1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỪ CÁC KHOẢN VAY NỢ Ở VIỆT NAM

20 945 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 116,5 KB

Nội dung

Trong nền kinh tế thị trường, để duy trì hoạt động và đảm bảo việc thực hiện các chức năng của hệ thống cơ quan Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của xã hội, Nhà nước cần phải có những nguồn thu nhất định

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 1

I – QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỪ CÁC KHOẢN VAY NỢ Ở VIỆT NAM 1

1 Nội dung quy định của pháp luật về thu ngân sách từ vay nợ trong nước 1

1.1 Trái phiếu Chính phủ 1

1.2 Trái phiếu chính quyền địa phương 5

2 Nội dung quy định của pháp luật về thu ngân sách từ vay ngoài nước 6

2.1 Các hình thức vay 6

2.2 Cơ chế tài chính sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ 8

II- MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỪ CÁC KHOẢN VAY NỢ Ở VIỆT NAM 9

1 Thực tiễn thu Ngân sách nhà nước từ các khoản vay nợ của Việt Nam 9

Trang 2

2 Một số giải pháp góp phần hoàn thiện nguồn thu ngân sách từ các khỏan vay

nợ ở Việt Nam 11

PHẦN KẾT LUẬN 12 Tài liệu tham khảo……… 13

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, để duy trì hoạt động và đảm bảo việc thực hiện các chức năng của hệ thống cơ quan Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của xã hội, Nhà nước cần phải có những nguồn thu nhất định Trong số các nguồn thu của Nhà nước thì khoản thu từ vay nợ góp phần đáng kể vào việc cân đối thu - chi, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, giải quyết kịp thời sự thâm hụt trong ngân sách nhà nước(Điều 8 Luật ngân sách nhà nước năm 2002) Quy định về các khoản thu ngân sách nhà nước từ vay nợ được đề cập trong rất nhiều văn bản pháp luật Trong phạm vi bài tập, nhóm chúng em chỉ xin đề cập tới những văn bản quan trọng nhất như: Luật Ngân sách nhà nước 2002, Luật quản

lý nợ công năm 2009, Nghị định 141/2003/NĐ-CP về việc phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính Phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương, Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2005 Ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài và một số văn bản pháp luật khác có liên quan

Trang 3

I – QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

TỪ CÁC KHOẢN VAY NỢ Ở VIỆT NAM

1 Nội dung quy định của pháp luật về thu ngân sách từ vay nợ trong nước

Nhà nước thực hiện việc vay trong nước thông qua các hình thức khác nhau như thông qua phát hành công cụ nợ và ký kết thỏa thuận vay Việc vay có thể bằng nội tệ, ngoại tệ, vàng hoặc hàng hóa quy đổi sang nội tệ hoặc ngoại tệ (Điều 19 Luật quản lý nợ công 2009) Tuy nhiên, trong phạm vi bài làm nhóm chỉ đề cập tới các khoản vay chủ yếu nhất, đó là các khoản vay bằng việc phát hành trái phiếu Chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương

1.1 Trái phiếu Chính phủ:

Khoản 17 Điều 3 Luật quản lý nợ công 2009 quy định: Trái phiếu chính phủ

là loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư cụ thể Cụ thể hơn,

Khoản 1 Điều 2 Nghị định 141/2003 giải thích trái phiếu Chính phủ là một loại chứng khoán nợ, do Chính phủ phát hành, có thời hạn, mệnh giá, lãi suất, xác nhận nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ đối với người sở hữu trái phiếu Trái phiếu Chính phủ gồm:

1.1.1) Tín phiếu Kho bạc

Tín phiếu kho bạc được quy định cụ thể từ Điều 18 đến Điều 21 Nghị định 141/2003 Theo đó, tín phiếu Kho bạc là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn dưới 01 năm do Kho bạc Nhà nước phát hành nhằm phát triển thị trường tiền tệ

và huy động vốn để bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước trong năm tài chính

Về phương thức phát hành, tín phiếu kho bạc được phát hành theo phương

thức đấu thầu Các đối tượng được tham gia đấu thầu là các tổ chức tín dụng theo Luật các tổ chức tín dụng; các công ty bảo hiểm, quỹ bảo hiểm, quỹ đầu tư hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, các chi nhánh quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Ngân hàng nhà nước Khối lượng và lãi suất tín phiếu Kho bạc hình thành

Trang 4

qua kết quả đấu thầu Bộ Tài chính có thể ủy thác cho Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại nhà nước phát hành, thanh toán tín phiếu Kho bạc

Về vấn đề sử dụng và thanh toán, toàn bộ khoản vay từ tín phiếu Kho bạc

được tập trung vào ngân sách Trung Ương để sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước Ngân sách Trung Ương bảo đảm nguồn thanh toán gốc, lãi tín phiếu Kho bạc khi đến hạn và chi phí tổ chức phát hành, thanh toán cho tổ chức nhận ủy thác phát hành

1.1.2) Trái phiếu Kho bạc

Trái phiếu Kho bạc được quy định từ Điều 22 đến 27 Nghị định 141/2003 Đây là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 01 năm trở lên, do Kho bạc Nhà nước phát hành để huy động vốn bù đắp thiếu hụt của ngân sách nhà nước theo

dự toán ngân sách nhà nước hàng năm đã được Quốc hội quyết định

Về phương thức phát hành, trái phiếu Kho bạc có thế được phát hành thông qua

một trong bốn phương thức: bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, đấu thầu qua thị trường giao dịch chứng khoán, bảo lãnh phát hành hay đại lý phát hành

Đối tượng có thể mua trái phiếu kho bạc rộng hơn rất nhiều so với đối tượng

tham gia đấu thầu tín phiếu kho bạc Bởi chủ thể mua trái phiếu kho bạc bao gồm cả các chủ thể ở đấu thầu tín phiếu kho bạc (ngoại trừ Ngân hàng Nhà nước) và các chủ thể khác như: các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế của Việt Nam, các tổ chức nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài làm việc, sinh sống hợp pháp tại Việt Nam Ngoài ra, pháp luật cũng quy định các đối tượng trên nếu mua trái phiếu theo phương thức đấu thầu qua thị trường giao dịch chứng khoán thì phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Về việc sử dụng và thanh toán tín phiếu kho bạc, toàn bộ tiền thu từ phát

hành trái phiếu Kho bạc đều phải tập trung vào ngân sách Trung Ương để sử

Trang 5

bảo đảm nguồn thanh toán gốc, lãi và phí cho việc tổ chức phát hành, thanh toán trái phiếu Kho bạc

Tùy từng trường hợp mà tổ chức đứng ra thanh toán khi trái phiếu kho bạc đến hạn là Kho bạc nhà nước; các tổ chức tín dụng, tài chính nhận được ủy thác của Bộ Tài Chính (Điều 27 Nghị định 141/2003)

1.1.3) Trái phiếu công trình Trung Ương

Trái phiếu công trình Trung Ương được quy định từ Điều 28 đến Điều 33 Nghị định 141/2003 Đây là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do Kho bạc Nhà nước phát hành, nhằm huy động vốn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cho các dự án thuộc nguồn vốn đầu tư của ngân sách Trung Ương, đã ghi trong kế hoạch nhưng chưa được bố trí vốn ngân sách trong năm

Khác với hai loại khoản vay ở trên, xuất phát từ mục đích của mình, việc phát hành trái phiếu công trình trung ương phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Công trình nằm trong danh mục đầu tư trọng điểm hàng năm của Chính phủ

- Phương án phát hành trái phiếu, kế hoạch sử dụng vốn vay và phương án hoàn trả nợ vay khi đến hạn được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề án do Bộ Tài chính chủ trì xây dựng

Về phương thức phát hành, loại trái phiếu này được phát hành theo 3 phương

thức: bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, đấu thầu hoặc bảo lãnh phát hành

Các chủ thể được tham gia mua trái phiếu công trình trung ương cũng giống

như các chủ thể tham gia mua trái phiếu kho bạc

Về việc sử dụng và thanh toán, các khoản vay từ trái phiếu công trình Trung

Ương được tập trung vào ngân sách trung ương để chi cho công trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Ngân sách Trung Ương bảo đảm việc thanh toán gốc, lãi và phí đối với trái phiếu công trình Trung Ương Các tổ chức có

Trang 6

thẩm quyền thanh toán trái phiếu kho bạc khi đến hạn cũng có thẩm quyền tổ chức thanh toán trái phiếu công trình trung ương khi đến hạn

1.1.4) Trái phiếu đầu tư

Trái phiếu đầu tư được quy định từ Điều 34 đến Điều 39 Nghị định 141/2003 Đây là loại trái phiếu Chính phủ, có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do các

tổ chức tài chính nhà nước, các tổ chức tài chính, tín dụng được Thủ tướng Chính phủ chỉ định phát hành nhằm huy động vốn để đầu tư theo chính sách của Chính phủ

Nguyên tắc phát hành trái phiếu đầu tư:

- Phát hành riêng cho từng mục tiêu kinh tế

- Tổng mức phát hành không vượt quá chỉ tiêu được Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho từng mục tiêu kinh tế hoặc cho từng năm cụ thể

- Phương án phát hành được Bộ Tài chính thẩm định

- Mức phát hành, thời điểm phát hành, mệnh giá, kỳ hạn của trái phiếu do tổ chức phát hành thống nhất với Bộ Tài chính thực hiện

(Điều 35 Nghị định 141/2003)

Phương thức phát hành, đối tượng tham gia mua trái phiếu đầu tư được thực hiện như trái phiếu công trình Trung Ương

Về việc sử dụng và thanh toán trái phiếu Tiền thu từ phát hành trái phiếu

đầu tư phải được theo dõi riêng và chỉ sử dụng cho mục tiêu kinh tế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Tổ chức có trách nhiệm thanh toán là tổ chức đã phát hành trái phiếu đó

1.1.5) Trái phiếu ngoại tệ:

Cơ sở pháp lý quy định về trái phiếu ngoại tệ là từ Điều 40 đến 44 Nghị định 141/2003 Trái phiếu ngoại tệ là loại trái phiếu Chính phủ, có kỳ hạn từ 1 năm

Trang 7

trở lên do Bộ Tài chính phát hành cho các mục tiêu theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ

Phương thức phát hành của trái phiếu ngoại tệ gồm bán lẻ qua hệ thống Kho

bạc Nhà nước và đấu thầu qua Ngân hàng Nhà nước Chủ thể tham gia mua trái phiếu ngoại tệ ở mỗi phương thức phát hàn khác nhau là khác nhau Cụ thể, chủ thể mua trong phương thức bán lẻ qua hệ thống kho bạc nhà nước sẽ giống với các chủ thể mua trái phiếu kho bạc Trong khi đó, chủ thể mua ở phương thức đấu thầu qua Ngân hàng Nhà nước lại chỉ là các tổ chức tín dụng

Việc phát hành trái phiếu ngoại tệ phải tuân thủ theo ba nguyên tắc Thứ

nhất, Trái phiếu ngoại tệ được phát hành theo từng đợt Bộ Tài chính xây dựng phương án phát hành cụ thể từng đợt trình Thủ tướng Chính phủ quyết định Thứ hai, khối lượng và cơ cấu phát hành mỗi đợt phải phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn theo các mục tiêu chỉ định của Thủ tướng Chính phủ Thứ ba, Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ quyết định thời điểm phát hành, đồng tiền phát hành, mức phát hành, lãi suất, mệnh giá, kỳ hạn của trái phiếu ngoại tệ

Về việc sử dụng và thanh toán trái phiếu ngoại tệ Ngoại tệ thu từ phát hành

trái phiếu được sử dụng cho các mục tiêu theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ Ngân sách nhà nước thanh toán (gốc, lãi) trái phiếu ngoại tệ đến hạn Tuy nhiên, cơ quan đứng ra tổ chức thanh toán thì Nghị định 141/2003 lại chưa quy định cụ thể

1.1.6) Công trái xây dựng:

Công trái xây dựng được quy định tại hai điều 45 và 46 Nghị định 141/2003 Theo đó, nghị định còn dẫn tới một văn bản quy định về loại công trái này, đó là: pháp lệnh 12/1999/PL-UBTVQH10 ngày 27 tháng 4 năm 1999 của Ủy ban thường vụ quốc hội về phát hành công trái xây dựng Tổ quốc

Theo hai văn bản pháp luật trên, Công trái xây dựng Tổ quốc do Chính phủ phát hành nhằm huy động nguồn vốn trong nhân dân để đầu tư xây dựng những

Trang 8

công trình quan trọng quốc gia và các công trình thiết yếu khác phục vụ sản xuất, đời sống, tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho đất nước

Công trái xây dựng được phát hành dưới hình thức: công trái có ghi tên,

công trái không ghi tên, công trái có in trước mệnh giá, công trái không in trước mệnh giá Công trái có hai loại kì hạn là 5 năm và 10 năm

Chủ thể tham gia mua công trái rất rộng, theo Điều 2 Pháp lệnh 12/1999 thì

chủ thể mua có thể là: mọi tổ chức và công dân Việt Nam, người Việt Nam định

cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài

Về việc thanh toán, Chính phủ tổ chức, chỉ đạo việc thanh toán công trái;

công trái được thanh toán một lần cả gốc và lãi tại hệ thống Kho bạc nhà nước hoặc tại các cơ quan, tổ chức khác do Chính phủ quy định

1.2 Trái phiếu chính quyền địa phương

Không hoàn toàn giống như mục đích vay của Chính phủ, mục đích vay của chính quyền địa phương là nhằm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm

vụ chi của ngân sách địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước; và đầu tư vào các dự án có khả năng hoàn vốn tại địa phương Theo Điều 38 Luật quản lý nợ công 2009, nguồn thu từ khoản vay của UBND cấp Tỉnh sẽ thực hiện thông qua việc phát hành, ủy quyền phát hành trái phiếu chính quyền địa phương hoặc vay từ các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Trong khuôn khổ đề tài, nhóm chỉ đề cập tới hình thức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương

Trái phiếu chính quyền địa phương là loại trái phiếu có kỳ hạn từ một năm trở lên, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát hành hoặc uỷ quyền phát hành nhằm huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư của địa phương (Khoản 19 Điều 3 Luật Quản lý nợ công 2009) Trái phiếu chính quyền địa phương được quy định

cụ thể tại Chương V Luật quản lý nợ công 2009 và Chương IV Nghị định 141/2003 Theo đó:

Trang 9

Chủ thể phát hành trái phiếu chính quyền địa phương là UBND cấp Tỉnh

hoặc tổ chức được ủy quyền như: Kho bạc Nhà nước, tổ chức tài chính, tín dụng trên địa bàn phát hành (Điều 40 Luật quản lý nợ công và Điều 56 Nghị định 141/2003)

Đây là loại trái phiếu đầu tư có kỳ hạn từ 1 năm trở lên, vì vậy, mục đích của loại trái phiếu này là huy động vốn cho các dự án, công trình thuộc vốn đầu tư của Ngân sách địa phương, đã ghi trong kế hoạch nhưng chưa được bố trí vốn ngân sách trong năm

Phương thức phát hành: trái phiếu Chính quyền địa phương được phát hành

theo phương thức đấu thầu, bảo lãnh phát hành hoặc đại lý phát hành (Điều 59 Nghị định 141/2003)

Sử dụng và thanh toán: Các khoản vay từ trái phiếu Chính quyền địa

phương được ghi thu vào ngân sách cấp tỉnh để chi cho công trình đã được phê duyệt Ngân sách cấp tỉnh có trách nhiệm thanh toán gốc, lãi và các chi phí liên quan đến việc tổ chức phát hành, thanh toán trái phiếu Chính quyền địa phương (Điều 62 Nghị định 141/2003)

Điều kiện phát hành trái phiếu chính quyền địa phương:

Luật quản lý nợ công đã có những quy định chi tiết hơn Nghị định 141/2003

Cụ thể, tương ứng với mỗi mục đích vay là những điều kiện khác nhau: vay để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương; vay để đầu tư vào các dự án có khả năng hoàn vốn tại địa phương (Xem Điều

39 Luật quản lý nợ công)

Ngoài ra, hai văn bản luật trên còn quy định các vấn đề khác như: các trường hợp đình chỉ phát hành; giới hạn tổng số phát hành; đối tượng mua trái phiếu; lãi suất trái phiếu chính quyền địa phương, trả nợ, v.v

2 Nội dung quy định của pháp luật về thu ngân sách từ vay ngoài nước

Theo Luật quản lí nợ công năm 2009: Tại khoản 12- Điều 3 quy định; Vay ngoài nước là các khoản vay ngắn hạn (thời hạn vay đến 01 năm), trung và dài

Trang 10

hạn (thời hạn vay trên 01 năm), có hoặc không phải trả lãi, do Nhà nước, Chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức khác của Việt Nam vay của các tổ chức tài chính quốc tế, Chính phủ nước ngoài vùng lãnh thổ, tổ chức cá nhân nước ngoài.Phạm

vi bài viết chỉ đề cập đến hoạt động vay nước ngoài của Chính phủ Việt Nam Vay nước ngoài của Chính phủ là các khoản vay ưu đãi hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay thương mại hoặc tín dụng xuất khẩu và vay từ thị trường vốn quốc tế (dưới hình thức phát hành trái phiếu ra nước ngoài), do cơ quan được uỷ quyền của Nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam ký vay dưới danh nghĩa Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với người cho vay nước ngoài Theo đó, hình thức vay nước ngoài của Chính phủ Việt Nam

quy định tại Điều 21- Luật quản lí nợ công; Chính phủ vay thông qua phát hành trái phiếu quốc tế của chính phủ và thoả thuận vay.

2.1 Các hình thức vay

Thứ nhất, đối với vay thông qua phát hành trái phiếu quốc tế.

Trái phiếu quốc tế là chứng chỉ vay nợ có mệnh giá, có thời hạn, có lãi do chính phủ hoặc các doanh nghiệp Việt Nam phát hành để vay vốn trên thị trường tài chính quốc tế phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế Phạm vi bài viết chỉ đề cập đến trái phiếu do Chính phủ phát hành Trái phiếu Chính phủ là loại trái phiếu do Chính phủ uỷ quyền cho Bộ tài chính phát hành Giá trị tương đương của mỗi đợt phát hành không dưới 500 triệu USD, việc phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ phải có đủ các điều kiện nhất định, quy định cụ thể nhất tại Nghị định số 53/2009/NĐ- CP ngày 4 tháng 6 năm 2009 về phát hành trái phiếu quốc tế

Mục đích phát hành trái phiếu quốc chính phủ: là huy động nguồn vốn cho

đầu tư phát triển theo hình thức cho vay lại để thực hiện công trình trọng điểm quốc gia các dự án đầu tư có hiệu quả cao, có nhu cầu sử dụng vốn bằng ngoại

tệ, huy động vốn để thực hiện cơ cấu lại danh mục nợ của Chính phủ

Ngày đăng: 07/04/2013, 12:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w