KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÒA ÁN CÔNG LÝ QUỐC TẾ: Cùng với sự ra đời của Liên hợp quốc, ngày 6/2/1946, TACLQT - cơ quan pháp lý chính của Liên hợp quốc chính thức đi vào hoạt động.. tranh chấp
Trang 1MỤC LỤC
A LỜI MỞ ĐẦU:
B NỘI DUNG:
I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÒA ÁN CÔNG LÝ QUỐC TẾ:
II VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN CÔNG LÝ QUỐC TẾ DƯỚI GÓC ĐỘ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA:
1 Vai trò của Tòa án công lý quốc tế dưới góc độ pháp lý:
2 Vai trò của Tòa án công lý quốc tế trong thực tiễn hoạt động của Tòa:
2.1 Tòa án Công lý quốc tế- cơ quan thi hành luật quốc tế nhằm gìn giữ hòa bình và
an ninh quốc tế:
2.2 Tòa án công lý quốc tế đóng góp phát triển Luật quốc tế:
a Đóng góp trong lĩnh vực chung của Luật quốc tế:
b Đóng góp trong lĩnh vực luật biển:
C KẾT LUẬN:
Trang 2A LỜI MỞ ĐẦU:
Cùng với sự ra đời của Liên hợp quốc, Tòa án Công lý Quốc tế (The International Court of Justice - ICJ) được thành lập dựa trên Hiến chương Liên hợp
quốc năm 1945 và bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 1946 Là cơ quan tài phán của Liên hợp quốc, kể từ ra đời đến nay Tòa án Công lý quốc tế (TACLQT) đã có những hoạt động đúng với chức năng và quyền hạn của nó Vậy vai trò của TACLQT dưới góc độ pháp lý và thực tiễn hoạt động của tòa như thế nào? Vì muốn nghiên cứu sâu
hơn về vai trò của TACLQT nên em đã chọn đề tài “Phân tích làm sáng tỏ vai trò của Tòa án Công lý quốc tế dưới góc độ pháp lý và thực tiễn hoạt động Tòa” làm bài tập học kì của mình.
B NỘI DUNG:
I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÒA ÁN CÔNG LÝ QUỐC TẾ:
Cùng với sự ra đời của Liên hợp quốc, ngày 6/2/1946, TACLQT - cơ quan pháp lý chính của Liên hợp quốc chính thức đi vào hoạt động TACLQT là một trong sáu cơ quan chuyên môn chính của Liên hợp quốc TACLQT được thành lập và hoạt động dựa trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc và quy chế TACLQT Hiến chương Liên hợp quốc dành toàn bộ chương XIV từ Điều 92 đến Điều 96 để qui định những vấn đề cơ bản về tổ chức, thẩm quyền và hoạt động của Tòa Quy chế TACLQT gồm
70 điều được coi là phần phụ lục gắn bó hữu cơ với Hiến chương Liên hợp quốc TACLQT có trụ sở đặt tại Lahaye, Hà Lan Điều 92 Hiến chương Liên hợp quốc quy
định: “Tòa án quốc tế là cơ quan tư pháp chính của Liên hợp quốc Tòa án này hoạt
động theo một quy chế, được xây dựng trên cơ sở quy chế tòa án quốc tế thường trực Quy chế của tòa án quốc tế thường trực Quy chế của Tòa án quốc tế kèm theo Hiến chương này là một bộ phận cấu thành hiến chương.”
TACLQT trước hết là một cơ quan chính của Liên hợp quốc Điều 7 Hiến chương Liên hợp quốc qui định các cơ quan chính của Liên hợp quốc là Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng kinh tế và xã hội (ACOSOC), Hội đồng quản thác, Ban thư ký và TACLQT (Tòa án quốc tế) TACLQT là cơ quan pháp lý chính trị của Liên hợp quốc Đây không phải là một tổ chức lập pháp mà chỉ là một cơ quan tài phán đưa
ra các phán quyết và các kết luận tư vấn trong chừng mực thẩm quyền cho phép Tuy nhiên, ngày nay không có một cơ quan nào giải quyết các vấn đề của cộng đồng quốc
tế trong một tổng thể và được các quốc gia sử dụng một cách chung nhất trong việc bảo vệ những giá trị của luật quốc tế
Các phán quyết và kết luận tư vấn của Tòa đã đề cập mọi khía cạnh nhau của công pháp cũng như tư pháp quốc tế Tòa đã chứng tỏ vấn đề không phải ở chỗ các vụ
Trang 3tranh chấp đưa ra trước Tòa có tầm quan trọng đặc biệt hay không mà chính là thông qua việc giải quyết giải quyết các tranh chấp, Tòa cùng các cơ quan chính khác của Liên hợp quốc thúc đẩy quá trình duy trì hòa bình và an ninh quốc tế và phát triển các quan hệ hợp tác giữa các quốc gia
II VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN CÔNG LÝ QUỐC TẾ DƯỚI GÓC ĐỘ PHÁP LÝ
VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA:
1 Vai trò của Tòa án công lý quốc tế dưới góc độ pháp lý:
TACLQT giải quyết hòa bình, trên cơ sở luật quốc tế, các tranh chấp pháp lý quốc tế phát sinh giữa các quốc gia trong các quan hệ quốc tế Tòa án giúp Liên hợp quốc đạt được một trong những nhiệm vụ cơ bản của mình là giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với các nguyên tắc của công lý và luật quốc tế TACLQT có hai vai trò chính là giải quyết tranh chấp quốc tế và đưa ra kết luận tư vấn
- Giải quyết tranh chấp quốc tế: TACLQT là cơ quan có chức năng giải
quyết tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia thành viên Liên hợp quốc Các quốc gia không phải là thành viên của Liên hợp quốc nhưng muốn tham gia Quy chế TACLQT
và đưa tranh chấp ra Tòa thì phải thỏa mãn những điều kiện do Đại hội đồng quyết định trong từng trường hợp cụ thể theo kiến nghị của Hội đồng bảo an
TACLQT có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia nhưng thẩm quyền này không phải đương nhiên mà phải dựa trên sự đồng ý rõ ràng của các bên tranh chấp Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa được xác lập theo ba phương thức:
+) Chấp nhận thẩm quyền của Tòa theo từng vụ việc: Khi có tranh chấp phát sinh các quốc gia tranh chấp sẽ kí thỏa thuận đề nghị tòa giải quyết tranh chấp Trong thỏa thuận này, các quốc gia nêu rõ đối tượng tranh chấp, những vấn đề cần giải quyết, phạm vi thẩm quyền của tòa… Nếu chỉ có một bên yêu cầu tòa án giải quyết nhưng bên kia không chấp nhận thì tòa không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó
Ví dụ: Trong vụ Thềm lục địa Biển Bắc năm 1969, để giải quyết tranh chấp về
phân định thềm lục địa giữa Đức- Đan Mạch- Hà Lan, hai thỏa thuận đã được kí kết giữa Đức- Đan Mạch và giữa Đức- Hà Lan nhằm chấp nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp của TACLQT
+) Chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa trong các điều ước quốc tế: Trong một
số điều ước quốc tế song phương cũng như đa phương, các quốc gia thành viên có thể đưa vào một điều khoản đặc biệt theo đó các bên thỏa thuận rằng trước khi xảy ra
Trang 4tranh chấp liên quan đến việc giải thích và thực hiện điều ước quốc tế, một bên có thể đưa tranh chấp ra trước tòa
Ví dụ: Theo Điều 287, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, một
quốc gia được quyền tự do lựa chọn một hay nhiều biện pháp sau đây để giải quyết các tranh chấp quốc tế có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước: Tòa án Quốc tế về luật Biển, Tòa án Công lý quốc tế, Tòa trọng tài Quốc tế…
+) Tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa án: Việc đưa ra Tuyên bố này hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của quốc gia TACLQT sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nếu như các quốc gia tranh chấp đều có tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của tòa và các tuyên bố này đồng thời cùng có hiệu lực đối với các tranh chấp phái sinh
Ví dụ: Trong vụ tranh chấp Nicaragoa kiện Mỹ về các hoạt động quân sự và
bán quân sự mà Mỹ thực hiện tại Nicaragoa và chống lại Nicaragoa năm 1984, thẩm quyền của Tòa án Công lý quốc tế đã được xác lập thông qua hai tuyên bố đơn phương là Tuyên bố của Mỹ ngày 14/8/1946 chấp nhận thẩm quyền của Pháp viện thường trực quốc tế (cơ quan Tài phán trong khuôn khổ Hội quốc liên – tổ chức tiền thân của Liên hợp quốc Theo Điều 36, Quy chế Tòa án Công lý quốc tế, những quốc gia nào chấp nhận thẩm quyền của Pháp viện thường trực quốc tế thì có thể được coi như chấp nhận thẩm quyền của Tòa án công lý quốc tế)
- Đưa ra kết luận tư vấn : Ngoài vai trò giải quyết tranh chấp quốc tế, hoạt
động thực tiễn của Tòa còn để thực thi một chức năng quan trọng khác là đưa ra các kết luận tư vấn được xác định theo Điều 96 Hiến chương Liên hợp quốc Thẩm quyền thể hiện chức năng này của TACLQT nhằm đáp ứng yêu cầu của các cơ quan chính của Liên hợp quốc và các tổ chức chuyên môn được Đại hội đồng cho phép Các quốc gia không được quyền yêu cầu Tòa cho các kết luận tư vấn về các Tòa còn có các thẩm quyền phụ như chỉ định các chánh án của Tòa trọng tài, Ủy ban trọng tài hoặc hòa giải và các ủy viên khi cần hoặc theo yêu cầu của các quốc gia Các ý kiến tư vấn của Tòa chỉ mang tính chất khuyến nghị
2 Vai trò của Tòa án công lý quốc tế trong thực tiễn hoạt động của Tòa:
2.1 Tòa án Công lý quốc tế- cơ quan thi hành luật quốc tế nhằm gìn giữ hòa bình
và an ninh quốc tế:
Kể từ khi được thành lập đến nay, trong thực tiễn hoạt động của tòa đã có 148 vụ tranh chấp được đưa ra trước tòa (tính đến tháng 6/2010), trong đó có khoảng 120 vụ tranh chấp đã được tòa phân xử Trong số 148 vụ tranh chấp mà tòa có thẩm quyền giải quyết, 1/3 thông qua điều khoản thỏa thuận trong điều ước quốc tế, 1/3 qua cơ
Trang 5chế tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của tòa và 1/3 theo cơ chế chấp nhận thẩm quyền của tòa theo từng vụ việc Nhiều phán quyết của tòa án công lý quốc tế đã có ý nghĩa rất quan trọng Nó không chỉ dàn xếp được tranh chấp mà còn tạo ra các quy phạm tập quán mới hoặc là cơ sở để hình thành quy phạm điều ước quốc tế mới, qua đó đóng góp cho sự phát triển của luật quốc tế như phán quyết vụ eo biển Corfu giữa Anh-Albani năm 1947 liên quan đến quyền đi qua eo biển quốc tế, phán quyết vụ ngư trường Anh- Nauy năm 1951 liên quan đến đường cơ sở thẳng, phán quyết vụ thềm lục địa Biển Bắc năm 1969 liên quan đến nguyên tắc công bằng trong phân định biển…
Bên cạnh các phán quyết, TACLQT đã đưa ra hơn 20 kết luận tư vấn Mặc dù số kết luận tư vấn mà tòa đưa ra không nhiều và các kết luận đó cũng không có giá trị pháp lý bắt buộc đối với các chủ thể, nhưng nó đã có vai trò không nhỏ trong quá trình dàn xếp một số tranh chấp quốc tế, duy trì sự ổn định của quan hệ của quan hệ quốc tế và hơn cả là đóng góp vào quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật quốc tế Ví dụ: Kết luận tư vấn ngày 4/5/1948 về các điều kiện để kết nạp một số quốc gia vào Liên hợp quốc, kết luận tư vấn ngày 20/7/1962 về chi phí hoạt động của liên hợp quốc…
Thông qua việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, trong thời gian qua
TACLQT đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục đích cao cả là“duy trì hòa
bình và an ninh quốc tế” Ngày 12/11/1974, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông
qua Nghị quyết 3232(XXIX) về đánh giá lại vai trò của TACLQT, tiếp tục khẳng định Tòa án là một cơ quan chính của Liên hợp quốc có vai trò to lớn trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế
Như vậy qua những điều trên ta thấy được Tòa án quốc tế đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống luật pháp quốc tế Thông qua việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế TACLQT đã và đang góp công lớn giúp Liên hợp quốc thực hiện
mục đích cao cả của mình – “duy trì hòa bình và an ninh quốc tế”.
2.2 Tòa án công lý quốc tế đóng góp phát triển Luật quốc tế:
a Đóng góp trong lĩnh vực chung của Luật quốc tế:
Về vấn đề chủ thể của luật quốc tế, Tòa đã có những cống hiến trong việc xây dựng các yếu tố hình thành nên quốc gia cũng như tổ chức quốc tế Rất nhiều các
phán quyết của tòa đã liên quan đến vấn đề lãnh thổ như các đảo Minquiers và
Ecrehous; Quyền qua lại trên lãnh thổ ấn độ; Chủ quyền trên một số vùng đất (Bỉ-Hà Lan); Tranh chấp biên giới Buốckina phaso/ Mali; Các hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragoa và chống lại Nicaragoa; Tranh chấp biên giới đất liền, đảo và
Trang 6biển (Sanvado/Ônđurant) …tất cả những vụ việc đó tòa đã phát triển các lý luận về
thụ đắc lãnh thổ, về nguyên tắc chiếm hữu thật sự và nguyên tắc uti possidetis và góp phần tích cực giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ Cũng qua các vụ án trên tòa đã làm sáng tỏ thêm lý thuyết về quyền năng chủ thể, khẳng định tổ chức quốc tế là một chủ thể phát sinh của luật quốc tế
Trong lĩnh vực phi thực dân hóa, tòa đã làm sáng tỏ jus cogens của nguyên tắc
quyền dân tộc tự quyết Trong vụ Các hệ quả pháp lý đối với các quốc gia từ việc tiếp
tục hiện diện của Nam Phi tại Namibia (Tây Nam Phi), Tòa đã lên án các hành động
được coi là vi phạm các mục tiêu và nguyên tắc của hiến chương liên hợp quốc
Trong lĩnh vực luật điều ước, Tòa đã khẳng định nguyên tắc: tập quán và điều
ước là hai nguồn độc lập, tương đương nhau của luật quốc tế; mọi văn kiện quốc tế cần phải được giải thích và áp dụng trong khuôn khổ hệ thống pháp lý có hiệu lực vào
thời điểm tiến hành giải thích Qua các vụ Các đảo Minquier et Ecrehous; Đền Preah
Vihear; Tranh chấp lãnh thổ Libi-Sat…Tòa đã cũng cố lý thuyết về luật thời điểm và
các vấn đề về thời điểm kết tinh tranh chấp, cũng như các khía cạnh của việc giải thích và áp dụng điều ước
Trong lĩnh vực luật kinh tế, Tòa cũng có những đóng góp nhất định trong việc
bảo vệ đầu tư nước ngoài giải thích luật áp dụng và nêu ra những thiếu sót cũng như phương cách bổ sung, qua đó thúc đẩy quá trình pháp điển hóa Tòa đã can thiệp tới những vấn đề về bảo hộ ngoại giao, vai trò của các công ty và mối quan hệ giữa chúng
với các nhà nước trong các vụ Ambatelios, Nottebohm, Công ty đầu lửa Anh-Iran…
Trong lĩnh vực luật môi trường, Tòa cũng có nhiều đóng góp trong việc xác
định các nguyên tắc điều chỉnh trách nhiệm pháp lý quốc tế của các quốc gia.các phán
quyết của tòa về quy thuộc trách nhiệm cho một quốc gia (phái đoàn ngoại giao và
lãnh sự Mỹ tại Têhêran, các hoạt động quân sự tại Nicaragoa và chống lại Nicaragoa) đóng vai trò không nhỏ trong quá trình pháp điển hóa các nguyên tắc liên
quan tới trách nhiệm pháp lý quốc tế của các quốc gia đối với các hành vi bất hợp pháp quốc tế Các phán quyết của tòa về các lĩnh vực khác như đe dọa hoặc sử dụng vú khí hạt nhân, quyền quá cảnh, quyền tị nạn…đã làm rõ thêm vai trò của tòa án trong quá trình phát triển luật quốc tế
b Đóng góp trong lĩnh vực luật biển:
+) Trong vấn đề quy chế pháp lý của eo biển quốc tế:
Phán quyết đầu tiên của Tòa là một phán quyết về biển, vụ Eo biển Corfou
Trong phán quyết năm 1949 này, Tòa đã góp phần làm sáng tỏ khái niệm pháp lý eo biển quốc tế và nguyên tắc quyền qua lại không gây hại qua eo biển quốc tế Tòa cho
Trang 7rằng các quốc gia vào thời kỳ hòa bình có quyền cho các tàu chiến của họ đi lại qua các eo biển quốc tế mà không phải báo trước, quốc gia ven biển không được cản trở việc thực hiện quyền này nếu các tàu chiến không làm gì ảnh hưởng đến hòa bình an ninh trật tự, chủ quyền và các quyền tài phán khác của quốc gia ven biển Quốc gia ven biển phải có nghĩa vụ thông báo cho tàu thuyền qua lại eo biển về bất kỳ mối nguy hiểm nào như xác tàu đắm, mìn, đá ngầm…quyền này được Công ước
Giơ-ne-vơ về lãnh hải và vùng tiếp giáp năm 1958 công nhận và sau đó được phát triển, điều
chỉnh trở thành quyền quá cảnh qua các eo biển quốc tế ghi trong Công ước của liên
hợp quốc về luật biển năm 1982 ( phần II, mục 3-quyền qua lại không gây hại trong
lãnh hải; phần III-các eo biển dùng cho hàng hải quốc tế)
Tòa đã có dịp trở lại vấn đề quy chế của eo biển quốc tế trong vụ Quyền qua lại
eo biển Great do Phần Lan kiện Đan Mạch trước Tòa Sau khi yêu cầu chỉ ra các biện
pháp bảo đảm của Phần Lan bị tòa bác bỏ, hai nước đã thành công trong việc đàm phán giải quyết vấn đề: Đan Mạch đồng ý trả cho Phần Lan một khoản tiền bồi thường do việc thiết kế dàn khoan để có thể đi qua được dưới cầu bắc qua eo biển Vụ việc đã được gạch bỏ khỏi danh sách các vụ kiện trước tòa làm tòa không có dịp phát triển lý luận về quyền tự do, quá cảnh qua các eo biển quốc tế, một vấn đề lớn của luật biển quốc tế hiện nay
+) Trong vấn đề về việc hình thành quy chế pháp lý của đường cơ sở thẳng:
Trong vụ ngư trường nghề cá, Anh đã tranh cãi về giá trị pháp lý của sắc lệnh
năm 1935 của Nauy về đường cơ sở thẳng dùng để tính chiều rộng lãnh hải Năm
1951 TACLQT đã ra phán quyết, Tòa công nhận việc phân định của Nauy dựa trên kỹ thuật đường cơ sở thẳng không trái với pháp luật quốc tế Các nguyên tắc áp dụng đường cơ sở thẳng năm 1935 của Nauy đã trở thành các tiêu chuẩn mới của luật quốc tế, thể hiện trong Điều 4 Công ước Giơnevơ về lãnh hải và vùng tiếp giáp năm 1958 và Điều 7 Công ước 1982 Ngày nay, đường cơ sở thẳng đã trở thành một quy phạm mang tính điều ước và tập quán Nó ra đời cũng xuất phát từ hoạt động phán quyết của TACLQT
+) Vấn đề đóng góp về khái niệm thềm lục địa:
Mặc dù đã được đề cập trong Tuyên bố Truman năm 1945 và Công ước Giơnevơ năm 1958, nhưng khái niệm cũng như bản chất pháp lý của thềm lục địa đã được làm sáng tỏ nhất trong phán quyết thềm lục địa Biển Bắc năm 1969 của TACLQT Trong phán quyết lịch sử của mình, Tòa đã khôi phục và phát triển thêm nguyên tắc kéo dài tự nhiên đã được Tuyên bố Truman và công việc chuẩn bị ủy ban luật quốc tế cho hội nghị lần thứ nhất của luật quốc tế về luật biển đề cập Tòa thừa
Trang 8nhận các Điều 1 và 3 của Công ước Giơnevơ năm 1958, tạo thành cơ sở chế độ pháp lý của thềm lục địa, là một nguyên tắc có tính tập quán của luật quốc tế Đối với tòa không phải tính tiếp giáp cũng không phải tính kế cận có thể minh chứng cơ bản cho việc mở rộng thẩm quyền quốc gia trên thềm lục địa nằm ngoài lãnh hải, mà chính là khái niệm sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền ra biển đã mang lại danh nghĩa quyền chủ quyền cho quốc gia ven biển trên phần thềm lục địa đó Bằng lập luận của mình Tòa đã chỉ rõ bản chất, nguồn gốc pháp lý của thềm lục địa, tòa đã nêu được nguyên tắc: “đất thống trị biển” và từ đó nguyên tắc thềm lục địa là sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền ra biển được thừa nhận
+) Vấn đề đóng góp về vịnh lịch sử:
Trong phán quyết ngư trường Nauy TACLQT đã cố gắng định nghĩa thế nào là vịnh, thế nào là vịnh lịch sử Các định nghĩa của Tòa về vịnh đã đi vào điều 10 của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982
+) Vấn đề đóng góp trong việc xây dựng các quy định về các vùng đánh cá và vùng đặc quyền kinh tế:
Trong vụ Thẩm quyền nghề cá năm 1974, Tòa đã có điều kiện để phát triển các
khái niệm về nghề cá Phán quyết của tòa xảy ra khi hội nghị Luật biển lần thứ 3 đã bắt đầu và khái niệm vùng đặc quyền kinh tế đang trở thành một khái niệm mang tính
tập quán nên đã không có tiếng vang lớn Tuy nhiên trong các phán quyết Thềm lục
địa Libi/Manta năm 1985, Phân định biển trong vịnh Maine 1984 và Phân định biển trong khu vực giữa Groenland và Jan Mayen 1993, Tòa đã có dịp làm đầy đủ thêm
khái niệm vùng đặc quyền kinh tế, nhất là trong quan hệ với thềm lục địa
+) Về vấn đề đóng góp về phân định biển:
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 đã có hiệu lực từ ngày 16/11/1994 việc có hiệu lực của Công ước đã đặt ra một trật tự pháp lý mới trên biển và việc phân chia lại các nguồn tài nguyên biển cả Công ước đã đặt ra một nhiệm vụ mới đó là việc xác định các đường biên giới biển
C KẾT LUẬN:
Bài viết trên đây của em đã phần nào chứng tỏ được vai trò lớn lao của TACLQT về cả mặt pháp lý và thực tiễn hoạt động của Tòa Với vai trò và uy tín của mình, TACLQT xứng đáng là cơ quan tài phán chính của Liên hợp quốc, đóng góp tích cực và có hiệu quả vào công tác giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế trong một thế giới ngày nay đầy biến động Do phạm vi nhận thức còn hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được lời nhận xét từ thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn
Trang 9DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Hiến chương Liên hợp quốc
2 Quy chế Tòa án Công lý quốc tế
3 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, Nxb CAND, Hà Nội, 2007
4 Ths Nguyễn Thị Kim Ngân – Ths Chu Mạnh Hùng (Đồng chủ biên), Giáo trình Luật quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010
5 TS Nguyễn Hồng Thao, Tòa án Công lý quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2000