứ đành phải dựa vào vợ màđứng lên Nhưng cuộc thi đầu đời năm Đinh Mão (1807) không đỗ Vừa là sởtrường, sở thích vừa để lộ nhật, Nguyễn Công Trứ xông vào nghề cầm ca trởthành một nhạc công được nhiều gánh hát mến mộ Đó là thời gian nhà NhoNguyễn Công Trứ đóng góp sức mình vào việc nâng cao và hoàn chỉnh ca trù cổđạm Dạy học, để học, để thi vốn là tôn chỉ định hướng từ đầu, ông không bao giờlơi lỏng Có chí thì nên Người xưa khuyên bảo vậy, Nguyễn Công Trứ trung thànhvới lời dạy đó Vượt qua chặng bần hàn nhất khúc thứ ba, ông đỗ tú tài ở khoa thihương thứ hai dưới vương triều Nguyễn (Quý Dậu, 1813)

Khúc thứ bốn bắt đầu quãng đời của một anh tú tài 36 tuổi Được miễn đănglính (theo quy định dưới thời Gia Long), từng trải qua hai khúc bần hàn Cuộc sốnggia đình tuy thêm nhiều miệng ăn hơn, nhưng cách cách kiếm ăn thì đã khá thạo,

đỡ lúng túng ngỡ ngàng hơn Vả lại, dù chưa là gì cả nhưng cái chân Tú tài củaông đã gây thêm thanh thế nên dễ vay mượn, đồng thời có nhiều sinh môn hơn

Mà cái chính là giúp Nguyễn Công Trứ củng cố sự kiên định vào niềm tin và hivọng kinh nghiệm qua hai trận bút, điều chỉnh và bổ sung tri thức Trận thứ ba

“đứng đầu bảng hổ” Đó là bước quyết định Đổi đời.

Từ đây, ông bước sang một chặng đường khác của cuộc đời mình, mộtchặng đường lắm chông gai, vinh và nhục lẫn lộn

b) Thời hiển đạt

Cuộc đời ông là những thăng trầm trong sự nghiệp Trong gần 30 năm làmquan, Nguyễn Công Trứ có đến khoảng 25 năm làm đường quan (quan cai trị), caonhất tới chức Thượng thư, chức Tổng đốc, lại có mấy tháng (ở tuổi 66) bị cách hết

chức phẩm hàm, có lần bị “án trảm giam hậu”, có lần phải giáng làm lính trơn đầy

Trang 36

đi xa Trong 28 năm làm quan mà giữ 26 chức vụ khác nhau: hành tẩu sử quan,tri huyện, lam trung, tư nghiệp Quốc Tử Giám, Thừa Thiên phủ thừa, tổng trấn Bắcthành, thượng thư, tổng đốc Hải An…

Năm 43 tuổi, Nguyễn Công Trứ ra làm quan và có cơ hội thực hiện “chí nam nhi” trả cái “nợ anh hùng”, “nợ tang bồng” từng làm cho ông day dứt trong nhiều

năm tháng Những năm đầu, có thể nói ông chưa thi thố được tài năng của mình.Ông chỉ mới được giữ những chức vụ thừa hành, dù là làm hành tẩu, biên tu ởQuốc sử quán hay là phủ thừa phủ Thừa Thiên, hay tri huyện Đường Hào Đếnnăm 1825, ông được bổ làm tham hiệp trấn Thanh Hóa, dẹp loạn Lê Duy Lươngnổi lên ở mạn Ngọc Sơn, Nông Cống Lê Duy Lương là dòng dõi nhà Lê, muốnkhôi phục nghiệp cũ của cha ông Giặc Lê Duy Lương chưa tan nhưng không

hoành hành ở hai mạn ấy nữa Nhà vua thấy ông “làm việc gắng sức”, thật đáng

khen, nhân ông có tang mẹ, liền cho xuất kho 100 lạng bạc ban cho ông để ôngtiêu vào việc ma chay Ông cảm kích vô cùng Thế là ông đã bị đưa vào tròng

Chưa đầy bốn tháng sau “khăn tang mẹ còn quấn trên đầu”, đã có chỉ xuống bảo rằng: “Nay ở Bắc thành, việc đánh dẹp khí nhiều, truyền tham hiệp trấn Thanh Hóa

là Nguyễn Công Trứ chưa cần về trấn vội, mà phải lập tức đi ra Bắc thành, theo Nguyễn Hữu Thân, Trương Văn Minh giữ chức tham tán quân vụ, đợi xong việc sẽ xuống chỉ cho trở về trấn” Từ quan văn ông chuyển sang quan võ như thế Dẹp

được đám giặc này, đám khác lại nổi lên Lê Duy Lương ở Thanh Hóa (1825),Phan Bá Vành ở Nam Định (1827), Nông Văn Vân ở Tuyên Quang (1833), giặckhách cướp biển ở Quảng Yên, Hải Ninh (1835), đánh thành Trấn Tây (1841) Đámnào cũng to Để tự khuyến khích mình, ông đã làm nhiều bài thơ, bài hát phấn trấn

vô cùng, toàn là giọng của người hăng say, không quản gian lao, vất vả Nhà vuathì không ngớt đem bả vinh hoa ra nhử Mặc dù nhiều lần ông bị giáng, nhưng liềnsau đó lại đưa lên, giữ những chức cao hơn, có quyền lực nhiều hơn Cao nhất, cóquyền lực nhất là năm 1835, ông được thực thụ Thượng thư Bộ binh, giữ chức

Tổng đốc Hải An tức “Tổng đốc Đông”.

Giải nguyên Lê Thước nói rất rõ bước thăng trầm trong cuộc đời làm quan

của Nguyễn Công Trứ như sau: “Lúc giải nguyên, cụ đã 42 tuổi Bước công danh

đã muộn nhưng cơ trí ngộ cũng ngầu Bắt đầu cụ được bổ hành tẩu sử quán (Minh Mạng nguyên niên-1820) Năm sau thực thụ Biên tu Đến năm Minh Mạng thứ tư,

Trang 37

bổ làm tri huyện đường hào (Hải Dương) Được một năm thăng bổ lang trung ở Thanh lại ti thuộc Bộ lại, rồi đổi làm Quốc tử giám thư nghiệp Tháng 10 năm ấy, lại thăng làm Thêm sự Bộ hình Năm thứ sáu bổ Thừa thiên phủ Phủ thừa, chẳng bao lâu lại thăng làm Tham hiệp trấn Thanh Hóa tức là tỉnh Thanh Hóa bây giờ Lúc ấy

có Lê Duy Lương tụ tập đồ đảng ở hạt Ngọc sơn và Nông Cống, cụ dâng sớ xin đi tiễu trừ Năm Minh Mạng thứ tám (1827), ở vùng Nam Định có giặc Phan Bá Vành, vua sai cụ hiệp đồng với quan thống quản là Phạm Văn Lí mà đi tiễu trừ Cụ đánh mấy trận rất hăng, giặc bị thua rút về Trà Lũ, quân cụ thẳng đến vây đánh, bắt được Phan Bá Vành và đồ đảng rất đông Vua được tin xuống chiếu ban thưởng cho cụ một toà bạch ngọc, chạm hình núi, một con ngựa mã não và một cái kim khánh có khắc bốn chữ “Lao năng khả thưởng”.

Năm Minh Mạng thứ chín (1828), cụ được triệu về kinh và được thăng thự Hình bộ hữu tham tri sung chức dinh điền sứ, ra các hạt Nam Định, Ninh Bình, chiêu mộ dân đinh khai khẩn đất hoang Công việc kinh lí chỉ hơn một năm mà lập được hai Tổng là Hoành Thu và Ninh Thất.

Năm thứ 11, cụ được triệu tập về kinh, bổ làm hữu tham tri bộ hình, sang năm sau vì việc cử Phí quí trại làm huyện Tiền Hải, bị giáng bổ tri huyện ở kinh, được một năm thì thăng làm Lang trung nội vụ, rồi bổ Bố chánh Hải Dương (Minh Mạng thứ 13).

Tháng 10 năm ấy, cụ được thăng hàm Binh bộ tham tri, và Thự tổng đốc Hải

An (Hải Dương, Quảng Yên) Năm sau ở mạn thượng du, có giặc Nông Văn Vân nổi lên đánh phá rất kịch liệt Cụ phụng chỉ làm tham tán quân vụ, hiệp với quan tổng đốc Lê Văn Đức đi đánh dẹp các nơi.

Lúc bấy giờ cụ được cùng các quan tổng binh khác về Kinh chiêm cận, rồi được Binh bố Thượng thư, nhưng lĩnh Hải An tổng đốc Năm Minh Mạng thứ 17, vì việc một tên trọng tù tỉnh ấy vượt ngục trốn mất, cụ phải giáng bốn cấp, sau khai phục được ba cấp, đến năm Minh Mạng 20 (1939) lại phải giáng xuống Binh bộ hữu tham tri.

Năm Minh Mạng thứ hai mươi mốt, cụ được thăng thụ đô sát viện tả đô ngự

sử, rồi phụng chỉ đi khảo tràng thi Hà Nội Lúc trở về nhân ở thành trấn Tây (Cao Miên) có giặc, quan quân đánh dẹp chưa yên, cụ dâng sớ xin đi tòng chinh Vua y lời rồi chuẩn cho cụ làm tán lí cơ vụ.

Trang 38

Năm Thiệu Trị nguyên niên (1841), cụ cùng quan tướng quân Trương Minh Giảng đánh phá đồn giặc nhiều chỗ, được thưởng quân công một cấp, tháng ba năm ấy

cụ được sung chức tham tán đại thần Sau vì tình thế khó khăn, quân ta phải rút về tỉnh An Giang Ít lâu, nhân việc giết được tướng giặc là phiên tăng nên lại được khôi phục làm binh bộ thị lang, mà vẫn làm tuần phủ An Giang.

Năm thứ ba, cụ được thăng binh bộ tham tri Đến tháng mười năm ấy vì bị người ta vu cáo, cụ phải cách tuột và phát đi làm lính ở tỉnh Quảng Ngãi.

Tháng riêng năm Thiệu Trị thứ năm, cụ được bổ làm chủ sự bộ hình, đến tháng bảy năm sau (1846), có chỉ cho cụ án sát Quãng Ngãi, được hai tháng lại đổi về thừa Thiên phủ thừa, đến tháng hai năm Thiệu Trị thứ bảy, thì được thăng thụ thừa thiên phủ Doãn” 32

Nguyễn Công Trứ phấn đấu không mệt mỏi trên con đường khoa cử, hăng háitrên chốn quan trường Ông có nghĩ đến cái danh nhưng có danh là để có phận, cóphận mới có điều kiện cứu nước, cứu dân vì thế ông không buốn chán bi quanngay cả khi bị giáng chức, phải làm lính thú ở biên ải Con đường quan trường giantruân là thế ấy mà ông không bi quan chán nản, thăng chức cũng không vui mừng

mà giáng chức cũng không buồn bã Khi ông bị giáng chức xuống làm lính ởQuảng Ngãi, nghe nói lúc ông đi đến tỉnh Quảng Ngãi khi vào chào các quan tỉnh

để đợi lệnh phát đi đồn nào, ông cứ nghiễm nhiên mặc cái áo cộc múi chàm, đầuđội nón dấu, vai mang một ruột tượng gạo, bên hông lại đèo một cái dao tu, xỏngxảnh trong một cái vỏ bằng gỗ Quan tỉnh thấy vậy, ra dáng bất yên, muốn cho

phép ông cởi đồ lính ra, nhưng ông nói: “Cứ xin để vậy, lúc làm đại tướng tôi không thấy làm vinh, thì nay làm lính tôi cũng không lấy làm nhục Người ta ở địa vị nào,

có nghĩa vụ với đối với địa vị ấy, làm lính mà không mang đồ ấy thì sao gọi là lính được ” 33

Bắt đầu lãnh chức hành tẩu sử quán, chưa chín năm đã thăng lên hình bộtham tri, bước công danh như vậy cũng đã là chóng Ai ngờ rồi sau đó lại phảithăng lên giáng xuống không biết bao nhiêu lần, cuối cùng còn cái hàm thừa thiênphủ doãn (tam phẩm) mà về hưu trí

32Sđd trang 10, 11.

33Lê Thước, sự nghiệp và thi văn của Uy viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ, Nhà in Văn Tân, trang 13

Trang 39

Vậy tại sao ông lại phải bị thăng giáng như vậy? Bởi tại bản thân mình cũng

có, người tài thì thường hay hay cậy tài và hay mang oán, nhưng có lẽ bởi phầnnhiều nhà vua có lòng hẹp hòi không muốn trọng dụng ông chăng? Vậy ta chớ nênnghĩ rằng, ông làm quan trường truất giáng như vậy mà ngộ nhận ông không có tàinăng lỗi lạc, đủ cho nhà vua quý mến, nên mới bị nhà vua ghét bỏ như vậy Muốnhiểu được việc ấy, nên nhớ rằng nước ta là một nước quân chủ chuyên chế, tất cảmọi quyền hành đều nằm trong tay vua, nhà vua muốn dùng cái quyền binh củamình thì thường phải dùng sự ân oai để mà thao túng và lung lạc người ta NguyễnCông Trứ làm quan bị giáng nhiều lần, song cũng nhiều lần vinh hạnh được vua ưu

ái đặc biệt như khi túng thiếu được nha vua ban cho hai mươi nén bạc, gói vàotrong thuốc trà; đi đường bị cảm mạo nhà vua cho nghỉ ngơi, lại phái một người thị

vệ đem một viên ngự y tới nơi điều trị, lúc cụ về đình ưu thân mẫu rồi vào kinh đểtrở ra cung chức tham hiệp Thanh Hóa Đi đến huyện Hải Đăng (Quảng Trị) thì bị

bệnh (tháng 10 năm Minh Mạng thứ 7) Vua được tin ấy, xuống chỉ rằng: “Nay nghe Nguyễn Công Trứ đi đường chẳng may bị bệnh, chẳng hay đã lành hay chưa, lòng Trẫm luống những bất yên Đặc phái một tên thị vệ đem theo một viên ngự y, lập tức bắt trạm đi tới nơi điều trị, vụ được mau lành Còn Nguyễn Công Trứ thì cứ

an tâm mà uống thuốc bất kì một tháng, hai tháng, khi nào trong mình được thập phần khang kiện mới được ra đi, chớ nên kíp vội, giời mùa đông lạnh lẽo, nếu đau yếu lại, ấy là phụ cái lòng quyến cố của Trẫm Khâm thử” 34

Thực ra không phải nhà vua không nhìn thấy cái tài cao đức trọng, ai cũngkính phục, chẳng qua không muốn cái thanh thế ông lớn lên quá, khó lường trướcđược về sau sẽ như thế nào; vì thế cho nên “đã lấy ân mà cất lên, lại phải dùng oai

mà ức xuống Nhưng ân thì thường chỉ là ân mọn35, mà oai thì toàn là oai lớn Theo giải nguyên Lê Thước thì “xét ra cụ Nguyễn Công Trứ bị cách giáng tuy nhiều lần, song nặng nhất là lúc làm Hình bộ tham tri mà giáng bổ kinh Tri huyện, lại lúc làm

An Giang tuần phủ mà cách phát làm thú binh Theo chúng tôi thì cả hai lần đều oan ức cả”.

34 Lê Thước, Sự nghiệp và thi văn của Uy viễn tướng công Nguyễn Công Trứ, Nhà in Văn Tân,

HN, 1928, trang 14.

35hai lần đi đánh, lập được công trạng to (bắt Phan Bá Vành, đánh Nông Văn Vân) mà không được thăng, chỉ được vua thưởng cho các đồ châu ngọc như ngựa mã não, nhẫn ki cương.

Ngày đăng: 08/04/2013, 08:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w