Nguyễn Công Trứ: Góc nhìn lịch sử về cuộc đời và sự nghiệp

MỤC LỤC

Phương pháp nghiên cứu

Về phương pháp nghiên cứu, trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tôi sử dụng hai phương pháp cơ bản trong nghiên cứu lịch sử là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra phương pháp so sánh, phương pháp liên ngành có liên quan đến đề tài như triết học, quân sự, văn học, xã hội… cũng đã được vận dụng trong quá trình thực hiện đề tài. Từ nguồn tư liệu có liên quan, tôi xác định đề tài theo quan niệm tư liệu quyết định nội dung nghiên cứu.

Chủ đề chính của bài tiểu luận tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ. Đặt ông trong bối cảnh lịch sử để nhìn nhận, đánh giá ở nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Để thực hiện đề tài này, bên cạnh phương pháp lịch sử, tôi còn sử dụng phương pháp logic, là phương pháp xem xét vấn đề theo quan điểm vận động, phát triển theo quy luật nội tại của nó, trong mối liên hệ phổ biến với các vấn đề khác.

Bài tiểu luận này chỉ là tập hợp các nguồn tư liệu khác nhau có liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ để đi sâu tìm hiểu về ông. Nhìn chung cũng chưa có đóng góp gì mới cho nghiên cứu khoa học.Tuy nhiên, giữa mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu và năng lực thực tế của cá nhân còn có một khoảng cách không nhỏ, đề tài nghiên cứu của tôi chắc chắn còn nhiều điều bất cập, thiếu xót cần phải chỉnh sửa, kính mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến xây dựng để đề tài này được hoàn thiện hơn.

Nội dung

Trên cở sở những tài liệu đã sưu tầm,chọn lọc làm đề cương chi tiết.

Bối cảnh lịch sử triều Nguyễn (1802-1858)

Bối cảnh quốc tế và khu vực nửa đầu thế kỉ XIX

Vào thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã giành thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới và trở thành hệ thống thế giới; giai cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị - có quyền lực vô hạn về kinh tế. Do những tiến bộ vượt bậc về kinh tế, khoa hoc kỹ thuật giai cấp tư sản ở các cường quốc phương Tây có thể tiến xa hơn trong hành trình tìm kiếm và khám phá ra những vùng đất xa xôi mà trước đây họ không có khả năng điều kiện đặt chân tới. Mặt khác do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đòi hỏi thị trường rộng lớn hơn, giai cấp tư sản đã lợi dụng những phát triển địa lý những tiến bộ về khoa học kỹ thuật để chinh phục những vùng xa xôi, giàu có để đáp ứng cho những nhu cầu của mình và việc đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa, mở rộng thị trường là một tất yếu, nằm trong sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa đế quốc.

Tuy nhiên chính sách “bế quan toả cảng “ từ chối thông thương và “cấm đạo” của đa số các nước Châu Á không làm các nước Châu Âu từ bỏ tham vọng thâm nhập vào những vùng đất đông dân, giàu có này. Cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX nhà Thanh chỉ mở một cửa biển Quảng Châu để thông thương với nước ngoài….trong khi đó sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đã tạo tiền đề để các nước phương Tây mở rộng bành trướng thuộc địa và “Chủ nghĩa tư bản không thể tồn tại và phát triển rộng nếu không thường xuyên mở rộng phạm vi thống trị của nó, không khai thác những xứ sở mới và không lôi cuốn các xứ sở cũ không phải là tư bản chủ nghĩa và cơn lốc kinh tế thế giới”. Chính sách bành trướng thuộc địa là động cơ chung lôi cuốn các quốc gia phương Tây xâm lược thuộc địa, bất chấp mọi luật lệ, quyền lợi của các dân tộc phương Đông để xâm nhập vào vùng đất giàu có - nơi có ý nghĩa đặc biệt với các nước này, nơi cung cấp lương thực ,nguyên liệu, nhiên liệu nhân công, nơi tiêu thụ hàng hoá của chính quốc và đem lại nguồn lợi nhuận kếch xù cho nhà tư bản.

Chính sự giàu có của vùng đất này cùng với nhu cầu thuộc địa gia tăng, các nước tư bản phương Tây đã tìm mọi cách mở cửa vào thị trường châu Á, trong khi xã hội Châu Á vẫn tiếp tục giấc mộng “bế quan toả cảng” cố thủ trong một đường lối ngoại, tự cô lập. Trong bối cảnh thế giới và khu vực như vậy, Việt Nam cũng chịu những tác động từ những biến động do tư bản phương Tây gây ra, không nằm ngoài âm mưu xâm lược và bành trướng, đến giữa thế kỷ XIX, khi đó có đủ các điều kiện thuận lợi người Pháp đã tiến hành can thiệp vào nước ta, đặt ách thống trị.

Cuộc đời và sự nghiệp của Uy viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ