Đánh giá và phân loại khách hàng:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thăng Long (Trang 48)

- Phát hành bảo lãnh (dự thầu, thanh toán, thực hiện hợp đồng…): Hoạt động bảo lãnh của chi nhánh tập trung chủ yếu vào 03 loại bảo lãnh chính

1 Phân theo thời hạn

2.2.2.8. Đánh giá và phân loại khách hàng:

Ngày 24/02/2005 Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội có ban hành Quyết định số 265/QĐ-NHQĐ-HS “V/v: Hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Quân đội về Quy chế phân loại khách hàng” chi nhánh bắt đầu thực hiện việc đánh giá và phân loại khách hàng tín dụng theo quyết trên 06 tháng/lần CBTD thực hiện đánh giá theo thang điểm về việc phân loại khách hàng theo thứ tự từ loại 1 đến loại 4 (có thang điểm chấm) dựa trên các chỉ tiêu chủ yếu như: Qui mô tăng trưởng tổng tài sản, số lượng lao động, qui mô vốn, vị thế trong ngành hoạt động, kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ và nhiều chỉ tiêu khác tương đối chặt chẽ, tuy nhiên có một số hạn chế:

- Với yêu cầu như quy chế phân lọai này, thì hầu hết khách hàng của chi nhánh chỉ đạt tiêu chuẩn loại 2 và Loai 3 chiếm tỷ trọng tương đối lớn (trên 70% các khoản vay chi nhánh phải trình duyệt vay về Tổng giám đốc) và như vậy thì phần lớn các khoản vay đều phải trình vượt cấp và nếu hoạt động đúng theo qui chế này thì thị trường của chi nhánh nói riêng có thể bị thu hẹp hơn 50% hiện có. Qui chế không phù hợp với thực tiễn hoạt động tín dụng trong điều kiện cạnh tranh thực tiến.

- Trong qui chế này, có nhiều chỉ tiêu mang tính định tính, phụ thuộc phần lớn vào khả năng và hiểu biêt của CBTD trong quá trình thực hiện phân loại khách hàng, hay nói cách khác là việc phân loại không thể tạo được sự đồng nhất đối với các CBTD cụ thể là một khách hàng với các tiêu thức và dữ liệu như nhau thì có thể có 2 kết quả phân loại khác nhau đối với 2 CBTD

thực hiện.

- Trên thực tế, việc giám sát kiểm tra phân loại khách hàng theo qui chế này cũng không được thực hiện, do đó hầu hết các chi nhánh tự đánh giá, phân loại khách hàng và đưa về nhóm thấp để có thể thực hiện cho vay trong mức phán quyết của Giám đốc chi nhánh nhằm tránh việc trình duyệt tổng giám đốc thông qua cơ quan Tái thẩm định của Hội sở xem xét, tránh mất quá nhiều thời gian và đánh mất khách hàng trong cạnh tranh với các NHTM khác.

Tuy nhiên sang năm 2008, Ngân hàng TMCP Quân đội cũng đã có những bước điều chỉnh đáng kể trong việc thực hiện phân loại khách hàng, cụ thể:

- Ngày 28/04/2008 Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Quân đội đã ban hành quyết định số 279/QĐ-HĐQTNHQĐ về Chính sách quản lý rủi ro tín dụng nhằm quản lý rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Quân đội một cách bài bản, có hiệu quả, đảm bảo tín dụng hoạt động trong phạm vi rủi ro có thể chấp nhận được, hỗ trợ việc phân bổ vốn hiệu quả hơn trong hoạt động tín dụng, giảm thiểu các thiệt hại phát sinh từ rủi ro tín dụng và tăng thêm lợi nhuận kinh doanh của Ngân hàng. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng là căn cứ quan trọng để xây dựng các chính sách tín dụng, chính sách khách hàng, chính sách sản phẩm ... phù hợp với từng thời kỳ.

- Sau khi nghiên cứu, thử nghiệm và đã được NHNN chấp thuận, ngày 28/04/2008 Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội đã ban hành quyết định số 1346/QĐ-NHQĐ-HS về Ban hành Hướng dẫn “Hệ Thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng TMCP Quân đội” nhằm thực hiện quyết đinh 493 và các sửa đổi bổ sung kèm theo. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ này giúp cho hoạt động tín dụng có được định hướng rõ ràng ngay từ ban đầu, chủ động hơn đối với việc phân loại khách hàng theo những đánh giá cụ thể đến từng khách hàng, từ đó sẽ có chính sách tín dụng phù hợp nhằm ngăn ngừa rủi ro tín dụng tốt hơn.

bằng nhiều tiêu thức phân loại và các chỉ tiêu hoạt động tổng thể cũng như cụ thể liên quan, đã phản ánh trung thực tình hình và chất lượng hoạt động tín

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thăng Long (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w