Các câu hỏi giáo khoa Ngữ văn 9

15 744 1
Các câu hỏi giáo khoa Ngữ văn 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Những câu hỏi giáo khoa – Ngữ Văn 9 Nguyễn Ảnh –Qui Nhơn Các đề giáo khoa: TRUYỆN KIỀU Câu hỏi: 1- Nghệ thuật tả cảnh và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình giống và khác nhau như thế nào? 2- Phân tích những điểm thành công trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du ở đoạn trích “Cảnh ngày xuân” và tả cảnh ngụ tình trong tám câu cuối đoạn “Ki ề u ở lầu Ngưng Bích”? Trả lời: 1- Nghệ thuật tả cảnh và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình: +Giống nhau: ở tả cảnh +Khác nhau :ở ngụ tình -Nghệ thuật tả cảnh đơn thuần thì đối tượng, mục đích miêu tả là thiên nhiên, tác giả tực tiếp miêu tả cảnh vật. -Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh vật để gửi gắm (ngụ) tâm trạng. Cảnh khi ấy không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh là phương tiện miêu tả còn tâm trạng là mục đích miêu tả. Đoạn “Cảnh ngày xuân” là tả cảnh còn đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là tả cảnh ngụ tình. 2- Phân tích: a/ Đoạn “ Cảnh ngày xuân” -Giới thệu đoạn thơ: “Cảnh ngày xuân” là đoạn thơ trích trong phần đầu của “truyện Kiều” – Nguyễn Du có những điểm thành công trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du -Phân tích: +Đoạn thơ có kết cấu theo trình tự thời gian, rất phù hợp với cuộc du xuân của chò em Thúy Kiều: *Bốn câu đầu gợi tả khung cảnh ngày xuân. *Tám câu tiếp theo gợi tả khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh. *Sáu câu cuối là cảnh chò em Kiều du xuân trở về. Kết cấu theo thời gian này cũng phù hợp với diễn biến tâm trạng con người trong cuộc du xuân. +Tác giả sử dụng rất thành công bút pháp nghệ thuật kết hợp giữa tả và gợi: Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi Vừa miêu tả thời gian vừa gợi không gian mùa xuân.Ngày xuân thấm thoắt trôi mau, tiết trời đã bước sang tháng ba. Trong tháng cuối cùng của mùa xuân, những cánh chim én vẫn rộn ràng bay liệng giữa bầu trời trong sáng như thoi đưa. +Để gợi không khí lễ hội thật rộn ràng , một loạt từ hai âm tiết (cả từ ghép và từ láy) là tính từ, danh từ, động từ xuất hiện :gần xa, nô nức, yến anh, chò em,tài tử, giai nhân, sắm sửa, dập dìu,…Cách nói ẩn dụ “nô nức yến anh” gợi lên hình ảnh những nam thanh nữ tú, những tài tử giai nhân, từng đoàn người nhộn nhòp đi chơi xuân như chim én, chim oanh bay ríu rít . +Chỉ bằng vài nét gợi tả mà khung cảnh chiều xuân hiện lên thật rõ nét :nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhòp cầu nhỏ bắc ngang. Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngã bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh. Tất cả đều nhạt dần, lặng dần. Những từ láy:”tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Hai chữ “nao nao”(nao nao dòng nước uốn quanh) đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật. -Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du : kết hợp bút pháp tả và gợi, sử dụng từ ngữ giàu chất gợi hình để miêu tả cảnh ngày xuân với những đặc điểm riêng. Tác giả miêu tả cảnh mà nói lên được tâm trạng nhân vật. b/ Tám câu cuối trong đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. -Cảnh trong truyện Kiều vừa là bức tranh thiên nhiên vừa là bức tranh tâm trạng.Đoạn: “Buồn trông cửa bể chiều hôm ……………… tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” Là một trong những đoạn thơ tiêu biểu nhất cho nghệ thuật tả cảnh ngụ tình , miêu tả kết hợp hài hòa giữa ngoại cảnh và tâm cảnh. -Bao trùm tâm trạng kiều khi ở lâu Ngưng Bích là một nỗi buồn: buồn nhớ người yêu, buồn nhớ cha mẹ và buồn cho chính mình. Để diễn tả một tâm trạng ôm trọn ba nỗi buồn với những sắc thái không giống nhau, Nguyễn Du đã chọn cách biểu hiện “tình trong cảnh”.Mỗi biểu hiện của cảnh vật là một tâm trạng buồn: +Khi nhớ cha mẹ , quê hương và cũng thấm thía nỗi cô đơn trống vắng của mình,thì: Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? +Khi nhớ người yêu, xót xa cho duyên phận thì: Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu? +Khi buồn cho cảnh ngộ của mình: 1- Những câu hỏi giáo khoa – Ngữ Văn 9 Nguyễn Ảnh –Qui Nhơn Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh +Lúc Kiều trong tâm trạng lo âu, dự cảm về tương lai hiểm nguy đón đợi phía trước thì hiện ra cảnh tượng hãi hùng: Buồn trông gió cuốn mặt duềnh m ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi Cảnh lầu Ngưng Bích được nhìn qua con mắt và tâm trạng của Kiều: cảnh từ xa đến gần,màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tónh đến động, nỗi buồn Kiều từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ. “Gió cuốn” , sóng “ầm ầm”kêu quanh ghế ngồi” là cảnh hãi hùng nhất, báo hiệu số phận của Kiều sau đó:mắc lừa Sở Khanh để rồi dấn thân vào đời “thanh lâu”. -Điệp ngữ “buồn trông” mở đầu câu thơ sáu chữ,tạo âm hưởng trầm buồn. Là điệp khúc của cái nhìn với cảnh, cũng là điệp khúc của tâm trạng, một tâm trạng nặng nề và kéo dài. Có thể nói dưới ngọn bút của Nguyễn Du, hình tượng thiên nhiên cùng một lúc đảm nhận hai chức năng: thể hiện ngoại cảnh và thể hiện tâm cảnh. Ở chức năng thứ hai, hình tượng thiên nhiên là phương tiện nghệ thuật đặc sắc để Nguyễn Du miêu tả nội tâm và khắc họa tính cách nhân vật. 3-Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du trong việc miêu tả ngoại hình hai chò em Thuý Kiều ,cách miêu tả ấ ùy đã dự báo số phận của hai nhân vật như thế nào? -“Chò em Thuý Kiều” là đoạn thơ miêu tả nhân vật vô cùng đặc sắc trong thơ trung đại, một trong những nét đặc sắc ấ ùy là việc sử dụng từ ngữ. +Miêu tả ngoại hình hai chò em Thuý Kiều , Nguyễn bút pháp ước lệ – truyền thống của văn học cổ điển, dùng hình tượng thiên nhiên đẹp : trăng, hoa, ngọc, tuyết, để nói về vẻ đẹp con người. +Cách sử dụng ngôn ngữ để miêu tả hai nhân vật có điểm khác. Với Thuý Vân thì dùng “thua”, “nhường”: Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da Còn Thuý Kiều thì dùng “ghen”, “hờn”: Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh *Vẻ đẹp của Vân là vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, một vẻ đẹp mà thiên nhiên (mây,tuyết) cũng phải chòu thua, nhường! Nhưng chỉ đến mức ấy thôi, nghóa là ở trong vòng trời đất , vẫn trong qui luật tự nhiên. Vẻ đẹp của Vân tạo sự hoà hợp, êm đềm với xung quanh . Vẻ đẹp này báo hiệu tính cách ,số phận cuộc đời sau này của Thuý Vân là một cuộc đời êm ả, bình lặng. *Vẻ đẹp của Thuý Kiều là vẻ đẹp sắc sảo mặn mà, khác nhiều với vẻ đẹp trang trọng hiền hoà của Vân. Một v ẻ đẹp đ ế ùn độ “hoa ghen”, “liễu hờn”. Điều đó chứng tỏ nhan sắc Thuý Kiều đã vượt ra ngoài khuôn khổ, ngoài tưởng tượng ,ngoài qui luật tự nhiên. Thiên nhiên ,tạo hoá có sự ganh ghét , đố kò , báo hiệu một sự trả thù sau này của trời đất (thiên nhiên)đối với số phậncủa Kiều .Hai từ ghen hờn đã báo trước cuộc đời Kiều chắc sẽ trải qua nhiều tai ương , bất hạnh. Trong miêu tả, Nguyễn Du đã dự cảm về thân phận mỗi người trong tương lai : Thuý Vân thì êm đềm phẳng l ặ êng, còn tương lai Thuý Kiều đầy sóng gió bất trắc. TRUY ỆN LỤC VÂN TIÊN 1- Truyện Lục Vân Tiên được kết cấu như thế nào? Nhân vật được miêu tả những yếu tố nào? Nhận xét về ngôn ngữ trong đoạn “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”? TL:-Truyện Lục Vân Tiên được kết cấu theo kiểu thông thường của các loại truyện đời xưa. Đó là kiểu kết cấu truyền thống của loại truyện phương Đông, nghóa là theo chương hồi, xoay theo diễn biến cuộc đời các nhân vật chính. Truyện viết ra nhằm mục đích trực tiếp truyền dạy đạo lí làm người. -Nhân vật được miêu tả chủ yếu qua hành động , cử chỉ, lời nói. Do mục đích sáng tác ban đầu là để đọc truyền miệng, kể thơ , vì thế tác giả ít chú ý khắc họa chân dung ngoại hình, cũng ít đi sâu vào diễn biến nội tâm, giống như truyện cổ dân gian .Hai nhân vật chính trong đoạn trích được giới thiệu bằng vài nét ước lệ còn chủ yếu được đặt trong những mối quan hệ xă hội, trong những tình huống xung đột của đời sống, rồi bằng hành động, cử chỉ, lời nói của mình tự bộc lộ tính cách. -Ngôn ngữ của tác giả mộc mạc, bình dò gần với lời nói thông thường, mang màu sắc điạ phương Nam Bộ. Nó có phần thiếu trau chuốt, uyển chuyển nhưng phù hợp với ngôn ngữ kể, rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng. Ngôn ngữ đa dạng, phù hợp với diễn biến trình tự tính cách nhân vật. CÁC VĂN BẢN KHÁC 1/ Đọc kỹ hai câu thơ: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm) Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo biện pháp tu từ từ vựng nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được khơng ? Vì sao? 2- Những câu hỏi giáo khoa – Ngữ Văn 9 Nguyễn Ảnh –Qui Nhơn 2/Tìm khởi ngữ trong Đoạn văn sau: - Vâng ! Ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình như thế là sướng. ( Lão Hạc – Nam Cao) Qua đó, cho biết đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu? 3/ : Ngôn ngữ và giọng điệu của bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật có đặc điểm gì nổi bật ? Ngôn ngữ và giọng điệu ấy đã có tác dụng như thế nào trong việc khắc họa hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn? GỢI Ý LÀM BÀI Câu 1: • Từ “mặt trời” trong câu thơ: Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng Được sử dụng theop biện pháp tu từ ẩn dụ, • Không thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa. • Vì: Nhà thơ gọi em bé (đứa con của người mẹ Tà-ôi ) là “mặt trời” dựa theo mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được cảm nhận theo chủ quan của nhà thơ. Sự chuyển nghĩa của mặt trời trong câu thơ chỉ có tính chất lâm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới và không thể đưa vào để giải thích trong từ điển 1a/ Khởi ngữ: -Khởi ngữ trong đoạn văn: (Đối với) Chúng mình • Vị trí: thường đứng trước chủ ngữ. • Tác dụng : nêu lên đề tài của câu. • Dấu hiệu : có thể thêm quan hệ từ về, đối với vào trước khởi ngữ. Câu 2 : Một trong những nét đặc sắc của “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật là giọng điệu và ngôn ngữ: • Ngôn ngữ : ngôn ngữ của bài thơ gần với lời nói thường , mang tính khẩu ngữ , sinh động và khỏe khoắn : Không có kính không phải vì xe không có kính. Không có kính, ử thì có bụi Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha • Giọng điệu: +Giọng thơ tự nhiên gần với lời nói , có những câu như văn xuôi tưởng như khó chấp nhận trong thơ: Không có kính không phải vì xe không có kính Không có kính, ử thì có bụi Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy +Giọng thơ trẻ trung, có vẻ tinh nghịch pha chút ngang tàng : Ung dung buồng lái ta ngồi’ Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng -Không có kính, ừ thì có bụi Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc Không có kính, ừ thì ướt áo. Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Nhưng chính giọng điệu , ngôn ngữ ấy lại là nét độc đáo của bài thơ, tạo nên một giọng điệu ngang tàng, thể hiện cái hiên ngang , bất chấp khó khăn , nguy hiểm của anh lính lái xe Trường Sơn. Câu 4: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: 3- Những câu hỏi giáo khoa – Ngữ Văn 9 Nguyễn Ảnh –Qui Nhơn Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay năm lấy bàn tay Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo (Đồng chí – Chính Hữu) Trong các từ : vai , miệng , chân , tay , đầu ở đoạn thơ, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển ? Nghĩa chuyển nào được dùng theo phương thức ẩn dụ , nghĩa chuyển nào được dùng theo phương thức hoán dụ? Gợi ý làm bài • Các từ được dùng theo nghĩa gốc : Miệng , chân , tay. • Các từ được dùng theo nghĩa chuyển: • Theo phương thức hoán dụ : vai • Theo phương thức ẩn dụ : đầu Câu 5: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi : Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm ; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và dì ghẻ . Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể chuyện cổ tích; tôi kể lại những chuyện bà tôi đã kể, và nếu quên chỗ nào, tôi bảo chúng đợi, rồi chạy về nhà hỏi lại bà tôi. Thấy thế bà tôi rất hài lòng. Tôi cũng kể cho chúng nghe nhiều về bà tôi; một hôm thằng lớn thở dài nói : - Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm. (M. Go-rơ-ki, Thời thơ ấu) a/ Trong số những từ ngã hoặc câu in đậm, đâu là lời dẫn trực tiếp, đâu là lời dẫn gián tiếp , đâu không phải là lời dẫn. b/Vận dụng những phương châm hội thoại đã học , giải thích vì sao nhân vật “thằng lớn” phải dùng từ có lẽ trong lời nhận xét của mình. Câu 6: Trong tiếng Việt , xưng hô thường tuân theo phương châm “xưng khiêm, hô tôn” . Em hiểu phương châm đó như thế nào? Cho ví dụ minh họa. Gợi ý làm bài: Câu 5: a/ - Lời dẫn trực tiếp : -Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt Vì nhắc lại nguyên văn lời nói của nhân vật; và đây là lời thoại nên trước nó có dấu gạch ngang (thay vì đặt tong dấu ngoặc kép) - Lời dẫn gián tiếp : ngày trước, trước kia, đã có thời Thuật lại lời nhân vật , không để trong dấu ngoặc kép. - Không phải lời dẫn : cuộc sống buồn tẻ của chúng , về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác,chuyện cổ tích Vì trước phần không phải là lời dẫn không có và không thể thêm các quan hệ từ rằng hoặc là. 4- Những câu hỏi giáo khoa – Ngữ Văn 9 Nguyễn Ảnh –Qui Nhơn b/ Trong lời nhận xét của mình, nhân vật “thằng lớn” phải dùng từ có lẽ vì điều nó nói chưa chắc đã đúng và chưa có bằng chứng xác thực ( Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hoặc không có bằng chứng xác thực – phương châmvề chất). Câu 6/ “xưng khiêm hô tôn”: Khi xưng hô, người nói tự xưng mình một cách khiêm tốn là “xưng khiêm” và gọi người đối thoại một cách tôn kính gọi là “hô tôn”. Ví dụ : -Vua tự xưng là “quả nhân” (người kém cỏi), để thể hiện sự khiêm tốn và gọi các nhà sư là “cao tăng” để thể hiện sự tôn kính. - Các nhà nho tự xưng là “hàn sĩ” , “kẻ hậu sinh” và gọi người khác là “tiên sinh” -Bạn bè xưa tự xưng là “tiểu đệ” và gọi người khác là “đại ca” - Một người xưng là”chúng tôi” và gọi người khác là “quí ông, quí bà ” Câu hỏi: Câu 7- Khởi ngữ và dấu hiệu nhận biết ? Kể tên và nêu dấu hiệu nhận biết các thành phần biệt lập của câu ? -Tìm khởi ngữ và các thành phần biệt lập trong những câu sau : a-Còn tấm giương bằng thủy tinh tráng bạc , nó vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác (Băng Sơn) b-Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bỡi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp. (Phạm Văn Đồng) c-Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi. (Tô Hoài) d-Trên những chặng đường dài suốt 50, 60 ki-lô-mét, chúng tôi chỉ gặp cây dừa: dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng (Hoàng Văn Huyền) e-Có người khẻ nói: -Bẩm, dễ có khi đê vỡ! Ngài cau mặt, gắt rằng: - Mặc kệ! (Phạm Duy Tốn) g-Ơi chiếc xe vận tải Ta cầm lái đi đây Nặng biết bao ân ngãi Quý hơn bao vàng đầy (Tố Hữu) Câu 8 / Khổ thơ đầu và cuối bài “Đoàn thuyền đánh cá” (Huy Cận) có nhiều chi tiết hình ảnh giống nhau. Hãy phân tích sự tương đồng và khác biệt của những hình ảnh, chi tiết ấy và nêu ý nghĩa của phép điệp ngữ ở hai khổ thơ này. GỢI Ý BÀI LÀM Câu7: 1a/ Khởi ngữ: -Vị trí: thường đứng trước chủ ngữ. -Tác dụng : nêu lên đề tài của câu. -Dấu hiệu : có thể thêm quan hệ từ về, đối với vào trước khởi ngữ. (trong câu 2a : “(Còn) tấm giương bằng thủy tinh tráng bạc” là khởi ngữ). b/(1) Thành phàn tình thái :Là thành phần thể hiện cách nhìn của người nói, viết đối với sự việc được nói đến trong câu. (trong câu 2b: “ có lẽ” , câu 2c : “ Ngẫm ra” , câu 2e : “ có khi” là thành phần tình thái) (2) Thành phần cảm thán : Là thành phần được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói, viết (vui, buồn, mừng, giận) (Vd: Chao ôi, bắt gặp một người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.) (3) Thành phần gọi –đáp : Là thành phần được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. (trong câu e : “bẩm”, câu g : “Ơi” là thành phần gọi đáp. (4) Thành phần phụ chú : Là thành phần được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. ( trong câu d: “dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng ” là thành phần phụ chú). * Dấu hiệu để nhận biết các thành phần biệt lập là : chúng không trực tiếp tham gia vào sự việc được nói trong câu. Câu 8: Bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận gồm 7 khổ thơ , mỗi khổ thơ được xem như một công đoạn của quá trình ra khơi đánh bắt, trở về của Đoàn thuyền đánh cá . Trong đó, khổ đầu và khổ cuối của bài thơ có nhiều chi tiết hình ảnh giống nhau. 5- Những câu hỏi giáo khoa – Ngữ Văn 9 Nguyễn Ảnh –Qui Nhơn Hai hình ảnh chính trong cả hai khổ thơ là “ mặt trời” và “đoàn thuyền”. Ở khổ đầu là “mặt trời xuống biển” (lặn) và “đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi” ; còn ở khổ cuối là “mặt trời đội biển nhô màu mới” (mọc) và “đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” trở về. Có một câu thơ gần như lặp lại nguyên vẹn ( chỉ khác chữ “cùng” – “với”) ở cả hai khổ thơ nhưng khác nhau là nằm ở cuối khổ đầu và nằm ở đầu khổ cuối: Câu hát căng buồm cùng gió khơi ( khổ đầu) Câu hát căng buồm với gió khơi ( khổ cuối) Việc lặp lại những hình ảnh, chi tiết này tạo sự tương ứng của thơ đầu và khổ thơ cuối bài, thể hiện trọn vẹn hành trình ra khơi đánh cá rồi trở về của đoàn thuyền nhịp cùng với sự vận hành của thời gian ,không gian từ hoàng hôn đến bình minh. Còn câu thơ: “Câu hát gió khơi” được lặp lại để thể hiện niềm vui tinh thần phấn chấn của những người lao động trên đoàn thuyền đánh cá lúc ra đi thì khi trở về cũng với tinh thần ấy và tạo cho khổ thơ cuối như điệp khúc của bài hát . Điều ấy đã góp phần tạo cho bài thơ như một khúc hát ca ngợi sự giàu đẹp của biển , ca ngợi lao động và người lao động làm chủ. Câu hỏi: Câu 9 :-Phân tích thành phần biệt lập trong đoạn thơ sau: Cô bé nhà bên (có ai ngờ) Cũng vào du kích Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)P (Giang Nam – Quê hương) 10- Trình bày những nét nghệ thuật trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa pa” của Nguyễn Thành Long. 11- Nêu mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo và phân tích 3 câu đầu của bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt Gợi ý làm bài Câu 9: (phải xác định cho được thành phần biệt lập trong đoạn thơ là thành phần gì? nêu cho được tác dụng của thành phần đó : thành phần biệt lập trong đoạn thơ trên là những từ ngữ ở trong ngoặc đơn – thành phần phụ chú- tác dụng:để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu) - Thành phần biệt lập trong đoạn thơ: Cô bé nhà bên (có ai ngờ) Cũng vào du kích Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi) (Giang Nam – Quê hương) là thành phần phụ chú : “có ai ngờ” , “thương thương quá đi thôi” nhằm nêu thái độ ( cử chỉ , hành động) kèm theo lời nói của người nói chứ không trình bày việc cô gái làm (vào du kích) hoặc miêu tả đôi mắt cô gái (mắt đen tròn) . -Thành phần phụ chú ở đây trình bày thái độ của người đang nói : ngạc nhiên trước việc cô gái tham gia du khích, xúc động trước nụ cười hồn nhiên và đôi mắt đen tròn của cô gái. Câu 10: (Khi phân tích nghệ thật của truyện cần chú ý các điểm : cốt truyện , tình huống truyên,nhân vật, lời văn ) Nghệ thuật củaTruyện ngắn “Lặng lẽ Sa pa ( Nguyễn Thành Long): -Truyện này có cốt truyện hết sức đơn giản, không có xung đột, cũng không có nút thắt hay cao trào như các truyện ngắn khác. - Một trong những nét mối chốt của nghệ thuật truyện ngắn này là xây dựng tình huống truyện: tình huống cơ bả của truyện “Lặng lẽ Sa pa” chính là cuộc gặp gỡ của người thanh niên làm việc một mình ở trạm khí tượng với bác lái xe và hai hành khách trên chuyến xe ấy - ông họa sĩ và cô kỹ sư lên thăm chốc lát nơi ở và nơi làm việc của anh thanh niên. Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc họa “bức chân dung” nhân vật chính một cách tự nhiên và tập trung, qua sự quan sát củ các nhân vật khác và qua chính lời lẽ, hành động của anh. Đồng thời, qua “bức chân dung”(cả cuộc sống và những suy nghĩ) của người thanh niên, qua cảm nhận của các nhân vật khác (chủ yếu là ông họa sĩ) vè anh và những người như anh , tác giả đã làm nổi bật chủ đề tác phẩm:Trong cái lặng lẽ, vắng vẻ trên núi Sa pa, nơi mà nghe tên người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi, vẫn có bao nhiêu người đang ngày đêm làm việc miệt mài, say mê cho đất nước. -Các nhân vật đều là những người vô danh. Đó là những con người bình thường, âm thầm và lặng lẽ ngày đêm “làm việc và lo nghĩ cho đất nước, cho cuộc sống”. Nhân vật chính được giới thiệu sau, qua lời kể của nhân vật phụ với những nét gây ấn tượng, gợi hứng thú của mọi người. -Lời văn của truyện trau chuốt,giàu chất thơ. Truyện vừa có chất thơ, chất họa. Chất thơ bàng bạc toát lên từ các chi tiết, từ khung cảnh thiên nhiên Sa pa đẹp như những bức tranh và chất thơ ấy còn có ở chính tâm hồn các nhân vật với những cảm xúc suy nghĩ trong sáng, đẹp đẽ. Chất thơ của truyện đi liền với chất họa. Truyện cũng có thể xem là những bức tranh đẹp, những bức tranh về cảnh thiên nhiên Sa pa, về cuộc gặp gỡ giữa ba nhân vật, bức chân dung ký họa về nhân vật chính – anh thanh niên. Câu 11: a-Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi về những kỷ niệm tuổi ấu thơ sống với bà, làm hiện lên hình ảnh bà chăm sóc, lo toan vất vả với tình thương yêu vô bờ dành cho cháu. Đứa cháu nay trưởng thành, từ nơi xa suy ngẫm, thấu hiểu về bà. Cuối cùng người cháu gởi niềm thương nỗi nhớ về với bà. Vậy mạch cảm xúc của bài thơ là đi từ quá khứ đến hiện tại, từ kỷ niệm đến suy ngẫm theo dòng hồi tưởng. 6- Những câu hỏi giáo khoa – Ngữ Văn 9 Nguyễn Ảnh –Qui Nhơn Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là tình cảm bà cháu, là nỗi nhớ, lòng kính yêu và biết ơn vô hạn của người cháu với bà mình cũng là với gia đình và quê hương đất nước. b-Hình ảnh đầu tiên hiện lên trong trí nhớ của tác giả là hình ảnh bếp lửa ở một làng quê Việt Nam từ thời thơ ấu: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm “Chờn vờn” là từ láy tượng hình vừa giúp ta hình dung làn sương sớm đang bay nhè nhẹ quanh bếp lửa vừa gợi cái mờ nhòa của hình ảnh ký ức theo thời gian. Từ “ấp iu” là một sáng tạo mới mẻ của nhà thơ . Đó không phải là từ láy, từ ghép đơn thuần mà là sự kết hợp và biến thể của hai từ “ấp ủ” và “nâng niu”. “Ấp iu” gợi đến bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm bếp, lại đúng với công việc nhóm lửa cụ thể -Từ hình ảnh bếp lửa liên tưởng tự nhiên đến người nhóm lửa, nhóm bếp - đến nỗi nhớ, tình thương với bà của đứa cháu đang ở xa: Cháu thương bà biết mấy nắng mưa “Biết mấy nắng mưa” là một cách nói ẩn dụ gợi ra phần nào cuộc đời vất vả lo toan của bà. Câu hỏi: Câu 12 : Cho các câu thơ: a/Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng (Nguyễn Khoa Điềm) b/ Ngày xuân em hãy còn dài Xót lời máu mủ thay lời nước non (Nguyễn Du) Hai từ “mặt trời” và “xuân” từ nào là từ chuyển nghĩa lâm thời, từ nào chuyển nghĩa theo cách phát triển từ vựng? Chuyển nghĩa theo phương thức nào? (nêu trong từng trường hợp) Câu 13 : Tình huống nào trong truyện “Làng” của Kim Lân đã làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê, tinh thần yêu nước ở nhân vật ông Hai ? Câu14 : Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy có dáng dấp như một câu chuyện nhỏ đơn giản, dựa vào bài thơ để tóm tắt câu chuyện. Gợi ý làm bài Câu 12: -“Mặt trời” chuyển nghĩa lâm thời , đó là biện pháp tu từ ẩn dụ - so sánh ngầm đứa bé với mặt trời là muốn đối với mẹ đứa con thành thiêng liêng cao quý nhất, thành lẽ sống, nguồn sống của mẹ(như mặt trời đối với cây bắp). Hơn nữa là mặt trời nằm trên lưng, vô cùng gần gũi như một phần cơ thể của mẹ, cùng mẹ sống và làm mọi việc. - “Xuân” : Đây là chuyển nghĩa theo cách phát triển từ vựng . Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ “xuân”có nghĩa là trẻ , tuổi trẻ. Câu 13: Tình huống truyện “Làng”: Thành công nghệ thuật nổi bật của truyện ngắn “Làng” là đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước ở người nông dân. Ông Hai trong truyện là người rất yêu cái làng Chợ Dầu của mình và luôn tự hào về nó. Phải đi tản cư xa làng, lúc nào cũng nhớ làng, nói chuyện với ai cũng khoe làng mình. Thế mà chính ông lại phải nghe cái tin từ những người vừa tản cư lên, rằng làng mình đã lập tề theo giặc . Tình huống bất ngờ ấy đã khiến ông đau xót, tủi hổ, day dứt trong sự xung đột giữa tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước, mà tình cảm nào cũng tha thiết mạnh mẽ. Đặt nhân vật vào tình huống ấy, tác giả đã làm bộc lộ sâu sắc hai tình cảm nói trên ở nhân vật và cho thấy lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến đã chi phối và thống nhất mọi tình cảm khác trong con người Việt Nam thời kháng chiến. Câu 14 : Tóm tắt câu chuyện qua bài thơ “Ánh trăng”: Từ thời thơ ấu đến thời đi bộ đội chiến đấu, tác giả luôn sống gần gũi thân thiết với vầng trăng như người bạn thân tri kỷ không bao giờ quên được người bạn im lặng dễ mến ấy. Thế mà khi chuyển về sống ở thành phố hiện đại với ánh đèn điện cửa gương sáng lóa thì tự nhiên lại dửng dưng với vầng trăng . Nhưng rồi một đêm, bỗng nhiên mất điện, trong căn phòng cao ốc tối om, tác giả vội mở cửa sổ thì thấy đột ngột, vành vạnh vầng trăng tròn. Tác giả ngửa mặt nhìn trăng, nhớ đến những năm tháng đã qua . Trăng im phăng phắc khiến nhà thơ giật mình. Qua câu chuyện tình cờ nhỏ nhoi đó, chủ thể trữ tình muốn gợi nhắc bản thân và người đọc thái độ đối với quá khứ. Câu hỏi : Câu15: Phân tích sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn sau: 7- Những câu hỏi giáo khoa – Ngữ Văn 9 Nguyễn Ảnh –Qui Nhơn (1)Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới.(2) Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. (3) Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. (4) Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “ thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. (5) Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nên kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng. (Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới) Câu 16: Hình ảnh bao trùm và xuyên suốt toàn bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên là hình ảnh con cò. Hình ảnh ấy vừa thống nhất lại vừa có sự biến đổi. Em hãy nêu sự biến đổi trong ý nghĩa của hình ảnh con cò qua ba đoạn của bài thơ? Câu 17 : Viết một đoạn văn trình bày cách hiểu và cảm nghĩ của em về những câu thơ sau: Dù ở gần con, Dù ở xa con, Lên rừng xuống bể, Cò sẽ tìm con. Cò mãi yêu con Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con. ( Con cò – Chế Lan Viên ) Gợi ý làm bài Câu 15: Phép liên kết các câu trong đoạn văn: a/ Liên kết nội dung: -Chủ đề chung của đoạn văn là khằng định năng lực trí tuệ của con người Việt Nam – quan trọng hơn – là những hạn chế cần khắc phục. Đó là sự thiếu hụt về kiến thức, khả năng thực hành và sáng tạo yếu do cách học thiếu thông minh gây ra . Nội dung các câu văn đều tập trung vào chủ đề đó. Vậy các câu trong đoạn văn có sự liên kết chủ đề. -Trình tự sắp xếp hợp lý của các ý trong các câu sau: +Mặt mạnh của trí tuệ Việt Nam +Những điểm hạn chế. +Cần khắc phục hạn chế để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế mới. Vậy các câu trong đoạn văn có sự liên kết lô-gíc. b/Liên kết hình thức: -Các câu được liên kết với nhau bằng những phép liên kết: +Bản chất trời phú ấy nối câu (2) với câu (1) – phép đồng nghĩa. +Nhưng nối câu (3) với câu (2) – phép nối. +Ấy là nối câu(4) với câu (3) – phép nối. +Lỗ hổng ở câu (40 và câu (5) – phép lặp từ ngữ. +thông minh ở câu (5) và ở câu (1) – phép lặp từ ngữ. Vậy các câu trong đoạn văn đã có sự liên kết về nội dung và hình thức. Câu 16: Hình ảnh bao trùm xuyên suốt bài thơ “Con cò” – Chế Lan Viên: Mạch vận động của cảm xúc và tư tưởng trong một bài thơ trữ tình thường gắn với sự vận động, biến đổi của hình tượng trung tâm của bài thơ. Ở bài thơ “ Con cò” hình tượng trung tâm là hình ảnh con cò . Hình tượng ấy vừa thống nhất lại vừa biến đổi trong ý nghĩa của hình ảnh con cò: -Ở đoạn I,con cò hiện qua những câu hát ru để đến với tuổi ấu thơ một cách vô thức qua âm điệu của lời ru, mặc dù đứa bé chưa hề biết con cò, nó chỉ cần được vỗ về trong âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru, đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở của mẹ. 8- Những câu hỏi giáo khoa – Ngữ Văn 9 Nguyễn Ảnh –Qui Nhơn -Trong đoạn II, hình ảnh con cò gắn bó với mỗi con người trong suốt cuộc đời, từ tuổi ấu thơ rồi tuổi tới trường và cả khi trưởng thành . Con cò trong lời ru đã đi vào tâm thức của mỗi con người, hay cũng là chính những lời ru của mẹ đã theo suốt cuộc đời mỗi người . Hình ảnh con cò đã mang ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự chở che, bao dung, dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng , bền bỉ của mẹ hiền. -Đến đoạn III hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ luôn theo sát, yêu thương và nâng đỡ cho mỗi con người, dù ở nơi đâu và trong suốt cả cuộc đời. Câu 17: Bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên , hình ảnh con cò – cánh cò trắng làm nền xuyên suốt bài thơ, nối liền các đoạn thơ. Hình ảnh con cò trong đoạn thơ thứ 3 nghiêng về biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng bên con cho đến suốt cuộc đời: Dù ở gần con, Dù ở xa con, Lên rừng xuống bể, Cò sẽ tìm con. Cò mãi yêu con Chữ “dù”, chữ “mãi” được điệp lại, ý thơ được khẳng định, tình mẫu tử bền chặt sắt son. Dù lên rừng xuống bể, tác giả khẳng định tấm lòng người mẹ theo sát đứa con. Từ đó , nhà thơ suy ngẫm và khái quát một quy luật của tình mẹ ở hai câu sau: Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con. Đối với người mẹ , con dù đã trưởng thành thì vẫn còn nhỏ bé vẫn được mẹ chở che, nâng đỡ , lòng mẹ vẫn theo con suốt cuộc đời. Từ thấu hiểu tấm lòng người mẹ , bài thơ đã khái quát lên một qui luậtvề tình mẹ con bền vững, rộng lớn và sâu sắc. Từ xúc cảm mở ra những suy tưởng, khái quát thành triết lý, đó là cách thường gặp trong thơ Chế Lan Viên. Câu hỏi: 18-Viễn Phương đã khai triển tứ thơ như thế nào trong bài “ Viếng lăng Bác”? 19- Xác định các phép liên kết câu trong những đoạn văn sau: a/ -Ba không giống cái hình ba chụp với má -Sao không giống, đi lâu, ba con già hơn trước thôi. -Cũng không phải già, mặt ba con không có cái thẹo trên mặt như vậy. À ra thì vậy, bây giờ bà mới biết. (Nguyễn Quang Sáng) b/ Không một hôm nào bà Hai ở quán về mụ không sấn đến vạch thúng ra xem: -Ái chà! Nhà này có mớ cá ngon gớm, chiều tớ phải xin một bát mấy được. Thế là chiều đến mụ sai con bưng bát đến xin . (Kim Lân) c/ Họa sĩ nào đến Sa Pa ! Ở đấy tha hồ vẽ. Tôi đi đường này ba mươi hai năm. Trước Cách mạng tháng Tám, tôi chở lên chởp về mãi nhiều họa sĩ như bác. Họa sĩ Tô Ngọc Vân này, họa sĩ Hoàng Kiệt này (Nguyễn Thành Long) Gợi ý bài làm: Câu18: -Tứ thơ trong bài “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương được triển khai theo trình tự nào?, Tư thế của chủ thể trữ tình? -Thời gian , không gian, hình tượng , cảm xúc trong từng khổ thơ ( thêo bố cục) -Nhận xét chung Câu 19: Nêu được các phép liên kết và dấu hiệu cụ thể: a/-Phép lặp -Phép thế b/ -Phép nối c/ -Phép lặp: -Phép thế Câu hỏi: Câu 20/ 9- Những câu hỏi giáo khoa – Ngữ Văn 9 Nguyễn Ảnh –Qui Nhơn Bài “ Mùa xn nho nhỏ” của Thanh Hải có những hình ảnh mùa xn nào ? Phân tích quan hệ giữa các hình ảnh mùa xn ấy? Câu 21/ Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc ơng so sánh “hy vọng” với “con đường” trong các câu sau: Tơi nghĩ bụng: Đã gọi là hy vọng thì khơng thr nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường . Người ta đi mãi thì thành đường thơi. ( Lỗ Tấn , Cố hương) Gợi ý Câu20: -Bài “ Mùa xn nho nhỏ” của Thanh Hải có ba hình ảnh mùa xn : mùa xn của thiên nhiên (mọc giữa dòng sơng xanh tơi đưa tay tơi hứng), mùa xn của đất nước (Mùa xn người cầm súng cứ đi lên phía trước), mùa xn nhỏ của mỗi người ( Ta làm con chim hót dù là khi tóc bạc). -Quan hệ giữa các hình ảnh mùa xn: từ cảm hứng về mùa xn thiên nhiên dẫn đến cảm nghĩ về mùa xn đất nước. Từ mùa xn lớn cùa thiên nhiên, đất nước mà liên tưởng tới mùa xn của mỗi cuộc đời – một mùa xn nho nhỏ , lặng lẽ dâng cho đời (góp vào mùa xn lớn). Như vậy, hình ảnh mùa xn trước đã chuẩn bị và gợi ra những hình ảnh mùa xn tiếp theo. Trong hình ảnh mùa xn đất nước cũng có hình ảnh mùa xn thiên nhiên. Hình ảnh mùa xn nho nhỏ của mỗi người cũng được thể hiện bằng những chi tiết đã được hiện ra trong hình ảnh mùa xn thiên nhiên, nhưng có sự biến đổi: “Ta làm con chim hót – Ta làm một cành hoa”. Bài thơ thể hiện cảm xúc trực tiếp, hồn nhiên trong trẻo của nhà thơ trước cảnh xn thiên nhiên,đất nước, từ đó nguyện góp một”mùa xn nho nhỏ” của mình vào mùa xn chung. Câu 21: Thơng qua sự so sánh giữa “hy vọng” với “con đường” của Lỗ Tấn, chúng ta có thể hiểu được hàm ý của tác giả là: Tuy hy vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng và kiên trì thực hiện thì vẫn có thể thành cơng. Câu hỏi: Câu 22/ Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn “Bến q” của Nguyễn Minh Châu, trong đó có ít nhất một câu chứa khởi ngữ và một câu chứa thành phần tình thái (gạch chân khởi ngữ và thành phần tình thái). Câu 23/Nhận xét về đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn “Những ngơi sao xa xơi” của Lê Thị Minh Kh ? Câu 24/ a/ Tóm tắt ngắn gọn truỵện ngắn “Những ngơi sao xa xơi” (Lê Minh Kh)? b/Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện? Gợi ý: Câu22/ (1)“Bến quê” là một câu chuyện về cuộc đời – cuộc đời rất bình lặng quanh ta – với những nghòch lí không dễ gì hoá giải nổi. (2) Hình như trong cuộc sống hôm nay, chúng ta có thể gặp đâu đó một số phận giống như hoặc gần giống như số phận của nhân vật Nhó trong câu chuyện của Nguyễn Minh Châu? (3) Người ta có thể mải mê kiếm danh, kiếm lợi để rồi sau khi đã rong ruổi gần hết cuộc đời, vì một lí do gì đó, phải nằm yên một chỗ, con người mới chợt nhận ra giá trò và vẻ đẹp đích thực của đời sống ở những cái gần gũi, bình thường mà bễn vững quanh ta. (4)Cái chân lí giản dò ấy, tiếc thay, Nhó chỉ kòp nhận ra vào những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời mình. (5)Có thể nói, “Bến quê” là câu chuyện bàn về ý nghóa cuộc sống, nhân vật Nhó là một thứ nhân vật tư tưởng nhưng đã được hình tượng hoá một cách tài hoa và có khả năng gây xúc động mạnh mẽ cho người đọc. Câu23/ Đặc điểm nhệ thuật của truyện ngắn “Những ngơi sao xa xơi”: -Về phương thức trần thuật : Truyện được trần thuật từ ngơi thứ nhất, cũng là nhân vật chính của truyện đã tạo thuận lợi cho tác giả miêu tả thế giới nội tâm nhân vật với những ý nghĩ, cảm xúc, hồi tưởng, được thể hiện một cách trực tiếp qua nhân vật. Đồng thời, các biến cố, sự kiện, ngoại cảnh cũng được thể hiện qua cái nhìnvà tâm trạng của nhân vật kể 10- [...]... Hãy viết thêm vào mỗi đoạn một câu có hàm ý mời mọc rõ hơn HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Câu 1: Thành phần khởi ngữ : a Về cơng nghiệp 12- Những câu hỏi giáo khoa – Ngữ Văn 9 Nguyễn Ảnh –Qui Nhơn b Năm thầy c Cuốn tạp chí này Câu 2: -Các câu có hàm ý mời mọc: “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà” , “Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc” -Các câu có hàm ý từ chối: “Mẹ mình... nghỉ ngơi thư giãn Câu hỏi: Câu 31 : Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo (Đồng chí, Chính Hữu) 13- Những câu hỏi giáo khoa – Ngữ Văn 9 Nguyễn Ảnh –Qui Nhơn Những câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu? Hãy phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của những hình ảnh trong những câu thơ ấy Câu 32: Em hiểu như thế nào về hai câu thơ: Mặt trời... từ tre, giữ, anh hùng được lặp đi -Nêu các dấu hiệu của biện pháp lặp lại nhiều lần và tác giả cũng nhân hóa tre, coi tre như một con gười, 11- Những câu hỏi giáo khoa – Ngữ Văn 9 Nguyễn Ảnh –Qui Nhơn tu từ đó (từ ngữ cụ thể: a- sợi dây một cơng dân xả thân vì q hương đất nước Ngồi tác dụng tạo nhịp đàn; b-tre, giữ,anh hùng, nhân hóa nhàng cho câu văn, phép điệp ngữ còn có tác dụng nhấn mạnh đến tre)...Những câu hỏi giáo khoa – Ngữ Văn 9 Nguyễn Ảnh –Qui Nhơn chuyện, nên có màu sắc chủ quan rõ rệt Mặt khác, cách kể từ ngơi thứ nhất tạo được mối quan hệ gần gũi, thân mật giữa người kể và người đọc để dễ dàng chuyển tải nội dung tác phẩm đến người tiếp nhận - Một nét đặc sắc nổi bật là nghệ thuật xây dựng nhân vật, chủ yếu là miêu tả tâm lí và ngơn ngữ nhân vật Tác giả đã diễn tả một cách tự nhiên... lúa, ngơ, khoai Những câu hỏi giáo khoa – Ngữ Văn 9 Nguyễn Ảnh –Qui Nhơn người con - Từ mặt trời vũ trụ , nhà thơ liên tưởng đến “mặt trời của mẹ” là hình ảnh ẩn dụ, đó là em Cu Tai (con của mẹ) Em là là một mặt trời nhỏ bé gần gũi thân thương ngay trên lưng mẹ Em là nguồn sống, nguồn hạnh phúc niềm tự hào của mẹ Em cần thiết với cuộc đời mẹ xiết bao! Ca ngợi lòng mẹ, tình thương con của mẹ, câu thơ... biệt cuộc đời , Nhĩ mới cảm nhận thấm thía Câu hỏi: 27/Xác định thành phần khởi ngữ trong các câu sau: a Về cơng nghiệp, chúng ta đã xây dựng thêm nhiều xí nghiệp mới b Năm thầy, thầy nào cũng cho mình là đúng, khơng ai chịu ai, thành ra xơ xát, đánh nhau toạc đầu chảy máu c Cuốn tạp chí này tơi đã xem rồi 28/Tìm những câu có hàm ý mời mọc hay từ chối trong các đoạn đối thoại giữa em bé với những người... Tạo được hiệu quả đó, một phần là nhờ cách lựa chọn nhân vật kể chuyện Câu hỏi: Câu 25/Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu (đoạn ) sau: a- Khi tâm hồn ta đã rèn luyện thành một sợi dây đàn sẵn sàng rung động trước mọi vẻ đẹp của vũ trụ, trước mọi cái cao q của cuộc đời, chúng ta là người một cách hòan tồn hơn (Thạch Lam – Theo dòng)... Câu 26/ Truyện “Bến q” tập trung vào một tình huống khá đặc biệt, đó là tình huống nào? Hãy chỉ ra những nghịch lí trong tình huống ấy và nêu ý nghĩa của nó? Gợi ý Bài làm Câu 25: Câu 25: -Xác định cho đúng biện pháp tu a- Phép tu từ ẩn dụ : dùng sợi dây đàn để chỉ tâm hồn cong người, từ (a-ẩn dụ , b- điệp ngữ, nhân nhằm nói đến một tâm hồn nhạy cảm, dễ rung động trước cuộc sống hóa) b- Phép điệp ngữ. .. phải phá tới năm quả bom, nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách với thần kinh cho tới từng cảm giác -Ngơn ngữ và giọng điệu: ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện tạo cho tác phẩm có giọng điệu và ngôn ngữ tự nhiên, gần với khẩu ngữ, trẻ trung và có chất nữ tính Lời kể thường dùng những câu ngắn, nhòp nhanh, tạo được không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến trường Ở những đoạn hồi tưởng,... tượng đẹp và khái qt cao nên tác giả đã dùng câu thơ này làm nhan đề cho cả tập thơ chống Pháp và chống Mỹ của mình :tập thơ “Đầu súng trăng treo” Câu 32: -“Mặt trời” là một hình ảnh được nói đến nhiều trong ca dao, dân ca, trong thơ ca dân tộc Trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm đã so sánh, ẩn dụ sáng tạo qua cặp câu thơ song hành để nói lên một liên tưởng . xét chung Câu 19: Nêu được các phép liên kết và dấu hiệu cụ thể: a/-Phép lặp -Phép thế b/ -Phép nối c/ -Phép lặp: -Phép thế Câu hỏi: Câu 20/ 9- Những câu hỏi giáo khoa – Ngữ Văn 9 Nguyễn Ảnh. nối câu (3) với câu (2) – phép nối. +Ấy là nối câu( 4) với câu (3) – phép nối. +Lỗ hổng ở câu (40 và câu (5) – phép lặp từ ngữ. +thông minh ở câu (5) và ở câu (1) – phép lặp từ ngữ. Vậy các câu. Những câu hỏi giáo khoa – Ngữ Văn 9 Nguyễn Ảnh –Qui Nhơn Các đề giáo khoa: TRUYỆN KIỀU Câu hỏi: 1- Nghệ thuật tả cảnh và nghệ thuật tả cảnh ngụ

Ngày đăng: 18/05/2015, 00:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • GỢI Ý LÀM BÀI

    • Gợi ý làm bài

    • Câu hỏi:

      • GỢI Ý LÀM BÀI

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan