1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án PTGT

15 253 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Ngày T/gian Hoạt động Thứ hai 14/03 Thứ ba 15/03 Thứ tư 16/03 Thứ năm 17/03 Thứ sáu 18/03 12h45- 13h20 Đón trẻ- HĐTC - Cho trẻ xem tranh về 1 số quy định về luật giao thông. - Cùng trẻ trò chuyện về các nội dung của chủ đề. -Trẻ chơi dân gian, hoạt động theo ý thích. 13h20-14h TD-ĐD-TC - Cho trẻ thể dục sáng kết hợp với bài hát “ Em tập chải răng”. Hô hấp : Đưa tay lên cao hít sâu, hạ xuống. Tay vai: 2 tay đan vào nhau, đưa lòng bàn tay ra trước úp lên ngực, lên cao, ha xuông. Chân : Bước chân ra trước, khuỵu gối. Bụng lườn : 2 tay sang ngang, úp lên ngực, xoay người 2 bên. Bật : Tách và khép chân ( vỗ tay) 14h-15h10 Hoạt động chung PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG: -Ném trúng đích thẳng đứng PHÁT TRIÊN NHẬN THỨC- THẨM MĨ: -Bé học luật giao thông -Xé dán thuyến trên biển PHÁT TRIÊN NHẬN THỨC: -Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 10 PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: -Làm quen p – q PHÁT TRIỂN THẨM MĨ: -Đường em đi VĐ: Minh họa NH: Bài học sang đường TCAN: Nghe tiếng hát tìm đồ vật 15h10- 15h50 Hoạt động góc - Góc đóng vai: Cửa hàng bán phương tiện giao thông. - Góc nghệ thuật: Xé dán thuyện trên biển Múa hát về chủ điểm - Góc học tập- sách: Đọc truyện tranh, sao chép tên bạn có chứa chữ cái đã học qua việc gắn thẻ chữ cái.Tìm chữ cái đã học trong từ. Tô vở tập tô, vở toán. - Góc xây dựng, lắp ghép: Xây ngã tư đường phố. 15h50- 16h10 Hoạt động ngoài trời - Quan sát các tranh ảnh về một số phương tiện và luật giao thông. - Trò chuyện về ích lợi của một số PTGT, quy định về an toàn giao thông khi tham gia giao thông trên đường. - Chơi vận động: Chèo thuyền, đoàn tàu về ga. - Chơi với đồ chơi, thiết bị ngoài trời, hoặc chơi theo ý thích. 16h10-1630 Trả trẻ - Bình cờ cuối buổi - Cô trả trẻ. Trong khi chờ bố mẹ đón, trẻ hoạt động theo ý thích (chơi vận động nhẹ hoặc hoạt động theo ý thích ở các góc tự chọn) TUẦN 27: CHỦ ĐIỂM 6: MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN VÀ CHỦ ĐỀ 6: PHƯƠNG TIỆN VÀ QUY ĐỊNH GIAO THÔNG CĐ NHÁNH 2: BÉ HỌC LUẬT GIAO THÔNG ( TUẦN 27: Từ ngày 14/03-18/03/2011 ) QUI ĐỊNH GIAO THÔNG CĐ NHÁNH 2: BÉ HỌC LUẬT GIAO THÔNG NÉM TRÚNG ĐÍCH THẲNG ĐỨNG GIÁO VIÊN : Lý Kim Dung NGÀY DẠY : Thứ hai /14/ 03 / 2011 LỚP : LÁ 3 I/ YÊU CẦU: - Dạy trẻ biết ném trúng đích thẳng đứng đúng tư thế. - Giáo dục trật tự trong giờ học biết chú ý lắng nghe cô. - Trẻ hiểu cách chơi và luật chơi. Trẻ chơi vui và hứng thú II/ CHUẨN BỊ: - 2 túi cát. - Vạch chuẩn, đích đứng ném ( 2 vòng tròn vẽ trên bảng) - Băng nhạc, trống lắc. - Tích hợp: MTXQ, AN, LQCV. III/TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. - Cháu ngồi gần cô, hát và vận động bài “ Em tập lái ô tô ” - Các con hát bài hát nói về gì thế ? - Ô tô là phương tiện giao thông đường gì? - Khi tham gia giao thông trên đường chúng ta đi như thế nào? - Cô nhấn mạnh. - Ngoài ra, con còn biết được phương tiện giao thông nào nữa? - Cô tóm ý. - Nảy giờ trò chuyện chỉ ngồi 1 chỗ, bây giờ mình cùng khởi động cho khỏe nhé! - Cô mở băng. - Cho trẻ xếp thành 4 hàng dọc chuyển thành vòng tròn (kết hợp các kiểu đi, chạy) rồi di chuyển thành 4 hàng ngang dãn cách đều.(Tập kết hợp với bài hát “lại đây múa hát cùng cô”) - Cháu hát và vận động cùng cô. - … - Đường bộ. - (…) - Cháu đọc bài thơ “xếp hàng” - Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô. HOẠT ĐỐNG 2: Trọng động. *Bài tập phát triển chung: - Tay vai: 2 tay gập trước ngực, lên cao, sang - Trẻ tập theo cô. ngang (3x8) - Chân : Ngồi xổm đứng lên liên tục (2x8) - Bụng lườn : 2 tay sang ngang, để lên vai, xoay người 2 bên.(2x8) - Bật : Tách khép chân (2x8) Cô dùng khẩu lệnh cho trẻ tách 4 hàng thành 2 hàng ngang đối diện. *Vận động cơ bản: “ ném trúng đích thẳng đứng”: - Các con xem trước mặt các con có gì? - Các con có biết 2 vòng tròn này cô dùng để thực hiện vận động gì không? - À, hôm nay các con sẽ được thực hiện một vận động đó là “Ném trúng đích thẳng đứng”. - Ai biết cách thực hiện lên thực hiện cho cô và các bạn xem nè? (mời 1-2 trẻ biết cách vận động lên hiện thử cho lớp xem) - Đố các con bạn vừa làm gì? - Cô làm mẫu 1 lần, kết hợp phân tích vận động: TTCB: Cô chống 2 bàn tay và 2 bàn chân xuống sàn, gối hơi khuỵu trước vạch chuẩn, lưng thẳng, đầu không cúi, mắt nhìn về trước. Khi có hiệu lệnh cô bò sổng lưng, bò bằng bàn tay, bàn chân liên tục qua đường dích dắc qua các đồ chơi là phương tiện giao thông. Nhớ là không được chạm vào các viên gạch nhé! - Cho lần lượt cả lớp thực hiện (mỗi lần 2 cháu). - Cô bao quát, động viên, sửa sai. - Mời trẻ yếu, trẻ khá tập lại. *Trò chơi vận động “ Chèo thuyền” - Cho cháu chơi trò chơi “chèo thuyền” - Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi. - Cho trẻ chơi vài lần. HOẠT ĐỘNG 3: Hồi tĩnh. - Cho trẻ chơi “uống nước chanh” - 2 vòng tròn. - Trẻ tự trả lời. -Trẻ khá thực hiện cho bạn xem. -“Bò dích dắc qua 5-6 hộp cách nhau”. - Trẻ nhắc lại tên bài. - Trẻ xem cô làm mẫu. -Trẻ thực hiện. - Trẻ chơi theo yêu cầu của cô. - Trẻ chơi và đi nhẹ nhàng về chỗ ngồi IV- HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI: Bây giờ cô cháu ta cùng đến góc chủ điểm và quan sát một số hình ảnh phương tiện và luật giao thông nhé! TUẦN 27: CHỦ ĐIỂM: MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN VÀ QUI ĐỊNH GIAO THÔNG CĐ NHÁNH 2: BÉ HỌC LUẬT GIAO GIAO THÔNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC MỘT SỐ LUẬT GIAO THÔNG PHỔ BIẾN GIÁO VIÊN : Lý Kim Dung NGÀY DẠY : Thứ ba /15 / 03 / 2011 LỚP : LÁ 3 I. YÊU CẦU: - Trẻ biết một số luật giao thông phổ biến. Các luật như khi đi đường, khi qua đường, khi ngồi trên xe máy, tín hiệu đèn. - Có một số hành vi đẹp khi tham gia giao thông. - Tuân thủ chấp hành các quy định giao thông, kĩ năng quan sát tranh. II. CHUẨN BỊ : - Một số tranh luật giao thông phổ biến. - Cờ xanh, đỏ, vàng. Mô hình xây ngã tư. - Tích hợp: nhạc, câu đố. III. TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ * Hoạt động 1. Giới thiệu - Cô cùng cháu hát bài “đường em đi ”. - Đường con đi là đường bên nào ? - Đường bên nào thì con không đi? Vì sao? - À, đúng rồi có rất nhiều quy định giao thông mà các con cần biết để được an toàn khi tham gia giao thông bây giờ cô cháu ta cùng trò chuyện tìm hiểu nhé! * Hoạt động 2: Trò chuyện với cháu về một số quy định giao thông: **Nhìn xem nhìn xem! Cô có tranh gì đây? - Đây là tranh vẽ gì ? - Con chỉ xem đâu là lòng đường, đâu là lề đường? - Lòng đường dùng để làm gì? -Còn lề đường? - Người đàn ông này có đi đúng luật giao thông chưa? Đang chạy xe gì ? Thế khi ngồi trên xe máy phải đội gì? Tại sao phải đội mũ bảo hiểm? ** Còn đây là hình ảnh gì ? Cháu hát Bên phải Bên trái,…. …… Vẽ đường phố ……… Lòng đường dành cho xe cô qua lại Lề đường dành cho người đi bộ trên đường Có, Xe gắn máy… đội mũ bảo hiểm,…… …… - Mẹ dắt bé đi ở phần đường nào? - Tại sao phải đi phần đường bên phải? - Cô tóm ý: À, mẹ đang dắt bé đi phần đường bên phải để tránh xe, được an toàn và bé còn nhỏ khi đi đường phải có người lớn dẫn đi. Còn người đàn ông này khi ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm, xe thì chạy ở lòng đường bên phải để nhường phần đường bên trái cho xe khác chạy ngược chiều. ++ Cô đọc 1 đoạn: “Bé ơi bé nhớ Khi đi trên đường Bé nên cẩn thận Nắm chắc tay mẹ Bé ơi bé ơi” ** Cho trẻ xem tranh : mẹ dắt bé - Mẹ bạn Lan và bạn Lan đang làm gì ? - Thế con thấy khi đi bộ qua đường thì phải đi ở đâu ? - Tại sao bạn Lan phải có mẹ dắt qua đường? - Khi nào thì mới được qua đường? - Cô tóm ý: à, khi trên đường không có xe thì mẹ dắt bạn nhỏ đi qua đường, các con cũng vậy còn nhỏ khi qua đường phải có người lớn dắt qua. Ở đường phố thì có vẽ những vạch trắng để dành cho người đi bộ đi. ** Con xem trong tranh này có gì? - Đây là gì? Cột đèn giao thông đang bật đèn gì? - Thế khi đèn đỏ bật lên thì như thế nào? - Còn 2 bạn nhỏ này được phép làm gì? - Nhưng phải đi ở đâu mới đúng luật? - Còn nếu đèn xanh bật lên thì xe đi như thế nào? Người đi bộ làm như thế nào cho đúng luật? - Nếu đèn vàng thì xe và người đi bộ phải làm gì? - À, khi đi đến ngã ba hay ngã tư đường phố thì có những cột đèn giao thông ở góc đường bên phải, nếu đèn bật lên đỏ thì xe dừng lại còn người đi bộ được đi qua đường và đi trên vạch trắng, đèn vàng thì xe giảm tốc độ chạy chậm từ từ, đèn xanh thì xe được chạy qua đường và người đi bộ phải dừng lại bên góc đường. - Hát bài “em đi qua ngã tư đường phố” đi đến ngã Bên phải ……. ……… -Đang đi bô trên lề đường. -……… - …Vì có nhiều xe cô qua lại… -…………… - 2 bạn nhỏ đang định đi qua đường -……… -……… - 2 bạn được đi qua đường - Đi trên vạch trắng… -Phải dừng lại chờ đèn đỏ bật lên… - Đi chậm lại… -Trẻ hát tư mô hình xem: cô giới thiệu ngã tư là có 4 ngã đường, nếu không có cột đèn giao thông thì ở giữa có 1 cái bùng binh tròn,…. * Hoạt động 3: trò chơi củng cố: - Trò chơi: “tín hiệu” cháu giả làm người điều khiển xe khi có tín hiệu cờ đỏ thì dừng lại, cờ xanh thì đi, cờ vàng thì chậm lại. ( cho cháu chơi “đi qua ngã tư” chơi nhóm 4-6 cháu giả làm xe, người đi bộ và thực hiện theo tín hiệu đèn.) * Hoạt động 4: Kết thúc - Hôm nay cô cháu ta cùng trò chuyện về gì? - Có những quy định giao thông nào mà con cần biết? - Cô tóm ý giáo dục cháu phải thực hiện đúng các quy định giao thông để được an toàn…. Cháu chơi theo yêu cầu của cô. - Luật giao thông… -……… IV- HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI: Về góc học tập xem tranh đi đường. TUẦN 27: CHỦ ĐIỂM: MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN VÀ QUI ĐỊNH GIAO THÔNG CĐ NHÁNH 2: MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG PHÁT TRIỂN THẨM MĨ XÉ DÁN THUYỀN TRÊN BIỂN GIÁO VIÊN : Lý Kim Dung NGÀY DẠY : Thứ ba /15 / 03 / 2011 LỚP : LÁ 3 I/ YÊU CẤU - Trẻ biết xé dán thuyền trên biển - Nhận ra các hình học để ráp và dán thành hình chiếc thuyền - Trẻ biết sử dụng một số kĩ năng đã được học để xé dán: xé dãi, xé thẳng - Biết sử dụng giấy màu để xé dán thuyền - Rèn kĩ năng bôi hồ, bố cục cân đối. - Biết tuân thủ chấp hành một số luật giao thông đường thủy - Giáo dục cháu cẩn thận, kiên nhẫn, biết chia sẽ kinh nghiệm với bạn bè đẻ hoàn thành sản phẩm. II/ CHUẨN BỊ - Tranh mẫu của cô - Giấy màu, keo, tập. - Bút màu, bàn ghế. - Tích hợp: AN - MTXQ III/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Trò chuyện gợi ý trẻ - Cho trẻ bài “em đi chơi thuyền” - Bài hát nói về PTGT nào vậy các con ? - Thuyền là PTGT đường nào? - Ngoài thuyền ra còn có những phương tiện nào thuộc nhóm giao thông đường thuỷ ? - Khi đi trên thuyền các con phải như thế nào? - Sắp đến có tổ chức cuộc đua thuyền trên sông và 1 trong những hình ảnh chiếc thuyền đó được triển lãm ở phòng tranh, bây giờ cô cháu mình cùng đi xem tranh nhé! - Nhìn xem, cô có tranh xé dán gì? - Con thấy các thuyền có gì khác nhau? - Tại sao lại có thuyền to thuyền nhỏ? Thuyền to cô dán nơi nào trang giấy? Thuyền nhỏ cô dán nơi nào trang giấy? - À, thuyền to cô dán gần phía dưới trang giấy vì nó ở gần, còn thuyền nhỏ cô dán giữa trang giấy vì thuyền ở xa. - Con thấy thân thuyền giống hình gì? Cánh buồm giống hình gì? - Con có dự định xé dán thuyền trên biển như cô chưa? - Con dùng kĩ năng gì để xé? - Xé xong con làm gì? - Khi xé xong con nhớ sắp xếp lên trang giấy cho đều rồi bôi hồ vào mặt trái tờ giấy, dùng tay miết nhẹ cho sản phẩm thẳng đẹp. - Vậy cô sẽ tổ chức hội thi “ Xé dán thuyền trên biển” các con có thích không? - Xé xong con làm gì? - Muốn có dáng ngồi đẹp con ngồi thế nào? - Cô tuyên bố hội thi. -Trẻ hát -Thuyền -PTGT đường thủy -………. - Ngồi yên… -Tranh xé dán thuyền trên biển -To – nhỏ khác nhau - Thuyền to ở gần ( dưới ), thuyền nhỏ ở xa ( trên) … - Hình chữ nhật….hình tam giác - ………… - Xé dãi, xé nét thẳng… - Sắp xếp lên trang giấy…. -……… - .……… - …… HOẠT ĐỘNG 2: Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Cô bao quát giúp đỡ trẻ còn lúng túng Trẻ thực hiện HOẠT ĐỘNG 3: Nhận xét sản phẩm -Trẻ treo sản phẩm lên giá cho cả lớp xem chung -Cho trẻ chọn sản phẩm mình thích và hỏi trẻ vì sao thích? -Cô chọn sản phẩm hoàn chỉnh nhận xét và cô chọn sản phẩm chưa hoàn chỉnh để bổ sung. -Nhận xét chung. -Trẻ chọn sản phẩm đẹp -…… IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Bây giờ cô cháu mình cùng về góc nghệ thuật xếp hình chiếc thuyền nhé! TUẦN 27: CHỦ ĐIỂM: MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN VÀ QUI ĐỊNH GIAO THÔNG CĐ NHÁNH 2: MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC MỐI QUAN HỆ HƠN KÉM VỀ SỐ LƯỢNG TRONG PHẠM VI 10 GIÁO VIÊN : Lý Kim Dung NGÀY DẠY : Thứ tư / 16 /03 /2011 LỚP : LÁ 3 I/- YÊU CẦU: - Trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lương trong phạm vi 10. II/ CHUẨN BỊ: - Một số loại rau quả có số lượng10 (9, 8) để xung quanh lớp. - Thẻ số từ 1 đến 10 cho mỗi trẻ, 2 thẻ số 10. - Mỗi trẻ có 10 ô tô, 10 thuyền buồm - Thẻ số to từ 10 gắn trên bảng. - Đồ dùng của cô như của trẻ, nhưng to hơn. - Tập toán, chì màu, bàn ngồi cho trẻ. - Băng nhạc chủ điểm. - Tích hợp: MTXQ, AN, LQVH III/ TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Tập trung chú ý trẻ. - Cô cho trẻ hát “ Em tập lái ô tô ” - Trẻ chơi cùng cô. HOẠT ĐỘNG 2: Ôn nhận biết số lượng trong phạm vi 10 - Hát bài “em tập lái ô tô” - Các con vừa hát bài gì? Bạn nhỏ chơi xe gì? - Ô tô là phương tiện gì? - Ngoài ô tô còn có những nhóm phương tiện nào? - Cô tóm ý giáo dục cháu… - Xung quanh lớp mình có nhiều loại PTGT khác nhau. Con hãy tìm giúp cô nhóm nào có số lượng là 10. - Bạn nào giỏi lên giúp cô tìm nhóm nào có số lượng ít hơn 10 là 1. - Cô cháu cùng kiểm tra lại. - (…) - ……… - Trẻ tìm…đặt thẻ số… HOẠT ĐỘNG 3: Thêm bớt, tạo nhóm trong phạm vi 9. - Các con giỏi quá, bây giờ cô sẽ thưởng cho các con mỗi bạn 1 rỗ đồ dùng. Các con hãy về và ngồi 4 hàng ngang ngay ngắn nhé! - Cô đã tặng các con gì nào? - Giúp cô, xếp hết nhóm ô tô thành hàng ngang, nhớ xếp từ trái sang phải. - Các con cũng xếp 9 thuyền buồm ra nữa nhé!. Và cũng xếp từ trái sang phải, xếp tương ứng 1- 1 với nhóm ô tô nhé! - Mình đếm nhóm ô tô và nhóm thuyền buồm xem nào? - Con thấy số lượng nhóm ô tô và nhóm thuyền buồm như thế nào với nhau? - Nhóm nào ít hơn? Ít hơn là mấy? - Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy? - Muốn nhóm ô tô và nhóm thuyền buồm nhiều bằng nhau ta phải làm sao? - Đúng rồi, nhưng bây giờ cô muốn nhóm thuyền buồm nhiều bằng nhóm ô tô ta phải làm gì? - Cháu đi lấy đồ dùng về 4 hàng ngang ngồi. - Ô tô, thuyền buồm, thẻ số. - Trẻ xếp nhóm ô tô. - Trẻ xếp 9 thuyền buồm… - Đếm 2 nhóm - Không bằng nhau. - Nhóm thuyền buồm ít hơn, ít hơn là 1… - Ta thêm 1 thuyền buồm, bớt 1ô tô. - Ta thêm vào 1 thuyền buồm… - Cô cháu đặt thêm 1 thuyền buồm. - Các con thấy nhóm ô tô và nhóm thuyền buồm lúc này như thế nào với nhau? Cùng bằng mấy ? - Vậy 9 thêm 1 là mấy ? - Mình cùng nhau đếm lại 2 nhóm ô tô và nhóm thuyền buồm xem có bằng nhau không nhé! - Để chỉ 2 nhóm ô tô và nhóm thuyền buồm cùng bằng nhau ta chọn thẻ số mấy cho tương ứng? - Các con mang tặng cho các em lớp Mầm 2 chiếc ô tô nhé! - Có 10 thuyền buồm, bớt 2 thuyền buồm còn lại mấy thuyền buồm? - Vậy 10 bớt 2 còn mấy ? - 2 nhóm lúc này như thế nào với nhau? - Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy? Vì sao con biết? - Vậy muốn nhóm thuyền buồm nhiều bằng nhóm ô tô thì phải làm sao? ( đếm lại số lượng 2 nhóm) - Tương tự, cô cho trẻ thêm bớt đến số lượng 3,6,8.10 + Tặng 3 thuyền buồm cho bạn Lan. + Tặng 5 thuyền buồm cho các cô chú ngư dân. + Tặng 7 thuyền buồm cho các chú bộ đội + Mang về tặng mẹ. - Bây giờ còn lại nhóm gì nè? + Mang 2 ô tô tặng cho các em lớp Mầm, còn lại mấy? + 1 ô tô mang đi tặng cho bac1 bảo vệ, còn mấy bụi ? + 3 ô tô tặng các bạn lớp cô Chi, còn lại mấy?? + 2 ô tô mang tặng cho các em lớp chồi, còn lại mấy? + Còn lại mang về nhà nhé! - Trẻ cất đồ dùng, đến ngồi bàn, cô mở băng. - Trẻ đặt vào 1 thuyền buồm - Bằng nhau,cùng bằng 10 - …được 10 - Đếm lại 2 nhóm. - Chọn thẻ số 10. Trẻ chọn thẻ số 10 đặt vào 2 nhóm. - Trẻ bớt 2 thuyền buồm. - …còn 8 thuyền buồm - …còn 8. - Không bằng nhau. - Nhóm ô tô nhiều hơn - Nhiều hơn là 2, vì con vừa bớt đi 2 thuyền buồm- vì có 2 ô tô không có thuyền buồm nào… - Ta thêm vào 2 thuyền buồm nữa… - (…) - (…) - Trẻ cất đồ dùng, đến bàn ngồi HOẠT ĐỘNG 4: luyện tập. - Bây giờ cô mở hội thi “Bé thông minh” Cho cháu chơi thêm vào bớt ra nhóm PTGT cho đủ [...]... chơi: Trên bàn có sẵn các quyển toán và - Trẻ thực hiện theo yêu cầu của tranh vẽ các cây ăn quả, con xem đó là cây ăn cô quả gì? Trên mỗi cây có bao nhiêu quả? Hãy viết số tương ứng và vẽ thêm sao cho mỗi cây có số lượng quả là 9 - Cháu thực hiện, cô bao quát, hướng dẫn V/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Cho cháu tiếp tục thực hiện trên quyển toán Trẻ tô tranh theo yêu cầu của quyển toán TUẦN 27: CHỦ ĐIỂM: MỘT SỐ... HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Cho cháu tiếp tục thực hiện trên quyển toán Trẻ tô tranh theo yêu cầu của quyển toán TUẦN 27: CHỦ ĐIỂM: MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN VÀ QUI ĐỊNH GIAO THÔNG CĐ NHÁNH 2: BÉ HỌC LUẬT GIAO THÔNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ LÀM QUEN p-q GIÁO VIÊN : Lý Kim Dung NGÀY DẠY : Thứ ba / 17/ 03 / 2011 LỚP : LÁ 3 I/ YÊU CẦU - Cháu nhận biết và phát âm đúng chữ cái p-q - Nhận ra âm và chữ p-q - Biết cách chơi và... HOẠT ĐỘNG 2: Làm quen chữ cái p-q **Làm quen chữ cái p : -Trên đường đi học con thấy gì chạy trên đường? - Trẻ tự trả lời… -Đó là những loại xe nào? -……… -Nghe vẻ nghe ve… “Xe 2 bánh Chạy bon bon Kêu kính coong Cho người tránh” -Cô có tranh xe gì? -“xe đạp” -Để chỉ xe đạp cô cũng ghép được từ “xe đạp ” -Cô ghép từ, đọc từ 2 lần -Lớp đọc -Bạn nào giỏi lên tìm cho cô chữ cái học rồi? -Trẻ tìm e, đ, a... theo yêu cầu của cô IV/ HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI: Cả lớp làm máy bay ù ù…đến bàn ngồi thực hiện trên quyển tập tô TUẦN 27: CHỦ ĐIỂM: MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN VÀ QUI ĐỊNH GIAO THÔNG CĐ NHÁNH 2: BÉ HỌC LUẬT GIAO THÔNG PHÁT TRIỂN THẨM MĨ ĐƯỜNG EM ĐI GIÁO VIÊN : Lý Kim Dung NGÀY DẠY : Thứ sáu / 18 / 03 / 2011 LỚP : LÁ 3 I/ YÊU CẦU - Cháu mạnh dạn, tự tin vận động khi thể hiện bài hát - Cháu nghe trọn vẹn bài hát cô hát... nhân hát xen kẽ nhau - ……… Trẻ chú ý lắng nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô - Cháu chơi theo yêu cầu của (Nhận xét tuyên dương cháu.) cô IV- HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Cùng cô vào góc nghệ thuật vẽ, cắt dán, xếp các PTGT KÝ DUYỆT TUẦN 27 ... đọc xen kẽ (cô sửa sai cho trẻ) thẻ chữ cái to và phát âm Cho trẻ phát âm - Có 1 nét cong tròn và 1 - Các con xem chữ cái q có những nét gì? nét thẳng đứng -…… - Cho trẻ phát âm lại 2 chữ cái p-q * So sánh p-q - Giống: đều có 1 nét thẳng - Giống nhau? đứng và 1 nét cong tròn? - Khác: + p có nét cong - Khác nhau? tròn phía bên phải + q có nét cong tròn phía bên trái HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi với chữ cái . THÔNG CĐ NHÁNH 2: MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG PHÁT TRIỂN THẨM MĨ XÉ DÁN THUYỀN TRÊN BIỂN GIÁO VIÊN : Lý Kim Dung NGÀY DẠY : Thứ ba /15 / 03 / 2011 LỚP : LÁ 3 I/ YÊU CẤU - Trẻ biết xé dán thuyền. tranh xé dán gì? - Con thấy các thuyền có gì khác nhau? - Tại sao lại có thuyền to thuyền nhỏ? Thuyền to cô dán nơi nào trang giấy? Thuyền nhỏ cô dán nơi nào trang giấy? - À, thuyền to cô dán gần. quyển toán Trẻ tô tranh theo yêu cầu của quyển toán. TUẦN 27: CHỦ ĐIỂM: MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN VÀ QUI ĐỊNH GIAO THÔNG CĐ NHÁNH 2: BÉ HỌC LUẬT GIAO THÔNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ LÀM QUEN p-q GIÁO VIÊN

Ngày đăng: 16/05/2015, 14:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w