Đối với Việt Nam, hiện nay nguồn thu NSNN còn rất nhiều hạn chế và tình trạng thường xuyên của NSNN là thâm hụt, chi luôn vượt quá thu khá nhiều
Trang 1Phần I : Mở đầu
Ngân sách nhà nước (NSNN) đóng một vai trò vô cùng quan trọngkhông chỉ đối với sự phát triển kinh tế nước ta mà còn đối với bất kỳ quốcgia nào trên thế giới các cường quốc kinh tế trên thế giới đều có một chínhsách thu ổn định, đồng thời chi tiêu ngân sách hợp lý Điều này thể hiện tầmquản lý vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước
Đối với Việt Nam, hiện nay nguồn thu NSNN còn rất nhiều hạn chế
và tình trạng thường xuyên của NSNN là thâm hụt, chi luôn vượt quá thu khá nhiều
Vậy vai trò của NSNN đối với sự phát triển kinh tế của đất nước như
thế nào ? Điều này đã khiến em chọn nghiên cứu đề tài “Vai trò của NSNN
đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam “.
Trang 2Phần II : Nội Dung
1.Khái niệm về NSNN
Trong hệ thống tài chính thống nhất, NSNN là khâu tài chính tập trung giữ
vị trí chủ đạo NSNN cũng là khâu tài chính được hình thành sớm nhất, nó rađời, tồn tại và phát triển gắn liền với sự ra đời của hệ thống quản lý nhànước và sự phát triển của kinh tế hàng hoá, tiền tệ Song quan niệm vềNSNN thì lại chưa được thống nhất
Theo quan niệm của những nhà nghiên cứu kinh tế cổ điển, NSNN
là một văn kiện tài chính, mô tả các khoản thu và chi cuả chính phủ, đượcthiết lập hàng năm
Các nhà kinh tế học hiện đại cũng đưa ra nhiều định nghĩa Các nhàkinh tế Nga cho rằng: NSNN là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiềntrong một giai đoạn nhất định của Nhà nước
Luật NSNN đã được nước CHXHCN Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ
9 thông qua tháng 3 năm 1996 ghi: NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nư ớc.
2.Thu nhập của NSNN
Xét về mặt nội dung kinh tế, thu NSNN chứa đựng các quan hệ phânphối nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng nguồn lực chính trị để tậptrung một bộ phận tổng sản phẩm quốc dân để hình thành quỹ tiền tệ tậptrung của Nhà nước
Trang 3Trong bất cứ xã hội nào, cơ cấu các khoản thu ngân sách đều gắn liềnvới chức năng, nhiệm vụ và quyền lực chính trị của Nhà nước Một đặctrưng khác thu NSNN luôn gắn chặt với quá trình kinh tế và các phạm trùchính trị.
Thu NSNN gồm:
1 Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.
2 Phần nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật từ các
5 Tiền sử dụng đất, thu từ hoa lợi công sản và đất công ích.
6 Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước.
7 Huy động từ các tổ chức, cá nhân, theo quy định của pháp luật.
8 Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước
9 Thu từ huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng
theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật NSNN
10 Phần nộp NSNN theo quy định của pháp luật từ tiền bán hoặc cho
thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước
11 Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ
chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam, các tổ chức Nhà nướcthuộc địa phương
12 Thu từ quỹ dự trữ tài chính.
13 Thu kết dư ngân sách năm trước.
14 Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Trang 43.Chi tiêu của NSNN
Chi của NSNN là quá trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN theo những
nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước
Thực chất chi NSNN chính là việc cung cấp các phương tiện tài chínhcho các nhiệm vụ của Nhà nước Song việc cung cấp này cũng có những đặcthù riêng
Thứ nhất, chi NSNN luôn gắn chặt với những nhiệm vụ kinh tế chính
trị xã hội mà chính phủ của mỗi quốc gia phải đảm nhiệm Mức độ, phạm vichi tiêu của NSNN phụ thuộc vào tính chất, nhiệm vụ của chính phủ trongmỗi thời kỳ
Thứ hai, tính hiệu quả của việc chi tiêu NSNN được thể hiện ở tầm vĩ
mô và mang tính toàn diện cả về hiệu quả kinh tế trực tiếp, hiệu quả về mặt
xã hội và chính trị, ngoại giao Chính vì vậy, trong công tác quản lý tàichính, một yêu cầu đặt ra là, khi xem xét, đánh giá về các khoản chi NSNN,cần phải sử dụng tổng hợp các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng,đồng thời phải có quan điểm toàn diện và đánh giá tác động , ảnh hưởng củacác khoản chi đó ở tầm vĩ mô
Thứ ba, xét về mặt tính chất, phần lớn các khoản chi NSNN đều là các
khoản cấp phát không hoàn trả trực tiếp và mang tính bao cấp Chính vì vậycác nhà Quản lý Tài chính cần phải có sự phân tích, tính toán cẩn thận trênnhiều khía cạnh trước khi đưa ra các quyết định chi tiêu để tránh đượcnhưng lãng phí không cần thiết và nâng cao hiệu quả NSNN
Trong các nền kinh tế thị trường và nước ta hiện nay, cách phân loạinội dung chi tiêu NSNN theo tính chất kinh tế của các khoản chi được sửdụng phổ biến Đây cũng là cách phân loại quan trọng nhất, nó trình bày nộidung chi tiêu của chính phủ để qua đó người ta nhận rõ và phân tích – đánh
Trang 5giá những chính sách , chương trình của chính phủ thông qua các kinh phí đểthực hiện các chương trình, chính sách đó.
Theo tính chất kinh tế, chi NSNN được chia ra các nội dung sau đây:
1 Chi thường xuyên
2 Chi cho đầu tư phát triển
3 Trả nợ gốc tiền do Chính phủ vay
4 Bổ sung quỹ dự trữ tài chính.
5 Bổ sung cho ngân sách cấp tỉnh.
4 Hệ thống phân cấp NSNN
4.1 Hệ thống tổ chức
Nhìn chung ở các nước trên thế giới, hệ thống ngân sách Nhà nước đềuđược tổ chức phù hợp với hệ thống hành chính theo luật cơ bản quy định Cóhai loại mô hình tổ chức hành chính là mô hình Nhà nước liên bang và môhình Nhà nước thống nhất
+ Mô hình liên bang (Mỹ, Đức ):
Theo mô hình này, hệ thống NSNN được tổ chức thành 3 cấp: Ngânsách liên bang, ngân sách bang và ngân sách địa phương
Ngân sách Nhà nước ta là một thể thống nhất bao gồm toàn bộ cáckhoản thu và chi của Nhà nước trong một năm để đảm bảo thực hiện cácchức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Sự thống nhất này có khác với các nước
Trang 6ở chỗ: Dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách hàng năm trình Quốc hội
là bao gồm các khoản thu chi của Ngân sách Trung ương và Ngân sách địaphương
4.2.Ý nghĩa của phân cấp:
Phân cấp ngân sách, thực chất là giải quyết tất cả mối quan hệ giữa chính quyền Nhà nước Trung ương với các cấp chính quyền địa phương và liên quan tới hoạt động của NSNN Phân cấp NSNN giải quyết mối quan hệ này cần làm rõ: Mỗi cấp cơ quan Nhà nước có quyền ban hành những loại chế
độ, chính sách, định mức nào liên quan đến hoạt động NSNN, thứ hai là giải quyết các quan hệ trong việc phân chia nhiệm vụ chi và nguồn thu cũng như trong cân đối ngân sách của các cấp cơ quan Nhà nước Đây chính là nội dung quan trọng nhất của hệ thống phân cấp NSNN
5 Vai trò của NSNN
a) Đối với Nhà nước
NSNN là nguồn tài chính để duy trì sự tồn tại của bộ máy nhà nước, giúp cho nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình Trong cơ chế thị trường, NSNN được nhà nước sử dụng làm công cụ quan trọng đểđiều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội Đây là vai trò tất yếu và quan trọng của NSNN ở mọi thời đại và mọi mô hình kinh tế
b) Đối với sự ổn định của nền kinh tế
Quan trọng là kiềm chế lạm phát, ổn định công ăn việc làm và đảm bảo công bằng xã hội Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, giá cả chủ yếu phụ thuộc vào quan hệ cung cầu Vì vậy để ổn định giá cả, chính phủ có thể tác động vào cung hoặc cầu hàng hoá trên thị trường thông qua chính sách thuế và chính sách chi tiêu của NSNN Chính phủ sử dụng NSNN nhằm khống chế lạm phát một cách có hiệu quả thông qua việc thực hiện chính sách thắt chặt Ngân sách, tức là cắt giảm các khoản chi, chống tình trạng baocấp, lãng phí trong chi tiêu, giảm thuế đầu tư Bên cạnh đó chính phủ có thể phát hành công cụ nợ, vay nhân dân để bù đắp thiếu hụt NSNN, góp phần to lớn vào việc làm giảm tốc độ lạm phát trong nền kinh tế mở
c) Điều chỉnh cơ cấu kinh tế
Trang 7Nhờ NSNN nhà nước có thể điều chỉnh được cơ cấu kinh tế bằng cách dùng vốn của mình để tăng cường đầu tư, chi tiêu vào các ngành, lĩnh vực cần thúc đẩy phát triển Ví dụ hiện nay chúng ta đang dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, đó là tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ trong đóng góp vào GDP và giảm tỷ trọng của nông nghiệp.
d) Tăng trưởng kinh tế
Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, cùng với việc nhà nước can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vai trò của NSNN trong việc điều hành các hoạt động hết sức thụ động NSNN chỉ là một cái túi đựng sổ thu, rồi thực hiện bao cấp tràn lan như: cấp vốn cố định, cấp bù lỗ,
bù giá Chuyển sang cơ chế thị trường , Nhà nước định hướng đổi mới cơ cấu kinh tế, kích thích phát triển sản xuất và chống độc quyền, thực hiện thông qua chính sách thuế và chính sách chi tiêu của Ngân sách chính phủ, vừa kích thích vừa gây sức ép, nhằm kích thích tăng trưỏng kinh tế
e) Tạo sự phát triển về mặt xã hội
Tập trung vào các lĩnh vực như văn hoá giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội Trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, Nhà nước đã trợ giúp trực tiếp cho những người có thu nhập thấp hoặc có hoàn cảnh đặc biệt như chi trợ cấp xã hội, trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, chi thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chống mù chữ, chống thiên tai dịch bệnh Bên cạnh các khoản chi này, thuế cũng được sử dụng để thực hiện vai trò tái phân phốithu nhập, đảm bảo công bằng xã hội Trong điều kiện kinh tế nước ta với nguồn thu còn hạn hẹp mà nhu cầu chi tiêu lại quá lớn Vì vậy việc chi tiêu NSNN đòi hỏi phải tiết kiệm, sử dụng có hiệu qủa, chi đúng đối tượng cho các vấn đề xã hội là việc đáng quan tâm
6 Hoạt động của NSNN ở Việt Nam
6.1 Thực trạng hoạt động NSNN và tác động tới nền kinh tế Việt Nam
Trên nền tảng nhận thức trong giai đoạn cuối những năm 70, đầunhững năm 80 của thế kỷ XX “ nền kinh tế - xã hội nước ta đã lâm vảokhủng hoảng trầm trọng” và “chúng ta chưa có chính sách cơ bản về tài
Trang 8chính đúng đắn về giá cả, tiền tệ - tín dụng, tiền lương… chưa tập trungnhững nguồn thu quan trọng vào ngân sách và phân phối đúng các nguồnvốn vật tư, hàng hoá có trong tay Các khoản chi của ngân sách mang nặngtính bao cấp và trong một thời gian dài vượt quá nguồn thu.Việc sử dụng cácnguồn vốn vay và viện trợ kém hiệu quả Chúng ta đã tiêu dùng cả một phầnquan trọng nguồn vốn từ bên ngoài và quỹ khấu hao cơ bản Tất cả nhữngcái đó gây ra thâm hụt ngân sách, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến lạm pháttrầm trọng Việc giải quyết vấn đề giá, lương, tiền đã phạm sai lầm.
Giai đoạn 1976-1985 tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 3,7%/năm, ngânsách ở tình trạng thâm hụt nặng nề và phụ thuộc vào bên ngoài Tỷ trọngthu nội địa trong tổng thu NSNN chỉ chiếm 60-80%, còn lại là vay nợ vàviện trợ Chi ngân sách mang tính bao cấp, kế hoạch hoá tập trung, phânphối theo kiểu cào bằng nên làm mất động lực phát triển sản xuất kinhdoanh, gây lãng phí và hiệu quả thấp Đặc trưng của thời kì này là NSNNđóng vai trò nhà phân phối theo kế hoạch, đồng thời là quỹ chung cho khuvực kinh tế Nhà nước: mọi khoản thu đều nộp vào ngân sách kể cả phần lớnlợi nhuận nếu có của doanh nghiệp, nếu thua lỗ sẽ được bù đắp từ ngân sáchbằng các biện pháp trực tiếp và gián tiếp Chi ngân sách tập trung cho khuvực DNNN và xây dựng các cơ sở công nghiệp nặng Kết quả là phải pháthành tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách, đẩy lạm phát lên cao đi đôi với hiệuquả sản xuất thấp làm cho nền kinh tế bắt đầu lún sâu vào khủng hoảng Bêncạnh đó, suốt những năm 80, hệ thống ngân hàng vừa hoạt động như mộtngân sách thứ hai (cung ứng tín dụng cho DNNN theo kế hoạch, chỉ tiêu),giữ vai trò thụ động và thiếu hoàn toàn khả năng kiểm soát, điều chỉnh tiền
tệ, vĩ mô, vừa như một cỗ máy in tiền để bù đắp thâm hụt NSNN Bình quângiai đoạn 1986-1990, 63% bội chi ngân sách được bù đắp bằng cách pháthành tiền
Trang 9B ng 1: Th i kì ời kì đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng (1986-1991) đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng (1986-1991)a n n kinh t thoát kh i kh ng ho ng (1986-1991)ền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng (1986-1991) ế thoát khỏi khủng hoảng (1986-1991) ỏi khủng hoảng (1986-1991) ủng hoảng (1986-1991)
Từ năm 1989, Chính phủ Việt Nam cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất việc phát hành tiền bù đắp thâm hụt ngân sách; nhận thức rõ không thể tiếp tục để thâm hụt ngân sách nặng nề cùng với việc định hướng lại căn bản chính sách chi tiêu NSNN, bắt tay cải cách triệt để hệ thống ngân sách.
Chúng ta đã từng bước đổi mới cơ chế tài chính đối với khu vựcDNNN, hạn chế cơ chế ngân sách "mềm", thực hiện chuyển dần quyền tựchủ kinh doanh, tự hạch toán cho các doanh nghiệp này…Tuy nhiên, kết quảđạt được trong giai đoạn này rất hạn chế (tỷ lệ thâm hụt ngân sách so vớiGDP không giảm mà còn tăng lên, so với tổng chi ngân sách tăng từ 30,8%năm 1986 lên 46% năm 1989) Nguyên nhân chủ yếu là do kinh tế tăngtrưởng chậm ảnh hưởng tới nguồn thu và cơ chế bao cấp còn rất nặng nề.Mục tiêu hàng đầu của giai đoạn 1986 - 1991 là kiềm chế lạm phát, ổn địnhkinh tế vĩ mô, đưa Việt Nam vượt qua khủng hoảng
Các chính sách kinh tế tài chính - tiền tệ trong những năm 1989-1990
đã cải thiện được một bước quan trọng tình hình kinh tế vĩ mô, nhưng chưavững chắc, nguy cơ mất ổn định trở lại còn rất lớn, đặc biệt khi các nướcXHCN Đông Âu sụp đổ, nguồn tài trợ từ bên ngoài bị cắt giảm hoàn toàn
Vì vậy vấn đề ổn định được tiếp tục đặt ra một cách gay gắt Mục tiêu lớncủa chính sách tài khoá thời kì này tiếp tục lành mạnh hoá hệ thống NSNN,giảm và duy trì thâm hụt ngân sách ở mức hợp lý, từng bước tăng cường
Trang 10tiềm lực tài chính quốc gia, nâng cao căn bản hiệu quả quản lý, điều chỉnh ởtầm vĩ mô, tăng cường huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển Đểđảm bảo cân đối ngân sách, Việt Nam đã tiếp tục cải cách cơ cấu chi, tăngthu Chi NSNN đã tách được (tuy chưa hoàn toàn) tài chính nhà nước với tàichính doanh nghiệp, thực hiện cơ chế ngân sách “cứng” với đặc trưng làdoanh nghiệp tự hạch toán kinh doanh, tự chịu cơ chế lỗ lãi trong các hoạtđộng sản xuất kinh doanh Chính phủ giảm dần, tiến tới xoá bỏ bao cấp đốivới các doanh nghiệp nên đã giảm đáng kể các khoản chi thường xuyên từNSNN và cấp bù lỗ cho các doanh nghiệp (tuy nhiên tỷ lệ chi đầu tư XDCB
từ NSNN vẫn tăng chậm so với yêu cầu) Bên cạnh đó, các DNNN được sắpxếp, tổ chức lại nên đã giảm tuyệt đối về số lượng (từ 12.500 năm 1990xuống còn khoảng 6000 cuối năm 1995)
Bảng 2: Thời kì nền kinh tế tăng trưởng cao (1992-1997)
Thu NSNN đã có bước tiến đáng kể , góp phần tích cực giảm thâm hụtngân sách (tỷ lệ thu NSNN tăng từ 13,1% GDP năm 1991 lên 22,7% năm
1995, trong đó chủ yếu là thu từ thuế và phí từ 12,8% GDP năm 1991 lên22,1% năm 1995) Cải cách thuế bước 1 (bắt đầu từ năm 1990) đã phát huyhiệu quả, đảm bảo nguồn thu cho NSNN, đáp ứng được các yêu cầu chingân sách, mặt khác, hệ thống thuế bước đầu được hợp lý hoá, trở nên đơngiản và khoa học hơn nên đã phần nào tạo cơ sở bình đẳng cho các doanh
Trang 11nghiệp phát triển, trong một chừng mực nhất định có tác dụng khuyến khíchsản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, thời kì này thâm hụt ngân sách vẫn còn lớn, nhưng tínhchất của nó đã thay đổi cơ bản (thâm hụt do nhu cầu đầu tư phát triển, khôngphải do chi tiêu thường xuyên như trước đây) Sau 10 năm đổi mới, ĐHĐảng lần thứ VIII năm 1996 đã nhận định: "Nước ta đã ra khỏi khủng hoảngkinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc”, trong đó có lĩnhvực tài chính - tiền tệ (chưa ổn định và thiếu lành mạnh, NSNN thườngxuyên căng thẳng và bội chi lớn) Hệ thống thuế phức tạp, chồng chéo, chưahợp lý, vừa ít khuyến khích sản xuất, vừa có nhiều kẽ hở dễ bị lợi dụng.Phân cấp ngân sách chưa hợp lý, vừa phân tán lại vừa tập trung quá mức,thiếu ổn định, phát sinh nhiều tiêu cực, hạn chế tính năng động, sáng tạo Tàisản quốc gia, tài chính công và tài chính DNNN chưa được quản lý chặt chẽ,còn sơ hở để xảy ra nhiều thất thoát, lãng phí Đầu tư của NSNN còn dàntrải, bị lãng phí, thất thoát, hiệu quả thấp Chính vì vậy, chính sách tài chínhnhằm mục tiêu thúc đẩy sản xuất phát triển, huy động và sử dụng có hiệuquả các nguồn lực, tăng tích luỹ để tạo vốn cho đầu tư phát triển, đáp ứngcác nhu cầu chi thường xuyên thực sự cần thiết, cấp bách, bảo đảm quản lýthống nhất nền tài chính quốc gia, góp phần khống chế và kiểm soát lạmphát
Nhìn vào tổng thể, tuy không đạt được mục tiêu kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội 1996-2000 là "tăng nhanh khả năng và tiềm lực tài chính củađất nước, lành mạnh hoá nền tài chính của quốc gia và kiềm chế bội chingân sách không quá 4.5% GDP", song chính sách tài khoá của Việt Namnhững năm 1986-2002 đã được điều chỉnh khá uyển chuyển và linh hoạt phùhợp với những biến động kinh tế vĩ mô đồng thời có tác dụng tích cực đốivới tăng trưởng kinh tế nên chúng ta có thể rút ra một số nhận định sau: