Tốc độ gia tăng nợ công
Về thưc tế, ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010, nợ Chính phủ tăng khoảng 20%, gấp 3 lần tăng trưởng GDP. Từ năm 2007 - 2011, nợ công tăng trung bình khoảng 5%/năm.
Tỷ lệ nợ công của Việt Nam theo cách tính hiện tại là không quá cao, tuy nhiên với bài học kinh nghiệm từ Argentina, Hy Lạp và một số nước châu Á thời kỳ khủng hoảng 1997 - 1998 cho thấy, rủi ro của vấn đề nợ công không phải là mức nợ mà chủ yếu là do tốc độ nợ tăng nhanh trong khi không có nguồn thu để trả nợ.
Ở Việt Nam, ước tính giai đoạn 2012 - 2014 mỗi năm chúng ta cần trên 10% tổng chi ngân sách để trả nợ gốc và thanh toán nợ lãi trong nước. Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ này vẫn ở ngưỡng trả nợ an toàn do chưa vượt quá 30% tổng chi ngân sách. Tuy nhiên, thực tế, các nguồn thu trả nợ bị hạn chế do tỷ lệ đầu tư ở Việt Nam trong những năm qua rất cao, khoảng 40% GDP trong khi mức tiết kiệm trong nước chỉ đạt 27 - 30% GDP dẫn đến sự gia tăng nhanh của vay nợ nước ngoài và tăng trưởng cung tiền trong nước nhằm bù đắp những thiếu hụt giữa tiết kiệm và đầu tư. Trong đó, đầu tư công chiếm tỷ trọng lớn nhưng dàn trải và kém hiệu quả.
Thực trạng nợ công của Việt Nam
Nếu như năm 2003, mỗi người Việt Nam chỉ gánh 177 USD nợ thì nay đã lên đến hơn 817 USD, theo đồng hồ đo nợ công toàn cầu của tạp chí The
Trên đồng hồ đo nợ công toàn cầu của The Economist, nợ công của Việt Nam tới sáng nay là 73,5 tỷ USD, tăng 12,4% so với năm ngoái. Trung bình, mỗi người dân Việt đang gánh 817,51 USD nợ, chiếm 49,1% GDP. Năm 2003, nợ công Việt Nam là 14,4 tỷ USD, bình quân 177 USD mỗi người. Như vậy, chỉ trong một thập kỷ, tổng nợ đã tăng lên gấp 5.Nợ trên GDP thời điểm đó cũng đã gần 40%.
Ngày 8/11/2011, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2011-2015 của Việt Nam, theo đó, đến 2015 nợ công không quá 65% GDP, dư nợ của Chính phủ không quá 50% GDP, dư nợ quốc gia khôngqúa 50% GDP
Cấu trúc nợ công
Nợ công bao gồm nợ trong nước và nợ nước ngoài. Hiện tại, trong cấu trúc nợ ở Việt Nam, nợ nước ngoài đang chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng nhanh.
Rủi ro về tỷ giá cần được dự phòng do có liên quan mật thiết tới việc có cải thiện được cán cân vãng lai và duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức thấp trong thời gian tới hay không. Trên thực tế, việc trả nợ nước ngoài với ba đồng tiền chủ chốt EUR, USD và JDY (đã tăng giá lần lượt là 12%, 13% và 26% so với VND) cũng đã tạo thêm gánh nặng nợ, gây sức ép thâm hụt ngân sách và chính sách tiền tệ.
Theo kết quả nghiên cứu hiện nay cho thấy, ở Việt Nam đầu tư công đang lấn át đầu tư tư nhân. Nếu tình trạng này kéo dài gánh nặng nợ công chắc chắn sẽ tăng lên, gây áp lực trả nợ trong ngắn hạn mà còn chứa đựng nguy cơ kìm hãm hoạt động sản xuất, kinh doanh, suy giảm khả năng tự đầu tư của các thành phần kinh tế như Argentina.
Đối với Việt Nam, nhằm tăng cường quản lý nợ công, ngày 27/7/2012, Thủ tướng Chính phủ đã công bố Quyết định số 958/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó qui định:
Huy động vốn vay và trả nợ phải nằm trong giới hạn các chi tiêu an toàn về nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia;
Chủ động cải tiến công cụ quản lý nợ công, đa dạng hóa các hình thức vay vốn với chi phí hợp lý, chuyển đổi cơ cấu vay theo hướng tăng dần tỷ trọng huy động vốn vay trong nước, giảm dần mức độ vay nước ngoài và hạn chế bảo lãnh Chính phủ; Chính phủ thống nhất quản lý huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia hiệu quả, an toàn. Các qui định là cần thiết, song, việc kiểm soát tuân thủ vẫn là vấn đề lớn đặt ra hiện nay, bởi nợ công là con dao hai lưỡi, nó có thể khiến các quốc gia đối mặt với những bất ổn lớn nếu như không kiểm soát nợ công hiệu quả.