Mô hình tíndụn g: như đã trình bày ở chương 2 (nguyên nhân dẫn đến hạn chế) về mô hình quản lý rủi ro tín dụng hiện nay của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thăng Long (Trang 65)

TMCP Quân đội – Chi nhánh Thăng Long và những hạn chế của mô hình này. Nhu cầu thực tiến hoạt động chung của toàn bộ hệ thống tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội cũng như các chi nhánh đều đòi hỏi phải có sự thay đổi nhanh mô hình bộ máy kiểm soát rủi ro tín dụng để phù hợp với thị trường cạnh tranh hiện nay. Mục đích đặt ra đòi hỏi phải có bộ máy kiểm soát rủi ro đảm bảo phân tách được công việc, tránh chồng chéo

công việc lặp lại mà các bộ phận kinh doanh (CBTD) đã làm. Hướng phân tách công việc như sau:

+ Các bộ phận thẩm định tín dụng trực tiếp: thực hiện việc thẩm định mang tính vi mô và cụ thể vào các công việc: Tài chính, phương án, tài sản thế chấp, Pháp nhân/thể nhân, các quan hệ kinh tế liên quan.

+ Các bộ phận tái thẩm định (Quản lý tín dụng): xử lý tập trung vào các công việc mang tính vĩ mô hơn như: kinh tế ngành, chính sách của Nhà nước đối với ngành, ảnh hưởng của kinh tế khu vực, thế giới tới nền kinh tế và tới ngành kinh tế, các vấn đề khác mà các bộ phân thẩm định tín dụng trực tiếp chưa thực hiện phân tích, đánh giá.

+ Việc thẩm định cũng như tái thẩm định phải được tranh luận trên cơ sở có cấp lãnh đạo có đủ thẩm quyền tham dự để quyết định các vấn đề mấu chốt trên cơ sở phân tích, đánh giá khách quan các khía cạnh thẩm định và tái thẩm định gắn với mục tiêu của Ngân hàng TMCP Quân đội, với thực tế thị trường và xu hướng vận động của thị trường.

Với yêu cầu bức bách và khách quan đặt ra như vậy, hiện nay nhiều ngân hàng đã tiến hành thành lập Hội đồng tín dụng nhằm thực hiện việc phán quyết với các dự án, phương án vay vốn lớn theo qui định cần phải được thông qua Hội đồng tín dụng. Thành phần Hội đồng tín dụng gồm: Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc, Bộ phận Tái thẩm định Hội sở, Giám đốc chi nhánh, Bộ phận thẩm định cấp chi nhánh, Bộ phận tái thẩm định cấp chi nhánh. Tuỳ theo Hội đồng thẩm định cấp nào thì có các thành phần trong Hội đồng sẽ khác nhau. Đối với Hội đồng tín dụng cấp chi nhánh gồm: Giám đốc / Phó Giám đốc chi nhánh (người phụ trách hoạt động tín dụng của chi nhánh), Trưởng phòng kinh doanh (Khách hàng Doanh nghiệp/khách hàng cá nhân), cán bộ tín dụng KHDN/KHCN, Trưởng phòng Tái thẩm định và cán bộ trực tiếp tái thẩm

định. Khi họp Hội đồng tín dụng thì giám đốc/ phó Giám đốc nghe các bên thẩm định và tái thẩm định tranh luận về các vấn đề liên quan đến rủi ro và an toàn của khoản vay cũng như các vấn đề khác liên quan đến đề xuất cho vay hay từ chối đối với khoản vay, từ đó sẽ có được thông tin từ hai chiều để nhận định, đánh giá và ra quyết định cuối cùng đối với khoản vay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thăng Long (Trang 65)