Những bài học kinh nghiệm cho các nước rút ra từ cuộc khủng hoảng ở Argentina

Một phần của tài liệu Vay nợ và khủng hoảng ở các nước đang phát triển (Trang 43 - 45)

- Tình trạng nghèo đói gia tăng

7. Những bài học kinh nghiệm cho các nước rút ra từ cuộc khủng hoảng ở Argentina

đưa ra là 10,9%.

Theo các nhà phân tích, tác động của đợt vỡ nợ mới này đối với kinh tế toàn cầu sẽ nhỏ hơn nhiều do kể từ đó đến nay, Argentina vẫn không thể tiếp cận thị trường vốn thế giới. Nhiều chuyên gia cho rằng lẫn vỡ nợ này chỉ tạm thời và khả năng phục hồi sẽ mạnh hơn so với lần vỡ nợ trước.Hiện nay, nguy cơ lớn nhất với Argentina là nhu cầu in thêm tiền để bù đắp vào thâm hụt ngân sách, việc sẽ tạo áp lực mới với tỷ giá ngoại tệ, và làm tác động của việc vỡ nợ thêm trầm trọng.

7.Những bài học kinh nghiệm cho các nước rút ra từ cuộc khủng hoảng ở Argentina ở Argentina

Bài học về kiểm soát thâm hụt ngân sách

Thâm hụt ngân sách là vấn đề có tính thường trực của hầu hết các Chính phủ, song, nếu không kiểm soát tốt thâm hụt ngân sách thì nguy cơ gia tăng nợ công là khó tránh khỏi. Nguyên tắc trong kiểm soát nợ công là "mỗi đồng nợ công ngày hôm nay phải được bù đắp bằng thặng dư ngân sách ngày mai".Nếu không đáp ứng được đòi hỏi có tính nguyên tắc này, mà lại để tái diễn tình trạng thâm hụt ngân sách cao và kéo dài thì sẽ gây nên những áp lực to lớn về nghĩa vụ trả nợ trong

tương lai. Đồng thời, nó cũng làm dấy lên các quan ngại về tính bất an của môi trường kinh tế vĩ mô và kích thích các hoạt động đầu cơ thao túng thị trường. Những điều này khiến nguy cơ khủng hoảng nợ công luôn tiềm ẩn nhất là tại những nước có nền kinh tế thị trường còn yếu kém.

Bài học về hiệu quả sử dụng vốn vay

Sử dụng vốn vay để đầu tư là con dao hai lưỡi, thể hiện: Nếu như nguồn vốn vay được sử dụng hiệu quả thì sẽ đem lại những tác động tích cực, bởi đầu tư công thường hướng vào các khu vực kinh tế then chốt, tạo hiệu ứng lan tỏa, nên sự hiệu quả của các lĩnh vực được đầu tư từ vốn ngân sách, cho dù là đi vay để đầu tư, thì cũng có tác động kích thích các khu vực kính tế khác trong nền kinh tế quốc dân

nâng cao hiệu quả.

Nhưng ngược lại, nếu như đầu tư từ vốn ngân sách dàn trải, kém hiệu quả, ít hướng vào chi cho đầu tư phát triển mà chủ yếu hướng vào duy trì và nâng cao đời sống phúc lợi phồn vinh giả tạo, thậm chí lãng phí, thất thoát xuất phát từ tình trạng tham nhũng, sẽ có những tác động rất tiêu cực kìm hãm sự phát triển của các khu vực kinh tế khác và dẫn tới hiệu quả kinh tế xã hội sẽ bị suy giảm. Không những thế, các nghĩa vụ trả nợ sẽ thiếu cơ sở thực thi.

Bài học về quản lý nợ công

Tất cả các nước lâm vào khủng hoảng nợ công đều có nguyên nhân từ sự quản lý nợ công lỏng lẻo, thiếu một chiến lược quản lý nợ quốc gia hiệu quả. Thêm vào đó, sự thiếu minh bạch về thông tin kinh tế xã hội nói chung, trong đó đặc biệt là thông tin về thực trạng nợ công quốc gia sẽ khiến những nguy cơ tiềm ẩn về khả năng xảy ra khủng hoảng không được phát hiện và cảnh báo kịp thời.

Để thanh toán các món lãi phát sinh theo các nghĩa vụ gắn với các khoản tiền mà chính phủ đã đi vay thì các khoản đầu tư này phải có lãi, bảo đảm rằng khoản lãi thu được từ hoạt động đầu tư này ít nhất giúp các Chính phủ vay nợ có thể thực hiện được nghĩa vụ trả lãi theo các hợp đồng vay nợ. Điều này cũng có nghĩa rằng, các khoản tiền vay của Chính phủ phải có mục tiêu rõ ràng và chắc chắn được quản lý tốt và luôn đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Vay nợ và khủng hoảng ở các nước đang phát triển (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w