GIANG HỒNG TUYẾN – Năng suất sinh sản của lợn F1(LRxMC TH ) 21 NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN F 1 (LRxMC TH ), F 1 (YxMC TH ) VÀ F 1 (PixMC TH ) NUÔI TẠI LÀO CAI Giang Hồng Tuyến và Hà Thu Trang Đại học Dân lập Hải Phòng Tác giả liên hệ: Giang Hồng Tuyến - Đại học Dân lập Hải Phòng, số 36, Đường Dân Lập, Phường Dư Hàng Kênh, Quận Lê Chân, TP. Hải Phòng; ĐT: 0904944313, Email: tuyengh@hpu.edu.vn) ABSTRACT Reproductive traits of F1(LRxMC TH ), F 1 (YxMC TH ) and F 1 (PixMC TH ) sows rearing in Lao Cai The data recorded from 20 F 1 (LRxMC TH ), 20 F 1 (YxMC TH ) and 20 F 1 (PixMC TH ) sows, rearing in smalholders at BaoThang district, LaoCai province from 2007 t0 2011 were used for reproductive trait analysis. It was found out that age at first farrowing varied from 359.45 days in F 1 (PixMC TH ) to 362.95 days F 1 (LRxMC TH ) sows and that nunber born alive and number of weaning pigs were 11.30-12.01 and 10.34-10.88 piglets/litter. Nunber born alive was increased from the first to the fourth litter and decreased from fifth to seventh litters. Key words: Pigs, F 1 (LRxMC TH ), F 1 (YxMC TH ), F 1 (PixMC TH ) sows, Reproductive traits. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm qua, các giống lợn ngoại cao sản như Landrace (LR), Yorkshire (Y), Duroc (DR), Pietrain (Pi), nhập vào nước ta đã góp phần nâng cao năng suất và chất lượng thịt lợn. Song, điều kiện chăn nuôi trong các nông hộ miền Bắc nói chung và miền núi Lào Cai nói riêng chưa đủ để nuôi các giống lợn ngoại dẫn đến không đạt năng suất vật nuôi cao và không mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người chăn nuôi. Vì vậy, khai thác nguồn gen lợn nội giống Móng Cái (MC) vẫn là một hướng đi cần thiết trong ngành chăn nuôi lợn, đặc biệt cho phương thức chăn nuôi nông trại cho các vùng miền Bắc và Trung nước ta. Xuất phát từ thực tế đó, Bộ môn Di truyền Giống Vật nuôi - Viện Chăn nuôi kết hợp Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hải Phòng đã nghiên cứu chọn tạo thành công nhóm lợn Móng Cái tổng hợp (MC TH ) từ nguồn gen của 2 nhóm lợn MC cao sản MC 3000 là nhóm có khả năng sinh sản tốt, nhất là có số con sơ sinh/ổ cao: 13,01 con/ổ và nhóm MC 15 là nhóm có khả năng tăng khối lượng nhanh, đạt 410g/ngày và tỷ lệ nạc đạt 39%. Nhóm MC TH được sử dụng lai với các giống lợn ngoại LR, Y và Pi tạo nên các tổ hợp lợn nái lai đã nuôi thành công ở một số nơi tại vùng đồng bằng Bắc Bộ. Để đánh giá được khả năng sinh sản của các tổ hợp lợn nái lai tạo thành giữa nhóm lợn MC TH với các giống lợn ngoại LR, Y và Pi nuôi theo phương thức chăn nuôi nông trại tại các hộ miền núi huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Năng suất sinh sản của lợn F 1 (LRxMC TH ), F 1 (YxMC TH ) và F 1 (PixMC TH ) nuôi tại Lào Cai” với mục đích khẳng định khả năng sinh sản của các tổ hợp lợn MC TH lai này trong điều kiện chăn nuôi nông hộ miền núi có thích hợp như ở vùng đồng bằng Bắc Bộ không, nhằm giúp cho người chăn nuôi ở miền núi phía bắc có thêm một tổ hợp nái lai mang lại năng suất vật nuôi và hiệu quả kinh tế cao. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là 3 tổ hợp lợn MC TH lai: F 1 (LRxMC TH ), F 1 (YxMC TH ) và F 1 (PixMC TH ). Địa điểm nghiên cứu: Các gia trại tại huyện Bảo Thắng, Lào Cai. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 31 - Tháng 8 - 2011 22 Thời gian nghiên cứu : Từ năm 2007 đến năm 2011. Nội dung nghiên cứu Xác định các tham số thống kê của các tính trạng cơ bản về sinh sản của các tổ hợp lợn lai F 1 (LRxMC TH ), F 1 (YxMC TH ) và F 1 (PixMC TH ): Tuổi đẻ lứa đầu (ngày); Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (ngày); Số con sơ sinh sống/ổ (con); Số con cai sữa/ổ (con); Khối lượng sơ sinh/con (kg); Khối lượng cai sữa/con (kg). Phương pháp nghiên cứu Bố trí thí nghiệm, thu thập số liệu Sử dụng 20 lợn nái F 1 (LRxMC TH ) và 2 lợn đực giống Y; 20 F 1 (YxMC TH ) và 2 lợn đực giống LR; 20 F 1 (PixMC TH ) và 1 đực giống LR, 1 đực giống Y để xác định các chỉ tiêu sinh sản qua 7 lứa đẻ đầu. Mỗi tổ hợp lai sử dụng 20 lợn nái với 2 đực giống: Sử dụng lợn đực giống chưa có nguồn gen trong các tổ hợp nái lai để phối giống nhằm khai thác ưu thế lai cao nhất. Các lợn nái và lợn đực được nuôi trong 6 gia trại tại Bảo Thắng, Lào Cai, mỗi gia trại nuôi 20 lợn nái và 2 lợn đực. Thu thập, theo dõi các chỉ tiêu về ngày, tháng, năm sinh của từng nái theo từng lứa đẻ: Đếm số lượng con và cân khối lượng lợn con ở các thời điểm: sơ sinh, cai sữa. Thời gian cai sữa của lợn lai F 1 là 35 ngày. Các tổ hợp lợn lai F 1 (LRxMC TH ), F 1 (YxMC TH ) và F 1 (PixMC TH ) tại Bảo Thắng, Lào Cai được nuôi theo quy trình chăn nuôi giống lợn lai F 1 của Công ty Chăn nuôi Hải Phòng. Tính toán tham số thống kê về một số tính trạng sinh sản Giá trị trung bình bình phương nhỏ nhất (LSM) và sai số chuẩn (SE) về SCSSS khi đánh giá 7 lứa đẻ đầu được xác định bằng chương trình SAS (1999) theo mô hình toán sinh học: Y ijk = µ + L i + THL j + e ijk Trong đó: Y ijk là giá trị thu được của lợn nái thứ k, thuộc lứa đẻ thứ i; tổ hợp lai thứ j; µ là giá trị trung bình tổng thể; L i là ảnh hưởng của lứa đẻ thứ i (i = 7 lứa: 1, 2, , 7); THL j là ảnh hưởng của tổ hợp lai thứ j (j = 3) e ijk là sai số ngẫu nhiên. Xử lý số liệu Các tham số thống kê được xác định bằng chương trình SAS (1999) và bộ số liệu được xử lý tại Bộ môn Di truyền Giống Vật nuôi, Viện Chăn nuôi. So sánh mức độ sai khác giữa các số trung bình được xác định theo các phương pháp kiểm tra mức độ tin cậy số trung bình mẫu của Nguyễn Văn Đức và Lê Thanh Hải (2002). KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Nghiên cứu về năng suất sinh sản của lợn nái, tuổi đẻ lứa đầu (TĐLĐ), khoảng cách lứa đẻ (KCLĐ), số con sơ sinh sống/ổ (SCSSS), số con cai sữa/ổ (SCCS), khối lượng sơ sinh/con (KLss) và khối lượng cai sữa/con (KLcs) là những tính trạng quan trọng vì chúng quyết định năng suất của lợn nái và hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi lợn nái. Trong các tính trạng sinh sản quan trọng đó của lợn nái, SCSSS là tính trạng quan trọng nhất và được chúng tôi chọn làm tính trạng nghiên cứu chính, tập trung nghiên cứu sâu nhất trong đề tài này. GIANG HỒNG TUYẾN – Năng suất sinh sản của lợn F1(LRxMC TH ) 23 Các giá trị trung bình bình phương nhỏ nhất (LSM) và sai số chuẩn (SE) của các tính trạng về năng suất sinh sản của các tổ hợp lai F 1 (LRxMC TH ), F 1 (YxMC TH ) và F 1 (PixMC TH ) được thể hiện tại Bảng 1. Tuổi đẻ lứa đầu Tuổi đẻ lần đầu (TĐLĐ) cho biết độ tuổi bắt đầu khai thác khả năng sinh sản của lợn nái. TĐLĐ càng sớm thì thời gian sử dụng lợn nái càng dài và hiệu quả chăn nuôi lợn nái càng cao. Các giá trị LSM và SE của tính trạng TĐLĐ 3 tổ hợp lợn lai F 1 (LRxMC TH ), F 1 (YxMC TH ) và F 1 (PixMC TH ) được thể hiện tại Bảng 1. Bảng 1. Năng suất sinh sản của các tổ hợp lai F 1 (LRxMC TH ), F 1 (YxMC TH ) và F 1 (PixMC TH ) nuôi trong nông trại tại Bảo Thắng, Lào Cai LRxMC TH YxMC TH PixMC TH Tính trạng ĐV tính n LSM SE LS M n LSM SE LS M n LSM SE LSM TĐLĐ ngày 20 362,95 3,17 20 362,70 1,83 20 359,45 3,26 KCLĐ ngày 120 161,04 1,01 120 161,30 0,95 120 158,76 1,07 SCSSS con 140 11,32 a 0,14 140 11,30 a 0,13 140 11,94 b 0,14 SCCS con 140 10,40 a 0,11 140 10,34 a 0,11 140 10,82 b 0,13 KLss kg 140 1,10 0,005 140 1,07 0,007 140 1,15 0,01 KLcs kg 140 9,25 0,03 140 9,32 0,04 140 9,41 0,06 Ghi chú: Trên các giá trị trung bình trong cùng hàng có các chữ cái a và b khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). TĐLĐ của tổ hợp lợn lai F 1 (LRxMC TH ) là 362,95 ngày, F 1 (YxMC TH ) là 362,70 ngày và F 1 (PixMC TH ) là 359,45 ngày. Như vậy, TĐLĐ của các tổ hợp lai có sự khác nhau, song sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê rõ rệt (P>0,05). So với kết quả TĐLĐ của các tác giả nghiên cứu trên các tổ hợp lai F 1 MC, kết quả TĐLĐ trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả 385 ngày của Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2000). Khoảng cách giữa hai lứa đẻ Khoảng cách giữa hai lứa đẻ (KCLĐ) càng ngắn thì năng suất sinh sản và hiệu quả chăn nuôi lợn nái càng cao vì số lứa đẻ/nái/năm cao. KCLĐ ngắn sẽ cho số con sơ sinh và số con cai sữa của toàn đời nái nhiều dẫn đến hiệu quả kinh tế tăng. Các giá trị thu được về KCLĐ trong nghiên cứu này là 161,04; 161,30 và 158,76 ngày tương ứng với ba tổ hợp lai F 1 (LRxMC TH ), F 1 (YxMC TH ) và F 1 (PixMC TH ). Sự sai khác về KCLĐ của các tổ hợp lai là không có ý nghĩa thống kê rõ rệt (P>0,05). Căn cứ vào KCLĐ, chúng ta thấy các tổ hợp lai này có thể cho năng suất sinh sản từ 2,26 đến 2,30 lứa/nái/năm. Các giá trị về KCLĐ trong nghiên cứu này thấp hơn giá trị 175,18 ngày của Nguyễn Quế Côi và cộng sự (2005) khi nghiên cứu trên tổ hợp lai F 1 (YxMC); 197-201 ngày của Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2000) trên các tổ hợp lai F 1 MC. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 31 - Tháng 8 - 2011 24 Số con sơ sinh sống/ổ Số con sơ sinh sống/ổ (SCSSS) là chỉ tiêu quan trọng nhất, quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi lợn nái. Các giá trị LSM và SE của tính trạng SCSSS của các tổ hợp lai được thể hiện tại Bảng 1. SCSSS trong nghiên cứu này là 11,32 con/ổ đối với tổ hợp lai F 1 (LRxMC TH ); 11,30 con/ổ đối với tổ hợp lai F 1 (YxMC TH ) và 11,94 con/ổ đối với tổ hợp lai F 1 (PixMC TH ). SCSSS của tổ hợp lai F 1 (PixMC TH ) cao hơn so với 2 tổ hợp lai còn lại tương ứng là 0,62 con và 0,64 con/ổ. Sự chênh lệch này chứng tỏ sự tổng hợp nguồn gen giữa MC TH với đực Pi tạo nên tổ hợp lai F 1 (PixMC TH ) có khả năng sinh sản tốt hơn so với 2 tổ hợp lợn lai F 1 (LRxMC TH ) và F 1 (YxMC TH ) trong điều kiện chăn nuôi nông trại tại Bảo Thắng, Lào Cai (P<0,05). Các kết quả thu được về SCSSS trong nghiên cứu này cao hơn 1,38 con so với kết quả 9,92 con/ổ trong nghiên cứu của Nguyễn Quyế Côi và cộng sự (2005) khi nghiên cứu trên tổ hợp lai F 1 (YxMC). SCSSS của tổ hợp lai F 1 (PixMC TH ) trong nghiên cứu này cũng cao hơn 0,25 so với kết quả 11,69 con/ổ của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2008) trên tổ hợp lai F 1 (PixMC); cao hơn kết quả 11,28 con của Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2002) trên tổ hợp lai F 1 (PixMC). Kết quả trong nghiên cứu này cao hơn giá trị 10,35 con/ổ ở lứa 1 và 11,45 con/ổ ở lứa 2 của Nguyễn Văn Trung và cộng sự (2009), nghiên cứu về các tính trạng sinh sản của 2 tổ hợp lợn lai F 1 (LRxMC TH ) và F 1 (YxMC TH ). Số con cai sữa/ổ Các giá trị LSM và SE của tính trạng SCSSS của các tổ hợp lai được thể hiện tại Bảng 1. Qua kết quả phân tích cho thấy, các giá trung bình của tính trạng SCCS của các tổ hợp lai F 1 (LRxMC TH ), F 1 (YxMC TH ) và F 1 (PixMC TH ) trong nghiên cứu này tương ứng là 10,40; 10,34 và 10,82 con/ổ. Như vậy, tổ hợp lai F 1 (PixMC TH ) có SCCS cao hơn và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê rõ rệt với 2 tổ hợp lai còn lại (P<0,05). Từ kết quả phân tích này cho thấy khả năng nuôi con của các tổ hợp lai F 1 này và kỹ thuật chăn nuôi lợn nái lai tại Lào Cai là rất tốt, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa đạt từ 90,62 đến 91,87%. Điều này chứng tỏ khả năng thích ứng cao của các tổ hợp lai trong môi trường chăn nuôi nông trại tại Bảo Thắng, Lào Cai. Kết quả về SCCS trong nghiên cứu này của chúng tôi cao hơn các kết quả nghiên cứu trên tổ hợp lai F 1 (YxMC) của Nguyễn Quyế Côi và cộng sự (2005) công bố là 10,21 con; của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2008) là 9,26 con trên tổ hợp lai F 1 (YxMC) và 9,48 con trên tổ hợp lai F 1 (PixMC); của Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2002) là 9,80 con trên tổ hợp lai F 1 (PixMC); của Nguyễn Văn Trung và cộng sự (2009), nghiên cứu về các tính trạng sinh sản của 2 tổ hợp lợn lai F 1 (LRxMC TH ), F 1 (YxMC TH ) là 10,34 con/ổ ở 2 lứa đầu. Từ các kết quả thu được của các tính trạng SCCS và KCLĐ trong nghiên cứu này cho thấy, các tổ hợp lợn lai này có thể sản xuất từ 23,37 đến 24,89 lợn con cai sữa/nái/năm. Với kết quả này, chắc chắn người chăn nuôi các tổ hợp lợn nái này thu được hiệu quả kinh tế cao. Khối lượng sơ sinh/con KLss của tổ hợp lai F 1 (LRxMC TH ) là 1,10 kg/con; F 1 (YxMC TH ) là 1,07 kg/con và F 1 (PixMC TH ) là 1,15 kg/con. Các kết quả nghiên cứu về KLss của 3 tổ hợp lai là khác nhau, nhưng sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê rõ rệt (P>0,05). Các giá trị KLss trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả 1,10 kg/con của tác giả Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2000) nghiên cứu trên các tổ hợp lai F 1 (LRxMC) và F 1 (LWxMC), nhưng cao hơn giá trị 0,80 kg/con của tác giả Lê Thanh Hải và cộng sự (2010) khi nghiên cứu trên lợn F 1 Móng Cái. GIANG HỒNG TUYẾN – Năng suất sinh sản của lợn F1(LRxMC TH ) 25 Khối lượng cai sữa/con KLcs của tổ hợp lợn lai F 1 (LRxMC TH ) là 9,25 kg/con, F 1 (YxMC TH ) là 9,32 kg/con và F 1 (PixMC TH ) là 9,41 kg/con. KLcs của tổ hợp lai F 1 (PixMC TH ) cao hơn hai tổ hợp lai F 1 (LRxMC TH ) và F 1 (YxMC TH ), song sự sai khác giữa các tổ hợp lai này không có ý nghĩa thống kê rõ rệt (P>0,05). Các giá trị KLcs trong nghiên cứu này của chúng tôi cao hơn giá trị 8,87 kg/con của Nguyễn Quyế Côi và cộng sự (2005) trên tổ hợp lai F 1 (YxMC); 8,02 kg/con trên tổ hợp lai F 1 (YxMC) và 7,65 kg/con trên tổ hợp lai F 1 (PixMC) của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2008); 5,50 kg/con của Lê Thanh Hải và cộng sự (2010). Xét về các giá trị sai số chuẩn (SE) của các tính trạng sinh sản của các tổ hợp lợn lai F 1 (LRxMC TH ), F 1 (YxMC TH ) và F 1 (PixMC TH cho thấy chúng không cao, chứng tỏ mức độ ổn định của mỗi tính trạng của các tổ hợp lai này là khá cao. Từ kết quả nghiên cứu cho phép chúng tôi rút ra kết luận, khả năng sinh sản của các tổ hợp lợn lai F 1 (LRxMC TH ), F 1 (YxMC TH ) và F 1 (PixMC TH nuôi theo phương thức nông trại tại Bảo Thắng, Lào Cai là tương đối cao, chứng tỏ các tổ hợp lai đã phát huy được ưu thế lai về khả năng sinh sản, đặc biệt sự tổ hợp từ nguồn gen khả năng sinh sản cao của nhóm lợn MC TH . Số con sơ sinh sống/ổ trung bình từng lứa đẻ của các tổ hợp lai F 1 (LRxMC TH ), F 1 (YxMC TH ) và F 1 (PixMC TH ) trong 7 lứa đẻ đầu SCSSS từng lứa của các tổ hợp lợn lai F 1 (LRxMC TH ), F 1 (YxMC TH ) và F 1 (PixMC TH ) từ lứa đẻ 1 đến lứa đẻ 7 được trình bày ở Bảng 2. Bảng 2. Số con sơ sinh sống/ổ trung bình từng lứa đẻ của các tổ hợp lai F 1 (LRxMC TH ), F 1 (YxMC TH ) và F 1 (PixMC TH ) trong 7 lứa đẻ đầu LRxMC TH YxMC TH PixMC TH Lứa đẻ n LSM SE LSM n LSM SE LSM n LSM SE LSM 1 20 10,87 a 0,36 20 10,79 a 0,34 20 11,16 b 0,28 2 20 11,46 a 0,39 20 11,48 a 0,33 20 11,95 b 0,32 3 20 11,75 a 0,42 20 11,80 a 0,30 20 12,35 b 0,35 4 20 11,88 a 0,40 20 11,82 a 0,33 20 12,40 b 0,32 5 20 11,43 a 0,37 20 11,52 a 0,33 20 12,18 b 0,31 6 20 11,24 a 0,37 20 11,17 a 0,34 20 12,01 b 0,28 7 20 10,62 a 0,33 20 10,75 a 0,33 20 11,25 b 0,25 Ghi chú: Trên các giá trị trung bình trong cùng hàng có các chữ cái a và b khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Như chúng ta đã biết, SCSSS luôn là tính trạng quan trọng nhất để đánh giá chất lượng và hiệu quả của lợn nái. Tính trạng SCSSS của lợn nái có xu hướng tăng dần từ lứa đẻ thứ nhất, đạt đỉnh ở lứa thứ 4 hoặc 5, sau đó bắt đầu giảm dần từ lứa thứ 5 hoặc 6 cho đến lứa 8 và các lứa tiếp theo. Kết quả về SCSSS của các tổ hợp lai F 1 (LRxMC TH ), F 1 (YxMC TH ) và F 1 (PixMC TH ) cũng tuân theo quy luật đó: lứa đẻ thứ nhất có SCSSS thấp, sau đó tăng dần và đạt giá trị cao nhất ở lứa thứ 4, sau đó giảm dần ở các lứa sau. SCSSS phụ thuộc vào bản chất VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 31 - Tháng 8 - 2011 26 di truyền và môi trường, nhưng yếu tố di truyền vẫn là quan trọng. Kết quả trong nghiên cứu này của chúng tôi cao hơn giá trị 10,35 con/ổ ở lứa 1 và 11,45 con/ổ ở lứa 2 của Nguyễn Văn Trung và cộng sự (2009), nghiên cứu về các tính trạng sinh sản của 3 tổ hợp lợn lai F 1 (LRxMC TH ), F 1 (YxMC TH ) và F 1 (PixMC TH ) và của Nguyễn Thị Viễn (2011) cùng nghiên cứu trên 3 tổ hợp lợn lai này. Kết quả trình bày tại Bảng 2 cho thấy: SCSSS của các tổ hợp lai F 1 (LRxMC TH ) và F 1 (YxMC TH ) là tương đương nhau ở mỗi lứa đẻ, nhưng SCSSS trong từng lứa đẻ của tổ hợp lai F 1 (PixMC TH ) đạt cao hơn so với 2 tổ hợp lai F 1 (LRxMC TH ) và F 1 (YxMC TH ), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê rõ rệt (P<0,05). Điều đó chứng tỏ rằng, khả năng sinh sản của tổ hợp lai F 1 (PixMC TH ) tốt hơn hay nói cách khác là tổ hợp lợn lai này có khả năng thích ứng với môi trường nuôi theo phương thức nông trại tại Bảo Thắng, Lào Cai tốt hơn các tổ hợp lai F 1 (LRxMC TH ) và F 1 (YxMC TH ). KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận Khả năng sinh sản của các tổ hợp lợn lai F 1 (LRxMC TH ), F 1 (YxMC TH ) và F 1 (PixMC TH ) nuôi theo phương thức nông trại tại Lào Cai là tốt: TĐLĐ thấp (359,45-362,95 ngày), KCLĐ ngắn (158,76-161,30 ngày). SCSSS cao (11,30-11,94 con). KLss đạt 1,07-1,15 kg/con và KLcs đạt 9,25-9,41 kg/con. SCSSS và SCCS của tổ hợp lai F 1 (PixMC TH ) cao hơn so với hai tổ hợp lai F 1 (LRxMC TH ) và F 1 (YxMC TH ). SCSSS qua các lứa đẻ của các tổ hợp lợn lai đều tăng từ lứa thứ nhất đến lứa thứ 4 và giảm dần từ lứa 5 đến lứa 7. Trong từng lứa đẻ, SCSSS của tổ hợp lai F 1 (PixMC TH ) luôn cao hơn so với hai tổ hợp lai F 1 (LRxMC TH ) và F 1 (YxMC TH ), nhưng giữa 2 tổ hợp lợn lai F 1 (LRxMC TH ) và F 1 (YxMC TH ) thì không biểu thị sự sai khác. Đề nghị Phổ biến các tổ hợp lợn lai F 1 (LRxMC TH ), F 1 (YxMC TH ) và F 1 (PixMC TH ) vào sản xuất cho các vùng miền núi phía bắc nhằm nâng cao chất lượng đàn giống, tăng nguồn sản phẩm thịt lợn với quy mô lớn, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cộng đồng. Lời cảm ơn: Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Viễn, Chủ nhiệm đề tài trọng điểm cấp Bộ Nông nghiệp và PTNT “Nghiên cứu tạo một số dòng lợn đặc trưng và xây dựng chương trình lai hiệu quả, phù hợp với điều kiện chăn nuôi khác nhau”; PGS.TS. Nguyễn Văn Đức, Chủ trì Đề tài nhánh “Nghiên cứu chọn tạo lợn MC TH và các tổ hợp lai giữa MC TH với các giống lợn ngoại LR, Y và Pi” và Ông Lê Mạnh Quý, Chủ nhiệm HTX chăn nuôi Bảo Thắng cùng các cán bộ khoa học của Bộ môn Di truyền Giống Vật nuôi, Viện Chăn nuôi và các gia trại chăn nuôi lợn thí nghiệm tại Bảo Thắng, Lào Cai đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi trong quá trình hoàn thiện bài báo này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2002), “Một số kết quả nghiên cứu ban đầu về khả năng sinh sản của các nhóm nái được phối với lợn đực giống Pietrain”, Kết quả nghiên cứu KHKT Nông nghiệp, tr. 7-13. Nguyễn Quế Côi, Đặng Vũ Hòa, Nguyễn Nguyệt Cầm và CTV (2005), “So sánh năng suất sinh sản của lợn nái Móng Cái, F 1 (YMC) và nái ngoại (Landrace và Yorkshire) nuôi trong nông hộ tại tỉnh Quảng Trị”, Trong Báo cáo khoa học năm 2004, Viện Chăn nuôi, tr. 39-42. GIANG HỒNG TUYẾN – Năng suất sinh sản của lợn F1(LRxMC TH ) 27 Nguyễn Văn Đức và Lê Thanh Hải (2002), Phương pháp kiểm tra thống kê sinh học, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Duc N.V., N.V. Ha and G.H. Tuyen (2000), “Mong Cai -The most popular local pig breed in Viet Nam”, ITCPH, Vol. 12. Lê Thanh Hải, Nguyễn Quế Côi, Lý Thị Thanh Hiên, Nguyễn Thành Chung, Đinh Hữu Hùng và Trịnh Hồng Sơn (2010), “Khả năng sinh sản, sinh trưởng của một số tổ hợp lai có giống Móng Cái và Meishan”, Báo cáo khoa học năm 2009, Phần Di truyền - Giống vật nuôi, Viện Chăn nuôi, tr. 70-75. SAS (1999), User’s Guide, Version 8.0, fourth edition, SAS Institute Inc., NC. USA. Nguyen Van Thang and Dang Vu Binh (2008), “Use of Pietrain boars to improve the yield and quality of pig meat in some provinces of the North in Vietnam”, The 13 th Animal science congress of the Asian - Australasian association of Animal production societies, Agricultural Publishing House, pp. 148. Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Vân Anh, Giang Hồng Tuyến, Đặng Đình Trung, Nguyễn Văn Đức và Nguyễn Thị Viễn (2009), “Khả năng sinh sản của nhóm lợn MC TH ,sinh sản, sản xuất và chất lượng thân thịt của lợn lai F 1 (LRxMC TH ), F 1 (YxMC TH ) và F 1 (PixMC TH )”. Trong BCKH Viện Chăn nuôi, Phần Di truyền Giống vật nuôi, tr.94-102. Nguyễn Thị Viễn (2011), “Nghiên cứu tạo một số dòng lợn đặc trưng và xây dựng chương trình lai hiệu quả, phù hợp với từng điều kiện chăn nuôi khác nhau”. Báo cáo tổng kết nghiệm thu đề tài trọng điểm cấp Bộ năm 2011. Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Văn Đức và TS. Tạ Thị Bích Duyên . GIANG HỒNG TUYẾN – Năng suất sinh sản của lợn F1(LRxMC TH ) 21 NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN F 1 (LRxMC TH ), F 1 (YxMC TH ) VÀ F 1 (PixMC TH ) NUÔI TẠI LÀO CAI Giang Hồng Tuyến và Hà Thu Trang. suất sinh sản của lợn F 1 (LRxMC TH ), F 1 (YxMC TH ) và F 1 (PixMC TH ) nuôi tại Lào Cai với mục đích khẳng định khả năng sinh sản của các tổ hợp lợn MC TH lai này trong điều kiện chăn nuôi. nhất. Các lợn nái và lợn đực được nuôi trong 6 gia trại tại Bảo Thắng, Lào Cai, mỗi gia trại nuôi 20 lợn nái và 2 lợn đực. Thu thập, theo dõi các chỉ tiêu về ngày, tháng, năm sinh của từng nái