TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
KHOA LUẬT TÀI CHÍNH
BÀI TẬP LỚN HỌC KỲBỘ MÔN: LUẬT TÀI CHÍNH
ĐỀ BÀI TẬP SỐ 9:
Vai trò của pháp luật thuế của nước ta hiện nay – các giải pháp chủ yếu để phát huy vai trò đó trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Họ và tên: Nguyễn Quang Huy Lớp: N04.TL1
MSSV: 340225
Trang 2A Đặt vấn đề
Hơn 20 năm qua, Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, mở cửa và hội nhập, hệ thống chính sách thuế đã được cải cách và hoàn thiện không ngừng để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước Việc nghiên cứu vai trò của pháp luật thuế và tìm ra các giải pháp để nâng cao những vai trò đó đó mang ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cấp hiệu lực của hệ thống pháp luật thuế Từ đó, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn tới.
B Nội dung chính
I Khái quát chung về pháp luật thuế1 Định nghĩa
Quan niệm thu, nộp thuế giữa nhà nước và dân cư phải được thực hiện dựa trên những căn cứ pháp lý nhất định, đó chính là pháp luật thuế Việc đưa ra pháp luật thuế nhằm phân định ranh giới giữa các nhóm quan hệ, qua đó lựa chọn áp dụng các quy phạm pháp luật phù hợp, đạt được hiệu quả điều chỉnh cao Do đó, ta
có định nghĩa về pháp luật thuế như sau: Pháp luật thuế là tổng hợp các quy phạm
pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp thuếgiữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người nộp thuế nhằm hình thành nguồnthu ngân sách nhà nước để thực hiện các mục tiêu xác định trước.
2 Đối tượng điều chỉnh
Việc đưa ra đối tượng điều chỉnh của luật thuế chỉ có ý nghĩa xác định rõ những loại chủ thể với những đặc tính nhất định sẽ là đối tượng hướng tới hoặc cần được bảo vệ bởi các văn bản pháp luật trong nước cũng như văn bản pháp luật quốc tế về thuế Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động và nội dung hoạt động của các chủ thể, đối tượng điều chỉnh của pháp luật thuế bao gồm: nhóm các quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý thuế, nhóm các quan hệ phát sinh trong quá trình xử lý vi phạm và khiếu nại về thuế Trong đó, Nhà nước với tư cách là chủ thể quyền lực, luôn là một bên tham gia quan hệ thuế và trực tiếp chi phối quan hệ đó Các quan
Trang 3hệ đều nhằm hướng tới việc chuyển giao bắt buộc một nguồn tài chính vào cho nhà nước Nguồn tài chính đó nhằm phục vụ lợi ích công cộng, điều chỉnh xã hội ở tầm vĩ mô.
II Vai trò của pháp luật thuế
Thuế và nhà nước là hai phạm trù lịch sử luôn đi cùng nhau, chi phối và phụ thuộc nhau Vì vậy, thuế vừa được hiểu là công cụ kinh tế hỗ trợ cho sự tồn tại của nhà nước và bộ máy nhà nước; mặt khác, thuế lại được nhà nước sử dụng như là công cụ để thực hiện nhiệm vụ mục tiêu nhất định Mặc dù bất kỳ nhà nước có chủ quyền nào cũng được quyền đánh thuế nhưng để nguồn thu từ thuế trở thành hiện thực, nhà nước phải sử dụng pháp luật như là công cụ hữu hiệu và đặc thù nhất của mình để giải quyết các mục tiêu định trước Có thể chỉ ra các vai trò cơ bản của pháp luật thuế như sau:
1 Pháp luật thuế tạo cơ sở pháp lý quan trọng và ổn định cho nguồnthu, đáp ứng yêu cầu chi tiêu của nhà nước
Pháp luật thuế bao gồm các quy phạm pháp luật xác định quyền thu thuế của nhà nước, nghĩa vụ nộp thuế của các chủ thể có điều kiện Điều này có nghĩa nguồn thu từ thuế chỉ có thể có được khi các bên thực hiện đúng quy định pháp luật thuế Trước hết, cần khẳng định nguồn thu từ thuế có vụ trí quyết định đến cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà nước Khoản thu từ thuế chiếm khoảng 90% tổng thu ngân sách nhà nước, phải đảm nhiệm cho hàng loạt các yêu cầu chi tiêu cho bộ máy nhà nước, cho cộng đồng xã hội Điều này lý giải cơ cấu cân đối ngân sách nhà nước được pháp luật, thông qua điều 8 Luật ngân sách nhà nước: “Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao vào đầu tư phát triển” Do đó, mọi thay đổi về cơ cấu hệ thống luật thuế, nội dung từng luật thuế đều ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thu ngân sách nhà nước từ thuế Vì vậy có thể khẳng định vai trò pháp luật thuế trong việc tạo căn cứ pháp luật hình thành nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước.
Trang 42 Pháp luật thuế được sử dụng như một công cụ điều tiết kinh tế, thựchiện đường lối trong một thời kì nhất định của nhà nước
Bằng hệ thống pháp luật thuế, nhà nước thể hiện ý chí của mình đối với đường lối phát triển kinh tế một cách gián tiếp, thông qua đó thực hiện công bằng xã hội Ngoài việc huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước pháp luật thuế còn có vai trò quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế, điều này được ghi nhận thông qua điều 26 Hiến pháp: “Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách” Là một bộ phận của pháp luật Việt Nam, pháp luật thuế đóng vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước Điều tiết đối với nền kinh tế là yêu cầu khách quan, thường xuyên của nhà nước trong nền kinh tế thị trường Thông qua quy định pháp luật thuế, nhà nước chủ động phát huy vai trò điều tiết nền kinh tế Điều này thể hiện ở chỗ pháp luật thuế là công cụ tác động đến tư duy đầu tư, hành vi đầu tư của các chủ thể kinh doanh, hành vi tiêu dùng của các thành viên trong xã hội Dựa vào công cụ thuế, Nhà nước có thể thúc đẩy hoặc hạn chế việc đầu tư, tiêu dùng bằng cách tăng thuế suất giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu… và ngược lại Trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường tất yếu dẫn đến tình trạng suy thoái tài chính ở một số doanh nghiệp Đối với những ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cần khuyến khích, ngoài các quy định chung, pháp luật thuế còn có quy định ưu đãi miễn giảm thuế nhằm khác phục suy thoái về tài chính, tạo sự ổn định và phát triển của các doanh nghiệp.
Hệ thống pháp luật thuế mới được áp dụng thống nhất chung cho mọi ngành nghề nhằm đảm bảo bình đẳng và công bằng xã hội về quyền và nghĩa vụ đối với mọi thể nhân và pháp nhân Vai trò điều tiết thu nhập của pháp luật thuế thể hiện ở sự tác động của pháp luật thuế đối với các quan hệ phân phối và sử dụng thu nhập trong xã hội Nhà nước sử dụng công cụ thuế để điều hòa vĩ mô thu nhập trong xã hội Thông qua quy định của pháp luật thuế, Nhà nước điều tiết thu nhập các đối
Trang 5tượng nộp thuế và các thành viên trong xã hội Sự thay đổi của pháp luật thuế về cơ cấu các loại thuế đều tác động đến thu nhập và sử dụng thu nhập trong xã hội.
3 Nhà nước có thể sử dụng công cụ pháp luật thuế để kiểm tra gián tiếphoạt động sản xuất kinh doanh
Các cơ quan quản lý thuế cùng với đối tượng nộp thuế buộc phải tuân thủ những quy định ắn với chế độ chứng từ hóa đơn, nội dung kinh doanh, quy mô kinh doanh, hình thức kinh doanh… nhằm thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ thuế Điều đó cũng có nghĩa bằng việc quy định những vấn đề liên quan đến nghĩa vụ thuế, nhà nước gián tiếp quản lí nền kinh tế, trên cơ sở đó có hệ thống pháp luật ban hành, sửa đổi, bổ sung phù hợp định hướng trong từng giai đoạn phát triển của đất nước Mặt khác, thông qua việc kiểm tra việc tuân thủ pháp luật thuế, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng có khả năng phát hiện và xử lí kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật thuế nói riêng và vi phạm trong quá trình hoạt động gắn với tư cách của đối tượng nộp thuế nói chung.
IV Thực trạng pháp luật thuế ở nước ta hiện nay
Một vấn đề được đặt ra là, hiện nay đang xảy ra tình trạng thất thu thuế hàng chục tỷ đồng mỗi ngày, nguyên nhân là do đâu: Luật đã lỗi thời hay chế tài chưa nghiêm?
Luật thuế giá trị gia tăng (VAT) được ban hành từ năm 1997, quy định tất cả các cá nhân, doanh nghiệp khi bán hàng phải xuất hóa đơn VAT cho khách mua hàng Thế nhưng, sau gần 13 năm có hiệu lực, nhiều cửa hàng bán lẻ, nhất là các cửa hàng điện máy, nhà hàng có doanh số bán mỗi ngày lên đến hàng tỷ đồng vẫn không thực hiện xuất hóa đơn cho khách hàng Tháng 8-2009, qua phản ánh của báo chí, Cục Thuế TP Hồ Chí Minh đã thành lập đoàn kiểm tra thực hiện rà soát trên 2000 các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm Kết quả, Cục Thuế đã xử lý trên 600 doanh nghiệp, truy thu về cho nhà nước trên 22 tỷ đồng Trong đó, có không ít các doanh nghiệp “đại gia” có danh tiếng trong nước như công ty TMDV Phong Vũ, Công ty CP Thương mại Nguyễn Kim Có những doanh nghiệp cũng giao
Trang 6“hóa đơn” cho khách hàng nhưng thực chất chỉ là “giấy chứng nhận giao nhận”, còn hóa đơn thuế VAT thì không có Qua phản ánh của người tiêu dùng và người dân trên địa bàn thì hiện nay số doanh nghiệp vi phạm kiểu như thế này là không đếm xuể, việc chỉ xử phạt 4,5 triệu đồng đối với doanh nghiệp vi phạm là quá nhẹ Mặt khác, việc các doanh nghiệp vi phạm được là do người tiêu dùng chẳng quan tâm lấy hóa đơn vì luật vẫn chưa bổ sung quyền lợi cho họ Do đó nên chăng Bộ Tài chính giao quyền cho doanh nghiệp tự in hóa đơn GTGT, khi đó doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm hơn với việc giao hóa đơn cho khách hàng, thay vì lòng vòng qua nhiều khâu, dễ nảy sinh tiêu cực.
Theo khảo sát của Cục thuế TP Hồ Chí Minh, hiện nay sau các đợt kiểm tra, đã có một số doanh nghiệp chấn chỉnh, đã chịu xuất hóa đơn VAT khi bán hàng Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều trung tâm, siêu thị, cửa hàng, nhà hàng vẫn thực hiện đối phó để qua mặt các cơ quan chức năng Hiện nay theo quy định, ngành thuế chỉ có chức năng kiểm tra, không có chức năng thanh tra Trong khi theo luật, trước khi đi kiểm tra, ngành thuế phải báo trước 3 ngày cho doanh nghiệp, thời gian này đủ để doanh nghiệp sắp xếp, do đó rất khó phát hiện sai phạm Tuy nhiên, công tác kiểm tra, phát hiện gian lận, hàng giả, hàng nhái là hết sức khó khăn Muốn xử lý tận gốc những sai phạm về thuế VAT, Nhà nước cần điều chỉnh hàng loạt các nghị định liên quan không còn phù hợp với ngành thuế Theo luật pháp quy định hiện nay thì người tiêu dùng dù có cầm tờ hóa đơn VAT trong tay cũng chẳng có giá trị Nghĩa là họ cũng thờ ơ với việc nhận hóa đơn từ doanh nghiệp Do đó luật cũng phải bổ sung thêm vấn đề này để làm sao người tiêu dùng được lợi từ việc yêu cầu doanh nghiệp thực hiện xuất hóa đơn GTGT.
Đối với luật thuế thu nhập cá nhân cũng có nhiều vấn đề cần quan tâm Trong những năm qua, việc thực thi pháp luật thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã đem lại những kết quả nhất định
Một là, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao góp phần tạo nguồn thu
ngày càng đáng kể cho ngân sách nhà nước Theo số liệu dự toán ngân sách năm
Trang 72007, số thu từ thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao nhiều gấp 3 lần tổng số thu các loại thuế về đất.
Hai là, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao góp phần đảm bảo công
bằng xã hội Quy định về ngưỡng chịu thuế suất dương (tức là mức thu nhập bắt đầu phải đóng thuế với mức thuế suất lớn hơn 0%) được đánh giá là phù hợp với sự gia tăng mức thu nhập bình quân, nên thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã góp phần làm giảm khoảng cách giàu nghèo đang có xu hướng gia tăng, nhất là ở khu vực thành thị Bên cạnh đó, những khoản thu từ thuế, trong đó có thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, sẽ đảm bảo cho Nhà nước có khả năng cung cấp ngày càng tốt hơn các khoản chi phúc lợi xã hội, giúp cho những người nghèo cơ hội có được mức sống cải thiện hơn
Ba là, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao là sự chuẩn bị cần thiết
trước khi triển khai thuế TNCN một cách toàn diện Việc áp dụng thuế thu nhập
đối với người có thu nhập cao trong nhiều năm qua đã làm cho người dân “quen” dần với loại thuế này Tâm lí quen thuộc cùng với những hiểu biết ngày càng nhiều hơn về thuế TNCN cũng như trách nhiệm công dân trong việc thực thi nghĩa vụ thuế sẽ góp phần đáng kể cho quá trình triển khai hiệu quả Luật thuế TNCN trong tương lai không xa Bên cạnh đó, những kinh nghiệm quý trong việc thực thi thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao sẽ giúp cho các cơ quan quản lí nhà nước trong việc quản lí thu nhập và quản lý quy trình thu nộp thuế, đảm bảo hạn chế phát sinh tiêu cực khi Luật thuế TNCN được triển khai thực hiện (khi đó, sẽ có số lượng chủ thể nộp thuế đông đảo hơn hiện nay, do vậy việc quản lý thuế sẽ phức tạp hơn).
Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong thời gian qua việc thực hiện pháp luật thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao còn bộc lộ nhiều bất cập Trong nội dung bài viết này, xin được đề cập những hạn chế chủ yếu sau đây:
- Thứ nhất, những quy định pháp luật hiện hành về thuế TNCN còn nhiều bất
cập Những bất cập này sẽ được đề cập trong phần sau của bài viết này.
Trang 8- Thứ hai, việc quản lí thu nhập của cá nhân hiện nay còn nhiều hạn chế, do đó
cơ quan thuế không có khả năng kiểm soát tốt TNCN, dẫn đến có nhiều trường hợp trốn, lậu thuế.
Một trong những nguyên nhân cơ bản là hiện nay nước ta chưa có hệ thống các quy định pháp lí cần thiết để minh bạch thu nhập Với những cố gắng rất lớn của cơ quan lập pháp, Luật phòng, chống tham nhũng ngày 9/12/2005 đã ra đời và có hiệu lực ngày 01/6/2006, gần đây được cụ thể hoá bằng Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 9/3/2007 Những văn bản này đã tạo cơ sở pháp lí để một số chủ thể phải có nghĩa vụ kê khai tài sản, góp phần kiểm soát thu nhập Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, các văn bản này nhằm kiểm soát và ngăn chặn những thu nhập không hợp pháp chứ không phải nhằm quản lí nguồn thu nhập hợp pháp để xác định nghĩa vụ nộp thuế Do đó, những chủ thể có nghĩa vụ kê khai thu nhập rất hẹp, chỉ bao gồm những chức danh quan trọng trong bộ máy nhà nước Từ đó có thể khẳng định, hệ thống những quy định nhằm quản lí thu nhập chịu thuế thu nhập hiện còn rất sơ sài.
- Thứ ba, ý thức của nhân dân về thuế TNCN vẫn còn thấp Ở những quốc gia
phát triển, thuế TNCN đã có lịch sử hàng trăm năm và do đó người dân cảm thấy quen với nghĩa vụ đóng thuế Ở Việt Nam, mặc dù thuế lợi tức cá nhân đã từng được chính quyền Bảo Đại và sau đó là chính quyền Việt Nam cộng hoà áp dụng (đối với khu vực phía nam) nhưng sau đó bị bãi bỏ nên hiện nay người dân chưa quen với tâm lí là người nộp thuế Chính vì vậy, trừ những trường hợp khấu trừ thuế tại nguồn được các tổ chức chi trả thu nhập thực hiện đối với thu nhập của những người làm công ăn lương hoặc người cung cấp dịch vụ, còn lại những cá nhân hành nghề tự do thường không thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế Bên cạnh đó, thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán của người Việt Nam được coi là một trở ngại đáng kể cho công tác hành thu thuế nói chung và đối với thuế TNCN nói riêng Việc sử dụng tiền mặt phổ biến làm cho công tác giám sát thu nhập của cơ quan chức năng bị hạn chế, đồng thời tạo cơ hội cho các chủ thể che
Trang 9giấu nguồn thu nhập hoặc dịch chuyển tài sản, từ đó không khai báo để nộp thuế theo quy định
IV Giải pháp chủ yếu để phát huy vai trò của pháp luật thuế trong điều kiệnphát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
1 Về tên gọi của sắc thuế
Với luật thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu chiếu theo tên gọi là thuế thu nhập doanh nghiệp, thì thuế này chỉ đánh vào thu nhập của những chủ thể là: “doanh nghiệp”; trong khi thực chất phạm vi điều chỉnh của sắc thuế này lại rộng hơn: đó là điều chỉnh đối với tất cả các chủ thể kinh doanh Nói cách khác yếu tố kinh doanh quyết định và chi phối nghĩa vụ thuế thu nhập của một chủ thể Mặc dù đây không phải là vấn đề mang tính bản chất, nhưng thiết nghĩ để hoàn thiện một cách đồng bộ pháp luật thuế TNDN, nên chăng định danh sắc thuế này là: thuế thu nhập kinh doanh nếu như chúng ta vẫn giữ nguyên phạm vi điều chỉnh của thuế TNDN như hiện nay Do đó, vấn đề đặt tên cho luật cũng là một điều hết sức quan trọng, nó phản ánh được phần nào đối tượng điều chỉnh của luật, nên cần cân nhắc để lựa chọn tên gọi phù hợp cho sắc thuế.
2 Về phạm vi điều chỉnh của thuế 2.1 Xác định đối tượng nộp thuế
Một chủ thể tham gia vào quan hệ thuế với tư cách là đối tượng nộp thuế khi họ tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh Vì thế việc quy định đối tượng nộp thuế theo cách liệt kê như hiện nay là không cần thiết vì làm mất đi tính linh hoạt của một sắc thuế, đặc biệt là trong trường hợp xuất hiện những loại hình kinh doanh mới Khi có sự thay đổi về loại hình kinh doanh có thể dẫn đến bất cập trong quy định pháp luật thuế, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp Điều quan trọng là pháp luật thuế phải ghi nhận và chỉ rõ thế nào là hoạt động sản xuất, kinh doanh để làm tiêu chí xác định đối tượng nộp thuế Chúng ta có thể tham khảo Luật thuế
công ty của Anh quy định “thuế thu nhập công ty áp dụng đối với các chủ thể có
hoạt động sản xuất, kinh doanh và loại trừ những đối tượng không nộp thuế này
Trang 10bao gồm công ty và thành viên công ty hợp danh (partnership), các tổ chức chínhquyền điạ phương” Với cách quy định như vậy sẽ tạo điều kiện mở rộng đối tượng
thu, là xu hướng đổi mới hệ thống thuế hiện nay.
2.2 Quản lí các khoản chi
Hiện nay nhà nước quản lý các khoản chi bằng hình thức khống chế mức chi Điều này dễ trở nên chủ quan và mang tính áp đặt, không thể áp dụng linh hoạt giữa các ngành nghề khác nhau (như chi phí tiếp thị, quảng cáo) Nếu quy định chi tiết thì gây phức tạp, không tránh khỏi bất hợp lý Thiết nghĩ, thay vì đưa ra mức khống chế chúng ta nên đưa ra nguyên tắc nhất định phù hợp với mỗi loại chi phí Bất kỳ chủ thể kinh doanh nào cũng muốn tìm lợi nhuận, muốn đánh giá được hiệu quả kinh doanh thì phải phản ánh trung thực trên báo cáo tài chính Như vậy muốn biết khoản chi của doanh nghiệp có là hiện thực hay không có thể căn cứ vào sổ sách, chứng từ kế toán Để làm được điều này trong thời điểm hiện nay, nên:
+) Tăng mức độ xử phạt để đủ sức răn đe đối với hành vi vi phạm về thuế +) Tăng cường quản lý số tiền mua bán được thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng Muốn vậy phải có cơ chế khuyến khích, ràng buộc các chủ thể mở và thanh toán qua ngân hàng (mới được quyết toán thuế, hoàn thuế, nhận tiền…).
+) Áp dụng thống nhất phương pháp tính thuế, tiến tới không còn hình thức khoán thuế để tránh trường hợp một số hóa đơn chứng từ của chủ thể kinh doanh áp dụng hình thức khoán thuế không cần sử dụng và sẽ chuyển cho đối tượng nộp thuế theo phương pháp thông thường dùng để kê khai chi phí.
+) Cần có cơ chế khuyến khích người mua hàng là người tiêu dùng nhận hóa đơn mua hàng Các quy định nghĩa vụ thuế phải có cơ chế tác động tiêu cực đến lợi ích vật chất của người tiêu dùng nếu họ không lấy hóa dơn mua hàng Có như thế người tiêu dùng mới nhận thức được sự cần thiết của việc tập hợp hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ Ở các nước phát triển, hóa đơn chứng từ là cơ sở tính chi phí sinh hoạt, tiêu dùng được chước giảm khi tính thuế thu nhập cá nhân