Chương trình đánh giá Hành vi người tiêu dùng 1. Hành vi người tiêu dùng là gì? Trên lý thuyết, người tiêu dùng ra quyết định dựa vào lý trí của họ để tối đa hóa giá trị sử dụng, để thực hiện điều này, người tiêu dùng trải qua quá trình nhận thức bao gồm việc xác định những thuộc tính quan trọng của sản phẩm, thu thập thông tin và đánh giá các thuộc tính của các thương hiệu cạnh tranh để chọn lựa thương hiệu tối ưu. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng quyết định theo cảm xúc, dựa trên các tiêu chuẩn chủ quan như thị hiếu, niềm kiêu hãnh, ham muốn và mạo hiểm, thích thú thể hiện cá tính của mình. Nghiên cứu và phân tích động cơ, thới quen, thị hiếu, tần suất, thời gian, địa điểm mua sắm, mức chi tiêu trong gia đình, cách thức và những tác động lên quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Nghiên cứu phải nắm được 8 thông tin sau đây: Mua cái gì? Vì sao mua? Ai mua? Mua lúc nào? Mua ở đâu? Mua bao nhiêu? Quyết định mua như thế nào? Thông tin lấy từ kênh nào? Đồng thời cũng cần phải tìm hiểu những thông tin liên quan tâm lý và quan điểm tiêu dùng của khách hàng. Nghiên cứu các đặc trưng nhân khẩu người tiêu dùng như tuổi tác, giới tính, trình độ văn hóa, nghề ngiệp, thu nhập, tình trạng hôn nhân, quy mô gia đình, nơi cư trú…để tìm hiểu mối quan hệ giữ chúng với động cơ, thị hiếu, thái độ và đặc điểm tiêu dùng của họ. 2. Tại sao cần phải nghiên cứu hành vi tiêu dùng? Thị trường tiêu dùng là thị trường then cốt trong đó khách hành là cá nhân và hộ gia đình. Các sản phẩm và dịch vụ trong thị trường này phục vụ chi việc tiêu dùng của họ, Theo dõi, nắm bắt, và thỏa mãn nhu cầu, thái độ, và hành vi của người tiêu dùng là điểm then chốt để đi đến thành công của người làm công tác marketing. 3. IDR và Quy trình tư vấn đánh giá sự hài lòng Giai đoạn 1: Nghiên cứu ban đầu. Nhóm tư vấn IDR sẽ làm việc với đại diện khách hàng để nắm bắt chính xác những gì mà khách hàng mong muốn, nhằm giải quyết một vấn đề đang gặp phải trong quản lý kinh doanh, nghĩa là làm rõ nội dung và phạm vi nghiên cứu. Trên cơ sở đó, nhóm tư vấn IDR tiến hành nghiên cứu ban đầu thông qua các dữ liệu thứ cấp có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để hiểu sâu thêm, nắm được trọng điểm của vấn đề. Đồng thời thông qua nghiên cứu dự đoán trong phạm vi nhỏ và phỏng vấn nhóm để kiểm tra xem trọng điểm nghiên cứu đó đã rõ ràng và chính xác hay chưa. Giai đoạn 2: Lập kế hoạch nghiên cứu. Trên cơ sở xác định rõ vấn đề, nhóm tư vấn IDR sẽ xây dựng kế hoạch nghiên cứu. Trong kế hoạch này sẽ chỉ rõ: mục đích, nội dung chủ yếu và đối tượng nghiên cứu, số lượng mẫu, phương pháp chọn mẫu và sai số, thiết kế phiếu điểu tra và nội dung của nó, tuyển chọn và huấn luyện nhân viên phỏng vấn, phương pháp phỏng vấn, phương pháp thống kê phân tích, địa điểm nghiên cứu, thời gian biểu công việc, dự trù kinh phí… Giai đoạn 3: Tiến hành nghiên cứu. - Huấn luyện và hướng dẫn nhân viên phỏng vấn là một khâu quan trọng trước khi tiến hành nghiên cứu. Cơ chế phối hợp tiến hành khảo sát của được xác định. Đào tạo, trang bị cho người phỏng vấn về kiến thức về lĩnh vực sắp nghiên cứu, các kỹ năng nghiên cứu cơ bản. - Điều tra chính thức. Chia nhóm đi tiến hành phỏng vấn, yêu cầu ghi lại chi tiết những thông tin và dữ liệu thu được. Mỗi nhóm cần có giám sát để giám sát công việc của người phỏng vấn. Sau khi điều tra phỏng vấn kết thúc sẽ kiểm tra đánh giá chất lượng và độ tin cậy của phiếu khảo sát thu thập được, đánh giá công việc của phỏng vấn viên. Giai đoạn 4: Xử lý dữ liệu và báo cáo kết quả nghiên cứu. - Hiệu chỉnh và phân ích dữ liệu. Những phiếu điều tra hợp lệ được sử dụng để tiến hành thống kê phân tích dữ liệu. - Viết báo cáo điều tra. Dựa vào phân tích số liệu để tìm ra mối quan hệ giữa các biến có liên quan, phân tích nguyên nhân và đưa ra đối sách kiến nghị tương ứng để hoàn thành báo cáo phân tích. - Thông báo, trình bày và theo dõi kết quả. Trình bày kết quả nghiên cứu cho khách hàng, trao đổi về các nguyên nhân liên quan và đưa ra đối sách kiến nghị để nắm bắt hành vi của người tiêu dùng khi mua sản phẩm của doanh nghiệp. Theo dõi kết quả thực hiện phương án để đánh giá mức độ thành công của nghiên cứu. . làm vi c với đại diện khách hàng để nắm bắt chính xác những gì mà khách hàng mong muốn, nhằm giải quyết một vấn đề đang gặp phải trong quản lý kinh doanh, nghĩa là làm rõ nội dung và phạm vi. rõ: mục đích, nội dung chủ yếu và đối tượng nghiên cứu, số lượng mẫu, phương pháp chọn mẫu và sai số, thiết kế phiếu điểu tra và nội dung của nó, tuyển chọn và huấn luyện nhân vi n phỏng vấn,. sát công vi c của người phỏng vấn. Sau khi điều tra phỏng vấn kết thúc sẽ kiểm tra đánh giá chất lượng và độ tin cậy của phiếu khảo sát thu thập được, đánh giá công vi c của phỏng vấn vi n.