1 Chương VII PHÁ SẢN VÀ CỨU NGUY PHÁ SẢN I. PHÁ SẢN THEO LUẬT ĐỊNH Luật Phá sản doanh nghiệp đã được Quốc hội thông qua ngày 30 tháng 12 năm 1993, trong đó điều 2 luật này định nghĩa: “Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc thua lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn”. 1. Thủ tục xin tuyên bố phá sản doanh nghiệ p Người có quyền nộp đơn gồm: - Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp doanh nghiệp bị rơi vào tình trạng phá sản. - Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần. - Đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động của doanh nghiệp. Cơ quan nhận và thụ lý đơn: - Cơ quan nh ận và thụ lý đơn là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp xin tuyên bố phá sản. - Khi nhận đơn, Tòa án thụ lý hồ sơ cấp cho đương sự giấy báo đã nhận đơn. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận đơn toà án phải thông báo cho doanh nghiệp biết. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận thông báo của Tòa án, doanh nghiệp phải gửi cho Toà án các loại báo cáo: Báo cáo kh ả năng thanh toán nợ, nếu là nợ đến hạn mà không trả được thì phải báo cáo đầy đủ các biện pháp đã làm nhưng vẫn không trả được nợ và kê rõ từng người chủ nợ; báo cáo tường trình về trách nhiệm của giám đốc, các thành viên trong Hội đồng quản trị; báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh 6 tháng trước khi nộp đơn xin tuyên bố phá sản; báo cáo tài chính 2 năm gần nhất, nếu doanh nghiệp chưa hoạt động đến 2 năm thì báo cáo tài chính su ốt thời gian hoạt động. 2. Thủ tục giải quyết đơn xin tuyên bố phá sản doanh nghiệp (DN) - Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đơn, Chánh tòa án kinh tế tỉnh (thành phố) ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. - Chỉ định thẩm phán toà án. - Thành lập Tổ quản lý tài sản doanh nghiệp xin tuyên bố phá sản. Lập danh sách tài sản bao gồm cả tài sản cố định và tài sản lưu động, lập danh sách chủ nợ. 2 - Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi khóa sổ danh sach chủ nợ, Tòa gửi giấy báo Hội nghị chủ nợ chậm nhất trước 15 ngày khai mạc phiên tòa xét xử. Nếu hội nghị chủ nợ thống nhất DN được tổ chức sản xuất kinh doanh lại thì Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết phá sản và phải được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh lại có hiệu quả thì DN đề nghị và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản DN và cũng đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. 3. Tuyên bố phá sản - Thẩm phán tòa án nhân dân tỉnh/thành phố ra quyết định tuyên bố phá sản DN, nếu không có khiếu nại và kháng nghị. - Nội dung chủ yếu của quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp bao gồm: Phương án phân chia giá trị tài sản còn lại, các quyết định này gửi đến các chủ nợ và cơ quan hữu quan. Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi có quyết định tuyên bố phá sản DN, các chủ nợ có quyền khiếu nại (giố ng như kháng án sơ thẩm) và Viện kiểm sát có quyền kháng nghị (giống như án kháng nghị án sơ thẩm). Sau 5 ngày nhận được khiếu nại, kháng nghị thì Tòa án tỉnh/thành phố phải gửi hồ sơ cho Tòa Phúc thẩm tòa án nhân dân tối cao và Tòa phúc thẩm phải giải quyết trong vòng 60 ngày. - Sau khi quyết định tuyên bố có hiệu lực thi hành, toà án gửi bản sao quyết định cho: Phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp; các chủ nợ; DN bị tuyên bố phá sản; Viện kiể m sát nhân dân; cơ quan tài chính; lao động cùng cấp; cơ quan cấp giấy phép cho doanh nghiệp thành lập và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. 4. Thi hành quyết định tuyên bố phá sản - Cơ quan có trách nhiệm thi hành án là Phòng thi hành án thuộc Sở tư pháp. Trưởng phòng thi hành án ra quyết định thành lập: Tổ thanh toán, Tổ kiểm tra và Chấp hành viên. - Thành phần Tổ thanh toán bao gồm: Chấp hành viên; Cán bộ thi hành án; Đại diện các cơ quan tài chính, Ngân hàng cùng cấp; Đại diện chủ nợ; Đại diện người lao động; Đại diện doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. - Chấp hành viên có nhiệm vụ, quyền hạn: Quyết định thu hồi và bán đấu giá tài sản; th ực hiện phương án phân chia tài sản theo quyết định của Tòa án. II. HỘI CHUẨN NGUY CƠ PHÁ SẢN 1. Hội chuẩn nguy cơ phá sản theo luật định - Doanh nghiệp không trả được lương cho người lao động 3 tháng. - Doanh nghiệp đã thực hiện các biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính để thanh toán cho chủ nợ đến hạn, hoãn nợ mà doanh nghiệp vẫn không thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán. - Theo điều 17 Luật Doanh nghiệp tư nhân và điều 24 Luật Công ty thì một doanh nghiệp (công ty) gặp khó khăn, thua lỗ đến mức toàn b ộ giá trị tài sản không đủ trả nợ, lâm vào tình trạng phá sản. 3 2. Hội chuẩn nguy cơ phá sản theo tình hình tài chính a. Căn cứ vào hệ số thanh toán: Số tiền doanh nghiệp dùng để thanh toán Hệ số thanh toán (E a ) = _________________________________ Số tiền doanh nghiệp phải thanh toán - Nếu E a > = 1 thì DN có khả năng thanh toán. - Nếu E a < 1 thì DN ít hoăïc không có khả năng thanh toán. E a càng nhỏ thì DN càng có ít khả năng thanh toán được cho chủ nợ của mình và có nguy cơ phá sản. b. Tình hình tài chính: DN gặp nhiều khó khăn như mua hàng mà không có tiền trả; lấy quỹ này đắp qua quỹ khác; vay tiền Ngân hàng đến hạn mà không trả, xin hoãn nợ, đảo nợ nhiều lần. c. Căn cứ vào hệ số tài trợ. - Nếu E c càng lớn thì tình hình tài chính của DN lành mạnh. - Nếu E c càng nhỏ thì nguy cơ phá sản DN càng cao. d. Căn cứ vào tài sản thuần của DN. - Như vậy: Tài sản thuần (C) = Tổng số giá trị tài sản (A) – tài sản nợ (B). - Nếu tài sản thuần (C) cuối kỳ nhỏ hơn đầu kỳ có nghĩa DN làm ăn thua lỗ, thâm vào vốn và tình trạng đó cứ tiếp diễn nhiều kỳ liên tục thì DN có nguy cơ phá sản. III. CỨU NGUY PHÁ SẢN 1. Nguyên tắ c a. Kiểm soát tài chính doanh nghiệp chặt chẽ Tổng số vốn hiện có của DN (Vốn CĐ + vốn LĐ + vốn XDCB) Hệ số tài trợ (E c ) = Tổng số vốn DN đang sử dụng Tổng số giá trị tài sản hiện có (A) = Tổng số nợ (B) + Tài sản thuần (C) 4 Trong quá trình sản xuất kinh doanh, DN phải luôn kiểm soát chặt chẽ tình hình tài chính của mình. Nếu thấy có dấu hiệu xấu thì phải tìm ra các yếu tố và nguyên nhân dẫn đến thua lỗ để tìm các biện pháp khắc phục. Các yếu tố đó là: thị trường, công nghệ, vốn, bộ máy quản trị, tổ chức sản xuất, … b. Tận dụng tối đa trí tuệ tập thể. c. Đề ra các biện pháp kịp thờ i và chính xác. 2. Các biện pháp Tùy theo tình huống mà áp dụng các biện pháp thích hợp. Sau đây là một số biện pháp chủ yếu thường sử dụng trong thực tế quản trị doanh nghiệp như sau: - Sắp xếp lại nhân sự, có thể cắt giản bớt nhân sự. - Sắp xếp lại sản xuất kinh doanh, đặc biệt là chiến lược phát triển sản phẩm. - Cắt giảm chi tiêu và bán bớt m ột số tài sản không cần thiết. - Áp dụng triệt để các biện pháp tiết kiệm trong sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm. - Quảng cáo và khuyến mãi nhằm quay vòng vốn nhanh nếu hàng hoá bị ứ đọng nhiều không tiêu thụ được. - Có thể thương lượng, động viên nhân viên thông qua các tổ chức công đoàn hoặc đại diện người lao động thỏa thuận cho DN chậm thanh toán các khoả n nợ nội bộ.