Từ những thực trạng nêu trên, tôi thiết nghĩ cần phải có một phương phápgiúp các em có thể hệ thống hóa và ghi nhớ kiến thức hiệu quả, đồng thời biết liênkết nhiều nguồn kiến thức lại vớ
Trang 1được chỉ rõ: ‘‘phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Để đạt
được những điều đó cùng với sự thay đổi về nội dung và hình thức tổ chức dạy học,chúng ta cần thay đổi phương pháp giáo dục theo hướng khuyến khích học sinh tưduy độc lập, phát biểu quan điểm về mọi vấn đề Để phát huy tính tích cực cho họcsinh cần tạo điều kiện để học sinh được suy nghĩ nhiều hơn, làm và thảo luận nhiềuhơn, được phát biểu đưa ra những nhận xét về vấn đề đang bàn luận,…được tham giavào quá trình học tập để chiếm lĩnh tri thức
Hoá học là bộ môn khoa học thực nghiệm, có tầm quan trọng trong trườngphổ thông Đây là môn học được nhiều học sinh yêu thích và cảm thấy hứng thú,say mê trong tiết học Tuy nhiên đó lại là môn học khô khan, nhàm chán, thậm chí
là sợ của một nhóm học sinh Nhất là trong chương trình môn Hóa học 9 đi sâu vàotính chất hóa học của các chất Các chất có nhiều tính chất hóa học khác nhau và ởbài học sau thường có sự liên kết kế thừa kiến thức ở bài học trước Đòi hỏi họcsinh phải biết cách lựa chọn, hệ thống hóa và ghi nhớ kiến thức hiệu quả Đồngthời phải biết liên kết nhiều nguồn kiến thức lại với nhau và vận dụng một cáchhiệu quả vào trong học tập cũng như trong thực tiễn Nhưng thực tế cho thấy một
số học sinh học rất chăm nhưng vẫn còn học yếu, các em này thường học bài nàobiết bài đó, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết, vận dụng kiếnthức đã học vào những phần sau Dần dần các em sẽ không đáp ứng được yêu cầu
do môn Hóa học đề ra, dẫn đến tâm lý buông xuôi, chán nản và cảm thấy sợ họcmôn Hóa Nguyên nhân là do các em chưa tìm ra phương pháp học tập phù hợp,chưa có phương pháp ghi nhớ kiến thức một cách hiệu quả Là giáo viên dạy Hóa8-9, tôi luôn băn khoăn, trăn trở về vấn đề này
Từ những thực trạng nêu trên, tôi thiết nghĩ cần phải có một phương phápgiúp các em có thể hệ thống hóa và ghi nhớ kiến thức hiệu quả, đồng thời biết liênkết nhiều nguồn kiến thức lại với nhau và vận dụng tốt vào trong học tập cũng như
trong thực tiễn Chính vì lý do trên, tôi chọn đề tài “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Hóa học 9 tại trường THCS Huỳnh Thúc Kháng’’ để nghiên cứu, nhằm
Trang 2phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chấtlượng dạy - học môn Hóa học nói chung tại trường.
Với đề tài này, tôi chú trọng vào việc giúp cho học sinh khối 9 tại trường THCSHuỳnh Thúc Kháng tự lập được sơ đồ tư duy trong quá trình dạy – học nhằm giúp họcsinh ghi nhớ kiến thức một cách hiệu quả, một số dạng bài có thể áp dụng sơ đồ tưduy và cách áp dụng sơ đồ tư duy vào thực tế dạy học môn Hóa học 9
III/ CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Tư duy là một hoạt động thần kinh cao cấp, trong đó gồm rất nhiều cácthao tác có sự tham gia của tất cả các bộ phận hệ thần kinh, đặc biệt là vai tròcủa não bộ Quá trình tư duy đòi hỏi con người phải sử dụng các giác quan đểthu nhận thông tin (ngôn ngữ, hình ảnh) từ đó phân tích, tổng hợp, so sánh (hoạtđộng học tập) và cuối cùng là rút ra nhận xét, kết luận (nội dung bài học)
Hoạt động tích cực là hoạt động có định hướng, có đặt ra mục tiêu, biết sửdụng các công cụ, kết hợp các thao tác để hoàn thành một công việc cụ thể.Trong hoạt động tích cực con người cùng một lúc thực hiện các thao tác tư duy,biết lựa chọn phương pháp, con đường để hoàn thành công việc nhanh nhất, hiệuquả nhất
Hoạt động tư duy tích cực thực chất là học sinh thực hiện một loạt phản xạ
có điều kiện, mà trong đó kích thích của các phản xạ này là các yêu cầu của giáoviên đối với học sinh thông qua hệ thống các câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinhphải hoàn thành
Sơ đồ tư duy (Mind Map) còn gọi là bản đồ tư duy, lược đồ tư duy là hình thứcghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh, nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tómtắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề Nó là công cụ tổ chức
tư duy được tác giả Tony Buzan (Anh) nghiên cứu kỹ lưỡng và phổ biến rộng rãikhắp thế giới
Việc thiết kế sơ đồ tư duy theo mạch tư duy của mỗi người, không yêu cầu tỉ lệ,chi tiết khắc khe như bản đồ địa lý, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽmột kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùngmột nội dung nhưng mỗi người có thể thể hiện nó dưới dạng sơ đồ tư duy theo mộtcách riêng, do đó việc lập sơ đồ tư duy phát huy được tối đa khả năng sáng tạo củamỗi người
Dạy học bằng sơ đồ tư duy giúp học sinh tối ưu hóa tư duy của mình bằngviệc tiếp nhận thông tin, phân tích, tổng hợp và cụ thể hóa kết quả xử lý thông tinbằng sản phẩm do chính các em tạo ra Do vậy dạy học bằng sơ đồ tư duy tạo chocác em sự chủ động, sáng tạo, thích thú, niềm say mê trong quá trình học tập củamình Có thể khẳng định rằng phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy là một trongnhững phương pháp dạy học hiện đại Nó giúp học sinh dễ ghi nhớ, phát triển nhậnthức, khả năng tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo…sơ đồ tư duy là công
Trang 3cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau vì vậy có thể vận dụng sơ đồ tư duyvào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệthống hóa kiến thức sau mỗi chương,
IV/ CỞ SỞ THỰC TIỄN:
Phần đông học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn Cha mẹ phải lo làm kinh tếnên ít quan tâm đến việc học tập ở nhà của con Vì thế có nhiều học sinh chỉ học ở lớpcòn về nhà thì không chạm đến tập sách Các em xem nhẹ việc học bài và làm bài tập
ở nhà Do đó việc ghi nhớ những kiến thức đã học còn hạn chế và đặc biệt là có nhiềutrường hợp học sau quên trước
Lượng kiến thức môn Hoá 9 trong một tiết học là quá nhiều, hơn nữa nội dungchương trình đi sâu vào tính chất hóa học của các chất Các chất có nhiều tính chấthóa học khác nhau và ở bài học sau thường có sự liên kết kế thừa kiến thức ở bàihọc trước Đòi hỏi học sinh phải biết cách lựa chọn, hệ thống hóa và ghi nhớ kiếnthức hiệu quả Đồng thời phải biết liên kết nhiều nguồn kiến thức lại với nhau vàvận dụng một cách hiệu quả vào trong học tập cũng như trong thực tiễn
Thực tế cho thấy, nhiều học sinh chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào
bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưngkhông nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được “sự kiện nổi bật” trong tàiliệu đó, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau
- Điều đó thể hiện rõ nhất qua kết quả kiểm tra một tiết đầu tiên (tuần 7,tiết 13) trong năm 2014 quá thấp:
Với phương pháp này của tôi đã mang lại những thành quả nhất định cho họcsinh và tôi nghĩ phương pháp này sẽ mang lại nhiều thành công hơn nữa trong nhiềunăm học sau ở các lớp trên
V/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Trang 41 Mô tả giải pháp của đề tài:
Hóa học là một môn học rất gần gũi với cuộc sống, Hóa học chính là học những
gì xung quanh ta Do đó người giáo viên phải làm cho học sinh thông hiểu được vấn
đề này Để làm được điều đó không phải là nói suông mà chúng ta phải hiểu là đưakiến thức Hóa học vào trong cuộc sống, từ kiến thức đã học các em có thể liên hệ đểgiải thích các hiện tượng đang diễn ra xung quanh, thấy được vai trò của Hóa học đốivới đời sống và sản xuất Đây là một công việc không hề đơn giản, nhất là với họcsinh mới được là quen với môn Hóa học Nó đòi hỏi học sinh phải chịu khó, biết liên
hệ nhiều kiến thức…Do đó giáo viên phải hướng dẫn học sinh phương pháp học tập
để ghi nhớ kiến thức một cách đầy đủ và hệ thống, biết cách liên hệ, gắn kết các kiếnthức đã học với nhau
Hiện nay, một bộ phận không nhỏ học sinh chưa có phương pháp học tập hiệuquả Các em chỉ chờ giáo viên đọc hoặc chép lên bảng rồi từ đó chép vào vở Các emkhông biết ghi nhận kiến thức theo cách hiểu của mình mà chỉ ghi chép một cách thụđộng Điều này mâu thuẫn với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay Kết quả làchất lượng học tập chưa cao, học sinh không tích cực trong học tập cũng như trongviệc ghi nhớ kiến thức
Qua việc giúp học sinh sử dụng thành thạo sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh họctập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của não bộ Học sinh sẽ hiểu sâu,nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết và vẽ ra theo chính suynghĩ của mình Giúp hạn chế và dần dần tiến tới chấm dứt tình trạng dạy – học theolối “đọc – chép” trong nhà trường phổ thông Hơn nữa thông qua sơ đồ tư duy còngiúp học sinh cách khái quát hóa kiến thức, nắm vững sự liên hệ giữa các nội dungHóa học với nhau
Sơ đồ tư duy có thể sử dụng để kiểm tra bài cũ, trong việc dạy học kiến thứcmới, củng cố kiến thức sau bài học, dùng cho giáo viên ra bài tập về nhà, dùng trongbài thực hành và tổng hợp kiến thức một chương hoặc nhiều bài Đặc biệt là có thểgiúp học sinh có thể tự học ở nhà, chuẩn bị cho bài học mới
2 Hướng dẫn học sinh cách lập một sơ đồ tư duy:
2.1 Khái niệm:
Sơ đồ tư duy (Mind Map) còn gọi là bản đồ tư duy, lược đồ tư duy là hình thứcghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh, nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tómtắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề …Đặc biệt, đây là mộtdạng sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết như bản đồ địa lí, các em có thể vẽ thêmhoặc bớt các nhánh, mỗi em có thể vẽ một kiểu khác nhau, dùng những hình ảnh, màusắc, chữ viết và các cụm từ diễn đạt khác nhau,…Tuy cùng một chủ đề các em có thể
vẽ sơ đồ tư duy theo cách riêng của mình Do đó việc lập sơ đồ tư duy phát huy tối đakhả năng sáng tạo của mỗi người
2.2 Cấu tạo của sơ đồ tư duy:
Trang 5Ở giữa sơ đồ là một hình ảnh trung tâm (hay một cụm từ) khái quát chủ đề Gắnliền với hình ảnh trung tâm là các nhánh cấp 1 mang các ý chính làm rõ chủ đề Pháttriển các nhánh cấp 1 là nhánh cấp 2 mang các ý phụ làm rõ mỗi ý chính Sự phânnhánh cứ thế tiếp tục để cụ thể hóa chủ đề, nhánh càng xa trung tâm thì ý càng cụ thểchi tiết Có thể nói sơ đồ tư duy là một bức tranh tranh tổng thể, một mạng lưới tổchức, liên kết khá chặt chẽ theo cấp độ để thể hiện một nội dung, một đơn vị kiến thứcnào đó.
2.3 Các bước thiết lập một sơ đồ tư duy:
Để thiết lập một sơ đồ tư duy dù vẽ thủ công trên bảng, trên giấy…hay trênphần mềm Mind Map chúng ta đều thực hiện theo thứ tự các bước sau đây:
- Bước 1: Bắt đầu từ trung tâm với từ, cụm từ thể hiện chủ đề (có thể vẽ hìnhảnh minh họa cho chủ đề)
- Bước 2: Từ hình ảnh trung tâm (chủ đề) chúng ta cần xác định: để làm rõ chủ
đề thì ta đưa ra những ý chính nào Sau đó ta phân chia ra những ý chính, đặt tiêu đềcho các nhánh chính, nối chúng với trung tâm
- Bước 3: Ở mỗi ý chính, ta lại xác định cần đưa ra những ý nhỏ nào để làm rõnhững ý chính ấy Sau đó, nối chúng vào mỗi nhánh chính Cứ thế ta triển khai thànhmạng lưới liên kết chặt chẽ
- Bước 4: Cuối cùng, ta dùng hình ảnh (vẽ hoặc chèn) để minh họa cho các ý,tạo tác động trực quan dễ nhớ
2.4 Một số lưu ý khi lập sơ đồ tư duy:
- Không ghi quá dài dòng hoặc ghi những ý rời rạc, không cần thiết, nên dùngcác từ, cụm từ một cách ngắn gọn, xúc tích, diễn đạt được ý chính cần diễn giải
- Không dùng quá nhiều hình ảnh, nên chọn lọc những hình ảnh thật cần thiếtgóp phần làm rõ các ý, chủ đề
- Nên chọn hướng khổ giấy ngang để khổ giấy rộng, thuận lợi cho việc vẽ cácnhánh con
- Không đầu tư qua nhiều thời gian vào việc “làm đẹp” sơ đồ bằng vẽ, viết, tômàu…
- Người lập sơ đồ được phép vẽ và trang trí theo cách riêng của mình
3 Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Hóa học lớp 9 nhằm nâng cao chất lượng dạy và học:
Trước đây khi mới đưa sơ đồ tư duy vào dạy học, giáo viên thường chỉ sử dụng
sơ đồ tư duy để củng cố bài học Trên thực tế, sơ đồ tư duy có thể sử dụng vào nhiềumục đích, nhiều dạng bài trong dạy và học như:
- Thiết kế đề cương ôn tập
Trang 6- Kiểm tra kiến thức cũ
- Hình thành một vài đơn vị kiến thức mới của bài học hay toàn bài học
- Củng cố kiến thức của từng phần hay củng cố kiến thức toàn bài vào cuối tiếthọc hoặc một chương, một chủ đề
- Học sinh sử dụng sơ đồ tư duy khi làm bài tập được giao về nhà ở cuối tiếthọc hoặc chuẩn bị bài mới
3.1 Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc kiểm tra kiến thức cũ:
Vì thời gian kiểm tra bài cũ không nhiều, chỉ khoảng 5 – 7 phút nên yêu cầucủa giáo viên thường không quá khó, không đòi hỏi nhiều sự phân tích, so sánh… đểtrả lời câu hỏi Giáo viên thường yêu cầu học sinh tái hiện lại một phần nội dung bàihọc bằng cách gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi Giáo viên sẽ chấm điểm tùy vàomức độ thuộc bài của học sinh Cách làm này vô tình để nhiều học sinh rơi vào tìnhtrạng “học vẹt ”, đọc thuộc lòng mà không hiểu bài Do đó cần phải có sự thay đổitrong việc kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh, yêu cầu đặt ra là không chỉkiểm tra “phần nhớ” mà cần chú trọng đến “phần hiểu” Cách làm này vừa tránhđược việc học vẹt, vừa đánh giá chính xác học sinh, đồng thời nâng cao chất lượnghọc tập Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Hóa học đã thực hiện được điều đó Cácbản đồ thường được giáo viên sử dụng dưới dạng thiếu thông tin, yêu cầu học sinhđiền các thông tin còn thiếu và rút ra nhận xét về mối quan hệ các nhánh thông tinvới từ khóa trung tâm
Ví dụ: Yêu cầu học sinh điền tiếp các thông tin vào sơ đồ tư duy sau:
Bên cạnh việc dùng sơ đồ tư duy để kiểm tra bài cũ, giáo viên cũng có thể sửdụng sơ đồ tư duy để kiểm tra 15 phút đối với học sinh để tăng cường việc rằng
Trang 7luyện thói quen tư duy logic cho học sinh thông qua các bài kiểm tra viết, nhằm pháttriển tư duy sáng tạo cho các em Tuy nhiên, giáo viên cũng cần lưu ý rằng kiểm trakiến thức cũ bằng phương pháp vẽ sơ đồ tư duy chỉ là một hình thức kiểm tra nhằmgiúp học sinh củng cố, hệ thống kiến thức có tính chất lý thuyết Do đó giáo viênnên chọn kiểm tra những kiến thức có tính hệ thống, xâu chuỗi, và học sinh có thể
dễ dàng sâu chuỗi bằng sơ đồ tư duy Ví dụ: Lập sơ đồ tư tuy về tính chất hóa họccủa một chất, một loại chất; lập sơ đồ tư tuy về một bài, một chương…Mặt khác vềyêu cầu của đề kiểm tra, giáo viên cần đưa ra từ hay cụm từ khóa ngắn gọn, rõ ràng,
cụ thể, khái quát được chủ đề của phần kiến thức cần kiểm tra trong câu hỏi để địnhhướng, giúp học sinh dễ dàng nắm bắt chính xác yêu cầu của đề và có thể vẽ sơ đồ
tư duy theo đúng yêu cầu Ví dụ : Hãy lập sơ đồ tư duy trình bày tính chất hóa học
của muối? ( bài vẽ của học sinh có minh chứng ở phần phụ lục)
3.2 Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc giảng bài mới:
Việc thực hiện dạy học bằng cách lập sơ đồ tư duy được tóm tắt qua 4 bướcnhư sau:
- Bước 1: Học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân với gợi ý, hướngdẫn của giáo viên
- Bước 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyếtminh về sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập
- Bước 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ tư duy
về kiến thức của bài học đó Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinhhoàn chỉnh sơ đồ tư duy, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học
- Bước 4: Củng cố kiến thức bằng một sơ đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn bịsẵn hoặc một sơ đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học sinhlên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó
Trong cách dạy học này giáo viên sẽ sử dụng sơ đồ tư duy cho cách trình bàymới Giáo viên thay vì gạch đầu dòng các ý cần trình bày lên bảng thì sử dụng sơ đồ
tư duy để thể hiện được một phần hoặc toàn bộ nội dung bài học một cách rất trựcquan
Ví dụ 1: Khi dạy bài “TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI”, giáo viên có
thể trình bày theo dạng sơ đồ tư duy (ở phần phụ lục).
Ví dụ 2: Khi học bài “ MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG” sau khi học sinh vẽxong nhánh cấp 1, giáo viên sẽ sử dụng các thí nghiệm chứng minh cho tính chất hóahọc của NaOH và yêu cầu học sinh:
+ Quan sát hiện tượng
+ Giải thích hiện tượng
+ Kết luận ghi vào sơ đồ tư duy
Trang 8Sơ đồ minh hoạ
Ví dụ 3 : Khi học bài “ TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT KHÁI QUÁT
VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT”, sau khi học sinh vẽ xong nhánh cấp 1, giáo viên sẽ sửdụng các thí nghiệm chứng minh cho tính chất hóa học của oxit và yêu cầu học sinh:
+ Quan sát hiện tương
+ Giải thích hiện tượng
+ Kết luận ghi vào sơ đồ tư duy
Sau đó cho các nhóm lên trình bày trước lớp để các học sinh khác bổ sung.Giáo viên kết luận qua đó giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức một cách nhẹ nhàng, tựnhiên nhưng rất hiệu quả, đồng thời kích thích hứng thú học tập của học sinh
Khi sang phần khái quát về sự phân loại oxit, dựa vào bản đồ tư duy học sinhnhận thấy rõ có 2 loại oxit chính và dựa vào thông tin trong SGK học sinh nắm được
2 loại oxit còn lại Tuy nhiên học sinh chưa hiểu rõ được bản chất của 2 loại oxit trênthì giáo viên cần giải thích rõ hơn
Sơ đồ minh hoạ
Trang 93.3 Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc củng cố kiến thức bài học:
Để củng cố khắc sâu tính chất của bài học, nhiều giáo viên đã chọn giải pháp
là ra một vài bài tập trắc nghiệm hoặc cho học sinh đọc phần ghi nhớ ở sách giáokhoa hay cho học sinh gấp vở lại rồi yêu cầu các em nhớ về kiến thức của bài học
đó Mỗi cách làm ở trên đều có những hạn chế nhất định:
+ Một vài bài tập không kiểm tra được mức độ tiếp thu của học sinh qua toànbài học Đặc biệt là không giúp học sinh khái quát được toàn bộ nội dung bài học
+ Cho học sinh đọc phần ghi nhớ ở sách giáo khoa sẽ làm cho học sinh họcvẹt, đọc cho xong theo yêu cầu của thầy cô mà không nhớ được kiến thức, nhất là ởcuối tiết học tập trung của các em rất thấp
+ Cho học sinh gấp vở lại rồi yêu cầu các em nhớ lại kiến thức của bài học sẽlàm cho các em học thuộc lòng, học vẹt Các em sẽ cố gắng nhớ ngay lúc đó nhưngsau đó cũng nhanh chóng bị quên
Nếu chúng ta hướng dẫn cho các em sử dụng sơ đồ tư duy để tự tóm tắt nộidung bài học sẽ giúp các em động não, sáng tạo nhiều hơn Thực hiện điều này sẽgiúp cho học sinh có thể khái quát hóa tốt hơn, liên hệ các kiến thức với nhau mộtcách logic Ban đầu giáo viên tự vẽ cho các em thấy, sau đó là yêu cầu các em vẽtheo sự gợi ý, hướng dẫn của giáo viên, và khi các em đã biết cách vẽ, các em tự vẽtheo ý tưởng, sự hiểu biết của mình Vẽ xong giáo viên chọn đại diện của 1-2 nhómlên báo cáo, thuyết minh về sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập Cuối cùng giáoviên trình chiếu một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh để học sinh tiếp thu kiến thức một cáchtốt nhất
Trang 103.4 Sử dụng sơ đồ tư duy trong bài thực hành:
Trong giờ thực hành, học sinh thường được kiểm chứng lý thuyết đã học ởtrên lớp và được trực tiếp làm một số thí nghiệm theo nhóm, do đó các em cần phảinắm vững các bước tiến hành để có thể thực hiện thành công các thí nghiệm Cácbước tiến hành phải đơn giản, ngắn gọn cho học sinh dễ hiểu và có thể thực hiệntheo được
Trước giờ thực hành, giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung thựchành, sau đó vào lớp các nhóm học sinh vẽ ra sơ đồ tư duy thể hiện các bước tiếnhành cho từng thí nghiệm và báo cáo trước lớp Cả lớp chỉnh sửa, bổ sung cho hoànchỉnh sau đó các nhóm mới tiến hành thí nghiệm theo sơ đồ đã vạch ra
Ví dụ : Sơ đồ tư duy thí nghiệm 3 – Nhận biết 3 dd HCl, H2SO4, Na2SO4 trongbài thực hành “ Tính chất hóa học của oxit và axit”
+ dd BaCl2 Kết tủa trắng: H2SO4 Đỏ: HCl, H2SO4
Quỳ tím Không hiện tượng:HCl Không đổi màu: Na2SO4
Trang 113.5 Sử dụng sơ đồ tư duy để ra bài tập về nhà, chuẩn bị bài mới:
Vì làm bài tập về nhà sẽ có nhiều thời gian và điều kiện để tìm kiếm tài liệunên bài tập về nhà mà giáo viên giao cho học sinh (hoặc nhóm học sinh) trước hếtphải gắn bó với nội dung bài học và trong điều kiện cho phép ( trình độ học sinh,thời gian, kinh tế…) Yêu cầu đối với bài về nhà cũng không cần khó hơn, phức tạphơn và cần sự đầu tư lớn hơn (cả kênh chữ, kênh hình, màu sắc, lượng thông tin…),qua đó còn thể hiện cả tính sáng tạo và sự tích cực tìm kiếm tài liệu học tập của họcsinh
Ví dụ : Sau khi học các Hiđrocacbon: Metan, Etilen, Axetilen, Benzen, giáoviên yêu cầu học sinh về nhà vẽ sơ đồ tư duy thể hiện các nội dung vừa học (ở phầnphụ lục)
Để chuẩn bị bài mới, nhiều giáo viên yêu cầu học sinh về nhà đọc trước nộidung của bài mới Thường học sinh không thực hiện bước này hoặc thực hiện qualoa, đọc lướt qua một lần mà không cần biết bài đó viết vấn đề gì? Nội dung baonhiêu phần? Để khắc phục được tình trạng nói trên, chúng ta có thể yêu cầu học sinh
vẽ sơ đồ tư duy của bài học mớivào vở bài tập Điều đó có thể giúp học sinh nắmnhững kiến thức chính, cơ bản của bài học mới Do vậy sự tiếp thu của các em sẽnhanh hơn Mặt khác do nắm được cấu trúc của bài học nên các em luôn hiểu mìnhđang ở đâu trong nội dung của bài học, từ đó tạo ra sự chủ động, hứng thú trong việcnắm bắt kiến thức của học sinh
Để định hướng cho học sinh chuẩn bị bài, hướng dẫn cho học sinh nghiên cứubài ở nhà và lập sơ đồ tư duy về bài học Công việc này không khó đối với học sinh,tuy nhiên muốn làm được bắt buộc học sinh phải đọc bài và nghiên cứu nắm đượccác mục trong bài để thể hiện những đơn vị kiến thức trong bài học
Ví dụ : Trước khi học bài “ MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG” giáo viên yêucầu học sinh về vẽ một sơ đồ tư duy về các đề mục có trong bài