1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trình bày hiểu biết của em về mô hình tập đoàn kinh tế trong pháp luật Việt Nam

15 1,7K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 81 KB

Nội dung

Tập đoàn kinh tế là một mô hình tổ chức đặc biệt đã tồn tại và có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia

I. Đặt vấn đề Tập đoàn kinh tế là một hình tổ chức đặc biệt đã tồn tại và có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, tập đoàn kinh tế đã được đề cập đến tại Luật doanh nghiệp 2005, Nghị định 102/NĐ- CP của chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp và Nghị định 101/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2009 của chính phủ. Tuy nhiên, xung quanh sự tồn tại và phát triển của hình này còn rất nhiều khúc mắc và bất cập. Để làm rõ hơn vấn đề này, em xin lựa chọn trình bày vấn đề: “Trình bày hiểu biết của em về hình tập đoàn kinh tế trong pháp luật Việt Nam”. II. Nội dung 1. Tập đoàn kinh tế. 1.1 Định nghĩa tập đoàn kinh tếViệt Nam, hiện vẫn chưa có định nghĩa chính xác về tập đoàn kinh tế, mà thực chất xung quanh vấn đề này còn rất nhiều tranh cãi. Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 thì tập đoàn kinh tế được xếp là một thành phần trong nhóm công ty: "Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Thành phần của nhóm công ty gồm có: • Công ty mẹ, công ty con. • Tập đoàn kinh tế • Các hình thức khác." 1 Điều 149 Luật doanh nghiệp lại định nghĩa: “ Tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có quy lớn”. Nghị định 102/NĐ- CP của chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp cũng bổ sung định nghĩa về tập đoàn kinh tế nhưng cũng không tránh khỏi sự lúng túng theo kiểu nhóm công ty gồm tập đoàn kinh tế, tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có quy lớn: “Tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các công ty có quy lớn, có tư cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức công ty mẹ - công ty con.” Theo bách khoa toàn thư Wikipedia tiếng Anh thì tập đoàn kinh tế được định nghĩa là: "Tập đoàn kinh tế là một thực thể pháp lí, mà trong khi được sở hữu chung bởi một số người tự nhiên hoặc những thực thể pháp lí khác có thể tồn tại hoàn toàn độc lập khỏi chúng sự tồn tại độc lập này cho tập đoàn những quyền riêng mà những thực thể pháp lí khác không có. Qui và phạm vi về khả năng và tình trạng của tập đoàn có thể được chỉ rõ bởi luật pháp nơi sát nhập." Theo Viện nghiên cứu Quản lí Kinh tế Trung ương CIEM thì: "Khái niệm tập đoàn kinh tế được hiểu là một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động trong một hay nhiều ngành khác nhau, có quan hệ về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các bên tham gia. Trong hình này, 2 "công ty mẹ" nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của "công ty con" về tài chính và chiến lược phát triển." Còn theo ông Hồ Xuân Tùng, Phó trưởng ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp phát biểu trên báo Nhân dân thì: "Mô hình tập đoàn là một hình thái tổ chức giữa các doanh nghiệp. Còn nhiều quan niệm khác nhau về tập đoàn, song cũng có một điểm chung nhất là: Tập đoàn doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có kết cấu tổ chức nhiều cấp, liên kết nhau bằng quan hệ tài sản và quan hệ hợp tác nhằm đáp ứng đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa; các doanh nghiệp trong tập đoàn đều có pháp nhân độc lập." Tất cả các định nghĩa trên đều chưa nêu bật được đặc thù của tập đoàn kinh tế mà hầu hết là kể ra đặc điểm cơ bản của nó. Điều này cho thấy, mặc dù tập đoàn kinh tế đã hình thành và phát triển rất mạnh ở nước ta nhưng các nhà kinh tế cũng như lập pháp chưa thể nắm bắt được cách thức bao quát và chi phối thực thế này dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau gây tranh cãi phức tạp. Tóm lại, có thể chia thành 2 nhóm quan niệm về tập đoàn kinh tế: một coi tập đoàn kinh tế là vỏ vọc, là hình thức liên kết của các doanh nghiệp độc lập; hai coi tập đoàn kinh tế là thực thể pháp lí nhưng hiện chưa có cơ chế điều chỉnh. Theo em, vai trò quyết định thuộc về pháp luật, pháp luật có rõ ràng thì mới tạo được cách hiểu thống nhất, vì vậy cần thiết phải nghiên cứu và đưa ra một khái niệm cụ thể về tập đoàn kinh tế. 1.2 Đặc điểm của tập đoàn kinh tế 3  Là tổ hợp doanh nghiệp hình thành trên cơ sở liên kết về tài chính, công nghệ, thị trường, nghiên cứu phát triển…nhằm tăng cường tích tụ, tập trung vốn và tăng khả năng cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận.  Bản thân các doanh nghiệp độc lập và có tư cách pháp nhân, không sinh ra nhau mà liên kết lớn mạnh.  Các tập đoàn đều hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, phát triển dần tư đơn ngành sang đa ngành tuy nhiên vãn xác định ngành nghề kinh doanh trọng điểm.  Tập đoàn vừa có chức năng sản xuất vừa có chức năng tài chính.  Thường đa sở hữu về vốn( ở nước ta chủ yếu sở hữu nhà nước).  Trong tập đoàn có một doanh nghiệp hạt nhân- công ty mẹ- nắm giữ hoạt động chính, và các doanh nghiệp khác trong tập đoàn ( bao gồm cả các công ty con). Có thể có yếu tố liên kết vốn như công ty mẹ- con nhưng không hoàn toàn giống. 1.3 Các hình thức tập đoàn kinh tếTập đoàn kinh tế nhà nước: tiền thân là các tổng công ty nhà nước, do thủ tướng chính phủ quyết định chuyển đổi, quy định hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lí và hoạt động.  Tập đoàn kinh tế tư nhân: do các công ty tự liên kết tạo nên tập đoàn, không phải đăng kí kinh doanh. Hiện hình thức này chưa có cơ chế pháp lí điều chỉnh. 2. hình tập đoàn kinh tế trong pháp luật Việt Nam Ở các nước khác nhau trên thế giới, tập đoàn kinh tế có những cấu trúc khác nhau như cấu trúc hình tháp( Đức), cấu trúc ngang hoặc dọc tùy theo các 4 ngành nghề( Nhật Bản) hay một hoặc một nhóm ít gia đình tổ chức thống nhất theo chiều dọc( Hàn Quốc)… nhưng đa phần quy định các quan hệ sở hữu đan xen. Ở Việt Nam, do tính chất đặc thù, cũng giống như Trung Quốc, các tập đoàn kinh tế đa phần được tổ chức theo cấu trúc đa ngành, quy lớn và có ràng buộc chặt chẽ với nhà nước. Cụ thể, theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, tập đoàn kinh tế là nhóm các công ty có quy lớn. Chính phủ quy định, hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế. Đến nay, Chính phủ đã thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước theo hai hình, đó là: - Tổ chức lại các tổng công ty nhà nước (các tổng công ty 90 và 91): gồm 10 tập đoàn: Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Bảo Việt, Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. - Tổ hợp các doanh nghiệp độc lập có cùng lĩnh vực hoạt động: gồm 2 tập đoànTập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ hợp các doanh nghiệp độc lập hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng và cơ khí chế tạo, bao gồm: Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Sông Hồng, Tổng công ty Cơ khí Xây dựng, Tổng công ty Đầu tư phát triển xây dựng, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam và Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng. Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ hợp từ: Tổng công ty Phát triển nhà và đô thị, Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng, Tổng công ty Đầu tư xây dựng cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam. 5 Nghị định 101/2009/NĐ- CP Thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước, trong đó quy định cơ cấu tổ chức của tập đoàn kinh tế nhà nước bao gồm: a) Công ty mẹ (gọi tắt là doanh nghiệp cấp I) là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc giữ quyền chi phối theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; b) Công ty con của doanh nghiệp cấp I (gọi tắt là doanh nghiệp cấp II) là các doanh nghiệp do doanh nghiệp cấp I giữ quyền chi phối; được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một hoặc hai thành viên trở lên, tổng công ty theo hình thức công ty mẹ - công ty con, công ty liên doanh (trong trường hợp chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp), công ty con ở nước ngoài; c) Công ty con của doanh nghiệp cấp II và các cấp tiếp theo; d) Các doanh nghiệp liên kết của tập đoàn gồm: doanh nghiệp có vốn góp dưới mức chi phối của công ty mẹ và của công ty con; doanh nghiệp không có vốn góp của công ty mẹ và của công ty con, tự nguyện tham gia liên kết dưới hình thức hợp đồng liên kết hoặc không có hợp đồng liên kết, nhưng có mối quan hệ gắn bó lâu dài về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác với công ty mẹ hoặc doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn. 3. Công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên tập đoàn có tư cách pháp nhân; có vốn và tài sản riêng; có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình theo quy định của pháp luật và theo thoả thuận chung của tập đoàn. Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhà nước trực tiếp đầu tư tại công ty mẹ. Công ty mẹ là chủ sở hữu vốn nhà nước tại các công ty con, doanh nghiệp liên kết. 6 Bên cạnh các tập đoàn kinh tế nhà nước còn có các tập đoàn tư nhân với hình tổ chức quản lí tương đối phức tạp tuy nhiên luật lại chưa có khung pháp lí cụ thể mà chỉ quy định chung chung việc tổ cức hoạt động của tập đoàn do các công ty lập thành tập đoàn tự thỏa thuận quyết định. Trong thực tế, các tập đoàn tư nhân hầu hết cũng tổ chức theo hình công ty mẹ - công ty con. 3. Thực trạng và giải pháp cho tập đoàn kinh tế 3.1. Thực trạng Triển khai Nghị quyết Trung ương 3 khóa IX, tháng 11-2005, TĐKT đầu tiên của nước ta là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TVN) ra đời và đi vào hoạt động, theo Quyết định số 198/2005/QĐ-TTg, ngày 8-8-2005 của Thủ tướng Chính phủ, về việc thành lập công ty mẹ. Cùng năm đó, TCT Dệt may Việt Nam cũng chuyển thành Tập đoàn Dệt may Việt Nam; TCT Bảo hiểm Việt Nam cũng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thành lập Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt. Năm 2006, TCT Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) chuyển thành Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT), TCT Dầu khí Việt Nam chuyển thành Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Đầu năm 2007, Thủ tướng Chính phủ có văn bản đồng ý để TCT Thuốc lá Việt Nam chuyển thành Tập đoàn Thuốc lá Việt Nam; chỉ đạo, yêu cầu Bộ Xây dựng xây dựng đề án thành lập Tập đoàn Công nghiệp xây dựng (do TCT Sông Đà làm nòng cốt), và Tập đoàn Chế tạo cơ khí nặng (do TCT Lắp máy Việt Nam làm nòng cốt); TCT Cao su Việt Nam chuyển thành Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam… Bên cạnh việc thí điểm hình thành các tập đoàn kinh tế mũi nhọn theo định hướng của nhà nước dưới hình thức chuyển đổi các tổng công ty nhà nước thành tập đoàn kinh tế, Nhà nước cũng khuyến khích sự hình thành và 7 phát triển của khu vực tư nhân. Khu vực kinh tế tư nhân thời gian qua cũng có những bước phát triển rất đáng chú ý. Nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân đã được hình thành và phát triển trở thành đầu tầu kinh tế trong một số lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Khu vực kinh tế tư nhân đã có những bước phát triển rất năng động nơi đóng góp khoảng 40% GDP và một phần ba tổng đầu tư toàn xã hội, cũng cho thấy một sức sống mạnh mẽ thực sự là động lực để phát triển đất nước. Các doanh nghiệp tư nhân ở nước ta ngày nay có những thế mạnh riêng có thể là vốn, công nghệ, mạng lưới phân phối, thương hiệu…nếu như các doanh nghiệp có thể liên kết với nhau tận dụng được các lợi thế của nhau sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển không chỉ của công ty đó mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế. Khu vực kinh tế tư nhân đang lớn mạnh không ngừng và hình thành những tập đoàn kinh tế tư nhân hùng hậu như: FPT, Hòa Phát, Trung Nguyên, Kinh Đô .Mặt khác, nhiều tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới như Công ty Bảo hiểm AIA, Prudential . đã có mặt tại Việt Nam. Hoạt động của các tập đoàn kinh tế trong thời gian qua cho thấy, hình này đã đạt được nhiều kết quả nhất định, là công cụ điều tiết vĩ hiệu quả của Nhà nước. Các tập đoàn kinh tế đã nắm giữ những ngành, lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế, quy vốn liên tục tăng và là một trong những khu vực dẫn đầu trong nộp ngân sách nhà nước. Tuy xuất hiện với vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhưng tập đoàn kinh tế lại gặp phải rất nhiều vướng mắc và bất cập đặc biệt về mặt pháp lí. Cụ thể là những vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật như:  Tập đoàn kinh tế chưa được định nghĩa chính xác.  Thiếu khung pháp lí cho tập đoàn kinh tế tư nhân. vẫn chưa có một hoạch định, định hướng cụ thể nào nhằm khuyến khích việc hình thành 8 và hoạt động của của hình tập đoàn kinh tế tư nhân. Các chủ trương hình thành tập đoàn kinh tế tư nhân vẫn mang tính chung chung. Hệ thống tiêu chí để xác định về tập đoàn đến nay vẫn chưa có, các nghiên cứu cụ thể để hình thành một chiến lược tổng thể để thúc đẩy sự phát triển của hình mới. Có thể nói rằng những nhân tố mới về tập đoàn kinh tế tư nhân Việt Nam thời gian qua vẫn đang hoạt động dò dẫm và chưa có được những định hướng mang tầm vĩ về hoạt động của các tập đoàn. Hệ thống quy định chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các tập đoàn.  Tư cách phápcủa tập đoàn kinh tế còn nhiều tranh cãi. Nếu không coi tập đoàn kinh tế là một pháp nhân thì tính chịu trách nhiệm không rõ ràng còn nếu coi nó là thực thể pháp lí thì cần có hành lang pháp lí để điều chỉnh. Có thể thấy danh xưng tập đoàn kinh tế mang tính chất marketing, PR nhiều hơn, dùng để chỉ nhóm các công ty hoạt động dưới thương hiệu chung, tạo ra hình ảnh tập đoàn kinh tế ấn tượng sâu đậm trong xã hội.  hình tổ chức quản lý tập đoàn kinh tế chưa được định hình rõ; một số quy định chưa được thể chế hóa. Còn nhiều lúng túng trong xác định hình tổ chức quản lý các tập đoàn kinh tế. Tập đoàn nhà nước có nhiều đầu mối quản lý, xong việc quản lý tập đoàn lại chưa được chặt chẽ. Chưa phân định rõ, còn có sự chồng chéo, phân tán trách nhiệm trong phân chia chức năng đại diện chủ sở hữu giữa các cơ quan quản lý nhà nước đối với các tập đoàn kinh tế. hình tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh, cơ chế quản lý nội bộ tập đoàn cũng chưa xác định rõ. Cơ chế quản lý trong nội bộ tập đoàn còn nhiều bất cập. Điều lệ tổ chức và hoạt động của các tập đoàn chậm được phê duyệt làm khuôn khổ 9 pháp lý cho hoạt động của tập đoàn vốn đã thiếu lại không kịp thời, đồng bộ, thiếu thống nhất. Cơ chế tài chính trong nội bộ Tập đoàn còn nhiều bất cập. Vốn đầu tư chồng chéo giữa công ty mẹ, công ty con, công ty cháu. Bất cập về cấu trúc liên kết bên trong của tập đoàn kinh tế. Ví dụ: tiêu chí xác định công ty mẹ quá rộng, sự phân cấp chủ yếu trên cơ sở phần vốn góp trong khi sự phối hợp là trên nhiều lĩnh vực, mối quan hệ giữa các công ty con cùng tập đoàn cũng không có quy định cụ thể nên không thống nhất gây khó khăn cho công tác quản lí…  Bất cập về tên thương mại của tập đoàn kinh tế. Chính phủ quy định: “Cụm từ “tập đoàn” có thể sử dụng như một thành tố phụ trợ cấu thành tên riêng của công ty mẹ, phù hợp với các quy định từ Điều 31 đến Điều 34 của Luật Doanh nghiệp về đặt tên doanh nghiệp”.Điều này dễ gây nhầm lẫn bản thân tập đoàn với công ty mẹ.  Bất cập về xác định quy của tập đoàn. Vì luật không nêu tiêu chí xác định quy như thế nào thì được phép thành lập tập đoàn nên thực tế nhiều doanh nghiệp nhỏ muốn nâng lên tập đoàn mà cơ quan quản lí không kiểm soát được… Những vướng mắc cơ bản này đang trở thành mối quan tâm lớn đối với các doanh nghiệp cũng như các nhà hoạch định chính sách. Thực tế, sự tụt dốc và những thất bại của một số tập đoàn lớn điển hìnhtập đoàn Vinashin gần đây đòi hỏi cần có những giải pháp mới cho hình này. 3.2 Giải pháp Để bảo đảm tính bền vững của sự phát triển tập đoàn kinh tếViệt Nam trong giai đoạn mới, có đặc thù riêng (là hoạt động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước) so với các tập đoàn kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới, giải pháp quan trọng 10 [...]... dung………………………………………………………………1 1 Tập đoàn kinh tế …………………………………………………….1 1.1 Định nghĩa tập đoàn kinh tế ……………………………………… 1 1.2 Đặc điểm của tập đoàn kinh tế …………………………………… 3 1.3 Các hình thức tập đoàn kinh tế …………………………………… 4 2 Mô hình tập đoàn kinh tế trong pháp luật Việt Nam ……………….4 3 Thực trạng và giải pháp cho tập đoàn kinh tế ……………………… 7 3.1 Thực trạng………………………………………………………….… 7 3.2 Giải pháp …………………………………………………………... đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường nói chung và quản trị doanh nghiệp tronghình tập đoàn kinh tế nói riêng III Kết luận Như vậy, cùng với sự phát triển kinh tế, các tập đoàn kinh tế Việt Nam đã được hình thành với những đặc trưng rất cơ bản Các tập đoàn kinh tế này đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa,... chế, pháp luật để tạo hành lang pháp lý an toàn cho các tập đoàn hoạt động Đầu tiên là cần nghiên cứu đưa ra một định nghĩa chính xác về tập đoàn kinh tế Việc xác định rõ định nghĩa là vấn đề quan trọng tạo tiền đề cho việc xây dựng các quy phạm khác điều chỉnh tập đoàn kinh tế Các tập đoàn kinh tế đã trở thành một thực thể và thực tế có ảnh hưởng quan trọng với nền kinh tế nên không thể coi là hình. .. tập đoàn khi đăng kí tên doanh nghiệp để tránh ngộ nhận về hình doanh nghiệp Cần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, môi trường pháp lý bình đẳng, có các chính sách khuyến khích đầu tư liên kết để hình thành tập đoàn kinh tế có năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế Nhà nước cần có 11 cơ chế giám sát hoạt động tài chính của các tập đoàn kinh tế, của nhóm công ty mẹ-công ty con thuộc tập đoàn. .. hóa, hiện đại hóa đất nước Tuy nhiên, đối với Việt Nam, tập đoàn kinh tế vẫn còn là hình kinh tế khá mới mẻ Vì vậy, để các tập đoàn kinh tế này có thể ổn định và phát triển, đặc biệttrong giai đoạn hiện nay, khi tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp thì vấn đề hoàn thiện cơ chế pháp lí là vô cùng quan trọng để hình này hoàn thiện, nhanh chóng ổn định và... sớm ban hành các quy định cụ thể về tính pháp lý, hình và nguyên tắc hình thành các tập đoàn kinh tế, những yêu cầu và tiêu chí về quy tổ chức, phương pháp tổ chức, các hệ thống quản lý, đội ngũ cán bộ, số vốn pháp định, các chỉ tiêu kinh tế tối thiểu Nhà nước có những quy định rõ ràng hơn trong cơ chế hoạt động và mối quan hệ bên trong mỗi tập đoàn liên quan đến kinh doanh, đầu tư, tài chính,... xác định và phân biệt một cách rõ ràng hơn nữa vai trò quản lý của Nhà nước và của chủ sở hữu Cần tạo một khung pháp lí phù hợp cho các tập đoàn kinh tế tư nhân phát triển Về tư cách pháp nhân của tập đoàn thì theo em chỉ nên xem tập đoàn như một danh hiệu mà không cần đăng kí để tránh lạm dụng, nhưng, cần phải quy định cụ thể trách nhiệm pháp lí cho từng chủ thể để bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư... với sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập 12 13 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Luật doanh nghiệp 2005 2 Nghị định 102/NĐ- CP của chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp 3 Nghị định 101/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2009 của chính phủ Thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước 4 Tạp chí luật học số 9/2010... công ty mẹ-công ty con thuộc tập đoàn kinh tế Nhà nước cũng cần ban hành các quy định chống lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường hoặc lạm dụng vị thế độc quyền nhằm đảm bảo các công ty hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật Quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc quản lý và giám sát tập đoàn kinh tế Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ . lựa chọn trình bày vấn đề: Trình bày hiểu biết của em về mô hình tập đoàn kinh tế trong pháp luật Việt Nam . II. Nội dung 1. Tập đoàn kinh tế. 1.1 Định. hình thức tập đoàn kinh tế ……………………………………...4 2. Mô hình tập đoàn kinh tế trong pháp luật Việt Nam ……………….4 3. Thực trạng và giải pháp cho tập đoàn kinh

Ngày đăng: 07/04/2013, 10:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w