BÀI TẬP CÁ NHÂN TUẦN SỐ 2 Đề bài: Phân tích điều 3 Luật phá sản 2004. Bài làm. Trong nền kinh tế tập trung ở Việt Nam, khái niệm phá sản dường nh còn rất xa lạ. Đặc trưng của nền kinh tế này là thừa nhận nguyên tắc Nhà nước lãnh đạo nền kinh tế. Chủ thể kinh tế chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh được Nhà nước thành lập và tài sản thuộc sở hữu Nhà nước. Các doanh nghiệp này không có quyền chủ động trong hoạt động kinh doanh, mọi hoạt động trong quá trình kinh doanh từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đều theo kế hoạch của Nhà nước và cũng không có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Như vậy trong nền kinh tế không có sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, không có sự tự do kinh doanh, tức là không có đầy đủ các tiền đề kinh tế pháp lý để tạo ra sự cạnh tranh thực sự trên thương trường. Trong điều kiện cần thiết, Nhà nước quyết định thành lập ra các doanh nghiệp nhà nước và chỉ đạo, điều hành sự hoạt động của nó. Khi doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ, Nhà nước điều tiết bằng cách hoặc làm bù lỗ bằng tiền ngân sách để doanh nghiệp tiếp tục tồn tại hoặc là chấm dứt sự tồn tại của nó bằng cách ra quyết định giải thể. Trong hoàn cảnh nh vậy, không thể có phá sản và do đó không thể có pháp luật về phá sản. Phá sản đã có từ rất lâu, nhưng với tư cách là một hiện tượng phổ biến thì nó chỉ xuất hiện trong nền kinh tế thị trường. Thực chất doanh nghiệp còng nh các thực thể xã hội khác, doanh nghiệp cũng có quá trình sinh ra, phát triển và diệt vong. Điều đó hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh tồn của các sự vật hiện tượng. Và dưới sự tác động của các quy luật cạnh tranh, một số doanh nghiệp mạnh dần lên chiếm lĩnh thị trường, ngược lại một số doanh nghiệp khác yếu dần đi, sản xuất kinh doanh đình đốn, nợ nần chồng chất, đi tới chỗ mất khả năng chi trả các nghĩa vụ tài chính của mình và thực chất đã lâm vào tình trạng phá sản. Hơn nữa, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, cái mà doanh nghiệp thu được là lợi nhuận nhưng đồng thời doanh nghiệp cũng phải chịu những rủi ro có thể dẫn đến mất khả năng chi trả dẫn đến phá sản. Vậy vấn đề đặt ra là: “Khi nào doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản?”. Điều 3 Luật phá sản 2004 quy định về doanh nghiệp hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản: “Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản”. Nh vậy, doanh nghiệp hay hợp tác xã được coi là lâm vào tình trạng phá sản khi có hai điều kiện sau đây: - Có các khoản nợ đến hạn. - Chủ nợ đã yêu cầu thanh toán nhưng doanh nghiệp hay hợp tác xã không có khả năng thanh toán. Các khoản nợ đến hạn là các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần (chỉ tính phần không có bảo đảm) đã rõ ràng, được các bên xác nhận, có đầy đủ giấy tờ tài liệu để chứng minh và không có tranh chấp. Dấu hiệu thứ hai là: doanh nghiệp hay hợp tác xã mất khả năng thanh toán các món nợ đến hạn của mình. Đây là dấu hiệu đặc biệt và cơ bản để chỉ doanh nghiệp hay hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Nghiên cứu dấu hiệu mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, về phương diện lý luận cũng như thực tiễn cần xem xét một số khía cạnh cụ thể sau: - Thứ nhất: mất khả năng thanh toán không có nghĩa là doanh nghiệp hoàn toàn khánh kiệt tài sản. Doanh nghiệp có thể còn rất nhiều tài sản mà vẫn mất khả năng thanh toán, chỉ vì tài sản đó không thể bán được, cho nên doanh nghiệp không có tiền để thanh toán các khoản nợ. - Thứ hai: mất khả năng thanh toán không chỉ là hiện tượng doanh nghiệp không thanh toán được nợ mà nó còn thể hiện doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng tài chính tuyệt vọng, có nghĩa là không thể trả được nợ, không có lối thoát, trừ khi có sự can thiệp của Toà án hoặc sự giúp đỡ của các chủ nợ. - Thứ ba: đối với các doanh nghiệp tư nhân, nếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh có giao kết bất kỳ hợp đồng nào mà sau đó phát sinh ra các khoản nợ thì những khoản nợ đó được coi là cơ sở để đánh giá tình trạng phá sản của doanh nghiệp. - Thứ tư: pháp luật không quy định cụ thể mất khả năng thanh toán bao nhiêu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản, bởi vì tình hình tài chính trong các doanh nghiệp là rất khác nhau. - Thứ năm: bản chất của việc mất khả năng thanh toán có thể không trùng với biểu hiện ra bên ngoài là trả được nợ hay không. Ở mỗi nước khác nhau, do xuất phát từ điều kiện kinh tế – xã hội khác nhau, cách xác định doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản với dấu hiệu đặc trưng là mất khả năng thanh toán là khác nhau. Có nước khi xác định tình trạng phá sản ngoài yếu tố chung cơ bản, thiết yếu là mất khả năng thanh toán nợ đến hạn còn phải có thêm một dấu hiệu nữa là thời hạn chậm thanh toán. Ví dụ theo Điều 3 Luật phá sản của Cộng hoà Liên bang Nga năm 2002 thì các thể nhân, pháp nhân chỉ bị coi là đã lâm vào tình trạng phá sản nếu sau 03 tháng, kể từ ngày đến hạn phải trả mà họ không trả được các món nợ đến hạn đó.Sự quy định thêm về thời hạn chậm thanh toán có ý nghĩa nhất định, nhằm khẳng định thêm tính trầm trọng của tình trạng mất khả năng thanh toán của con nợ. Ngoài ra một số nước còn bổ sung thêm một dấu hiệu nữa vào khái niệm tình trạng phá sản là con nợ không thể thanh toán được một khoản tiền tối thiểu nào đó. Ví dụ theo Luật phá sản của Singapore năm 1999 con nợ sẽ bị áp dụng thủ tục phá sản khi không trả được số nợ đến hạn Ýt nhất là 5.000$ Singapore, theo Luật phá sản của Cộng hoà Liên bang Nga năm 2002 thì số tiền đó đối với pháp nhân là không dưới 100.000 rúp và đối với cá nhân là không dưới 10.000 rúp (Điều 6), ở Mỹ số tiền này là không dưới 10.000USD. Mục đích của việc quy định này nhằm khuyến khích các chủ nợ và con nợ tự tìm cách giải quyết êm thấm các vụ tranh chấp có quy mô nhỏ bằng những hình thức khác thay vì đưă ra Toà để giải quyết theo thủ tục phá sản nhằm giúp tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc cho các đương sự và Nhà nước. Tóm lại, phá sản là khái niệm dùng để chỉ doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản với dấu hiệu đặc trưng là mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản chưa hẳn đã bị phá sản. Doanh nghiêp lâm vào tình trạng phá sản chỉ được coi là bị phá sản khi đã tiến hành thủ tục tuyên bố phá sản. BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG HOÀN THÀNH CÔNG TRÌ . BÀI TẬP CÁ NHÂN TUẦN SỐ 2 Đề bài: Phân tích điều 3 Luật phá sản 2004. Bài làm. Trong nền kinh tế tập trung ở Việt Nam, khái niệm phá sản dường nh còn rất xa lạ. Đặc trưng của nền. ra là: “Khi nào doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản? ”. Điều 3 Luật phá sản 2004 quy định về doanh nghiệp hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản: “Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng. nghiệp lâm vào tình trạng phá sản chưa hẳn đã bị phá sản. Doanh nghiêp lâm vào tình trạng phá sản chỉ được coi là bị phá sản khi đã tiến hành thủ tục tuyên bố phá sản. BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG