Vị trí của chế định về cạnh tranh không lành mạnh trong pháp luật cạnh tranh nói chung và trong Luật Cạnh tranh 2004 của Việt Nam nói riêng là một vấn đề còn nhiều tranh luận
Trang 1CHẾ ĐỊNH CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
TRONG PHÁP LUẬT CẠNH TRANH
Vị trí của chế định về cạnh tranh không lành mạnh trong pháp luật cạnhtranh nói chung và trong Luật Cạnh tranh 2004 của Việt Nam nói riêng là một vấn
đề còn nhiều tranh luận Một mặt, còn có những điểm chưa thống nhất trong việcxác định và đánh giá về bản chất hành vi cạnh tranh không lành mạnh Mặt khác,tác động qua lại giữa pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh với người anh em
có nhiều khác biệt của nó là pháp luật về hạn chế cạnh tranh, cũng như với các lĩnhvực pháp luật khác như pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng, pháp luật về sở hữutrí tuệ… khiến cho sự khoanh vùng điều chỉnh và lựa chọn cơ chế điều chỉnh đốivới các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đưa đến nhiều cân nhắc Bài viết nàynhằm mục đích làm rõ một số vấn đề mang tính nhận diện về cạnh tranh khônglành mạnh và vị trí của bộ phận pháp luật này trong khuôn khổ pháp luật cạnhtranh Do khuôn khổ hạn chế, bài viết sẽ không đi sâu phân tích các hành vi cạnhtranh không lành mạnh cụ thể mà chỉ đề cập một số vấn đề mang lý luận về bảnchất của hành vi và các cách thức tiếp cận và điều chỉnh pháp lý đối với hành vicạnh tranh không lành mạnh nói chung
1 Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh
Cho đến nay, vai trò của cạnh tranh trong việc cân bằng cung cầu trên thịtrường, tạo động lực đổi mới và phát triển cũng như bảo vệ quyền lợi cho ngườitiêu dùng Tuy nhiên, để đem lại những lợi ích như vậy, hoạt động cạnh tranh cầnđược duy trì trong một khuôn khổ lành mạnh và tuân theo những nguyên tắc nhấtđịnh
Có thể hiểu đơn giản cạnh tranh không lành mạnh là một thứ cạnh tranhquá mức và vì thế gây tác dụng ngược Nhà nghiên cứu người Pháp Dominique
Brault đã trích dẫn một so sánh mang tính hình tượng: “Cạnh tranh là một thứ
rượu, dùng đúng liều nó là chất kích thích, dùng quá liều nó trở thành thuốc
Trang 2độc” 1 Nhà nước không chỉ có trách nhiệm không tạo ra lợi thế hay bất lợi cho một
đối thủ cạnh tranh, mà còn cần ngăn chặn việc các đối thủ cạnh tranh tạo ra lợi thếcho mình bằng bất kỳ thủ đoạn nào họ muốn Nếu không, trật tự kinh tế sẽ bị rốiloạn và nhiều doanh nghiệp trung thực bị gạt ra khỏi cuộc chơi Xét một cách khái
quát, pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ngăn chặn các hành vi của
doanh nghiệp nhằm tạo lợi thế cạnh tranh một cách không chính đáng trước các đối thủ cạnh tranh khác Những vụ việc thực tế về cạnh tranh không lành mạnh
đều thể hiện một bản chất chung theo đó doanh nghiệp toan tính đạt được thànhcông trên thị trường không dựa trên nỗ lực của bản thân cải thiện chất lượng, giá cảcủa sản phẩm, mà bằng cách chiếm đoạt những ưu thế của sản phẩm người kháchoặc tác động sai trái lên khách hàng
Tuy nhiên, xét cả về lý luận lẫn thực tiễn, khi cơ chế thị trường khuyếnkhích các doanh nghiệp cạnh tranh tự do và sáng tạo, việc đánh giá tính chính đángtrong hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp và đặt ra các giới hạn cho cạnh tranhlành mạnh là khó khăn mà các nhà lập pháp có vẻ đã không giải quyết được triệt để
và trong nhiều trường hợp chỉ đề ra các tiêu chí khái quát chung và trao quyền cho
cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh tự đánh giá và quyết định ở những vụ việc cụthể
Sự không rõ ràng trong khái niệm về cạnh tranh không lành mạnh được thểhiện ngay tại một trong những định nghĩa pháp lý phổ biến nhất và lâu đời nhất của
nó, nằm tại Điều 10 bis Công ước Paris về Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp Điềukhoản này được bổ sung được bổ sung vào Công ước năm 1900 và được sửa đổi
lần cuối theo Văn bản Stockholm năm 1967, theo đó bất kỳ hành vi cạnh tranh nào
đi ngược lại các thông lệ trung thực, thiện chí trong công nghiệp hoặc trong thương mại đều là hành vi cạnh tranh không lành mạnh Tại định nghĩa này, có thể
thấy tiêu chí đánh giá quan trọng nhất về tính lành mạnh/không lành mạnh của một
hành vi cạnh tranh là “các thông lệ trung thực và thiện chí” không rõ ràng và ổn
định, ở mỗi quốc gia có thể có những khác biệt phụ thuộc vào điều kiện kinh tế,văn hoá, xã hội và lịch sử của quốc gia đó
Trang 3Trên thực tế, Điều 10 bis đã có ý bỏ ngỏ khái niệm này cho pháp luật quốcgia của các nước thành viên Công ước tự định đoạt Tuy nhiên đến cấp độ phápluật quốc gia, tình hình cũng không có gì tiến triển hơn Sự không rõ ràng trongviệc xác định phạm vi cạnh tranh không lành mạnh tiếp tục được thể hiện trong
pháp luật nhiều nước, tại Bỉ và Luxembourg các tiêu chí này được gọi là “thông lệ
thương mại trung thực”, tại Tây Ban Nha và Thuỵ Sỹ là “nguyên tắc ngay tình”,
tại Italia là “tính chuyên nghiệp đúng đắn”, tại Đức, Hy Lạp và Ba Lan là “đạo
đức kinh doanh” Còn tại Hoa Kỳ, do thiếu định nghĩa trong các văn bản pháp luật,
các toà án đã xác định từ nguồn án lệ định nghĩa cạnh tranh lành mạnh là “các
nguyên tắc giải quyết trung thực và công bằng” hoặc “đạo đức thị trường” Pháp
luật đã không đưa ra được chuẩn mực để nhận diện các hành vi cạnh tranh lành
mạnh, được chấp nhận trong kinh doanh Tiêu chí “công bằng” hay “trung thực”
phản ánh các quan niệm đa chiều về kinh tế, xã hội, văn hoá, đạo đức, triết học …tồn tại trong một xã hội, do đó sẽ khác nhau giữa các quốc gia hoặc thậm chí trongcùng một quốc gia Theo thời gian, các tiêu chí này cũng có thể thay đổi Hơn nữa,luôn có những hoạt động cạnh tranh không lành mạnh mới, khi tính sáng tạo trongkinh doanh không có giới hạn Mọi nỗ lực nhằm bao quát trong một định nghĩa tất
cả các hoạt động cạnh tranh hiện tại và tương lai, có thể đồng thời xác định mọihành vi bị ngăn cấm và linh hoạt đủ để thích nghi với những thông lệ thị trườngmới, cho đến nay vẫn thất bại 2
Luật Cạnh tranh Việt Nam đưa ra định nghĩa về cạnh tranh không lành mạnh
tại khoản 4 Điều 3 như sau: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh
tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng” Nhìn chung, định nghĩa về cạnh tranh không lành mạnh của Luật Cạnh
tranh 2004 tương tự với định nghĩa của Công ước Paris và pháp luật các nước cónền kinh tế thị trường phát triển trên thế giới Tuy nhiên, tại định nghĩa này, mộtlần nữa có thể thấy tiêu chí đánh giá về tính chất không lành mạnh của hành vi
cạnh tranh chỉ được nêu chung chung là “các chuẩn mực thông thường về đạo đức
Trang 4kinh doanh” Công ước Paris ít nhất còn đưa ra hai tiêu chí cụ thể là tính trung
thực và tính thiện chí, để dựa vào đó cơ quan công quyền đánh giá một hành vi cụthể trên thực tế có tỏ ra trung thực và thiện chí hay không Đồng thời Công ướccũng khuyến nghị các nước tham gia cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá trong nội luậtcủa mình để thuận tiện cho việc áp dụng pháp luật Pháp luật cạnh tranh Việt Namchẳng những không đưa thêm được các tiêu chí đánh giá mà còn giản lược hơn khichỉ đề cập đến khái niệm đạo đức kinh doanh, gây khó khăn cho việc xem xét hành
vi cạnh tranh không lành mạnh trên thực tế:
- Thứ nhất, do nền kinh tế thị trường tại nước ta mới hình thành, các quan hệkinh doanh chưa đủ thời gian để trở thành tập quán và được chấp nhận rộng rãi.Tầng lớp thương nhân của Việt Nam cũng chưa đủ đông và mạnh để có thể thốngnhất đặt ra những tiêu chuẩn chung, những hướng dẫn đóng vai trò quy tắc đạo đứccho một ngành kinh doanh
- Thứ hai, do pháp luật Việt Nam không thừa nhận án lệ, các cơ quan tàiphán của nước ta thường có vai trò hạn chế trong việc vận dụng pháp luật, nhất làtrong trường hợp chỉ có những quy định mang tính nguyên tắc như trường hợp vềcác chuẩn mực đạo đức kinh doanh này Các cơ quan công quyền cũng không đủhiểu biết thực tế để thay cho thương nhân đặt ra các quy tắc đạo đức trong mộtngành kinh doanh cụ thể Do đó, quy định thiếu cụ thể đối với một nội dung có vaitrò định vị như vậy sẽ gây trở ngại lớn cho các hoạt động thực thi pháp luật cạnhtranh tại Việt Nam
2 Các đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Xuất phát khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh nêu trên, có thểxác định một số đặc điểm cơ bản của hành vi cạnh tranh không lành mạnh như sau:
2.1 Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trước hết là một hành vi cạnh tranh
do các chủ thể kinh doanh trên thị trường thực hiện Có thể phân tích vấn đề nàytrên hai khía cạnh:
- Thứ nhất, trên thị trường cạnh tranh, mỗi hành vi kinh doanh của mộtdoanh nghiệp cũng chính là hành vi cạnh tranh trong tương quan với các doanh
Trang 5nghiệp khác, do đó mọi hoạt động của doanh nghiệp đều có thể bị xem xét về tínhchính đáng, phù hợp với thông lệ hay đạo đức kinh doanh và pháp luật về cạnhtranh không lành mạnh có thể can thiệp vào nhiều hoạt động khác nhau của đờisống kinh tế Đặc điểm này khiến cho pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh tạimột số quốc gia có thể có phạm vi áp dụng rất rộng và điều chỉnh những hành vi đadạng Một ví dụ gần đây được nhiều người biết đến là Điều 18 của Luật Chốngcạnh tranh không lành mạnh Nhật Bản quy định về việc hối lộ cũng bị coi là mộtdạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh Quy định này được bổ sung năm 1998
và được coi là sự nội luật hoá Công ước của OECD về Chống hối lộ đối với quanchức nước ngoài trong giao dịch quốc tế
- Thứ hai, chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh là cácdoanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường Ở đây, khái niệmdoanh nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm mọi tổ chức hay cá nhân thamgia hoạt động tìm kiếm lợi nhuận một cách thường xuyên và chuyên nghiệp, hay
sử dụng khái niệm của pháp luật thương mại là có tư cách thương nhân trên thịtrường Trên một phạm vi rộng hơn, các quy định về cạnh tranh không lành mạnhcòn có thể áp dụng đối với hành vi của các nhóm doanh nghiệp hoạt động có tổchức (hiệp hội) và các cá nhân hành nghề tự do (bác sỹ, luật sư, kiến trúc sư…)
Và cuối cùng, liên quan đến trách nhiệm cá nhân, theo một truyền thống chung củapháp luật cạnh tranh, một số quốc gia còn mở rộng phạm vi đối tượng chịu tráchnhiệm pháp lý về vi phạm đến các cá nhân là lãnh đạo doanh nghiệp và không loạitrừ các chế tài mang tính hình sự Lấy tiếp ví dụ tại Luật Chống cạnh tranh khônglành mạnh của Nhật Bản nêu trên, hình phạt tối đa đối với các cá nhân vi phạm cóthể lên đến 10 năm tù và 10 triệu yên tiền phạt
2.2 Đặc điểm thứ hai của hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã đượcnhắc tới tại phần trên, đó là tính chất đối lập, đi ngược lại các thông lệ tốt, cácnguyên tắc đạo đức kinh doanh, có thể hiểu là những quy tắc xử sự chung đã đượcchấp nhận rộng rãi và lâu dài trong hoạt động kinh doanh trên thị trường Đặc điểmnày phần nào thể hiện nguồn gốc tập quán pháp của pháp luật về cạnh tranh khônglành mạnh, các quy định về cạnh tranh không lành mạnh được hình thành và hoàn
Trang 6thiện qua bề dày thực tiễn phát triển kinh tế xã hội, không thể một sớm một chiều
mà có được Mặt khác, đặc điểm này cũng đòi hỏi cơ quan xử lý về hành vi cạnhtranh không lành mạnh phải có những hiểu biết và đánh giá sâu sắc về thực tiễn thịtrường để phán định một hành vi có đi ngược lại những quy tắc xử sự chung trongkinh doanh tại một thời điểm nhất định hay không
Như đã phân tích ở phần trên, với nền kinh tế thị trường mới hình thành,các thông lệ, tập quán thương mại tại Việt Nam chưa đủ thời gian để tạo thành cácchuẩn mực đạo đức kinh doanh được các tổ chức, cá nhân cùng nhận thức giốngnhau và tự nguyên thực hiện như những quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc Tuynhiên, người viết cho rằng vẫn có một số nguyên tắc được khẳng định cả trongpháp luật và thực tiễn có thể sử dụng để đánh giá tính lành mạnh của hành vi cạnhtranh, cũng là những nguyên tắc cơ bản của giao dịch dân sự, thương mại được quyđịnh tại văn bản luật khác như Bộ luật Dân sự hay Luật Doanh nghiệp Đó là cácnguyên tắc như trung thực, thiện chí, tự nguyện, hợp tác, hợp tác, cẩn trọng và mẫncán… Và những nguyên tắc khác có thể được đề xuất trong tương lai phù hợp vớiyêu cầu thực tế của công cuộc phát triển kinh tế xã hội
Do đặt tiêu chí đánh giá tính lành mạnh của hành vi cạnh tranh dựa trên cácthông lệ kinh doanh trung thực, thiện chí, pháp luật về cạnh tranh không lành mạnhluôn có trọng tâm bảo vệ các doanh nghiệp trung thực, các chuẩn mực hành vi củadoanh nghiệp được xem là trọng tâm ban đầu để xây dựng các quy định trong lĩnhvực này Một hoạt động kinh doanh nhất định bị đa số trong cộng đồng doanhnghiệp phản đối thì hiếm khi được coi là là cạnh tranh lành mạnh
Mặt khác, một số thông lệ kinh doanh được công nhận trong một số ngành,lĩnh vực nhất định, song lại bị coi là sai trái ở những ngành, lĩnh vực khác Trongnhững trưonừg hợp như vậy, việc đánh giá hành vi phải dựa trên các chuẩn mựcchung hơn về đạo đức kinh doanh, trong đó xem xét khả năng quyền lợi của ngườitiêu dùng bị phương hại Cũng có những trường hợp hành vi thoạt đầu không gâyhại cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp khác, nhưng về lâu dài vẫn có thể ảnhhưởng tiêu cực đến nền kinh tế, do đó cần phải có biện pháp ngăn chặn thích hợp
Trang 7Do đó, để đánh giá một hành vi cạnh tranh không lành mạnh không thể không xemxét tác động của hành vi đó đến người tiêu dùng và các doanh nghiệp khác.
Một khía cạnh khác cần phân tích liên quan đến đặc điểm đi ngược lạithông lệ, chuẩn mực đạo đức kinh doanh của hành vi cạnh tranh không lành mạnh,
đó là yếu tố chủ quan của bên thực hiện hành vi Một hành vi cạnh tranh khônglành mạnh điển hình luôn gắn với lỗi cố ý của bên vi phạm, mặc dù biết hoặc buộcphải biết đến các thông lệ, chuẩn mực đặt ra đối với hoạt động kinh doanh củamình nhưng vẫn cố tình vi phạm Tuy nhiên, trong thực tiễn xử lý, việc xem xétđánh giá yếu tố lỗi được trao cho toà án hoặc cơ quan xử lý vụ việc, và nhiềutrường hợp mang tính chất suy đoán hơn là đòi hỏi các bằng chứng cụ thể về ýđịnh cạnh tranh không lành mạnh của bên thực hiện hành vi Và khi vấn đề bảo vệngười tiêu dùng được nhấn mạnh định hướng thực thi pháp luật về cạnh tranhkhông lành mạnh thì việc xem xét yếu tố lỗi càng không mang tính quyết định Vềnguyên tắc, một hành vi của doanh nghiệp cho dù chỉ là vô ý, bất cẩn nhưng gâythiệt hại cho người tiêu dùng cũng vẫn phải bị ngăn chặn
2.3 Một hành vi cạnh tranh bị kết luận là không lành mạnh và cần phảingăn chặn khi nó gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho các đối tượngkhác Đặc điểm này mang nhiều ý nghĩa về tố tụng và đặc biệt được chú ý khi việc
xử lý cạnh tranh không lành mạnh được tiến hành trong khuôn khổ kiện dân sự vàgắn liền với yêu cầu bồi thường thiệt hại Câu hỏi đặt ra là liệu việc chứng minhthiệt hại thực tế được coi là bắt buộc để bắt đầu tiến trình xử lý hành vi cạnh tranhkhông lành mạnh hay không? Tuỳ thuộc vào quy định của từng quốc gia cũng nhưquan điểm của cơ quan xử lý, có các cách thức nhìn nhận khác nhau về hậu quảcủa hành vi cạnh tranh không lành mạnh Trong nhiều trường hợp, cơ quan xử lý
có thể chấp nhận việc “đe doạ gây thiệt hại”, cũng như các thiệt hại không tínhtoán được cụ thể về cơ hội kinh doanh là đủ để coi một hành vi cạnh tranh là khônglành mạnh và đáng bị ngăn cấm
Về đối tượng chịu thiệt hại, dễ thấy hành vi cạnh tranh không lành mạnh cóthể tác động đến nhiều đối tượng khác nhau tham gia thị trường khác nhau, trong
Trang 8đó hai nhóm cơ bản là các đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng Điều 3 của Luật
Chống cạnh tranh không lành mạnh Đức cấm “các hành vi cạnh tranh không lành
mạnh có thể gây ảnh hưởng đáng kể về cạnh tranh làm tổn hại đến các đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng và các chủ thể tham gia thị trường khác” Luật Cạnh
tranh Việt Nam có đưa thêm một đối tượng có thể bị xâm hại là Nhà nước, tuynhiên đối tượng này không mang tính tiêu biểu, không phổ biến trong quy định vềcạnh tranh không lành mạnh của nhiều quốc gia, do chỉ có thể đặt vấn đề bảo vệ lợiích của Nhà nước trước hành vi cạnh tranh không lành mạnh tại những nền kinh tế
mà ở đó Nhà nước tham gia sâu vào hoạt động kinh doanh, và cạnh tranh trực tiếpvới các thành phần kinh tế khác trên thị trường Trong đa số trường hợp khác, lợiích của Nhà nước đã được thể hiện thông qua lợi ích của các nhóm chủ thể thamgia thị trường là doanh nghiệp và người tiêu dùng
Trước đây, một số quốc gia có cách tiếp cận cứng khi xác định một hành vi
là cạnh tranh không lành mạnh ngay khi nó gây thiệt hại cho các doanh nghiệpcạnh tranh trong ngành mà không cần xem xét ảnh hưởng đến các đối tượng khác,đặc biệt là người tiêu dùng Điển hình là Luật Chống cạnh tranh không lành mạnhtrước của Đức (ra đời năm 1909 và được thay thế bằng đạo luật mới năm 2004),trong đó cấm cả các chương trình khuyến mại giảm giá đặc biệt cho người tiêudùng và kéo dài quá 12 ngày 3 Hiện nay, cách nhìn nhận về hành vi cạnh tranhkhông lành mạnh trở nên cân bằng hơn, cơ quan xử lý thường phải đánh giá cảthiệt hại của người tiêu dùng và các đối tượng khác để kết luận về vi phạm Cầnthấy rằng trong một phạm vi thị trường hữu hạn, doanh nghiệp thực hiện một hành
vi cạnh tranh bất kỳ cũng đều có khả năng gây thiệt hại cho các đối thủ cạnh tranhcủa doanh nghiệp đó, do vậy, nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại của các đối thủ cạnhtranh để xác định một hành vi là không lành mạnh thì sẽ không đầy đủ Trên thực
tế, các hành vi cạnh tranh gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh khác nhưng đem lạilợi ích thực tế cho người tiêu dùng sẽ không bị coi là cạnh tranh không lành mạnh
Ví dụ điển hình là trường hợp quảng cáo so sánh, trước đây bị coi là một trongnhững hành vi cạnh tranh không lành mạnh điển hình, tuy nhiên từ sự cân nhắc lợiích nó đem lại cho người tiêu dùng (tiết kiệm thời gian tìm kiếm, lựa chọn sản
Trang 9phẩm), mà hành vi này đến nay đã được chấp nhận với những điều kiện ràng buộc
về tính chính xác, đầy đủ của thông tin để tránh bị các doanh nghiệp lợi dụng côngkích đối thủ cạnh tranh Việt Nam hiện còn lại là một trong số rất ít các quốc giatrên thế giới cấm tuyệt đối các hình thức quảng cáo so sánh trực tiếp, mà khôngcần xét đến nội dung quảng cáo
3 Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh
3.1 Nguồn của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh
Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh ra đời sớm hơn pháp luật về hạnchế cạnh tranh Các quy định chống hành vi hạn chế cạnh tranh chỉ ra đời khi thịtrường đã phát triển và đạt được mức độ tập trung hoá nhất định dẫn đến sự hìnhthành các doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp mang quyền lực thị trường cầnphải bị kiểm soát Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh gắn liền với sự ra đờicủa thương mại tự do tại Châu Âu thế kỷ 19, mà theo một số nhà nghiên cứu, khởiđầu từ Cách mạng Pháp 17914 Hệ thống các phường hội thương mại đã duy trì vàphát triển luật chơi trong ngành một cách mạnh mẽ, trong khi người ta nhận thấy rõrằng không thể trông đợi các thương nhân đơn lẻ thực hiện cạnh tranh lành mạnhmột cách tự giác Xuất phát từ Điều 1382 Bộ luật Dân sự Pháp về trách nhiệm bồithường thiệt hại dân sự nói chung, một loạt các án lệ về cạnh tranh không lành
mạnh (concurrence deloyal) đã xuất hiện đem lại sự bảo vệ cho thương nhân trước
các hành vi gây nhầm lẫn, gièm pha, xâm phạm bí mật kinh doanh, cạnh tranh “ănbám” Trong khi đó, nước Đức từ chối mô hình của Pháp và sau gần một thế kỷ
đã ban hành một đạo luật riêng về cạnh tranh không lành mạnh (1909) trong đóđưa ra các quy định giới hạn nghiêm ngặt hoạt động kinh doanh của thương nhân,trong đó có những hành vi ngày nay được coi là rất thông thường trong thực tiễnthương mại, như là khuyến mại, giảm giá Còn ở trung tâm công nghiệp và pháp lýthứ ba của Châu Âu thời kỳ đó là nước Anh, người ta không theo mô hình luậtchung kết hợp với án lệ của Pháp, cũng không theo mô hình luật riêng về cạnhtranh không lành mạnh của Đức Cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thốngThông luật của Anh quốc chỉ gói gọn trong việc mô tả các hành vi gây nhầm lẫn về
Trang 10nhãn hiệu (passing off), gắn liền với pháp luật về sở hữu trí tuệ, và sau đó hệ thống
pháp luật Hoa Kỳ cũng tiếp tục cách tiếp cận này trong việc điều chỉnh cạnh tranhkhông lành mạnh
Như vậy, có thể thấy mguồn của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnhtương đối đa dạng, bao gồm cả án lệ, luật tục, luật thành văn, trong đó luật thànhvăn có thể la quy định chung của pháp luật về dân sự, thương mại, cũng có thể làmột đạo luật riêng về cạnh tranh không lành mạnh, hay là rải rác các quy định nằmtrong các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan
3.2 Cơ chế điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Mặc dù pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh xuất phát từ nhiều nguồn
và thể hiện quan điểm lập pháp khác nhau ở mỗi quốc gia, cơ chế điều chỉnh củalĩnh vực pháp luật này vẫn có những đặc trưng cơ bản thống nhất, và cũng lànhững đặc trưng của cơ chế điều chỉnh pháp luật cạnh tranh nói chung, đó là tínhtiếp cận từ mặt trái và tính không triệt để trong nội dung điều chỉnh đối với cáchoạt động cạnh tranh 5
- Tính chất tiếp cận từ mặt trái: Trong khi các văn bản pháp luật về kinh tếkhác tập trung quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ - những việc được làm vàphải làm - của chủ thể tham gia kinh doanh, thì pháp luật cạnh tranh chỉ khoanhvùng các hành vi bị ngăn cấm trong hoạt động cạnh tranh, chứ không hướng dẫncác đối tượng điều chỉnh cần làm những gì hoặc phải làm những gì
- Tính chất không triệt để trong nội dung điều chỉnh: các quy định của phápluật cạnh tranh, đặc biệt là về cạnh tranh không lành mạnh, không bao giờ quyđịnh đầy đủ và triệt để toàn bộ các hành vi phản cạnh tranh tồn tại trong nền kinh
tế xã hội Quy định của luật thường đặt ra điều khoản mở cho phép cơ quan côngquyền có thể bổ sung các hành vi mới xuất hiện có ảnh hưởng xấu đến cạnh tranh
và xét thấy cần điều chỉnh, ngăn chặn Mặt khác, đối với các hành vi đã được quy
định trong luật, bên cạnh một số hành vi bị cấm đoán tuyệt đối (per se rule), nhiều hành vi khác được xem xét theo nguyên tắc hợp lý (rule of reason), cho phép cơ
quan xử lý chiếu theo hoàn cảnh thực tế của vụ việc để cân nhắc xem xét hành vi
Trang 11có xâm hại đến cạnh tranh và ảnh hưởng xấu cho xã hội hay không Bên cạnh đó,các điều khoản miễn trừ dành cho các hành vi dạng này cũng là một đặc điểm nhậndiện của pháp luật cạnh tranh tại mọi quốc gia.
Những đặc trưng trong cơ chế điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh cónguyên nhân cả về lý luận và thực tiễn Về mặt lý luận, cho đến nay cho dù đã cónhiều học thuyết tiếp cận nghiên cứu, nhưng các nhà làm luật không thể đưa ra kếtluận cụ thể về nội hàm khái niệm cạnh tranh lành mạnh, vốn bao trùm lên nhiềulĩnh vực khác nhau Về mặt thực tiễn, hoạt động cạnh tranh cũng chính là hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp, thương nhân trên thương trường, hết sức đadạng và phong phú Do đó, không thể đưa vào luật một danh sách những hành viđược coi là cạnh tranh lành mạnh để hướng dẫn cho những doanh nghiệp, thươngnhân tham gia thị trường Quy định đóng khung các hành vi cạnh tranh “đượcphép” sẽ kìm hãm, ngăn cản sự sáng tạo trong kinh doanh, ảnh hưởng tiêu cực đến
sự phát triển của nền kinh tế Cách tiếp cận từ mặt trái của cạnh tranh phù hợp vớinguyên tắc chung của tự do trong kinh doanh, theo đó cá nhân, tổ chức kinh doanh
có thể tự do “làm những việc mà pháp luật không cấm”
Cũng chính vì hoạt động kinh doanh đa dạng, phong phú, có thể ở từng thờiđiểm, từng hoàn cảnh khác nhau mà một hành vi sẽ bị xác định là phản cạnh tranhkhi đi ngược lại lợi ích của nhà nước và xã hội, nhưng ở một thời điểm, hoàn cảnhkhác thì hành vi đó lại không xâm hại đến lợi ích công và không đáng bị ngăn cấm
Vì vậy, pháp luật cạnh tranh đặt ra những điều khoản mở và những quy định miễntrừ cho phép áp dụng pháp luật một cách linh hoạt Cần thấy rằng, các lĩnh vựcpháp luật khác cũng có sự mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi các hành vi, quan hệ xãhội được điều chỉnh, ngay cả lĩnh vực có chế tài nghiêm khắc nhất là hình sự cũng
có quá trình tội phạm hoá và phi tội phạm hoá các hành vi bị coi là nguy hiểm cho
xã hội Tuy nhiên, do tính linh hoạt trong hoạt động cạnh tranh, trong quan hệ kinhdoanh mạnh hơn trong các quan hệ xã hội khác rất nhiều, cơ chế điều chỉnh củapháp luật cạnh tranh cũng trở nên tuỳ nghi và khả biến hơn rất nhiều so với cơ chếđiều chỉnh của những ngành luật khác Chính vì vậy, do dù nằm trong hệ thốngThông luật hay Dân luật, hầu hết các quốc gia có xây dựng pháp luật cạnh tranh
Trang 12đều cho phép cơ quan cạnh tranh có một thẩm quyền rộng rãi trong việc vận dụng
và áp dụng pháp luật, cũng như thừa nhận sự tồn tại của hệ thống án lệ trong quátrình xử lý các vụ việc cạnh tranh
3.3 Các nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị điều chỉnh
Do tính chất không rõ ràng trong khái niệm cũng như phạm vi điều chỉnhđối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, các nhà làm luật sử dụng cách tiếpcận từ mặt trái trong việc xây dựng quy định điều chỉnh trong lĩnh vực pháp luậtnày và luôn cố gắng xây dựng một danh sách các hành vi cạnh tranh không lànhmạnh bị cấm Nhìn chung, thông qua thực tiễn thương mại, người ta xác định đượcmột số hành vi luôn luôn bị coi là tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh Điều 10bis Công ước Paris đã đưa ra một danh sách không đầy đủ bao gồm ba hình thứccạnh tranh không lành mạnh đặc biệt bị cấm như sau:
- Mọi hành vi nhằm gây ra sự nhầm lẫn, bằng bất kỳ phương tiện nào, với
cơ sở, hàng hoá hay hoạt động kinh doanh, thương mại của đối thủ cạnh tranh.
- Những tuyên bố sai trái trong công việc kinh doanh nhằm làm mất uy tín của cơ sở, hàng hoá hay hoạt động kinh doanh, thương mại của đối thủ cạnh tranh.
- Những chỉ dẫn hoặc tuyên bố sử dụng trong quá trình kinh doanh nhằm lừa dối công chúng về bản chất, quy trình sản xuất, đặc điểm, sự phù hợp về mục đích, hoặc số lượng của hàng hoá.
Nội dung Điều 10 bis cho thấy đây là một danh sách chưa đầy đủ, có thểcoi chỉ là những ví dụ điển hình về cạnh tranh không lành mạnh, và khuyến nghịcác quốc gia thành viên bổ sung các biện pháp bảo hộ hiệu quả chống cạnh tranhkhông lành mạnh Trên thực tế, đã có nhiều hành không được Điều 10 bis nhắc tớinhưng được pháp luật hoặc toà án các nước công nhận là cạnh tranh không lànhmạnh, chẳng hạn như các quy định về gây rối và cản trở kinh doanh, xâm phạm bímật kinh doanh hoặc lợi dụng thành quả đầu tư của doanh nghiệp, thương nhânkhác Xét một cách khái quát, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được mô tảtrên đây có cùng một bản chất là việc tạo ra những lợi thế không chính đáng trong
Trang 13tương quan cạnh tranh trên thị trường, và có thể được chia thành ba nhóm: (1) Cáchành vi mang tính chất lợi dụng; (2) Các hành vi mang tính chất công kích; và (3)Các hành vi lừa dối, lôi kéo khách hàng
- Các hành vi mang tính chất lợi dụng: Đây là nhóm hành vi cạnh tranh
không lành mạnh điển hình, được biết đến dưới nhiều dạng thức khác nhau nhưgây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ (misleading), lợi dụng thành quả đầu
tư của người khác (free reading), xâm phạm bí mật kinh doanh… Bản chất của
hành vi này là việc chiếm đoạt hay sử dụng trái phép lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp khác Đây cũng là dạng hành vi gần với các hành vi xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ, sự khác biệt chỉ nằm ở đối tượng bị xâm phạm Trong trường hợp hành
vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện ở
số đối tượng nhất định được coi là tài sản trí tuệ sau khi chủ sở hữu xác lập quyềnthông qua việc đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ Còn trong trường hợp cạnhtranh không lành mạnh, phạm vi lợi thế cạnh tranh bị xâm phạm có thể rộng hơnrất nhiều, bao gồm tất cả các giá trị, thành quả mà doanh nghiệp cạnh tranh đạtđược một cách hợp pháp thông qua quá trình kinh doanh, bao gồm cả những yếu tốcông khai như uy tín tên tuổi, chỉ dẫn thương mại hay không công khai như bíquyết kinh doanh
Do dạng hành vi này xâm phạm trước hết đến lợi thế cạnh tranh, cũng đượccoi là một dạng tài sản của các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường, các doanhnghiệp này thường tích cực đưa vụ việc đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêucầu sự bảo vệ của pháp luật Do đó, có nhiều vụ việc liên quan đến dạng hành vilợi dụng được xử lý và dạng hành vi này được coi là phổ biến, điểm hình của cạnhtranh không lành mạnh Tuy nhiên, trong quá trình xử lý vụ việc, ảnh hưởng đếnngười tiêu dùng cũng được tính đến khi việc lợi dụng uy tín, thành quả đầu tư củangười khác gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ, uy tín hay khảnăng kinh doanh của bên vi phạm
Mặt khác, không phải mọi dạng thành quả đầu tư, lợi thế cạnh tranh đềuđược bảo vệ, có những đối tượng có được từ kết quả phát triển kinh tế xã hội, khoa
Trang 14học kỹ thuật chung của ngành, khi đó các doanh nghiệp có quyền tiếp cận và sửdụng tự do để thúc đẩy hiệu quả kinh doanh Việc ngăn chặn và bảo hộ thái quá cóthể gây ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển chung của ngành Căn cứ vào thực tếtừng vụ việc, cơ quan xử lý sẽ đánh giá tính chính đáng trong yêu cầu của doanhnghiệp để bảo vệ quyền lợi trước hành vi cạnh tranh không lành mạnh
- Các hành vi mang tính chất công kích: Đây là nhóm hành vi có chung bản
chất là tấn công vào đối thủ cạnh tranh, triệt tiêu hoặc làm suy giảm các lợi thếcạnh tranh của đối thủ cạnh tranh Các hành vi cụ thể rất đa dạng, phụ thuộc vàocách thức, mục tiêu công kích, có thể là những thông tin sai trái làm mất uy tín đốithủ cạnh tranh, hoặc các hành vi trực tiếp gây cản trở hoạt động kinh doanh của đốithủ, hoặc lôi kéo, mua chuộc nhân viên hoặc đối tác của đối thủ cạnh tranh Một sốquốc gia còn xếp những hành vi hạn chế cạnh tranh thuộc dạng nhẹ, như ấn địnhgiá bán lại, phân biệt đối xử, lạm dụng ưu thế trong giao dịch (bargaining power)thuộc phạm vi cạnh tranh không lành mạnh do xem xét yếu tố cản trở hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp khác
Mặc dù dạng hành vi công kích nói trên cũng tác động thẳng đến các đốithủ cạnh tranh của bên vi phạm, nhưng do tính chất trực diện của hành vi, các bênliên quan thường có khuynh hướng sử dụng các quy định trực tiếp về gây thiệt hại
và bồi thường thường thiệt hại của pháp luật dân sự, hoặc thậm chí cả hình sự, đểgiải quyết tranh chấp một cách triệt để, thay vì áp dụng các quy định riêng củapháp luật về cạnh tranh không lành mạnh Do đó, tính điển hình của nhóm hành vinày không cao bằng nhóm hành vi thứ nhất
- Các hành vi lôi kéo bất chính khách hàng: Việc đặt các hành vi thuộc
nhóm này, đặc biệt là các hành vi kinh doanh bất chính đã trở nên phổ biến trên thịtrường như quảng cáo lừa dối, khuyến mại nhử mồi, chào hàng quấy rối hay épbuộc… vào phạm vi điều chỉnh của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh còn
là một vấn đề gây nhiều tranh cãi Bản chất của hành vi này là tạo ra một lợi thếcạnh tranh gian dối để lôi kéo khách hàng, người tiêu dùng Đối tượng chịu tácđộng trực tiếp của các hành vi này là khách hàng/người tiêu dùng, còn các doanh
Trang 15nghiệp cạnh tranh chỉ chịu ảnh hưởng gián tiếp từ hành vi vi phạm thông qua việcmất khách hàng Trong nhiều trường hợp, việc lôi kéo khách hàng tham gia giaodịch bằng các biện pháp bất chính động chạm đến nguyên tắc căn bản của giaodịch dân sự là tự do ý chí Do đó, ở một số quốc gia, nhóm hành vi này có thểkhông nằm trong khuôn khổ pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh, mà chịu sựđiều chỉnh của các quy định chung trong pháp luật về dân sự, thương mại, củapháp luật về bảo vệ người tiêu dùng, và trong nhiều các quy định điều chỉnh ngành,lĩnh vực kinh tế cụ thể Lấy ví dụ tại Việt Nam, quy định về hành vi quảng cáo,thông tin gian dối không chỉ có trong Luật Cạnh tranh mà còn cả ở nhiều văn bảnkhác như Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Kinh doanh bảo hiểm, LuậtDược, Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng…
Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng tác động của dạng hành vi nói trên khônggiới hạn tại một số khách hàng bị lôi kéo và các đối thủ cạnh tranh bị mất kháchhàng Quan trọng hơn, dạng hành vi này còn khiến thị trường trở nên không minhbạch, làm sai lệch giao dịch giữa các chủ thể tham gia thị trường, và qua đó ảnhhưởng xấu đến môi trường kinh doanh chung Do đó, các quy định điều chỉnh dạnghành vi này vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong pháp luật cạnh tranh nói chungcũng như chế định về cạnh tranh không lành mạnh nói riêng của nhiều quốc gia cónền kinh tế thị trường phát triển
Cuối cùng, việc phân nhóm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhưtrên mang tính khái quát phục vụ công tác nghiên cứu Trên thực tế, giữa các nhómhành vi nói trên có sự giao thoa và một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh cóthể xếp vào hơn một nhóm nếu xem xét mục đích vi phạm cũng như đối tượng tácđộng của chúng Chẳng hạn như hành vi quảng cáo so sánh vừa có mục đích côngkích đối thủ cạnh tranh, vừa mang tính chất lôi kéo bất chính khách hàng, đặc biệtnếu sự so sánh dựa trên thông tin sai lệch Hay hành vi sử dụng trái phép các dấuhiệu, chỉ dẫn thương mại của đối thủ cạnh tranh trước tiên mang tính chất lợi dụng
uy tín nhưng về lâu dài dẫn đến hậu quả là làm giảm tính chất độc đáo, khả năng
phân biệt của chỉ dẫn thương mại (dillusion), làm triệt tiêu lợi thế cạnh tranh của
đối thủ Hành vi lôi kéo nhân viên của doanh nghiệp khác trong nhiều trường hợp
Trang 16cũng phát sinh khả năng xâm phạm bí mật kinh doanh… Nhìn chung, việc đánhgiá hành vi cạnh tranh không lành mạnh phụ thuộc nhiều vào thực tiễn xử lý, dựatrên quan điểm của cơ quan cạnh tranh, mức độ ảnh hưởng của hành vi cũng như
sự cân bằng giữa lợi ích của doanh nghiệp và của người tiêu dùng, giữa yêu cầubảo hộ các quyền chính đáng của doanh nghiệp và khuyến khích cạnh tranh tự do,phát triển kinh tế xã hội
3.4 Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong mối quan hệ với các lĩnh vực pháp luật khác
Do phạm vi điều chỉnh rộng và các tiêu chí đánh giá mở đối với cạnh tranhkhông lành mạnh, các quy định về cạnh tranh không lành mạnh trong nhiều trườnghợp được sử dụng với tính chất “quét”, bổ trợ cho các lĩnh vực khác trong hệ thốngpháp luật điều chỉnh hoạt động của nền kinh tế thị trường Do đó, pháp luật vềcạnh tranh không lành mạnh có quan hệ chặt chẽ với nhiều lĩnh vực pháp luậtkhác, và các quan hệ này làm tăng thêm tính chất chồng lấn trong các quy định vềhành vi cạnh tranh không lành mạnh Xuất phát từ đặc điểm này, đã hình thành cái
gọi là Nguyên tắc ưu tiên (Pre-emption principle) trong thực tiễn áp dụng pháp
luật về cạnh tranh không lành mạnh của nhiều quốc gia, đặc biệt là tại Châu Âu.Theo nguyên tắc tại, pháp luật cạnh tranh không lành mạnh chỉ được áp dụng trongtrường hợp hành vi vi phạm chưa chịu sự điều chỉnh theo quy định của các văn bảnpháp luật khác 6 Mức độ áp dụng nguyên tắc này tại mỗi quốc gia khác nhau, phụthuộc vào cách tiếp cận của mỗi hệ thống pháp luật trong việc điều chỉnh cạnhtranh không lành mạnh
- Quan hệ với pháp luật dân sự: Pháp luật về dân sự là luật chung điều chỉnh
về các quan hệ giao dịch cũng như giải quyết các tranh chấp trên thị trường Như
đã phân tích ở trên, một trong những nguồn của pháp luật về cạnh tranh không lànhmạnh là chế định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (tort), theo đó các doanhnghiệp bị thiệt hại từ hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể sử dụng các quyđịnh của tố tụng dân sự để yêu cầu bồi thường thiệt hại Mặt khác các nguyên tắcchung của pháp luật dân sự về tự do, tự nguyện, trung thực trong giao dịch… cũng
Trang 17được sử dụng để làm tiêu chí đánh giá tính chất không lành mạnh của một hành vi
vi phạm Pháp luật dân sự là luật gốc để phát triển các quy định về cạnh tranhkhông lành mạnh, cho dù các quy định này trong khuôn khổ một đạo luật riêng,hay nằm trong các bộ phận khác nhau của pháp luật dân sự như pháp luật thươngmại, pháp luật về sở hữu trí tuệ hay pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng Bên cạnh
đó, một số nước vẫn sử dụng các quy định của pháp luật dân sự để điều chỉnh trựctiếp về cạnh tranh không lành mạnh và toà án đóng vai trò xử lý các hành vi viphạm
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, pháp luật về cạnh tranh không lànhmạnh dần tách khỏi khuôn khổ của pháp luật dân sự và mang nhiều yếu tố hànhchính Cạnh tranh không lành mạnh không còn là vấn đề của luật tư liên quan đếntranh chấp giữa hai chủ thể kinh doanh trên thị trường và trong nhiều trường hợp,nhân danh lợi ích công, nhà nước cần phải can thiệp để duy trì trật tự trong kinhdoanh, qua đó tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh Trật tự trong kinh doanhđem lại lợi ích cả cho nhà nước lẫn các chủ thể tham gia hoạt động thị trường Vìvậy, các biện pháp quản lý và chế tài hành chính dần xuất hiện trong cơ chế điềuchỉnh của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh và cơ quan cạnh tranh đượctrao thẩm quyền nhiều hơn trong việc xử lý các hành vi cạnh tranh
- Quan hệ với pháp luật về sở hữu trí tuệ: mối quan hệ giữa pháp luật chống
cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật về sở hữu trí tuệ có từ rất lâu Như đãgiới thiệu, các quy định mang tính quốc tế đầu tiên về cạnh tranh không lành mạnhxuất phát từ một công ước về sở hữu trí tuệ (Công ước Paris về Bảo hộ sở hữucông nghiệp), và cho tới nay nhiều nhà nghiên cứu về pháp luật sở hữu trí tuệ vẫnkhẳng định quyền chống cạnh tranh không lành mạnh là một trong những quyền cơbản của chủ sở hữu tài sản trí tuệ Bảo vệ quyền sở hũu trí tuệ chính là một trongnhững xuất phát điểm cơ bản của các quy định cạnh tranh không lành mạnh, vì vềbản chất, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đều được tiến hành với động
cơ cạnh tranh không lành mạnh Một hành vi chỉ bị coi là xâm phạm quyền sở hữutrí tuệ khi chủ thể thực hiện nó có ý định hoặc đã đưa tài sản trí tuệ của người khác
Trang 18vào khai thác thương mại, đồng nghĩa với việc trở thành một đối thủ cạnh tranhcủa chính chủ sở hữu tài sản trí tuệ đó
Hiện nay, sự phân biệt giữa pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh vàpháp luật về sở hữu trí tuệ tập trung ở đối tượng được bảo vệ Pháp luật về sở hữutrí tuệ hướng tới việc bảo hộ các đối tượng tài sản trí tuệ mà quyền sở hữu đượcxác lập một cách rõ ràng, đầy đủ thông qua các thủ tục đăng ký, cấp văn bằng bảo
hộ hoặc các tiến trình pháp lý khác do nhà nước quy định Sự bảo vệ pháp luậtdành cho các đối tượng này do đó cũng là đầy đủ và vững chắc nhất Trong khi đó,pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh bảo vệ các lợi thế cạnh tranh không đượcbảo hộ thông qua văn bằng, chẳng hạn như nhãn hiệu chưa đăng ký hoặc bí mậtkinh doanh Do việc xác lập quyền đối với các đối tượng này không trải qua thủtục chặt chẽ như đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, nên sự bảo hộ mà pháp luật về cạnhtranh không lành mạnh dành cho chủ sở hữu không thể mạnh mẽ bằng các biệnpháp bảo hộ sở hữu trí tuệ Trong các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh liênquan đến quyền sở hữu trí tuệ, bên khiếu nại thường phải chứng minh quyền hợppháp đối với đối tượng bị vi phạm, bao gồm việc tạo lập, duy trì, sử dụng phổ biến,lâu dài và không có tranh chấp Hay xét trên một khía cạnh khác, nếu như phápluật về sở hữu trí tuệ bảo vệ vị thế chung của chủ sở hữu tài sản trí tuệ, thì phápluật về cạnh tranh không lành mạnh bảo vệ chủ sở hữu chống lại một số dạng hành
vi nhất định xâm phạm đến tài sản trí tuệ Do đó, sự bảo hộ của pháp luật về cạnhtranh không lành mạnh không mang tính liên tục, mà chỉ phát sinh khi xuất hiệntranh chấp Vì vậy, pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong nhiều trườnghợp được coi là là công cụ bổ trợ cho việc thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ
- Quan hệ với pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng: Pháp luật về cạnh tranh
không lành mạnh ngày càng có xu hướng tiếp cận gần hơn với pháp luật về bảo vệngười tiêu dùng khi đặt trọng tâm bảo vệ người tiêu dùng bên cạnh trọng tâm bảo
vệ các đối thủ cạnh tranh và môi trường cạnh tranh nói chung Các hành vi cạnhtranh không lành mạnh thuộc nhóm thứ 3 trên đây, đặc biệt là các dạng hành vimang tính chất lừa dối, cưỡng ép… có mặt trong nhiều đạo luật về bảo vệ ngườitiêu dùng Đặc biệt, Cộng đồng Châu Âu đã có một văn bản riêng quy định về các
Trang 19hành vi thương mại không lành mạnh (unfair trade practice) là Chỉ thị số 2005/29/
EC ngày 11/5/2005 trên cơ sở sửa đổi, bổ sung các Chỉ thị số 84/450/EEC,97/7/EC, 98/27/EC và 2002/65/EC quy định riêng về quảng cáo gây nhầm lẫn
Trước đây, có một số quan điểm cho rằng sự phân biệt giữa pháp luật vềcạnh tranh không lành mạnh và pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng nằm đối tượngđược bảo vệ, pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh chỉ bảo vệ các doanhnghiệp cạnh tranh trên thị trường cũng như môi trường cạnh tranh chung, trong khivai trò bảo vệ người tiêu dùng đương nhiên thuộc về pháp luật về bảo vệ người tiêudùng Tuy nhiên, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các quan hệ về cạnhtranh và bảo vệ người tiêu dùng ngày càng gắn bó và không thể tách rời Nếu nhưcạnh tranh trên thị trường được định nghĩa một cách đơn giản là việc giành giật
khách hàng trong kinh doanh, thì giữa ba bên doanh nghiệp – khách hàng/người
tiêu dùng – các đối thủ cạnh tranh có quan hệ gắn bó khó có thể tách rời Việc lôi
kéo, thu hút khách hàng bằng các thủ đoạn bất chính chắc chắn sẽ làm thiệt hại chocác doanh nghiệp cạnh tranh kinh doanh trung thực, lành mạnh, mặt khác, nhữngthủ đoạn lợi dụng hoặc làm mất uy tín của đối thủ cạnh tranh cũng ảnh hưởng tiêucực đến người tiêu dùng, khiến họ nhầm lẫn và trả tiền cho các hàng hoá, dịch vụkhông đúng như mong muốn của mình Môi trường cạnh tranh lành mạnh chính làmôi trường ở đó quyền lợi của người tiêu dùng được đảm bảo ở mức cao nhất
Một yếu tố khác có thể sử dụng để phân biệt phạm vi áp dụng của pháp luật
về cạnh tranh không lành mạnh là thời điểm tác động Pháp luật về bảo vệ ngườitiêu dùng, đặc biệt thể hiện tại các quy định về giải quyết tranh chấp và bồi thườngthiệt hại, có khuynh hướng quan tâm tới việc bảo vệ người tiêu dùng trong và saukhi xảy ra giao dịch, trong đó xác định được cụ thể một hay một nhóm người tiêudùng chịu tác động từ hành vi vi phạm Trong khi đó, pháp luật về cạnh tranhkhông lành mạnh bảo vệ hướng tới việc bảo vệ đối tượng người tiêu dùng nóichung, hay có thể gọi một cách khác là một số đông những người tiêu dùng tiềmnăng, trước khi họ tham gia giao dịch Thông qua việc ngăn chặn những hành vilừa dối, gây nhầm lẫn, lôi kéo bất chính… pháp luật về cạnh tranh không lànhmạnh góp phần loại bỏ khả năng phát sinh các vi phạm gây thiệt hại cho người tiêu
Trang 20dùng Mặt khác, trong trường hợp xác định một hoặc một số người tiêu dùng cụ thể
do chịu tác động của hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã tham gia giao dịch vàchịu thiệt hại, vụ việc nên được điều chỉnh theo các quy định về bảo vệ người tiêudùng, và hành vi lừa dối hay gây nhầm lẫn của thương nhân sẽ được coi là căn cứ
để xác định sự vô hiệu của giao dịch
- Quan hệ với pháp luật về hạn chế cạnh tranh:
Cuối cùng, pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh cũng có sự gắn bó với
bộ phận thức hai của pháp luật cạnh tranh nói chung, đó là pháp luật về hạn chếcạnh tranh Có thể hình dung nếu như hành vi hạn chế cạnh tranh là những hành viđẩy lùi cạnh tranh, làm cạnh tranh vận hành dưới mức bình thường, dẫn đến triệttiêu cạnh tranh, thì cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi đẩy cạnh tranhlên quá mức, khiến nó vận hành quá nóng, vượt khỏi các giới hạn có thể chấp nhậnđược của thị trường và xã hội
Dù có sự phân chia thành hai lĩnh vực, song cả pháp luật chống cạnh tranhkhông lành mạnh và pháp luật chống hạn chế cạnh tranh đều hướng tói mục đíchbảo vệ cơ chế cạnh tranh, bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh và thông qua đóbảo vệ lợi ích của toàn thể người tiêu dùng xã hội Pháp luật chống cạnh tranhkhông lành mạnh ra đời trước, từ khi cơ chế thị trường mới hình thành với các hoạtđộng cạnh tranh sơ khai đã có những hành vi vượt ra ngoài khuôn khổ, cần phảiđiều chỉnh Pháp luật chống hạn chế cạnh tranh ra đời sau, khi thị trường đã pháttriển và tập trung hoá đến một mức độ nhất định để có thể phát sinh những trungtâm quyền lực thị trường Tuy nhiên, điều chỉnh hạn chế cạnh tranh lại được xem
là nền tảng của pháp luật cạnh tranh, vì đó là bảo vệ toàn bộ cơ chế cạnh tranh.Nếu cạnh tranh bị thủ tiêu, toàn bộ các hoạt động cạnh tranh trên thị trường, dù làlành mạnh hay không lành mạnh, sẽ không còn nữa Do đó, thái độ của Nhà nướcđối với các hành vi hạn chế cạnh tranh thường quyết liệt và nghiêm khắc hơn rấtnhiều Tuy nhiên, ở chiều ngược lại chống cạnh tranh không lành mạnh cũng chính
là chống các động thái có thể đưa đến tình trạng hạn chế cạnh tranh, và các hành vihạn chế cạnh tranh có thể nhìn nhận một cách khái quát cũng mang bản chất không
Trang 21lành mạnh Như đã trình bày ở phần trên, pháp luật một số quốc gia quy định cáchành vi hạn chế cạnh tranh dạng “nhẹ” vào khuôn khổ điều chỉnh của pháp luật vềcạnh tranh không lành mạnh.
Hai bộ phận pháp luật trên đây bổ sung cho nhau, tạo thành khuôn khổpháp luật chung điều chỉnh cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường Thiếu mộttrong hai bộ phận, cơ cấu thị trường cũng như tương quan lợi ích của các chủ thểhoạt động trên đó sẽ không thể được bảo vệ một cách đầy đủ và toàn diện
4 Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số quốc gia trên thế giới
4.1Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh tại Châu Âu
Châu Âu là nơi khởi đầu của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh, vàcũng là nơi phát sinh các cách tiếp cận khác biệt trong quá trình xây dựng phápluật về cạnh tranh không Như đã trình bày tại phần trên, ba trung tâm kinh tế lớncủa Châu Âu là Pháp, Đức và Anh có những cách điều chỉnh cạnh tranh khônglành mạnh riêng, trong đó đáng ngạc nhiên là hệ thống của Pháp lại có nhiều điểmgần với Anh hơn là Đức
- Pháp và Anh đều điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên cơ
sở các nguyên tắc chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (tortlaw) và cụ thể hoá thông qua các án lệ Một số nước khác cũng xây dựng pháp luật
về cạnh tranh không lành mạnh theo hướng này là Hà Lan và Italia Tại các quốcgia này, toà án có vai trò rất lớn trong việc đánh giá hành vi cạnh tranh không lànhmạnh và quyết định biện pháp xử lý, với chế tài chủ yếu là bồi thường thiệt hại
Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt giữa hai hệ thống Dân luật và Thông luậttrong cách thức áp dụng pháp luật đối với lĩnh vực này Trong hệ thống của Pháp,phạm vi áp dụng tort law đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh tương đốirộng, Toà án có thẩm quyền xem xét và phán quyết nhiều hành vi cạnh tranh khácnhau, từ đó hình thành các án lệ đa dạng về các hành vi gây cản trở hoạt động cạnh
tranh (concurrence déloyal) và các hành vi lợi dụng thành quả của đối thủ cạnh tranh (concurrence parasitaire) Trong các vụ việc tại toà án, bên nguyên đơn cần