3.1. Nguyên nhân nội tại a,Hệ thống chuẩn tiền tệ
- Theo TS Quách Mạnh Hào một chuẩn tiền tệ tồn tại khi NHTW một quốc gia cam kết hỗ trợ tiền tệ quốc gia, mức cung tiền bằng dự trữ nước ngoài tại mọi thời điểm.
- Cơ chế vận hành của hệ thống chuẩn tiền tệ
+ Cấm không cho phép NHTW phát hành các khoản nợ - tiền có quyền lực cao - nếu như không được đảm bảo hỗ trợ 100% bằng lượng dự trữ ngoại tệ tương đương.
+ Hệ thống này chỉ cho phép NHTW phát hành một lượng tiền tương ứng với lượng ngoại tệ vừa mới bổ sung.
Do đó giá trị đồng tiền luôn được đảm bảo và đồng thời kiềm chế lạm phát.
hệ thống chuẩn tiền tệ lại không như vậy, nó luôn giữ đúng tỷ giá trao đổi đã được ấn định trước đó. Vì thế, hệ thống chuẩn tiền tệ luôn được các nhà đầu tư tin cậy cao
- Những thành công bươc đầu khi Argentina áp dụng hệ thống chuẩn tiền tệ + Khống chế lạm phát: việc giữ cố định tỷ giá làm hạn chế lượng cung tiền bởi chính phủ phải giữ cân bằng lượng cung tiền peso và lượng USD có trên thị trường. Thực tế chính sách này thực sự có hiệu quả trong việc kiềm chế lạm phát từ năm 1991 đến 1994.
+ Cuộc sống của người dân được nâng lên, giá cả ổn định, người dân có thể vay nợ bằng USD với mức lãi suất thấp
+ Việc ổn định tỷ giá cũng khiến Argentina thu hút và giữ chân được các nhà đầu tư do lãi suất ngân hàng được đảm bảo bởi chính sách neo tỷ giá vào đồng USD, nhà đầu tư có thể yên tâm trong tương lai không phải lo lắng về sự biến động tỷ giá
- Tuy nhiên những nhược điểm của nó cũng bộc lộ không lâu sau đó
+ Thứ nhất, NHTW không thể tự chủ trong chính sách tiền tệ. Nguyên nhân do lãi suất của đồng nội tệ phải đúng bằng lãi suất của đồng ngoại tệ. Do đó NHTW không thể giảm lãi suất để thu hút đầu tư hoặc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát
+ Thứ hai, hệ thống chuần tuền tệ có khuynh hướng khuyến khích các nhà đầu tư trong nước kinh doanh quốc tế vay nợ bằng ngoại tệ mà không hề có bất cứ biện pháp phòng ngừa rủi ro nào, đẫn đến vay nợ quá mức. Chính vì thế khi khủng hoảng xẩy ra thì các nhà đầu tư sẽ chịu thiệt thời lớn nhất.
+ Thứ ba, NHTW không thể thực hiện chức năng là người cho vay cuối cùng (nguyên nhân do hệ thống chuẩn tiền tệ quy định không cho phép các ngân hàng phát hành tiền nếu không có lượng ngoại tệ tương ứng bổ sung). Do đó, khi có
khủng hoảng niềm tin xảy ra, NHTW không thể cung cấp cho các NHTM những khoản vay ngắn hạn được, làm cho các NHTM này không thể chi trả các khoản nợ sắp đáo hạn cho khách hàng. Cuối cùng tất yếu là hệ thống ngân hàng sẽ sụp đổ
+ Thứ tư, do không thể in thêm tiền và dự trữ ngoại tệ ngày càng ít đi nên ngân sách nhà nước bị thâm hụt nghiêm trọng. Chính vì thế chính phủ Argentina bù đắp bằng các khoản vay nợ nước ngoài. Điều này làm cho tình trạng nợ nước ngoài ngày càng gia tăng.
+ Thứ năm, chính sách này làm cho hàng hóa xuất khẩu tăng lên (do đồng USD tăng giá) và hàng nhập khẩu ngày càng rẻ đi. Do đó, hàng trăm doanh nghiệp trong nước không thể cạnh tranh nổi với các doanh nghiệp nước ngoài, dẫn đến tình trạng phá sản.
+ Thứ sáu, việc đôla hóa nền kinh tế đã tạo ra một hệ thống “tiền tệ kép” , cho phép người dân tự do quy đổi từ peso sang USD một cách dễ dàng. Điều này làm cho một lượng lớn ngoại tệ chảy ra nước ngoài, dẫn đến dự trữ ngoại tệ trong nước bị giảm sút.
b,Thâm hụt ngân sách quá lớn
Yếu tố khủng hoảng thứ hai của Argentina gắn liền với việc chính phủ của tổng thống Carlos Menem trong nhiệm kì thứ hai của mình đã tận dụng uy tín đang lên của quốc gia để liên tục vay nợ nước ngoài. Đương nhiên mọi lí lẽ lúc bấy giờ đều được lý giải khá hợp lí. Cứ như thế các khoản nợ nước ngoài âm thầm tăng lên dần, bắt đầu là ngưỡng an toàn từ tỷ lệ nợ dưới 50% GDP (35% trong năm 1995 cho đến gần 65% năm 2001).
Việc chính phủ vay nợ nhiều làm lãi suất trong nước gia tăng (tăng lãi suất để bù đắp ngân sách). Nhiều công ty trong nước đã phải đóng cửa vì tín dụng cho
lớn tạo ra tình trạng lo sợ rằng chính phủ sẽ mất khả năng trả nợ. Chính phủ gặp khó khăn trong việc khuyến khích mọi người mua trái phiếu của mình và không thể tài trợ bằng các khoản vay nước ngoài. Để xử lý vấn đề khó khăn về ngân sách, chính phủ buộc các ngân hàng phải mua một lượng lớn trái phiếu của mình. Khi các nhà đầu tư mất niềm tin vào khả năng hoàn trả các khoản nợ của chính phủ, thì giá của chúng sẽ giảm xuống, tạo nên một lỗ hổng lớn trong bảng tổng kết tài sản của ngân hang thương mại. Sự suy yếu như vậy trong bảng tổng kết tài sản làm cho ngân hang có ít nguồn lực để cho vay và tình hình thiếu vốn cho vay góp phần tạo ra sự thu hẹp trong nền kinh tế.
c, Chính sách quản lý vĩ mô sai lầm
- Thứ nhất, việc tự do hóa hoàn toàn hệ thống ngân hàng, bao gồm việc tư nhân hóa hoàn toàn gần như tất cả các ngân hàng nhà nước ở địa phương và bán một ít tổ chức tài chính trung bình và lớn cho nước ngoài. Hệ thống ngân hàng tiềm ẩn những yếu kém đã làm suy yếu dần khả năng chống chịu những cú sốc, và cả chế độ tỷ giá cố định 1 peso đổi 1 USD. Trước hết các ngân hàng hoàn toàn thiếu những quy định rõ ràng để phòng ngừa những hậu quả lên khả năng thanh toán của các khu vực phi mậu dịch của việc điều chỉnh tỷ giá thực dẫn đến không cân bằng. Do không có sự mất giá danh nghĩa, điều chỉnh này sẽ dẫn đến thời kì lạm phát danh nghĩa và thất nghiệp. Hệ thống tài chính ngày càng tư nhân hóa và trở nên quá yếu đuối trước tình trạng khủng hoảng nợ nước ngoài không thể kiểm soát được. Những biện pháp bảo vệ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng cho phép bất cứ người gửi nào rút tiền, cho thấy sự không phù hợp của hệ thống thanh toán khi tình trạng ồ ạt rút tiền ra.
- Thứ hai, việc tự do cho luân chuyển tư bản- cả trực tiếp và gián tiếp mà không có bất kỳ sự hạn chế nào, dẫn đến việc ngoại tệ bị “bay hơi” do chi tiêu mua sắm của người dân ở nước ngoài, và tiêu dung hàng xuất khẩu.
- Thứ ba, tư nhân hóa các công ty nhà nước, trong khi đó Argentina không có luật lện mạnh và đầy đủ, dẫn đến nguồn thu ngân sách không có gì ngoài thuế, không thể tự chủ trong thu chi ngân sách. Cuộc khủng hoảng của Argentina trở nên trầm trọng khi nhu cầu tiêu dung trong nước suy giảm, nhiều doanh nghiệp phá sản và ngày càng có them nhiều người bị sa thải, thất nghiệp. Các khoản nợ của chính phủ cũng theo đó mà gia tăng vì thất thu từ nguồn thuế thu nhập đánh vào doanh nghiệp. Trong khi đó quỹ tiền tệ quốc tế khẳng định sẽ không giúp Argentina thoát khỏi khủng hoảng bằng cách chi trước những khoản tiền vay đã được thông qua để nước này thanh toán nợ.
- Thứ tư, loại bỏ gần như hàng rào thuế quan và cắt giảm thuế xuất khẩu từ trung bình 45% đầu thập niên 90 xuống còn 11% băm 2000. Khi đồng USD lên giá, nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu giảm cùng đó là khoản nhập khẩu tăng lien tục, mọi thứ dần được bộc lô. Bên canh đó, chính sách hội đồng tiền tệ làm cho giá hàng hóa xuất khẩu ngày càng tăng lên do đồng đola tăng giá và hàng nhập khẩu ngày càng rẻ đi. Do đó, hàng trăm doanh nghiệp trong nước không thể cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài dẫn đến phá sản.
3.2. Ảnh hưởng từ nước ngoài
- Các tổ chức tín dụng quốc tế (IMF)
Tổ chức tiền tệ quốc tế đã ủng hộ các chính sách kinh tế vĩ mô của các cải cách quan trọng trong nền kinh tê (tự do hóa tài chính, tư nhân hóa, cải cách hệ thống tiền lương…) của chính phủ Argentina. Ban đầu, IMF có chút hoài nghi về quá trình chuyển đổi. Tuy nhiên, bằng chứng về việc Argentina đã vượt qua khủng hoảng Mexico đã thuyết phục các nhà chức trách của IMF. Chính phủ Argentina đã chủ quan vào những chính sách của mình trong suốt những năm 90.
Khi Argentian lâm vào khủng hoảng, tháng 11/2000 IMF hợp tác với WB, IDB thong qua chương trình hỗ trợ với quy mô lớn, tên là “Blindaje” với điều kiện nước này phải thắt chặt các chính sách tài chính, như không để thâm hụt ngân sách và nâng lãi suất. Chương trình chỉ hoạt động hiệu quả trong 2 tháng, sau đó bắt đầu đi xuống. Những chính sách của chương trình này dẫn đến những cuộc biểu tình và đình công ở khắp quốc gia.
Vào cuối năm 2001, khi tình trạng đất nước đang vô cùng khó khăn với dự trũ ngoại tệ của NHTW chỉ còn đúng 2 tỷ. Để tăng ngân sách, Tổng thống đã ra quyết định người dân chỉ được rút ra tối đa 1000 đô la một tháng. Ngay sau đó, IMF đã quay lưng lại với Argentina, tuyên bố ngừng cấp các khoản cho vay mới với lý do chính phủ này không đáp ứng được những đòi hỏi tài chính. Điều này khiến cho Argentina lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
- Các quốc gia khác:
+ Mỹ: Những năm 90, nền kinh tế Mỹ đã có thời kỳ phát triển liên tục, là quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài lớn dẫn đến đồng USD tăng giá. Đê giữ tỷ giá cố định, Argentina đã buộc phải dự trữ ngoại hối để mua đồng peso vào và bán đồng USD ra, đồng thời phải tăng lãi suất của đồng peso đẻ hạn chế người dân rút tiền. Hành động đó đã đẩy đồng peso tăng giá dẫn theo một loạt các hệ quả: tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu giảm, lãi xuất cao hạn chế việc đầu tư,…
+ Mexico: đã phá giá đồng tiền của mình vào năm 1994, cuộc khủng hoảng đó cũng tác động đến Argentina. Các ngân hàng của Argentina phải đối mặt với tình trạng rút tiền lớn từ các tài khoản đồng peso, và chính phủ đã phải để cho một số ngân hàng phá sản.
+ Brazil: năm 1999, Brazil đã phá giá đồng real 29%. Do tỷ giá USD/Peso cố định nên khi đồng USD tăng giá cho với đồng real thì đồng peso cũng tăng giá so
với đồng real. Trong khi Argentina là nước xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, ,à Brazil lại là đối tác chính, việc tăng giá dẫn đến xuât khẩu giảm, làm cho nguồn thu ngoại tệ của Argentina giảm đáng kể.
4. Tác động
- Nhiều công ty tư nhân và ngân hàng đứng trên bờ vực phá sản:
Năm 2001, người dân lo sợ trước tình hình khủng hoảng nên đã ồ ạt rút tiền khỏi ngân hàng, đổi peso lấy đô la và gửi ra nước ngoài khiến nhiều ngân hàng đứng trên bờ vực phá sản. Chính phủ sau đó đã ban hành một số biện pháp đóng băng tất cả tài khoản ngân hàng, chỉ cho phép người dân rút tối đa 1000 đô là một tháng.
Nhiều công ty nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc khủng hoảng, tiêu biểu là Aerolineas Arhentina. Công ty đã phải ngừng tất cả các chuyến bay quốc tế trong nhiều ngày trong năm 2002. Các hãng hàng không khác cũng có nguy cơ bị phá sản.