II) Nội dung
b) Sự nghiệp quân sự
Trong hoàn cảnh giặc giã tứ tung, kẻ thì xướng nghĩa phù Lê, người dựng cờ báo chủ, trong Nam thì giặc Lê Văn Khôi, ngoài Bắc thì giặc Phan Bá Vành, Lê Duy Lương, Nông Văn Vân…các thổ phỉ nổi lên như ong, các nước bên ngoài cũng nhân đó mà can thiệp vào. Cái thời loạn lạc ấy, chính là cái thời cho kẻ anh hùng lập công vậy.
Đánh giặc Lê Duy Lương, Phan Bá Vành…
Năm 1825 từ Phủ thừa Thừa Thiên, Nguyễn Công Trứ được điều ra bổ làm Tham hiệp Thanh Hóa. Đến nhiệm sở chưa đầy hai tháng vị tân Tham hiệp này đã phải tham chiến chống cuộc nổi dậy của Lê Duy Nhiên và Lê Duy Lương ở vùng Ngọc Sơn, Nông Cống. Cuộc đời binh nghiệp bắt đầu từ đây. Có người vì quá ưu ái còn trung thành với nhà Lê nên lên án ông trong cuộc đàn áp cuộc nổi dậy này. Nhận thức đầy đủ bối cảnh của thời cuộc, ông cho rằng: Lê Duy Lương là người muốn giành lại ngôi vua đã mất, sang thế kỉ XIX thì không thể được nữa rồi. Một sự bị kích động bởi những kẻ dấu mặt nào đó nằm trong chuỗi âm mưu gây rối theo tâm địa “không ăn được thì đạp đổ” đấy thôi. Làm vua để trị vì một nước phải có sự chuẩn bị nhất định. Nước ta muốn làm vua không thuộc riêng một dòng họ nào. Có tài năng, có công lao, có thế lực thì được giữ vị trí đó. Khi một dòng họ làm vua hết vai trò, hãy bằng lòng với sự sang trang của lịch sử. Bởi vậy Lê Duy Lương, rồi sau đó là Lê Hoàng (Phan Bá Vành), Lê Văn Phụng (Tạ Văn Phụng) đều chỉ là những kẻ đứng sau do những kẻ dấu mặt dựng lên mà thôi. Nhà lê của thế kỉ XV quả là vị cứu tinh
cho dân tộc. Nhưng cuối thời Lê thì Lê Uy Mục và Mạc Đăng Dung đã làm cái dấu chấm của sự cáo chung triều Lê vào năm 1527. Nhiều lần bởi sự ưu ái của thần dân theo kiểu “phải lòng mặt” đã dành lại ngôi vua cho nhà Lê nhưng họ Lê đã hết người biết làm vua ví dụ như Lê Duy Tuấn, Lê Duy Ninh, Lê Duy Bang, Lê Duy Tân, Lê Duy Phương, Lê Duy Kì…được trao ngôi vào tay hẳn hoi, vẫn không làm vua được. Lớp hậu duệ nhà Lê không còn đủ nghĩa khí, không cò bản lĩnh tự mình đứng lên. “Nhận xét của Đặng Đức Siêu và Trần Văn Tạc bên cửa Nhật Lệ năm 1802, trước khi ra Bắc để giành lại Thăng Long trong tay Nguyễn Quang Toản là có lý, có tình.
Từ khi vua Lê chạy sang nước Thanh, đi không thấy trở lại, đất Bắc hà đã lọt vào tay giặc Tây Sơn rồi. Huống chi từ khi quân nhà vua lấy lại đô cũ tới nay, những tôi dân nhà Lê không một người nào ứng nghĩa để đánh giặc, nhà Lê không giấy lại được đã có thể biết rõ rồi. Nay ta diệt được giặc Tây Sơn, chiếm được đất đai, đó là ta lấy được giặc Tây Sơn, chứ không phải lấy ở nhà Lê. Công việc xong rồi, thì sẽ xử lý”41. Nghĩa là có chế độ đặc biệt đãi ngộ với con cháu nhà Lê. Nỗi băn khoăn của Nguyễn Phúc Ánh được giải tỏa. Vả lại, họ Nguyễn bền bỉ bỏ ra 19 thế hệ để mở mang xây dựng xứ Đàng Trong làm nên nửa lớp. Các lớp hậu duệ nhà Lê chẳng những không góp gì trong nửa nước này mà còn đã từng cùng chúa Trịnh “Nam chinh” diệt Nguyễn.
Trao toàn bộ cho con cháu nhà Lê bạc nhược thì việc tranh giành ngôi thứ tất sẽ xảy ra. Nội chiến lại tái diễn. Trao nửa nước (phần Đại Việt) thì một dân tộc lại có hai tổ quốc. Nguyện vọng thống nhất của nhân dân sẽ không được thực hiện. Trí thức và tướng lĩnh thế kỉ XIX mà đại diện là Đặng Đức Siêu, Trần Văn Tạc suy nghĩ đắn đo như vậy là có cơ sở.
Bởi những tính toán của ai đó qua quá trình mai phục hàng trăm năm chưa nhận được phước lành. Những con chim mồi mang họ Lê vì vậy cứ dai dẳng được dựng lên. Xét các vụ nổi loạn ở thế kỉ XIX không tính đến nguyên nhân này mà chỉ rập khuôn minh họa luận điểm “có áp bức có đấu tranh”, để coi tất cả là khởi nghĩa nông dân, sao tránh khỏi hồ đồ.
Cương vị, thẩm quyền của tham hiệp là phải cùng với trấn thủ dẹp loạn, an dân. Việc ông làm nên được coi là bổn phận phải làm. Nguyễn Công Trứ cũng như phần
đông người đương thời không thể không thừa nhận một Lê Duy Lương vô danh tiểu tốt nào đó bỗng dưng nhảy lên ngai vàng. Người đáng đòi ngôi vua chỉ có thể là con cháu Ngô Quyền. Từ nhận thức như vậy, với vị thế Tham hiệp, ông không tham gia cùng trấn thành Thanh Hóa dẹp loạn yên dân trên địa bàn mình cai quản sao được?.
Tiếp đó, ông lại phải cầm một cánh quân chống nhóm bạo loạn do Ninh Đăng Tạo cầm đầu hoạt động ở vùng giáp ranh giữa các huyện Đông Thành, Quỳnh Lưu (Nghệ An); Ngọc Sơn, Nông Cống (Thanh Hóa). Tuy mới nhậm chức, chưa thông hiểu địa bàn nhưng ông cũng thể hiện được bản lĩnh quân sự của mình. Ông được vua Nguyễn Thánh Tổ ban khen. Cuối tháng 6 năm 1826, ông phải về quê chịu tang mẹ. Tháng 10 cùng năm, ông lại được nhà vua phái ra Thanh Hóa tiếp tục giữ chức Tham Hiệp.
Trong cuốn sự nghiệp và thi văn của Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ của Lê Thước có nói rằng: “Cụ Nguyễn Công Trứ vốn là xuất thân khoa giáp mà vẫn giỏi kiếm cung, năm Minh Mạng thứ bảy (1826) cụ bắt đầu đi đánh giặc Lê Duy Lương ở vùng Thanh Hóa. Năm ấy ở vùng Nam Định có Phan Bá Vành cùng với bọn Võ Đức Cát, Nguyễn Hạnh nổi lên cướp phá các miền duyên hải, giết hại quan quân rất nhiều. Vua sai ông Tiền quân thống quản là Phạm Văn Lí đánh bắt được Võ Đức Cát. Còn Phan Bá Vành và Nguyễn Hạnh thì chạy sang hạt Hải Dương, củ tập đồ bảng, đánh phá các nơi, thật là nguy cấp. Lúc bấy giờ cụ Nguyễn Công Trứ hiện coi Tào hình ở dinh trấn thủ Bắc thành, phụng mạng đi đánh, cụ liền kéo quân đến các chỗ cấp báo mà giải vây. Vành thua chạy về Trà Lũ. Cụ truyền quân các lộ đều tiến, đánh thẳng vào đồn giặc, bắt được tên Vành và đồ bảng 765 người. vua được tin báo hiệp, cả mừng, xuống chỉ ban thưởng cho cụ châu ngọc và kim khánh. Sử chép rằng lúc cụ đi quân thứ,một hôm đi qua huyện thủy đường, giời đã gần tối, viên tri huyện huyện ấy trốn không ra tiếp, có người lại mục tên là Đỗ Trọng Chiêu và người cai tổng tên là Nguyễn Hữu Dụng ra đón rước, lưu cụ đóng quân tại huyện một đêm; đến lúc dâng cơm, cụ biết chúng nó có mưu gian, bèn lập tức tiến quân ra đi, thời thấy giặc đã vây bọc cả bốn phía, quân cụ hết sức đánh mãi đến sáng ngày, quân giặc mới tan chạy, cụ đem quân đuổi đánh. Khi trở về huyện, tên lại ngục và tên cai tổng ấy đem ba trăm lạng bạc tới xin chuộc tội, cụ nhất thiết không cho ; liền đem
hai tên ấy chém ngay, rồi mới tâu vua. Vua có chỉ dụ rằng: “Ngươi trước thời biết rõ mưu gian, sau lại không màng của đút, thiệt có lòng công trung thể quốc”42.
Việc ông cầm quân đàn áp phong trào nông dân không ít lời bình luận phê phán đó là “một điểm đen trong toàn bộ cuộc đời Nguyễn Công Trứ”. Nếu đứng trên lập trường của Nho giáo trung quân là ái quốc, là một trung thần của nhà Nguyễn thì có lẽ việc làm đó là điều đương nhiên? Tác giả Mai Khắc Ứng trong cuốn đôi điều về tồn chất Nguyễn Công Trứ đưa ra nhiều chứng cớ và lí lẽ đã nhận định rằng :
“không coi việc cầm quân của ông là đàn áp phong trào nông dân. Một con người nhà nông trong ông, một khí phách nhà nông trong ông, nếu ông nhận ra cuộc khởi nghĩa chân chính, hẳn là ông đã nhảy về phía họ. Ông không coi đối phương của mình là bạn, thì với chức trách và tư cách người làm tướng đương nhiên là phải hành động theo mệnh lệnh của triều đình. Khác đi có nghĩa là tự sát. Tại sao những người nông dân, ngay sau khi theo Bá Vành bị thua cuộc chẳng những không thù hận Nguyễn Công Trứ, mà còn tự nguyện theo ông sang Kim Sơn khai hoang. Họ là những người lập nên giáo xứ Phát Diệm và đồng thời góp phần lập nên Truy Tư từ thờ sống Nguyễn Công Trứ ngay trên quê hương mới. Nguyễn Công Trứ đã không tử trận, lại nghĩ đến những con người nghèo khổ, nghĩ đến đất đai nơi mình tham chiến. Ông đã dâng sớ xin được ở lại Tiền Hải (biển tiền), Kim Sơn (núi vàng) cùng Hoành Thu, Ninh Thất chững chạc đứng lên. Giá như trong cuộc đời này,ở đâu cũng phủ đầy thiện chí thì đẹp biết nhường nào!”43 Đến tháng 5 năm Minh Mệnh thứ 13 (Nhâm Thìn, 1832), từ Lang trung Nội vụ, Nguyễn Công Trứ lại được bổ nhiệm chức thự Bố chánh Hải Dương, đến tháng 9 cùng năm thì được nâng lên làm tuần phủ kiêm giữ ấn an phòng Tổng đốc Hải Yên (Hải Dương - Quảng Yên). Tư chất quân sự của ông bắt đầu được thi thố trong thời gian này. Hải Dương, Quảng Yên thủa đó bao gồm toàn bộ vùng Đông Bắc nước ta, là cái rốn của sự rối loạn bởi thù trong giặc ngoài đủ loại. Tàu Ô và đồng bọn Tề Ngôi xưa đã từng lấy nơi đây làm sào huyệt vẫn tiếp tục thu dụng tàn quân của các cuộc nổi loạn đã bị dập tắt. Hải phỉ phần đông là người Thanh, tránh nước họ cũng tràn qua. Những toán biệt kích vũ trang nước ngoài huấn luyện được ném trở về. Những tên du thủ, du thực, tù trốn
42 sđd trang 32.
trại đủ các loại “thượng vàng hạ cám” cũng trôi dạt đến chân trời góc biển này. Một vùng vịnh giáp ranh, một vùng núi giáp ranh, đầy âm mưu lấn chiếm rình rập, thật khó cai quản của chính quyền sở tại.
Sau 30 năm thiết lập vương triều Nguyễn, qua thời Gia Long đến giữa triều Minh Mệnh, hầu như chưa có vị quan nào thành sự ở vùng đất này. Với việc dẹp loạn yên dân ở Trà Lũ và thành lập hai huyện Tiền Hải, Kim Sơn, nhà vua Nguyễn Thánh Tổ đã nhìn ra tài năng Nguyễn Công Trứ. Nhưng nếu cứ vậy mà phát huy, người đứng đầu triều đình sợ khó chế ngự về sau. Những thử nghiệm nhào lặn để dùng con người này vào chỗ cần dùng được bắt đầu. Từ Hữu Tham tri (thứ trưởng), chỉ vì một cớ mọn đề xuất Phí Quý Trị vào chân huyện thừa (mà cũng chỉ mỗi đề xuất thôi chứ đâu đã quyết định), vậy mà nhà vua lại căn cứ vào lời thêu dệt của nịnh thần Hoàng Quýnh, cách tuột ông xuống Tri huyện kinh. Nghĩa là tri huyện không cai quản ai cả. Một con người tài năng như thế, nhân cách như thế, công lao như thế, cách tuột trắng tay, để tiếp đó nâng lên tý chút lấy ân và lấy uy. Rồi từ tri huyện kinh lại cho ông làm Lang trung (trưởng phòng), như là gợi ý con đường tiến thân cho ông đang ở phía trước . Vậy là vùng Đông Bắc đầy giặc giã được đặt vào tay ông. Nguyễn Công Trứ tình nguyện xả thân vì đại nghĩa, lao vào những trận đánh dẹp giặc giã khắp vùng Đông Bắc, không hề đắn đo.
Với bản lĩnh của một nhà Nho thấm sâu giáo lý Khổng Mạnh “Bần tiện bất năng di”, “phú quý bất năng dâm”, “uy vũ bất năng khuất”. Nguyễn Công Trứ vui vẻ lên đường nhậm sở trong tư thế hăm hở, vô tư, vô chấp như ngày nào. Để ý đồ của mình thực sự công hiệu, nhà vua còn tỏ ra tin cậy, dặn dò ông sống cho thanh liêm (thực ra là hăng hái dấn thân), hễ túng thiếu thì báo về để nhà vua cấp thêm. 20 lạng bạc được cho dưới hình thức giấu giếm, càng làm cho Nguyễn Công Trứ thực sự xúc động vì cái lòng ưu ái của nhà vua dành riêng cho ông.
Vì có công trạng lớn lao trong việc đánh dẹp bọn giặc giã ở Quảng Yên nên Minh Mạng có lập một cái bia võ công ở trước Võ Miếu kể công trạng của ông và 20 người nữa.
Đánh giặc Nông Văn Vân
Vùng Đông Bắc tạm yên, Nguyễn Công Trứ cùng lãnh binh Hải Dương là Đồng Bá Huyên, được giao sứ mệnh là cùng với Lê Văn Đức, Tổng Đốc Sơn Hưng – Tuyên (Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang) trên cương vị Tham tán quân vụ, dẹp cuộc nổi
dậy đòi quyền thế tập, hùng cứ một phương của Nông Văn Vân. “Nghịch phạm ở Tuyên quang, Nông Văn Vân chẳng qua là hạng tiểu yêu, tự đặt mình ra ngoài vòng sinh thành (xin hiểu là phá hoại nền thống nhất Tổ Quốc). Ngươi nên ra đi, cùng Lê Văn Đức đem quân các đạo nhất tề tiến lên…” 44
Trong cuốn sự nghiệp và thi văn của Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ, giải nguyên Lê Thước cũng có viết “Nguyên Nông Văn Vân là em vợ Lê Văn Khôi. Lúc Khôi đã làm phản ở Nam kì, thì Nông Văn Vân sợ liên lụy, nên cũng hiệp với bọn thổ dân mà làm phản luôn. Triều đình liền sai cụ Nguyễn Công Trứ hiệp với quan Sơn Hưng Tuyên Tổng đốc là Lê Văn Đức đi đánh dẹp”45. Nguyễn Công Trứ chỉ huy cánh quân chủ lực phối hợp với Lê Văn Đức tấn công hướng Tuyên Quang. Trong điều kiện rừng núi hiểm trở, đường chuyển quân xa, tổ chức hậu cần tiếp tế kém, giữ được quân, tiến đến đích là một việc cực kì khó, không những đã làm tròn sứ mạng chặn và gom gọn, dồn đối phương vào thế đối phó bị động, mà còn nhận rõ, phân tích đúng hình thế núi sông, mức khó dễ của mỗi hướng, tình hình và tương quan địch-ta một cách chính xác trên tinh thần trách nhiệm chung giúp các mũi Tạ Quang Cự, Nguyễn Văn Phổ phối hợp nhịp nhàng chặt chẽ hơn. Với tài cầm quân, với trí thao lược, dù chỉ ở vị trí của một cánh quân phối thuộc với Lê Văn Đức, Nguyễn Công Trứ cũng có tầm nhìn bao quát toàn cục chiến trường, để đề xuất và phối hợp tác chiến. Điều đáng ca ngợi nơi ông là trách nhiệm cộng đồng. Ông không hề nôn nóng, mánh khóe đẩy khó khăn cho người chọn cái dễ cho mình. Nhất là không bao giờ lập mưu, lập mô giành thành tích trên người khác. Ông là tất cả cho thắng lợi chung. Tự Tuần phủ Lạng – Bình (Lạng Sơn, Cao Bằng) tâu: “Từ khi có đạo quân của Tham Tán Nguyễn Công Trứ đến thì quân mới nổi tiếng”.
Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Ninh đều in dấu chân ông trong cuộc dẹp loạn an dân để xây dựng và củng cố thể chế Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền thủa đó, cũng có nghĩa là xây dựng và củng cố nền thống nhất quốc gia tạo điều kiện cho các thế hệ sau. Đến tháng 6 năm 1835, Nguyễn Công Trứ trở về lỵ sở Hải Dương cung chức thự Tổng đốc Hải Yên. Là người đứng đầu hai tỉnh Hải Dương, Quảng Yên, coi như bao quát toàn bộ vùng Đông Bắc nước ta thời bấy giờ, ngoài công việc dân sự như học hành, đắp đê, đào
44Đại Nam thực lục, tập XIII, trang 44 - 45.
sông, lo lắng mùa màng, chẩn cấp thiếu đói…, Nguyễn Công Trứ toàn tâm, toàn trí xây dựng căn cứ, đồn bốt, pháo đài, thành quách trong phạm vi lãnh thổ thuộc quyền. Ông đặc biệt quan tâm đến việc tổ chức và huấn luyện quân đội. Từ thực tế chiến trường trong những năm qua. Ông nhận thấy binh sĩ triều đình chưa ngang với yêu cầu bảo vệ Tổ Quốc. Tính hình thức dối trá của người chỉ huy, tính làng xã ô hợp của binh sĩ nếu không được khắc phục sẽ mang lại hậu họa khôn lường. Rất tiếc, lớp triều thần đồng liêu sợ ông “cao lớn hơn” đã quanh co tìm cách né tránh. Đến tháng sáu năm Minh Mệnh thứ 20 thì có chỉ triệu Nguyễn Công Trứ về kinh,