Trong thực tiễn, xem những câu hỏi từ người cần tư vấn, chúng ta sẽ gặp các dạng như sau: Tôi và anhchị A là vợ chồng, có đăng ký kết hôn, tài sản chung gồm....nhưng chỉ do anhchị A đứng
Trang 1Xác định tài sản chung của vợ chồng trên cơ sở phân tích điều 27 luật HNGĐ 2000
và các QPPL hướng dẫn
LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta thường nghe nhiều người giải thích về tài sản chung của vợ chồng như
sau: Tài sản mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng
Nhưng:
- Thế nào là tài sản mà vợ chồng có được sau khi kết hôn?
- Cách giải thích đó có đúng quy định pháp luật không?
Dù đã quan tâm nghiên cứu, chúng tôi vẫn chưa tìm thấy ở đâu đó một cách giải thích rõ ràng, chính xác và khoa học: như thế nào là tài sản chung của vợ chồng? Tại nhà trường, khi học môn HNGĐ, không có bài tập tình huống nào xác định cáctrường hợp nào là tài sản chung? Đề bài chỉ giả thiết dưới dạng tương tự như sau:
" A và B là vợ chồng, có tài sản chung là " và sinh viên cứ thế mà chia đôi Các giáo trình của Trường Đại học Luật Tp HCM, Đại học Luật Hà Nội vẫn chưa giải quyết triệt để vấn đề này
Trong thực tiễn, xem những câu hỏi từ người cần tư vấn, chúng ta sẽ gặp các dạng như sau: Tôi và anh(chị) A là vợ chồng, có đăng ký kết hôn, tài sản chung
gồm nhưng chỉ do anh(chị) A đứng tên (chẳng rõ tài sản đó có phải là tài sản chung hay không, nhưng người đặt câu hỏi luôn xác định là tài sản chung theo tư duy chủ quan của họ)
Và câu trả lời của người tư vấn thường gặp như sau: Theo quy định tại điều 27 luậtHNGĐ 2000, tài sản chung của vợ, chồng gồm (trích dẫn nguyên văn điều 27), ngoài ra, khoản 3 điều 5 Nghị định 70/2001CP cũng quy định(trích dẫn nguyên văn) Do đó, tài sản trên có được trong thời kỳ hôn nhân nên là tài sản chung của
vợ chồng, anh và chị cứ yên tâm, thế nào tòa cũng chia đôi và từ "có được" được hiểu là "phát sinh sau khi kết hôn"
Học thuyết "tài sản mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung" đã và đang rất phát triển dù khi áp dụng, người xử lý sự việc luôn cảm thấy hình như có điều gì bất ổn
Xét ví dụ:
Giả sử một ngày sau khi đăng ký kết hôn, chị A mua căn nhà, có phải là tài sản chung không? Có người bảo rằng: thời gian một ngày thì ngắn quá, chắc là chưa đủ
Trang 2để kết luận là tài sản chung đâu, thế thời gian bao lâu mà "có được" thì có thể gọi
là tài sản chung của vợ chồng? Nếu câu trả lời "chắc phải độ hơn một năm, hai năm gì đó", thì có người sẽ chỉ ra: hình như có căp vợ chồng nọ sống với nhau bốn năm, có hai con mà vẫn ở nhà thuê Vậy thì mười năm cho chắc ăn, nhưng có những người cả đời vẫn không có tiền mua nhà Ví dụ trên cho thấy: học thuyết
"Tài sản mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung" đã có những bất cập như sau:
01- Hoàn toàn không được ghi nhận tại các QPPL của luật HNGĐ 1986, 2000 - Cụthể hơn là không được ghi nhận tại điều 27 luật HNGĐ 2000
02- Đã gặp những bế tắc về mặt lý luận khi áp dụng vào nhiều tình huống thực tiễnkhi đối chiếu với nguyên lý "nhà nước bảo đảm tính hợp lý của điều luật"
Luật HNGĐ 2000 bắt đầu có hiệu lực từ 01-01-2001, nhưng cách áp dụng và giải quyết sự việc không khác gì so với cách áp dụng trong giai đoạn luật HNGĐ 1986
có hiệu lực Câu hỏi đặt ra: tại sao luật đã thay đổi mà cách áp dụng pháp luật để giải quyết sự việc không thay đổi?
Phân tích về ngôn ngữ:
- Tài sản mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn gồm:
+ Tài sản chungcủa vợ chồng
+ Tài sản riêngcủa vợ hoặc chồng
+ Và những tài sản không có nguồn thuộc quy định tại khoản 1 điều 32 và cũng không thuộc quy định tại khoản 1, khoản 3 điều 27 luật HNGĐ 2000
- Tài sản chungcủa vợ chồng là những tài sản được quy định tại điều 27 luật
Nội dung của đề tài hướng đến việc đưa ra một phương pháp đọc luật nhằm quán
Trang 3triệt chuẩn xác ý chí nhà làm luật, qua đó lồng ghép chế định tài sản chung của vợ chồng được ghi nhận tại điều 27 luật HNGĐ như một ví dụ sinh động, vì điều 27 luật HNGĐ 2000 có thể là một trong những điều khó hiểu nhất của hệ thống luật Việt Nam.
Án ly hôn trong thời gian qua biến động theo chiều hướng gia tăng phải tính đến những điều nêu trong bài viết này cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng, và sự hiểu chưa đúng về chế định tài sản chung của vợ chồng cũng đang gópphần đe dọa đến sự bình yên của quan hệ hôn nhân gia đình
Trên cơ sở làm rõ ý nghĩa của điều 27 luật hôn nhân gia đình năm 2000, đề tài hướng đến việc xây dựng một nhận thức đúng đắn về chế định tài sản chung của
vợ chồng trên cơ sở những lý luận của khoa học pháp lý Xác định chính xác các hình thức sở hữu hiện có trong quan hệ hôn nhân theo quy định pháp luật và thực tiễn, tránh tình trạng ngộ nhận về tính chung, riêng của tài sản là tiền đề làm phát sinh những sự rạn nứt, tranh chấp phi lý và trái pháp luật trong quan hệ hôn nhân gia đình
XEM XÉT VÀ PHÂN TÍCH MỘT BÀI VIẾT GIẢI THÍCH VỀ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG, ĐẶC TRƯNG CHO CÁCH HIỂU VỀ TÀI SẢN
CHUNG CỦA VỢ CHỒNG HIỆN NAY
Nguyên tắc suy đoán tài sản chung trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt
Nam và Luật Dân sự Pháp.
Vấn đề tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng là lĩnh vực luôn xảy ra nhiều tranh chấp trong thực tiễn, đặc biệt là khi vợ chồng phát sinh các mâu thuẫn Một nguyên tắc góp phần giải quyết tốt các tranh chấp này được ghi nhận trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Nguyên tắc này chưa có trong các Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, 1986), đó là nguyên tắc suy đoán tài
sản chung
Quan hệ tài sản giữa vợ chồng, hay chính xác hơn là chế độ pháp lý về tài sản giữa
vợ chồng là lĩnh vực thường xảy ra nhiều tranh chấp trong thực tiễn, nên cần phải
Trang 4có một cơ chế pháp lý hoàn chỉnh và phù hợp để giải quyết tốt những tranhchấp.Luật Hôn nhân và gia đình (Luật HNGĐ) năm 2000 cũng như Luật HNGĐnăm 1986 của Việt Nam thừa nhận sự cùng tồn tại của ba khối tài sản trong thời kỳhôn nhân của vợ chồng: tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ và tài sảnriêng của chồng Trong đó, khối tài sản chung của vợ chồng được người làm luậtdành nhiều sự quan tâm, bảo vệ; một trong những công cụ hữu hiệu để bảo vệ khối
tài sản chung (người viết tạm đặt tên) là nguyên tắc suy đoán tài sản chung (a)1 Luật HNGĐ năm 2000 quy định tại khoản 3 Điều 27: Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng
thì nó sẽ được suy đoán là tài sản chung (b)
Vấn đề xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được quy định tương đối
cụ thể trong Luật HNGĐ, tuy nhiên, trong thực tiễn, một khi đời sống chung giữa
vợ chồng càng kéo dài thì các tài sản sẽ có xu hướng không thể tránh khỏi là lẫnlộn với nhau, đặc biệt khi vợ chồng xác lập nhiều các giao dịch liên quan đến tàisản Do đó, không phải lúc nào nguồn gốc của tài sản cũng có thể xác định đượctheo các quy định về việc xác định tài sản chung (Điều 27) và tài sản riêng (Điều
32)
Trong bối cảnh đó, quy định về việc suy đoán tài sản chung mà người làm luật đặt
ra trong khoản 3 Điều 27 có ý nghĩa như một nguyên tắc có tính chất định hướngtrong việc giải quyết các tranh chấp giữa vợ chồng với nhau về nguồn gốc tàisản
(c) Tuy nhiên, với tư cách là một nguyên tắc suy đoán, tác dụng của nguyên tắc này chỉ dừng lại ở chỗ thiết lập một sự suy đoán, không có ý nghĩa khẳng định chắc chắn tất cả tài sản trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của
vợ chồng.(d) PHÂN TÍCH:
*Vấn đề thứ nhất: nguyên tắc suy đoán tài sản chung:
Trong khoa học pháp lý không ghi nhận nguyên tắc này, và tác giả đã thừa nhận
“một trong những công cụ hữu hiệu để bảo vệ khối tài sản chung (người viết tạm
đặt tên) là nguyên tắc suy đoán tài sản chung” (a)
*Vấn đề thứ hai: sự trích dẫn điều luật không bảo đảm tính nguyên văn của QPPL
Trang 5Tác giải bài viết cho rằng luật HNGĐ năm 2000 quy định tại khoản 3 Điều 27:
“Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ chồng đang có
tranh chấp là tài sản riêng thì nó sẽ được suy đoán là tài sản chung.” (b)
Trong khi đó, nguyên văn của khoản 3 điều 27 luật HNGĐ 2000 như sau:
“Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang cótranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.”
Đây là lỗi nghiêm trọng: giải thích luật không bảo đảm sự nguyên văn của QPPL
*Vấn đề thứ ba: hiệu quả của phương pháp
“Tác dụng của nguyên tắc này chỉ dừng lại ở chỗ thiết lập một sự suy đoán, không có ý nghĩa khẳng định chắc chắn tất cả tài sản trong thời kỳ hôn nhân
đều là tài sản chung của vợ chồng.”(d)
Lỗi: đưa ra phương pháp nghiên cứu không được ghi nhận trong các tư liệu khoahọc pháp lý, hậu quả của việc áp dụng nguyên tắc không thể có một kết luận chính
xác về đối tượng cần nghiên cứu
Chương I ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
I- NHỮNG TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN:
Trường hợp 1: Trước khi kết hôn, chị A được gia đình cho một căn nhà để có nơi
cư trú, và chị A đã lập chủ quyền đứng tên mình Chung sống với anh B được hơn
15 năm, hai vợ chồng có thêm 03 người con Lấy cớ cần dời nhà để có điều kiện sinh hoạt thuận lợi hơn, anh B đã yêu cầu chị A phải bán căn nhà của mình, mua một căn nhà khác trong hẻm (từ đó có khoản chênh lệch) Với tư duy: “có được sau khi kết hôn là tài sản chung”, anh A cho rằng trong khoản chênh lệch đó mình
sẽ có một nửa và khi làm giấy chủ quyền căn nhà mới, mình sẽ được đứng tên chung vì “có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng” Chị B không đồng ý bán căn nhà trên và hai vợ chồng phát sinh mâu thuẫn gay gắt.
Trường hợp 2: Sau khi kết hôn vài tháng, gia đình anh A cho anh A một căn nhà
và anh A đã đăng ký QSH chỉ ghi tên anh A, anh A đã đưa chị B là vợ về chung sống tại căn nhà nêu trên Chị B đưa mẹ ruột của mình về ở chung vì chị B là con
Trang 6duy nhất trong gia đình Trong thời gian sống chung này, giữa anh A và mẹ chị B phát sinh nhiều mâu thuẫn, bà mẹ đã tác động xấu đến quan hệ vợ chồng và khiến cho quan hệ ngày càng rạn nứt và cuối cùng, chị B nộp đơn yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn với anh A Trong khi tòa đang thụ lý, cho rằng: “có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng” và đang nuôi con thì tòa sẽ giao nhà, nghe lời
mẹ, chị B đã cùng bà mẹ bóp khóa không cho anh A vào ở nữa để chờ tòa án giải
quyết.
Trường hợp 3: Sau khi kết hôn, bằng tiền riêng do gia đình cho, chị A đã mua một
căn nhà trị giá 50 lượng vàng, trong quá trình chung sống, anh B và chị A tích lũy được 10 lượng vàng nữa, hai vợ chồng đã bán căn nhà cũ được 80 lượng vàng và gộp chung với số tiền tích lũy mau căn nhà mới giá 90 lượng Thời gian sau hai bên phát sinh mâu thuẫn, cùng đưa nhau đến tòa án giải quyết ly hôn đồng thời với yêu cầu phân chia tài sản của anh A Xem xét sự việc, kết hợp sự kiện giấy chứng nhận QSH căn nhà mới, phát sinh sau khi đăng ký kết hôn,Thẩm phán ra bản án ly hôn, đồng thời chia đôi căn nhà trên với lý do đây là tài sản chung vì có
được trong thời kỳ hôn nhân.
Trường hợp 4: Sau khi kết hôn được ba năm với chị B, do có nhu cầu thay đổi chổ
ở, anh A đã bán căn nhà đã mua trước khi đăng ký kết hôn của mình để mua căn nhà khác, hai căn nhà có giá trị ngang nhau (tiền bán căn thứ nhất vừa đủ mua căn thứ hai), do là tài sản riêng nên anh A vẫn đăng ký quyền sở hữu chỉ có một mình, địa phương cũng không yêu cầu chị B làm cam kết.Một thời gian sau, giữa anh A và chị B phát sinh mâu thuẫn, chị B phát đơn yêu cầu giải quyết ly hôn đến tòa án, đồng thời yêu câu chia đôi căn nhà nói trên vì cho rằng đây là tài sản có được sau khi kết hôn nên phải là tài sản chung Thẩm phán thụ lý vụ án đã lập biên bản hòa giải không thành, đưa vụ án ra xét xử Bản án tuyên chia đôi căn nhà với lý do: căn nhà trên là tài sản có được sau khi kết hôn nên là tài sản chung của
vợ chồng.
Trường hợp 5: Sáu tháng sau khi kết hôn với chị B, anh A đã được gia đình cho
riêng một khoản tiền để mua một căn nhà Trong thời gian này, chị B cũng dùng tiền riêng của mình để mua một lô đất Do tiền riêng của mỗi bên nên tài sản của
ai thì người đó đứng tên.Chị B đã bán lô đất của mình để mua một lô khác rộng hơn Trong khi làm thủ tục mua bán, UBND yêu cầu anh A cũng phải ký tên trên
Trang 7giấy mua bán vì cho rằng đây là tài sản có trong thời kỳ hôn nhân Chị B sử dụng
số tiền bán lô đất để mua lô đất mới có vị trí tốt hơn và cũng đứng tên một mình Nhận thấy việc mua bán tài sản luôn được yêu cầu vợ hoặc chồng cũng phải cùng
ký tên, gia đình anh A và anh A cho rằng có được sau khi kết hôn là tài sản chung, không kể tiền mua tài sản có từ đâu Gia đình anh A và anh A yêu cầu chị B ký giấy xác nhận căn nhà trên là tài sản riêng của anh A Để tránh mất lòng gia đình chồng, chị B đã xác nhận theo yêu cầu Thời gian sau thị trường lên cơn sốt đất, lô đất của chị B có vị trí tốt nên giá lên gấp ba lần, gia đình anh A yêu cầu chị B nên đăng ký lại cho anh đứng tên chung vì đây là tài sản có được trong thời kỳ hôn nhân, chị B không đồng ý, hai bên phát sinh mâu thuẫn Sự kiện được anh A khởi
kiện ly hôn và đòi chia lô đất của chị B.
Các trường hợp trên cho thấy sự hiểu sai về chế định tài sản chung của vợ chồng
đã làm phát sinh những mâu thuẫn đáng tiếc, có khả năng dẫn đến những hành viứng xử lệch chuẩn xã hội, hoặc người có thẩm quyền áp dụng pháp luật dựa vào đó
để ra những phán quyết không phù hợp với tính khách quan của sự việc, vi phạmnguyên tắc nhà nước bảo đảm tính hợp lý của điều luật và xâm phạm đến quyền vàlợi ích chính đáng của công dân.Tư duy “tài sản mà vợ, chồng có được trong thời
kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng” được trích xuất từ điểm 3b khoản 3Nghị quyết 02-2000 của HĐTP TAND tối cao kèm với sự giải thích độc lập, khôngliên kết với điều 27 luật HNGĐ 2000 đã có tác động bóp méo luật nên bộc lộnhững mâu thuẫn về lý luận và thể hiện sự bất hợp lý trong thực tiễn
Trường hợp 6: VD sau đây cho thấy việc chứng minh về nguồn mua tài sản không
phải là vấn đề đơn giản
Nếu có người có quyền nói với người tiến hành TTDS rằng: bây giờ kính mong các
vị chứng minh chiếc đồng hồ mà các vị đeo trên tay là tài sản riêng của các vị
bằng cách:
- Đưa ra chứng cứ về nguồn tiền mua chiếc đồng hồ
- Có giấy chứng nhận chiếc đồng hồ đó là do quý vị mua Nếu vị nào không chứng minh được thì chiếc đồng hồ sẽ bị tịch thu
Thì chắc là sẽ phải tịch thu hết đồng hồ đeo trên tay của họ.
Ví dụ trên đã cho thấy rằng dù một vật giá trị không lớn, nhưng buộc phải chứngminh như cách người tiến hành TTDS vẫn thường hay làm đối với tranh chấp tàisản trong hôn nhân thì bản thân họ vẫn không có khả năng chứng minh được Do
Trang 8đó,đối với các loại tài sản có giá trị lớn, đòi hỏi thời gian tích lũy lâu dài thì sựchứng minh lại càng không thể được trong điều kiện mọi giao dịch về tài chínhkhông thông qua ngân hàng, và đây là cơ hội tốt cho những kịch bản chiếm đoạt tàisản dựa vào quan hệ hôn nhân hợp pháp.Câu hỏi đặt ra: tại sao nhà lập pháp lại đưa
ra một quy phạm khó thể thực hiện được trên thực tế và có khả năng làm phát sinh
nhiều hệ lụy tiêu cực?
Trường hợp 7: cũng là GCN QSH ghi tên một bên vợ hoặc chồng nhưng khi thì
được công nhận là chứng cứ, khi thì bị bác bỏ?
Anh A và chị B là vợ chồng, bằng tiền riêng, chị B đã mua một căn nhà và hiển nhiên theo quy tắc ứng xử thông thường, chị B đứng tên một mình Giả sử: + Có người thứ ba (C), từ bên ngoài cho rằng: C cũng có phần trong căn nhà trên, C khởi kiện và được tòa địa phương thụ lý – Với GCN QSH nhà do chị B xuất trình, tòa án công nhận đó là chứng cứ và xác định căn nhà trên là của chị B + Bây giờ người khởi kiện tranh chấp tài sản là A, chồng của B, sự việc cũng được chính tòa án đó thụ lý – Với GCN QSH nhà do chị B xuất trình, tòa án không công nhận đó là chứng cứ và xác định căn nhà trên là tài sản chung của anh A và chị B.
Vấn đề phát sinh về mặt lý luận: tại sao trong trường hợp thứ nhất, GCN QSH trênđược xem là chứng cứ, còn trong trường hợp thứ hai, cũng vẫn tờ GCN QSH trên
nhưng không được công nhận là chứng cứ? Cơ sở lý luận?
Trường hợp thứ 8: tư duy “ có được sau khi kết hôn là tài sản chung” đã gặp bế
tắc về lý luận
.Anh A có một khoản tiền riêng trước khi kết hôn, sau ngày ĐKKH ba tháng: + Anh A đem số tiền trên về bỏ vào trong tủ, số tiền trên là tài sản riêng của anh A
vì đó là tài sản có trước khi kết hôn.
+ Cũng với số tiền trên, anh A lấy từ trong tủ ra và mua nhà, theo lý thuyết “có được sau khi kết hôn là tài sản chung”, căn nhà trên lập tức trở thành tài sản
chung của vợ chồng.
Vấn đề cần giải quyết về mặt lý luận: tại sao tính khách quan QSH thay đổi tùytheo loại tài sản mà nguồn tạo lập tác động? Điều này có trái với nguyên tắc xáclập quyền sở hữu quy định trong bộ luật dân sự không? Cơ sở lý luận ?
Rõ ràng là "học thuyết": có được sau khi kết hôn là tài sản chung đã gặp nhiều bếtắc về mặt lý luận và vi phạm nguyên tắc: nhà nước bảo đảm tính hợp lý của điều
Trang 9luật khi áp dụng vào thực tiễn.
Trên cơ sở nghiên cứu điều 27 luật HNGĐ 2000, bằng các phương pháp cơ bảncủa khoa học pháp lý, chúng tôi sẽ làm rõ nghĩa của QPPL đúng với ý chí nhà làmluật, tránh tình trạng bóp méo ý nghĩa của QPPL, sử dụng quan hệ hôn nhân hợppháp như một điều kiện để tạo ra sự tranh chấp giả tạo nhằm chiếm tài sản riêng
công dân
II- CƠ SỞ LÝ LUẬN
Như đã nêu, điều 27 luật HNGĐ 2000 (ngày 09/06/2000) là một trong những quy
phạm pháp luật có thể gây ra cho người đọc những cách hiểu khác nhau khi giảiquyết một sự việc cụ thể, để tránh tình trạng trên, một số nguyên tắc cần được áp
dụng khi đọc và phân tích QPPL:
1- Các nguyên tắc cơ bản
Khi nghiên cứu các quy phạm pháp luật cụ thể, cần tuân thủ các quy định sau đây:
- Bảo đảm tính nguyên văn của điều luật: khi đọc và giải thích QPPL, không được
thêm câu, từ, dấu phân cách vào điều luật
- Tuân thủ quy tắc văn phạm: hiểu điều luật theo đúng quy tắc văn phạm của ngôn
ngữ viết
- Xem xét tính hệ thống: cách giải thích về điều luật phải bảo đảm nguyên tắc
thống nhất của hệ thống luật Việt Nam
Cơ sở pháp lý của nguyên tắc này là khoản 1 điều 3 Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật:
Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp
luật trong hệ thống pháp luật.
- Tuân thủ quy tắc lịch sử: đôi khi, để hiểu được điều luật, cần phải hiểu sự phát
triển của ngành luật, bộ luật qua từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử
- Tuân thủ quy tắc giá trị pháp lý trong hệ thống VB QPPL: hiến pháp có giá trị
pháp lý cao hơn luật, luật cao hơn nghị định, nghị quyết…….khi sử dụng quyphạm có giá trị pháp lý thấp giải thích, áp dụng quy phạm có giá trị pháp lý caohơn thì không được vận dụng sai lệch ý nghĩa, mục đích của quy phạm được giải
thích, áp dụng
Cơ sở pháp lý của nguyên tắc này là khoản 2 điều 83 Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật: Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định
Trang 10khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
Ngoài ra, cần bảo đảm quy tắc mang tính nguyên lý khi áp dụng pháp luật để giảiquyết tình huống cụ thể là: cần kiểm tra lại cách tư duy về điều luật phải phù hợp
nguyên tắc nhà nước bảo đảm tính hợp lý của điều luật khi áp dụng vào thực tiễn.
2- Phương pháp nghiên cứu:
a- Làm rõ nghĩa của QPPL bằng sự kết hợp quy tắc văn phạm với cấu trúc
câu, từ:
- Bảo đảm tính nguyên văn của QPPL
- Giải thích điều luật trên cơ sở tuân thủ đúng quy tắc văn phạm về cấu trúc câu, từ
- Các từ chưa rõ trong điều luật, cần được giải thích theo đúng ý chí nhà lập phápbằng sự viện dẫn các QPPL hướng dẫn đồng thời với việc kiểm tra sự đúng đắn
của văn bản hướng dẫn với ý nghĩa điều luật
- Các từ chưa rõ không có văn bản hướng dẫn, cần được xác định đúng nghĩa theoquy tắc văn phạm, kết hợp với giải thích theo ngữ cảnh, đồng thời bảo đảm khônglàm thay đổi nghĩa ban đầu của QPPL nghiên cứu và không mâu thuẫn với các
- Làm rõ ý nghĩa của QPPL sau khi nghiên cứu
- Kiểm tra lại tính đúng đắn, hợp lý của cách tư duy về điều luật, xác định không
có sự mâu thuẫn với các QPPL liên quan khác
c- Sử dụng kiến thức logic học để tìm ra quy tắc hiển nhiên đúng tuy chưa được
QPPL ghi nhận cụ thể, giải thích quy phạm pháp luật khi áp dụng không tạo ra sự