Kết quả tíndụng đạt được

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thăng Long (Trang 50)

- Phát hành bảo lãnh (dự thầu, thanh toán, thực hiện hợp đồng…): Hoạt động bảo lãnh của chi nhánh tập trung chủ yếu vào 03 loại bảo lãnh chính

2.3.1.Kết quả tíndụng đạt được

1 Phân theo thời hạn

2.3.1.Kết quả tíndụng đạt được

- Về số lượng tín dụng: Như kết quả chất lượng tín dụng của chi nhánh đã trình bày ở mục 2.2 trên cho thấy chi nhánh liên tục mở rộng hoạt động tín dụng từ lúc mới thành lập qua các năm hoạt động liên tục tăng trưởng mạnh với tốc độ tăng trưởng tối thiểu 30%. Về cơ bản đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của các khách hàng mục tiêu chủ yếu trên địa bàn khu vực mà chi nhánh quản lý.

- Thị trường và thị phần: được mở rộng về số lượng thông qua các chỉ tiêu dư nợ qua các năm, thị phần được mở rộng ngày càng nhanh với lý do là chi nhánh đã hoạt động trên địa bàn hơn 8 năm với tư cách là chi nhánh Ngân hàng TMCP có mặt sớm trên địa bàn so với rất nhiều chi nhánh Ngân hàng khác cho đến nay thị phần về hoạt động tín dụng đã đạt khoảng 5,3%, cao hơn so với các chi nhánh Ngân hàng ra đời sau như ACB (khoảng 4,5%), TechcomBank (khoảng 3,5%), VPBank (khoảng 4,2%)....

Thị trường ban đầu hoạt động chủ yếu tập trung vào cho vay tài trợ thương mại với một vài doanh nghiệp Quân đội lớn nhất là Cty Sông Hồng chiếm tới trên 70% tổng dư nợ thời kỳ từ năm 2002 đến 2005. Cho đến năm 2010 đã mở rộng đa dạng hơn các thành phần doanh nghiệp cũng như lĩnh vực tài trợ:

+ Sản xuất (tập trung chủ yếu vào công nghiệp khai khoáng,mỏ dư nợ chiếm tới trên 30% và chủ yếu cho các Doanh nghiệp Cty khoáng sản Hồng Hà, Công ty CNTT Bạch Đằng, Cty TNHH Đại Nam... Bên cạnh đó còn mở rộng sang lĩnh vực sản xuất thép như Cty CP Thép Cửu Long chiếm gần 7%, Cty TNHH ống thép 190 chiếm 2,1%.

+ Thương mại: chủ yếu tập trung vào các khách hàng kinh doanh nhập khẩu thép thành phẩm và thép phế như Cty TNHH Vũ Hải chiếm 1,7%, Cty CP Hà Hiệp chiếm 0,65%.

+ Xây dựng : Chủ yếu tập trung cho vay đối với các Doanh nghiệp xây dựng Quân đội như: Xí nghiệp 7 (Cty 319) : 2,7%; Xí nghiệp TK 21: 1,9%; Xí nghiệp 41: 3,6% ...

- Thu nhập từ hoạt động phí tín dụng ngày càng tăng: Hoạt động tín dụng đã từng bước hỗ trợ các hoạt động phi tín dụng khác, làm cho cơ cấu thu nhập đã có những thay đổi, chuyển biến đáng kể theo chiều hướng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng ngày càng giảm và phi tín dụng ngày càng tăng. Từ đó phần nào giảm bớt được rủi ro tín dụng của chi nhánh và phù hợp với xu thế phát triển của một ngân hàng thương mại hiện đại.

- Hệ thống đánh giá và phân loại khách hàng: chi nhánh đã thực hiện theo hệ thống đánh giá và phân loại khách hàng bước đầu để hướng CBTD vào việc thường xuyên xem xét đánh giá lại khách hàng để từ đó có chính sách xem xét, quyết định cho vay với các hình thức khác nhau như: cấp hạn mức tín dụng khung, cho vay theo phương án, các điều kiện cho vay khác kèm theo đối với việc phê duyệt ra quyết định cấp tín dụng tiếp theo hay hạn chế hay chấm dứt quan hệ tín dụng.

- Chất lượng thẩm định tín dụng: chất lượng thẩm định tín dụng ngày càng được nâng cao hơn, thể hiện cho thấy các khoản cho vay ít phát sinh nợ hơn, nếu có thì đều xử lý thu hồi được. Hơn thế nữa, mô hình xét duyệt tín dụng thay đổi (sang bộ phận thẩm định) tuy chưa đầy đủ nhưng phần nào đã khắc phục được những hạn chế cơ bản theo mô hình (Hội đồng tín dụng)

trước đây. Rủi ro bước đầu đã được kiểm soát thông qua nhiều cấp có chuyên môn nghiệp vụ về tín dụng. Thẩm định tín dụng hướng tới, tập trung cho vay có bảo đảm với số lượng cũng như chất lượng ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thăng Long (Trang 50)