1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm sinh lý phát dục và năng suất sinh sản của lợn cái lai TD1 có máu Meishan

6 360 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 123,89 KB

Nội dung

Đặc điểm sinh lý phát dục và năng suất sinh sản của lợn cái lai TD1 có máu Meishan Nguyễn Ngọc Phục, Trịnh Hồng Sơn, Vũ Văn Quang, Đinh Văn Hùng Trung tõm nghiờn cu ln Thy Phng, Summary Meishan synthetic (originated from PIC L95) were mated to Large White boar (originated from PIC L11) to make new crossbred females TD1 for reproduction. A total of 42 TD1 and 30 C1230 females and their 350 litters was involved in the study to evaluate their reproductive capacity from puberty age upto 6 parities. The TD1 exhibited their reproductive traits as good as C1230 did during the study suggesting that TD1 would be used as good sows for reproduction. Key words : Meishan, pigs, oestrus cycle, reproductive performance 1. Đặt vấn đề Lợn Meishan (MS) đợc biết đến là một giống lợn Trung quốc có khả năng đẻ sai nhất thế giới. Các kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy giống lợn này không chỉ thành thục sớm mà còn đẻ sai hơn rất nhiều so với các giống lợn trắng của châu Âu (Haley & Lee 1993). Nhiều năm qua, chơng trình lai tạo các giống lợn của các nớc Phơng Tây đã sử dụng MS để nâng cao năng suất sinh sản của đàn lợn nái với việc khai thác tối đa u thế lai của con mẹ trong các tổ hợp lai có MS (Kuhler 1988). Điều đặc biệt là u thế lai giữa MS và các giống lợn trắng của châu Âu cao hơn khi lai giữa các giống lợn trắng Châu Âu với nhau (Mercer & Host 1994). ở Việt Nam, Trại lợn giống hạt nhân Tam điệp (Ninh Bình) đang sử dụng các dòng lợn có nguồn gốc PIC. Trong số đó, lợn cái MS tổng hợp (dòng L95) đợc lai với lợn đực Landrace (dòng L06) tạo ra dòng ông bà C1230. Lợn cái bố mẹ CA là tổ hợp lai giữa cái C1230 với đực Duroc tổng hợp (L19 có nguồn gốc PIC) đợc sử dụng để sản xuất lợn thơng phẩm 5 máu đợc thị trờng ngời chăn nuôi a thích. Trong các nghiên cứu về các tổ hợp lai có máu MS nói trên tại Việt Nam các tác giả (Nguyễn Ngọc Phục et all 2003; Nguyễn Ngọc Phục et all 2005), đều khẳng định năng suất sinh sản cao và ổn định trong điều kiện địa phơng. Việc mở rộng khai thác MS có nguồn gốc PIC tại Việt Nam bằng việc thử nghiệm lai chúng với các giống lợn cao sản khác là cần thiết. Do vậy, Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phơng đã lai tiến hành lai lợn cái MS tổng hợp (dòng L95) với lợn đực Yorshire (dòng L11) có nguồn gốc PIC để tạo ra lợn cái lai TD1 sử dụng làm lợn nái sinh sản. Nhằm đánh giá khả năng sinh sản của của tổ hợp lợn lai TD1 nói trên, chúng tôi đã tiến hành đề tài nghiên cứu Đặc điểm sinh lý phát dục và năng suất sinh sản của lợn lai TD1 có máu Meishan. 2. Nội dung và phơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu đợc tiến hành trên 42 lợn cái ông bà TD1 (Yorkshire x MS tổng hợp) và 30 lợn cái ông bà C1230 (Landrace x MS tổng hợp) đều có nguồn gốc PIC tại Trại lợn giống hạt nhân Tam Điệp (Ninh Bình). Các chế độ chăm sóc nuôi dỡng theo qui trình chung của Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phơng. Lợn cái hậu bị đợc chọn lọc và nuôi tập trung15- 20 con/ô đến trớc khi phối giống, ăn tự do đến khi đạt khoảng 90 kg/con, sau đó chế độ ăn đợc kiểm soát và điều chỉnh tuỳ theo thể trạng. Sau khi đã chọn lọc lần cuối, tiêm phòng vaccine, lợn cái đủ tiêu chuẩn làm giống đợc chuyển sang chuồng cũi của lợn chờ phối giống. Lợn chửa đợc nuôi trong cũi cá thể và khi đẻ đợc nuôi trong chuồng lồng có ô úm và sởi cho lợn con. Lợn con đợc tiêm bổ sung sắt, đợc chủng vaccin theo qui trình chung, tập ăn lúc 7 ngày tuổi và cai sữa lúc 3 tuần tuổi. Động dục của lợn cái hậu bị đợc theo dõi ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều. Khi động dục lần đầu, lợn đợc cân kiểm tra tăng trọng. Khi đã đủ tuổi (7-8 tháng tuổi) và đạt khối lợng cơ thể theo yêu cầu từ 110-140 kg lợn cái đợc phối giống (PG) bằng thụ tinh nhân tạo với tinh đực Duroc tổng hợp 2 lần cách nhau 12 giờ, sau đó cân và đo độ dày mỡ lng (DML) tại điểm P2 bằng máy siêu âm Renco (USA). Giai đoạn nuôi con, các chỉ tiêu đợc theo dõi trên 190 ổ đẻ của TD1 và 160 ổ đẻ của C1230 (từ lứa 1 đến lứa 6). Lợn con đợc cân theo ổ trong ngày tuổi đầu tiên và khi cai sữa 3 tuần tuổi, theo dõi tỉ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa. Thí nghiệm đợc tiến hành từ năm 2003 đến 2006 tại Trại lợn giống hạt nhân Tam Điệp, Ninh Bình. Xử lý số liệu: Số liệu đợc phân tích bằng GLM trên Minitab 13.31.2000. Các giá trị trung bình các chỉ tiêu đợc so sánh theo pháp phơng Tukey. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Kết quả về sinh trởng và phát dục của lợn cái TD1 Bảng 1 . Giá trị trung bình bình phơng nhỏ nhất đối với các chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn cái TD1 và C1230 ở giai đoạn hậu bị Các chỉ tiêu TD1 (n=420 C1230 (n=30) SE P Tuổi động dục lần đầu (ngày) 155,14 158,03 1,63 NS Thể trọng khi động dục lần đầu (kg) 98,12 98,37 1,28 NS Thời gian động dục lần đầu (ngày) 5,33 5,60 0,29 NS DML tại P2 khi PG lần đầu (mm) 2,12 2,06 0,04 NS Thể trọng khi PG lần đầu (kg) 123,31 118,07 1,15 ** Tuổi PG lứa đầu (ngày) 216,24 217,77 2,34 NS Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 336,76 338,00 2,92 NS Kết quả tại Bảng 1 cho thấy TD1 động dục lần đầu khi đạt 155,14 ngày tuổi và thể trọng 98 kg, tơng đơng với các chỉ tiêu này ở C1230 (158,03 và 98,37 kg, P>0,05). Đồng thời, thời gian động dục kéo dài tơng đơng nhau, 5,33 ngày đối với TD1 và 5,60 ngày đối với C1230 (P>0,05). Tuy nhiên, TD1 có thể trọng khi phối giống lần đầu (123,31 kg) cao hơn so với C1230 (118 kg, P<0,01) mặc dù tuổi PG lần đầu là nh nhau (P>0,05). TD1 cũng có tuổi đẻ lứa đầu (336,76 ngày) tơng đơng với C1230 (338,0 ngày, P>0,05). Nh vậy, lợn cái hậu bị TD1 sinh trởng và phát dục tơng đơng với lợn cái C1230 và tuổi thành thục của TD1 cũng nh C1230 đều rất sớm. Đây có thể do TD1 có máu MS tơng tự nh C1230. Các nghiên cứu về lợn MS cho thấy lợn cái MS thuần có tuổi thành thục khi ở 118 ngày tuổi (Christenson 1993) và lợn lai 1/2 máu MS thành thục lúc 146 ngày tuổi (Young 1995). . Năng suất sinh sản của lợn nái TD1 và C1230 Tại Bảng 2 trình bày năng suất sinh sản của TD1 và C1230 qua các lứa đẻ từ 1-6. Kết quả nghiên cứu cho thấy, TD1 có số con sơ sinh sống/ổ cũng nh số con cai sữa/ổ đạt mức cao (11,4 và 9,98 con) và tơng đơng với C1230 (11,26 và 10,17, ). Khối lợng ổ lợn con sinh của TD1 (17,37 kg) cũng tơng đwong với C1230 (17,20 kg, ). Năng suất tiết sữa, đợc đánh giá thông qua khối lợng lợn con 21 ngày tuổi, cho thấy TD1 và C1230 đều đạt mức nh nhau ( ) đối với khối lợng lợn con cai sữa/ổ ở 21 ngày tuổi. ở thời kỳ sau cai sữa, mặc dù thời gian chờ phối giống của TD1 và C1230 tơng đơng nhau và tơng ứng 9,56 ngày và 8,74 ngày ( ), nhng khoảng cách lứa đẻ trung bình của TD1 (145,87 ngày) dài hơn của C1230 (143,94 ngày, ) khoảng 2 ngày, cho thấy tỉ lệ động dục lại sau khi phối giống của TD1 có thể cao hơn so với C1230. Bảng 2 . iá trị trung bình bình phơng nhỏ nhất đối với các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái TD1 và C1230 từ lứa đẻ 1 đến 6 Các chỉ tiêu TD1 C1230 SE P Thời gian mang thai (ngày) 114.56 114.34 0.16 NS Số con sơ sinh sống/ổ (con) 11.40 11.26 0.22 NS Khối lợng sơ sinh sống/ổ (kg) 17.37 17.20 0.29 NS Khối lợng sơ sinh/con (kg) 1.54 1.55 0.01 NS Tuổi cai sữa lợn con (ngày) 22.26 22.51 0.17 NS Số con cai sữa/ổ (con) 9.98 10.17 0.15 NS Tỉ lệ nuối sống đến cai sữa (%) 89.46 91.91 1.02 NS Khối lợng con cai sữa /ổ (kg) 58.17 58.64 0.83 NS Khối lợng cai sữa bình quân/con (kg) 5.88 5.83 0.06 NS Thời gian phối giống sau cai sữa (ngày) 9.56 8.74 0.58 NS Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 145.87 143.94 0.71 * 4.3. Năng suất sinh sản qua các lứa đẻ 1-6 của lợn nái TD1 Nhiều chỉ tiêu năng suất của TD (Bảng 3) có sự khác nhau rõ rệt qua các lứa đẻ. Số con sơ sinh sống đạt mức cao 10,7 đến 11,81 con/ổ từ lứa 2, trong khi đó lứa đầu đạt thấp hơn 1-2 con/ổ và lứa 6 ở mức trung gian giữa lứa đầu và các lứa còn lại ( 01). Có thể nhận thấy số con sơ sinh sống/ổ có xu hớng tăng dần từ sau lứa đầu và bắt đầu giảm dần từ lứa 6. Xu hớng này cũng đồng thời thể hiện ở các chỉ tiêu khối lợng lợn con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa và khối lợng ổ lợn con cai sữa. Khối lợng con sơ sinh của các lứa ở mức 1,53-1,56 kg/con (P>0,05) và khối lợng cai sữa của các lứa đẻ cũng đạt từ 5,69-5,91 kg/con (P>0,05). Tuy nhiên khối lợng lợn con sơ sinh sống, tỉ lệ nuôi sống và khối lợng lợn con cai sữa không thay đổi giữa các lứa đẻ (P>0,05). Nh vậy, đối với lợn nái TD1 có thể chỉ nên khai thác 6 lứa đẻ là hợp lý. Bảng 3 . Giá trị trung bình bình phơng nhỏ nhất đối với các chỉ tiêu sinh sản qua các lứa đẻ 1-6 của lợn nái TD1 Các chỉ tiêu 1 2 3 4 5 6 SE P Số con sơ sinh sống/ổ (con) 9.93 a 10.70 b 11.66 b 11.78 b 11.81 b 10.32 ab 0.48 ** Klợng sơ sinh sống/ổ (kg) 15.04 a 16.51 ab 17.92 b 17.87 b 17.84 b 15.73 ab 0.61 *** Klợng sơ sinh/con (kg) 1.53 1.56 1.56 1.54 1.53 1.54 0.02 NS Tuổi cai sữa lợn con (ngày) 22.14 22.76 22.50 22.41 22.23 22.59 0.34 NS Số con cai sữa/ổ (con) 9.10 a 9.81 ab 10.34 b 10.59 b 10.58 b 9.50 ab 1.81 ** % nuôi sống đến cai sữa 92.89 92.99 90.72 91.49 91.04 93.35 1.77 NS Klợng con cai sữa /ổ (kg) 51.16 a 57.73 b 58.28 b 60.28 b 61.02 b 55.90 ab 0.13 *** Klợng cai sữa/con (kg) 5.69 5.91 5.70 5.79 5.81 5.98 0.48 NS 4. Kết luận và đề nghị 4.1. Kết luận Lợn cái lai TD1 đạt các chỉ tiêu về sinh trởng và phát dục tơng đơng với lợn ông bà C1230, trừ khối lợng khi phối giống lần đầu của cao hơn khoảng 5 kg và khoảng cách lứa đẻ cũng dài hơn khoảng 2 ngày, đồng thời năng suất sinh sản qua 6 lứa đẻ của TD1 đạt ở mức cao và tơng đơng với C1230. Các chỉ tiêu sinh sản qua các lứa từ 1-6 đều tăng từ lứa thứ 2 và bắt đầu giảm ở lứa 6 cho thấy có thể khai thác TD1 đến 6 lứa đẻ. Kết quả trên cho thấy có thể sử dụng lợn cái lai TD1 để sinh sản. . Đề nghị Tiếp tục nghiên cứu các chỉ tiêu sinh sản của TD1 và thế hệ con lai đời sau trong các điều kiện khác nhau. Tài liệu tham khảo 1. Kuhlers, DL (1988). Comparisons of specific crosses from Yorkshire-Landrace, Chester White- Landrace and Chester White-Yorkshire sows. J. Anim. Sci. 66:1132-1138. 2. Mercer JT, and S. Hoste (1994). Prospects for the commercial use of Chinese pigs. Proc. 5th World Congr. Genet. Appl. Livest. Prod. 17: 327-334. 3. Nguyễn Ngọc Phục, Nguyễn văn Đồng, Lê Thế Tuấn, Trịnh Hồng Sơn (2003). Nghiên cứu một số chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái ông bà PIC 1230 và PIC 1050.Tạp chí Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, số 6-2003, trang 721-723. 4. Nguyễn Ngọc Phục, Nguyễn Văn Đồng, Trịnh Hồng Sơn, Vũ Văn Quang, Lê Thanh Hải, Phạm Thị Kim Dung, Lê Thế Tuấn, Phạm Duy Phẩm (2005). Khả năng sinh trởng và cho thịt của lợn ông bà TĐ1, C1230, C1050 và lợn bố mẹ CA và C22. Tóm Tắt Báo Cáo Khoa Học. Viện Chăn nuôi, tháng 6- 2005, trang 53-57. 5. Haley CS & Lee GJ (1993). Genetic basis of prolificacy in Meishan pigs. In: Control of Reproduction IV, Eds. GR Foscroft, MG Hunter & C. Doberstka. Published by The Journal of Reproduction and Fertility Ltd, pp 247-259. 6. Young LD (1995). Reproduction of F1 Meishan, Fengjing, Minzhu and Duroc Gilts and Sows. J. Anim. Sci. 73:711-721. Christenson RK (1993). Ovulation Rate and Embryonic Survival in Chinese Meishan and White Crossbred Pigs. J. Anim. Sci. 1993. 71:3060-3066 . nghiên cứu Đặc điểm sinh lý phát dục và năng suất sinh sản của lợn lai TD1 có máu Meishan. 2. Nội dung và phơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu đợc tiến hành trên 42 lợn cái ông bà TD1 (Yorkshire. Đặc điểm sinh lý phát dục và năng suất sinh sản của lợn cái lai TD1 có máu Meishan Nguyễn Ngọc Phục, Trịnh Hồng Sơn, Vũ Văn Quang, Đinh. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Kết quả về sinh trởng và phát dục của lợn cái TD1 Bảng 1 . Giá trị trung bình bình phơng nhỏ nhất đối với các chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn cái TD1 và C1230

Ngày đăng: 17/05/2015, 23:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w