Bộ máy tổ chức và mạng lưới: Ngân hàngTMCP Quân đội – Chi nhánh Thăng Long với mô hình tổ chức ban đầu gồm: Ban giám đốc và 04 Bộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thăng Long (Trang 30)

Chính, Bộ phận Kho Quỹ. Ngay từ khi mới thành lập chỉ có một địa điểm giao dịch duy nhất của chi nhánh tại số 164 Lê Trọng Tấn – Thanh Xuân – Hà Nội, đến năm 2010 chi nhánh đã chuyển đến địa chỉ 34 Láng Hạ - Đống Đa – Hà Nội.Ngoài chi nhánh Thăng Long, còn có các phòng giao dịch Phòng giao dịch Định Công thành lập năm 2005, Phòng giao dịch Lê trọng Tấn năm 2009 và phòng giao dịch Yên Hòa thành lập năm 2010. Như vậy đến hết 31/12/2010, Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thăng Long đã có 03 điểm giao dịch trực thuộc. Mô hình tổ chức theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy

Mối quan hệ chỉ đạo: Mối quan hệ phối hợp.

- Thị trường: Thị trường ban đầu khi thành lập chủ yếu hướng tới phục vụ các doanh nghiệp Quân đội trên địa bàn hoạt động là quận Đống Đa và Thanh Xuân. Sau một thời gian hoạt động đến năm 2005 chi nhánh đã mở rộng hướng vào các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn bao gốm doanh nghiệp địa phương và trung ương đóng trên địa bàn, tuy nhiên tỷ trọng dư nợ các doanh nghiệp Quân đội vẫn ở mức trên 70%. Từ năm 2006 cho đến nay đã hướng tập trung mạnh sang các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các tập đoàn lớn như: Tập đoàn dầu khí, tập đoàn phát triển nhà và đô thị HUD hay tập đoàn hóa chất mỏ Việt Nam.Cơ cấu dư nợ đã có sự thay đổi đáng kể, dư nợ của các doanh nghiệp Quân đội chỉ còn chiếm chưa đến 30% trên tổng dư

Phòng Kế toán Phòng Kế toán Phòng QHKH Phòng QHKH Phòng HC nhân sự Phòng HC nhân sự Phòng QL tín dụng Phòng QL tín dụng Bộ phận K. Quỹ Bộ phận K. Quỹ Phó giám đốc Phó giám đốc GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC

nợ của chi nhánh.

2.1.2. Hoạt động cơ bản của Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thăng Long: nhánh Thăng Long:

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn:

Huy động vốn là hoạt động cơ bản và hết sức quan trọng đối với NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP – Chi nhánh Thăng Long nói riêng. Xem xét hoạt động của chi nhánh trước hết ta xem xét hoạt động huy động vốn nhằm đảm bảo cho các hoạt động khác mà chủ yếu là hoạt động tín dụng của chi nhánh:

Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn

Chỉ tiêu GiáNăm 2008 Năm 2009 Năm 2010 trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 2009- 2008 Giá trị Tỷ trọng 2010- 2009 Không KH 908,6 26,7% 1080,8 25,05% 172,2 1188,6 22,51% 107,8 Có kỳ hạn 2493,9 73,3% 3234,4 74.95% 740,5 4091,9 77,49% 857,5 Tổng huy động 3402,5 100.0% 4315,2 100.0% 912,7 5280,5 100.0% 965,3

(Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính năm 2008 - 2010)

Kết quả hoạt động huy động vốn trong 03 năm ở trên cho thấy: Hoạt động huy động vốn của chi nhánh tương đối đa dạng theo thời hạn có cả huy động tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn.

- Xét về tổng thể huy động: Tổng huy động vốn từ năm 2008 đến năm 2010 liên tục được tăng trưởng, sau đợt khủng hoảng kinh tế năm 2008,nền kinh tế đã trở lại hoạt động bình thường, thể hiện qua lượng tiền gửi tăng dần qua các năm .

- Huy động tiền gửi không kỳ hạn: Tương tự như tổng huy động, huy động tiền gửi không kỳ hạn cũng liên tục tăng trưởng từ năm 2008 đến năm 2010, tuy nhiên đến năm 2010 tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn đã giảm xuống với lý do là có sự cạnh tranh lãi suất giữa các NHTM dẫn đến tiền gửi không kỳ hạn được dịch chuyển sang có kỳ hạn. Tổng huy động vốn vẫn đảm bảo tăng

trưởng và sự dịch chuyển này làm cho cơ cấu huy động của chi nhánh thay đổi giữa có kỳ hạn và không kỳ hạn.

- Huy động tiền gửi có kỳ hạn : Là nguồn huy động chủ yếu phục vụ cho hoạt động tín dụng ngắn hạn, trung – dài hạn, nguồn này tăng về mặt tương đối qua các năm, nhưng không đáng kể. Tuy nhiên huy động vốn có kỳ hạn của chi nhánh đạt ở mức tương đối cao và tạo cơ hội tốt cho chi nhánh trong hoạt động tín dụng và kinh doanh vốn. Chi nhánh có tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn đạt mức rất cao là do tận dụng được nguồn huy động chủ yếu từ các khách hàng là: Tập đoàn dầu khí, các công ty xây dựng, khách hàng truyền thống và dân cư trong khu vực

2.1.2.2. Hoạt động tín dụng:

Vì là cấp chi nhánh, nên không có các hoạt động sử dụng vốn đa dạng. Các nghiệp vụ mua - bán vốn trên thị trường liên ngân hàng, đầu tư, kinh doanh ngoại tệ... đều được tập trung về hết cơ quan Hội sở. Ngân hàng TMCP Quân đội qui định việc quản lý vốn tập trung trên toàn hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả cũng như điều tiết vốn đảm bảo khả năng thanh khoản và hiệu quả kinh doanh vốn. Tất cả toàn bộ nguồn vốn huy động của chi nhánh đều được tính vào vốn của Hội sở sau khi được huy động. Hội sở tái huy động (mua) lại với một lãi suất cùng kỳ huy động của chi nhánh cộng với một biên độ nhất định (tuỳ theo từng thời kỳ) và Dư nợ tín dụng sẽ là vốn đi mua lại của hội sở với mức chênh lệch giữa lãi suất bán và mua được qui định theo từng thời kỳ khác nhau cho từng kỳ hạn cho vay. Do đó dưới góc độ hoạt động của chi nhánh ta chỉ xem xét việc sử dụng vốn chủ yếu là hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng tạo ra thu nhập chủ yếu cho chi nhánh. Tình hình hoạt động tín dụng được thể hiện trong bảng 2.2 dưới đây:

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị Giá trị 2009- 2008 2009/2008 Giá trị 2010- 2009 2010/2009 Dư nợ 987,36 1147,8 7 160,51 162,56% 1298,64 150,77 131,34% LN trước thuế 50,25 85,29 35,04 169,73% 112,94 27,65 132,4%

(Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính năm 2008 - 2010)

Ở đây ta xem xét chủ yếu tổng thể hoạt động tín dụng, chi tiết hoạt động cho vay sẽ được xem xét và phân tích tại mục 2.2. Cũng như một số hoạt động khác năm 2009 hoạt động tín dụng có sự tăng trưởng tốt nhất và đến năm 2010 hoạt động này tuy có tăng trưởng tốt nhưng không được như năm 2009 là do trong năm 2009 chi nhánh tập trung cho vay được lượng vốn lớn vào các dự án bất động sản và xuất khẩu của một số doanh nghiệp Quân đội gia tăng trong năm đó. Nhìn chung, hoạt động cho vay của chi nhánh liên tục tăng trưởng với tốc độ tối thiểu 30%/năm là tốc độ trung bình trong giai đoạn vừa qua so với nhiều NHTM khác.

2.1.2.3. Các hoạt động khác:

- Thanh toán quốc tế: là một chi nhánh, do đó hoạt động thanh toán quốc tế thông qua Hội sở. Chi nhánh chỉ tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và đề xuất Hội sở mở L/C. Trong một số năm qua hoạt động này của chi nhánh tăng khá mạnh, do mở ra hướng tài trợ các dự án của dầu khí,các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu và doanh nghiệp Quân đội. Cụ thể:

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Giá trị Giá trị 2009- 2008 2009/ 2008 Giá trị 2010- 2009 2010/ 2009 Giá trị L/C 40,83 68,40 27,57 167,5% 83,60 15,20 122,2% Số lượng L/C 53 102 49 192,4% 107 5 104,9%

Hoạt động mở LC của chi nhánh đều tăng trưởng qua các năm, đặc biệt là năm 2009 có sự tăng trưởng vượt bậc là do các công ty con của tập đoàn dầu khí, các doanh nghiệp của Quân đội thực hiện xuất khẩu sang Châu Âu và Nam Mỹ với tổng trị giá 782.320 EUR và phải nhập khẩu nguyên liệu trang thiết bị theo chỉ định của Nhà nhập khẩu làm cho giá trị LC mở của chi nhánh tăng đột biến. Sang năm 2010, về cơ bản số lượng khách hàng mở LC cũng không có tăng mới, chủ yếu dựa trên sự mở rộng giá trị mở của các khách hàng trên, lên tổng giá trị LC mở tăng thêm lên không đáng kể cả về giá trị và số lượng LC.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thăng Long (Trang 30)