MỤC LỤC
Mặc dù vậy, tính đến sự khác biệt còn tồn tại giữa hệ thống pháp luật của các quốc gia thành viên, EU vẫn phải bổ sung một số nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật, trong đó đặc biệt quan trọng là nguyên tắc nước xuất xứ tại Điều 28 của Hiệp ước Châu Âu, theo đó pháp luật của quốc gia nhập khẩu được ưu tiên áp dụng để đánh giá tính hợp pháp trong việc kinh doanh một loại hàng hoá nhất định. Khác với cơ quan cạnh tranh còn lại là Cục Chống độc quyền thuộc Bộ Tư pháp chuyên trách về hạn chế cạnh tranh theo Luật Chống độc quyền, chức năng của Uỷ ban Thương mại Liên bang rộng hơn, bên cạnh chức năng điều tra và giám sát các vụ việc chống độc quyền, còn bao gồm việc xử lý “các cách thức cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng đến thương mại, và các hành vi không lành mạnh hoặc gian dối ảnh hưởng đến thương mại”(Điều 5 Luật về Uỷ ban Thương mại liên bang Hoa Kỳ). - Tại Nhật Bản, bên cạnh Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh năm 1993 (được sửa đổi, bổ sung lần cuối tháng 6/2005) quy định về các hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm bí mật kinh doanh, quảng cáo gian dối, gièm pha doanh nghiệp khác, xâm phạm tên miền … căn cứ theo các quy định của Công ước Paris, TRIPS hay Hiệp ước về Luật Nhãn hiệu (1994), Uỷ ban Thương mại lành mạnh Nhật Bản từ năm 1982 cũng căn cứ vào các điều 19, 20 của Luật Chống độc quyền (1946) ban hành Quy định về các hành vi thương mại không lành mạnh trong đó ngăn cấm một loạt các hành vi mang tính chất hạn chế cạnh tranh ở mức độ thấp như phân biệt đối xử, từ chối giao dịch, bán kèm hàng hoá, giao dịch loại trừ, mua hàng với giá thấp bất hợp lý, bán hàng với giá cao bất hợp lý, lạm dụng vị thế giao dịch và can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp khác.
- Hàn Quốc cũng có Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh và bảo vệ bí mật thương mại từ năm 1961 (được sửa đổi, bổ sung lần cuối vào tháng 2/2001), tuy nhiên trong Chương V của Luật Điều chỉnh độc quyền và thương mại lành mạnh 1980 (được sửa đổi, bổ sung lần cuối năm 2004) có quy định một loạt các hành vi thương mại không lành mạnh bao gồm từ chố giao dịch, phân biệt đối xử, loại trừ đối thủ cạnh tranh, dụ dỗ khách hàng của doanh nghiệp khác, lạm dụng vị thế trong giao dịch, giao dịch với điều khoản hạn chế hoặc cản trở hoạt động kinh doanh của đối tác, giao dịch với điều khoản ưu đãi bất hợp lý và các hành vi khác đe doạ đến hoạt động thương mại lành mạnh.
Mặc dù có thể tìm thấy quy định về bán hàng đa cấp trong một số đạo luật cạnh tranh (Đài Loan, Canađa), tuy nhiên đó là những trường hợp không tiêu biểu. Chẳng hạn như Luật Thương mại lành mạnh Đài Loan có bao gồm quy định về bán hàng đa cấp tại Điều 23, tuy nhiên sau đó đã ban hành một văn bản chi tiết điều chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp, mặc dù vẫn do Uỷ ban Thương mại lành mạnh Đài Loan chịu trách nhiệm quản lý. Cuối cùng, khoản 10 Điều 39 Luật Cạnh tranh mang tính chất điều khoản. “quét”, quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại khoản 4 Điều 3 của Luật này do Chính phủ quy định. Như vậy, bên cạnh những hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã được định danh, cơ quan cạnh tranh Việt Nam không có thẩm quyền xem xét và kết luận một hành vi thị trường bất kỳ có mang tính cạnh tranh không lành mạnh hay không. Có thể hình dung một trình. tự lập pháp theo đó khi phát hiện một dạng hành vi cạnh tranh có biểu hiện không lành mạnh xuất hiện trên thị trường, cơ quan cạnh tranh, cơ quan quản lý ngành hay chính các doanh nghiệp, hiệp hội trong ngành có thể đề xuất với Chính phủ ban hành văn bản điều chỉnh dưới dạng Nghị định. Để làm được điều này, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất ý kiến giữa các bên liên quan và thời gian cho việc xây dựng một văn bản dưới luật cũng phải kéo dài trong khoảng trên dưới 01 năm. Do đó, việc thực hiện tiến trình này sẽ gặp phải nhiều hạn chế và trên thực tế hiện chưa có văn bản điều chỉnh cạnh tranh không lành mạnh nào theo ra đời dưới hình thức này. Tuy nhiên, bên cạnh các quy định của pháp luật cạnh tranh, khái niệm cạnh tranh không lành mạnh đã xuất hiện trong hệ thống các văn bản về sở hữu trí tuệ. Trước khi Luật Cạnh tranh được ban hành năm 2004, Chính phủ đã có Nghị định số 50/2000/NĐ-CP ngày 03/10/2000 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh,chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp. Điều 24 của Nghị định quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp bao gồm:. Sử dụng các chỉ dẫn thương mại để làm sai lệch nhận thức và thông tin về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ, nhằm mục đích :. a) Lợi dụng uy tín, danh tiếng của người sản xuất kinh doanh khác trong sản xuất kinh doanh của mình;. b) Làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của người sản xuất kinh doanh khác trong sản xuất kinh doanh của mình;. c) Gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Tiếp theo, Điều 25 của Nghị định cũng quy định về Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp, theo Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh thuộc lĩnh vực sở hữu công nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền : buộc người có hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải chấm dứt hành vi đó, yêu cầu bồi thường thiệt hại; xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Có thể thấy Nghị định 54/2000/NĐ-CP đã tiếp cận được một số khía cạnh mang tính bản chất của hành vi cạnh tranh không lành mạnh, đó là sự chiếm đoạt thành quả kinh doanh của doanh nghiệp khác vì mục đích cạnh tranh, đồng thời xác định quyền chống cạnh tranh không lành mạnh thuộc phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các đối tượng nằm ngoài phạm vi bảo hộ theo văn bằng của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
- Về quy định của pháp luật, trong hệ thống pháp luật cạnh tranh Việt Nam chưa có các văn bản hướng dẫn chi tiết về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, các, nhiều quy định dừng lại ở mức định tính do chưa thể định lượng gây khó khăn cho việc áp dụng trên thực tế (Chẳng hạn như Điều 44 của Luật Cạnh tranh quy định hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó). Riêng đối với hoạt động bán hàng đa cấp, do có Nghị định số 110/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/8/2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp quy định chi tiết về thẩm quyền quản lý nhà nước của Cục Qủan lý cạnh tranh, cũng như các Sở Công Thương địa phương, trong đó có thẩm quyền kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực này nói chung, việc điều tra và xử lý vi phạm có nhiều thuận lợi, dẫn đến số lượng vụ việc Cục xử lý trong lĩnh vực này nhiều hơn đáng kể (9 trên tổng số 15 vụ việc). Mặt khác, với việc mở cửa nhiều ngành, lĩnh vực kinh doanh để đáp ứng các cam kết của nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài sẽ tham gia sâu rộng hơn vào đời sống kinh tế trong nước, từ đó có thể xuất hiện các dạng thức cạnh tranh mới, đòi hỏi cơ quan quản lý có sự nghiên cứu, đánh giá cả hai mặt ảnh hưởng tích cực, tiêu cực và đề xuất các biện pháp điều chỉnh nếu cần thiết.