1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUY ĐỊNH VỀ CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

56 720 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 493,5 KB

Nội dung

Quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường với sự xuất hiện của nhiều thành phần kinh tế có chế độ sở hữu khác nhau đã làm cho các quan hệ kinh tế ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT    LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT NIÊN KHÓA: 2005 – 2009 ĐỀ TÀI: QUY ĐỊNH VỀ CÔNG NHẬN THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TRƯƠNG THANH HÙNG LÊ VĂN ĐÂY MSSV: 5054727 LỚP: LUẬT THƯƠNG MẠI 2-K31 Cần Thơ, 4/2009 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU . 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TRỌNG TÀI .4 1.1 Khái quát chung về Trọng tài .4 1.1.1 Khái niệm Trọng tài .4 1.1.2 Đặc điểm của Trọng tài 4 1.1.3 Vai trò của Trọng tài 5 1.2 Sự hình thành phát triển của Trọng tài .6 1.3 Ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp bằngTrọng tài .8 1.4 Vấn đề giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay .9 1.4.1 Thẩm quyền của Trọng tài .9 1.4.2 Điều kiện để vụ tranh chấp được giải quyết theo thủ tục tố tụng Trọng tài 12 1.4.2.1 Phát sinh từ hoạt động thương mại 12 1.4.2.2 Có thỏa thuận Trọng tài .13 1.4.2.3 Chủ thể .14 1.5 Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài .14 1.5.1 Thành lập Hội đồng Trọng tài tại Trung tâm Trọng tài .14 1.5.2 Hội đồng Trọng tài do các bên thành lâp. .15 CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠIVIỆT NAM HIỆN NAY 17 2.1 Khái niệm của việc thi hành quyết định của Trọng tài 17 2.2 Bản chất của việc thi hành quyết định của Trọng tài 17 2.3 Sự cần thiết của việc thi hành quyết định của Trọng tài 19 2.4 Trình tự, thủ tục thi hành quyết định của Trọng tài theo pháp luật Việt Nam hiện hành .21 2.4.1 Điều kiện để thi hành quyết định của Trọng tài 22 2.4.2 Thủ tục yêu cầu thi hành quyết định của Trọng tài tại cơ quan thi hành án dân sự 23 2.4.2.1 Ra quyết định thi hành án 24 2.4.2.2 Để tự nguyện thi hành án 26 2.4.2.3 Cưỡng chế thi hành án .27 2.4.2.4 Kết thúc việc thi hành án .29 2.5 Trình tự, thủ tục yêu cầu tòa hủy quyết định của Trọng tàithương mại tại Việt Nam. .31 2.5.1 Căn cứ hủy quyết định của Trọng tài 31 2.5.2 Thủ tục yêu cầu tòa hủy quyết định của Trọng tài thương mại tại Việt Nam. .32 2.6 Trình tự, thủ tục về việc công nhận thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. 34 2.6.1 Trình tự, thủ tục xét đơn công nhận thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. 34 2.6.2 Các điều kiện không công nhận quyết định của Trọng tài nước ngoài. .38 2.6.3 Trình tự thủ tục cho thi hành quyết định của Trọng tàinước ngoài tại Việt Nam. 44 CHƯƠNG 3: NHỮNG KHÓ KHĂN, NGUYÊN NHÂN GIẢI PHÁP CỦA THỰC TIỄN CÔNG NHẬN THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM . 48 KẾT LUẬN 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Cần Thơ, ngày… tháng… năm… …………………………………. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Cần Thơ, ngày… tháng… năm… …………………………………. LỜI NÓI ĐẦU Quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường với sự xuất hiện của nhiều thành phần kinh tế có chế độ sở hữu khác nhau đã làm cho các quan hệ kinh tế ngày càng trở nên đa dạng phức tạp. Dưới tác động của các quy luật trong chế thị trường, lợi nhuận không những là động lực, là một trong những thước đo hiệu quả hoạt động kinh doanh mà còn là mục đích, là phương tiện tồn tại của các chủ thể kinh doanh. Sự hình thành nền kinh tế thị trường ở nước ta trong những năm qua được diễn ra trong bối cảnh phát triển theo chiều rộng chiều sâu của các quan hệ kinh tế với một tốc độ nhanh chóng chưa từng để từng bước khẳng định là một bộ phận không thể thiếu của thị trường thế giới. Tranh chấp trong kinh tế nói chung trong kinh doanh nói riêng là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế, nó cũng trở nên phong phú hơn về chủng loại, gay gắt, phức tạp hơn về tính chất quy mô. Bởi vây, yêu cầu phải áp dụng các hình thức phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp, có hiệu quả là một đồi hỏi khách quan để bảo vệ các quyền lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế, bảo đảm nguyên tắc pháp chế, thông qua đó góp phần tạo lập môi trường pháp lành mạnh để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tùy thuộc vào trình độ phát triển các quan hệ kinh tế - xã hội do ảnh hưởng của những đặc điểm về phong tục, tập quán, cơ chế giải quyết tranh chấp trong kinh doanh được pháp luật mỗi quốc gia quy định không giống nhau. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc trưng chung của hoạt động kinh doanh nhu cầu điều chỉnh của pháp luật, cho tới thời điểm hiện tại, các hình thức giải quyết tranh chấp chủ yếu áp dụng rộng rãi trên thế giới bao gồm thương lượng, hòa giải, Trọng tài giải quyết thông qua Tòa án. Thực tiễn hiện nay cho thấy, phần lớn các tranh chấp thương mại, đầu tư trên thế giới được giải quyết theo con đường Trọng tài nếu các bên thương lượng hay hòa giải không thành. Điều này xuất phát từ những ưu việt của Trọng tài so với Tòa án: nhanh chóng, mềm dẻo, ít tốn kém, bảo đảm uy tín bảo đảm bí mật trong kinh doanh. Tuy nhiên, để Trọng tài phát huy các mặt lợi đó, vừa bảo đảm cho các quyết định Trọng tài đưa ra đáp ứng các yêu cầu của pháp luật được công nhận cho thi hành thì việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về Trọng tài trong nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế là một vấn đề cần thiết cấp bách. Từ những lý do trên thấy được việc cần phải hoàn thiện pháp luật công nhận thi hành quyết định của Trọng tài thương mại tại Việt Nam hiện nay mà người viết chọn đề tài “Quy định về công nhận thi hành quyết định của Trọng tài thương mại tại Việt Nam” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp cử nhân luật của mình. Mục đích của đề tài nhằm đánh giá đúng thực trạng của vấn đề công nhận thi hành quyết định của Trọng tài thương mại tại Việt Nam, làm rõ những hạn chế, bất cập trọng việc công nhận thi hành quyết định của Trọng tài tại Việt Nam. Từ đó người viết tìm ra những hướng khắc phục, để quyết định của Trọng tài thương mại tại Việt Nam ngày càng được áp dụng nhiều hơn. Đề tài xác định các yêu cầu đặt ra đối với việc công nhận thi hành quyết định của Trọng tài thương mại tại Việt Nam, giúp người đọc nói chung các doanh nghiệp nói riêng hiểu rõ những quy định của pháp luật về Trọng tài, qua đó thấy được những ưu điểm hạn chế về phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, từ đó để người đọc thấy được những hạn chế về pháp luật cũng như thực tiễn về vấn đề công nhận cho thi hành những quyết định của Trọng tài thương mại tại Việt Nam những hướng khắc phục nhằm hoàn thiện hơn. Đề tài được nghiên cứu một cách sâu rộng về vấn đề công nhận cũng như thi hành quyết định vủa Trọng tài thương mại tại Việt Nam. Để hoàn thành được đề tài người viết đã sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp vấn đề, so sánh các quy định của pháp luật với nhau để giải quyết vấn đề của đề tài. Do thời gian có hạn cũng như những hạn chế về việc thu thập tài liệu khả năng có hạn của người viết nên đề tài chủ yếu nghiên cứu các vấn đề: Lý luận về vấn đề công nhận thi hành quyết định của Trọng tài; các quy định của pháp luạt về công nhận cũng như thi hành quyết định của Trọng tài thương mại tại Việt Nam; thực tiễn của việc thi hành quyết định của Trọng tài thương mại Việt Nam thực tiễn của việc công nhận thi hành quyết định của Trọng tài thương mại nước ngoài tại việt Nam. Nội dung của đề tài gồm: lời nói đầu, chương 1, chương 2, chương 3, kết luận. Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về Trọng tài. Chương 2. Vấn đề công nhận thi hành quyết định của Trọng tài thương mại tại Việt Nam hiện nay. Chương 3. Thực tiễn về vấn đề công nhận thi hành quyết định của Trọng tài thương mại tại Việt Nam hiện nay. Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo “Trong quá trình làm đề tài người viết đã nổ lực rất lớn nhưng do thời gian có hạn cùng những hạn chế trong việc tiếp cận tài liệu cùng nhiều nguyên nhân khác nhau. Nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy, cô các bạn đọc đóng góp ý kiến để đề tài ngày càng được hoàn thiện hợn. Đề tài hoàn thành là do sự hướng dẫn tận tình của thầy Trương Thanh Hùng, xin chân thành cảm ơn thầy đã chỉ dẫn em hoàn thành đề tài nay”. Xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRỌNH TÀI 1.1 Khái quát chung về Trọng tài 1.1.1 Khái niệm Trọng tài Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là biện pháp giải quyết tranh chấp được các nhà kinh doanh rất ưa chuộng. Đây “là sản phẩm” tất yếu của nền kinh tế thị trường. Tự do kinh doanh, tự do kí kết hợp đồng trong khuôn khổ pháp luật đương nhiên bao gồm cả tự do thỏa thuận lựa chọn các biện pháp giải quyết tranh chấp kinh doanh1 . Vậy Trọng tài là gì? Theo từ điển tiếng Việt của nhà xuất bản văn hóa thông tin Hà Nội năm 1999 Trọng tài được coi là: Người được các bên đối lâp, nhân, thương gia…, công nhận là có thẩm quyền xử một vụ tranh chấp; là người được cử ra để điều khiển thể thao trong khuôn khổ điều lệ của bộ môn công nhận các kết quả cuối cùng. Ở những nước có nền kinh tế thị trường thì Trọng tài được định nghĩa. Là cơ quan xét xử do các bên thiết lập ra trên cơ sở thỏa thuận trong lĩnh vực mà pháp luật quy định để giải quyết các tranh chấp giữa chính các bên đương sự. Như vậy, Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp, dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên đối lập, ủy thác cho một hay một số người làm trung gian giải quyết sự xung đột trên cơ sở công bằng khách quan. 1.1.2 Đặc điểm của Trọng tài Trọng tài là một biện pháp lựa chọn rất phổ biến để giải quyết các tranh chấp trong nền kinh tế hiện nay ở trên thế giới cũng như Việt Nam. Ở những nước khác nhau những đặc điểm kinh tế xã hội tập quán pháp luật khác nhau, do đó việc tổ chức Trọng tài cũng khác nhau. Tuy nhiên, dù được tổ chức với nhiều hình thức, tên gọi khác nhau nhưng nhìn chung Trọng tài có những điểm chung sau đây: Thứ nhất, Trọng tài là một tổ chức phi Chính phủ, hoạt động mang tính nghề nghiệp. Nó không nằm trong bộ máy nhà nước chính vì thế Trọng tài không mang tính quyền lực Nhà nước. Thứ hai, các tổ chức Trọng tài thường được lập trên sự sáng kiến sự tự nguyện của Trọng tài viên. Các Trọng tài viên khi có đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, trên cơ sở tự nguyện họ tham gia thành lập một tổ chức Trọng tài. Hoạt động của tổ chức Trọng tài dựa trên cơ sở sự cân đối thu chi, áp dụng nguyên tắc tự do hoạch toán, dựa trên uy tín là chủ yếu. 1 Đoàn Năng: Một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp quồc tế, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà nội - 2001 Thứ ba, tuy là một tổ chức phi Chính phủ nhưng hoạt động của Trọng tài đều có sự quản lý của Nhà nước. Có nghĩa là, Trong quá trình giải quyết tranh chấp của mình Trọng tài cần có sự hỗ trợ rất lớn từ phía Nhà nước mà cụ thể là sự hỗ trợ từ phía Tòa án để Trọng tài có thể thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp của mình một cách tốt nhất. Ngoài ra, một trong những nội dung quan trọng trong việc quản lý của Nhà nước đối với hoạt động của Trọng tài là việc phê chuẩn điều lệ tổ chức hoạt động của Trọng tài cũng như quy định về tiêu chuẩn của Trọng tài viên. Thứ tư, các Trọng tài viên chủ yếu các luật gia các thương gia. Có thể nói ngoài bộ phận chủ yếu là các luật gia thì thành phần thương gia là cơ sở cho việc thi hành hoạt động của tổ chức Trọng tài. Nhiều tổ chức Trọng tài trên thế giới được thành lập là dựa trên sáng kiến là các thương gia. 1.1.3 Vai trò của Trọng tài Thực tiễn giải quyết các tranh chấp trong sản xuất, kinh doanh cho thấy các nhà sản xuất kinh doanh dù hoạt động trong phạm vi quốc gia hay trên phạm vi quốc tế đều mong muốn ngăn chặn phát sinh các tranh chấp; nếu tranh chấp xảy ra thì mong muốn hòa giải với nhau, nếu không hòa giải được với nhau thì tránh việc đưa tranh chấp ra Tòa án mà thỏa thuận giải quyết tranh bằng Trọng tài 2 . Trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay cùng với xu hướng toàn cầu hóa thương mại, Trọng tài đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế nói chung thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh tế nói riêng. Vai trò của Trọng tài cụ thể là: Trong môi trường kinh tế thị trường, các nhà kinh doanh với mục đích tìm kiếm lợi nhuận cao, cùng với sự đòi hỏi bí mật trong kinh doanh, cũng như sự nhanh chóng khi giải quyết tranh chấp mà Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp tối ưu mà họ lựa chọn. Bên cạnh đó thì một vai trò không kém phần quan trọng nữa của Trọng tài chính là việc giảm gánh nặng cho Tòa kinh tế. Việc ra đời của các tổ chức Trọng tài cũng chính là tạo cơ chế thi đua giữa Tòa kinh tế Trọng tài trong sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần cũng như đáp ứng nhu cầu giải quyết tranh chấp kinh doanh ngày càng tăng cao. Đảm bảo cho các nhà kinh doanh thực hiện quyền tự do kinh doanh mà cụ thể ở đây quyền tự do lựa chọn Cơ quan tài phán. Ngoài ra, việc hoàn thiện pháp luật Trọng tài đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn trong quá trình quốc tế hóa của nhiều nước trên thế giới. 2 Đoàn Năng: Một số ý kiến về thực trạng phương hướng hoàn thiện pháp luật Trọng tài kinh tế ở nước ta hiện nay. Tạp chí luật học, Số1, 1998. Để cũng cố cũng như phát triển mối quan hệ thương mại quốc tế bền vững thì Trọng tài đóng vai trò quan trọng to lớn trong việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp. Trọng tài ngày càng thể hiện ưu thế của mình trong môi trường toàn cầu hóa kinh tế như hiện nay. Trọng tài quan giải quyết tranh chấp rất ưa chuộng đối với các nhà sản xuất, kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, Trọng tài góp phần giải quyết tranh chấp nhanh gọn hiệu quả nhằm ổn định thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong từng nước trên phạm vi quốc tế. Ở nước ta, việc mở rộng khả năng, cơ hội cho các nhà sản xuất, kinh doanh sử dụng Trọng tài để giải quyết tranh chấp sẽ góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt Nam cộng đồng quốc tế, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, xã hội 3 . 1.2 Sự hình thành phát triển của Trọng tài So với lịch sử hình thành Trọng tài thương mại ở một số nước trên thế giới, thì Trọng tài thương mạiViệt Nam là rất non trẻ. Do những điều kiện như: điều kiện về kinh tế, chính trị xã hội đặc thù của Nhà nước pháp luật Việt NamTrọng tài thương mại Việt Nam được thành lập khá muộn. lịch sử phát triển của Trọng tài Việt Nam, cùng lúc với sự hình thành của cơ chế hợp đồng kinh tế. Có hai giai đoạn phát triển của Trọng tài: giai đoạn Trọng tài kinh tế nhà nước (từ năm 1960 đến năm 1990), giai đoạn của Trọng tài phi Chính phủ (từ năm 1994 trở đi). Lần đầu tiên một tổ chức giải quyết tranh chấp kinh tế với tên gọi Trọng tài được hình thành theo tinh thần của Nghị định số 04-TTG ngày 01/04/1960 của Thủ Tướng nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Nghị định này quy định tạm thời về quy chế hợp đồng kinh tế. Một Nghị định khác được ban hành vào ngày 14/01/1960 đưa ra quy định tạm thời về nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế. Theo tinh thần của Nghị định này, các Hội đồng Trọng tài được được thành lâp ở cấp tỉnh cấp bộ. Mỗi Hội đồng Trọng tài trực thuộc quan hành chính cùng cấp. Thành viên của Hội đồng Trọng tài đồng thời cũng giữ một số chức vụ chính quyền cấp đó. Nhìn chung các Hội đồng Trọng tài được thành lập xuất phát từ nhu cầu quản lý một nền kinh tế kế hoạch nói chung cơ chế hợp đồng kinh tế nói riêng. Như vậy, chức năng chính của Hội đồng Trọng tài là giải quyết tranh chấp kinh tế phát sinh từ hoạt động của các cơ quan nhà nước các doanh nghiệp Nhà nước theo yêu cầu của các bên tranh chấp. Ngoài ra, ở giai đoạn này Hội đồng Trọng tài còn có thẩm quyền ra các quyết định yêu cầu các cơ quan tiến hành ngay các biện pháp để 3 Đoàn Năng: Một số vấn đề lý luận cơ bản về tư pháp quốc tế, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội – 2001. giảm thiệt hại gay ra cho kế hoạch Nhà nước, trong các trường hợp không kí hợp đồng kinh tế, không thi hành hợp đồng kinh tế, vi phạm hợp đồng kinh tế đã kí. Ở giai đoạn đầu, các Hội đồng Trọng tài hoạt động với tư cách là cơ quan lâm thời, theo quy chế tạm thời của nó. Về sau, cùng với sự phát triển hoàn thiện của chế hợp đồng kinh tế được coi là hòn đá tảng của nền kinh tế hàng hóa, tổ chức thủ tục của Hội đồng Trọng tài cũng được từng bước phát triển hoàn thiện4 . Nghi định số 29-CP ngày 23/2/1962 của Chính phủ đã quy định các nguyên tắc thủ tục chính thức của Hội đồng Trọng tài. Năm 1965, các Hội đồng Trọng tài được thay thế bằng các Hội đồng Trọng tài kinh tế ở các cấp cụ thể là: Hội đồng Trọng tài kinh tế Nhà nước ở cấp Trung ương, Hội đồng Trọng tài kinh tế cấp bộ Hội đồng Trọng tài kinh tế cấp tỉnh. Đến giai đoạn này thì thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài được mở rộng. Ngoài thẩm quyền riêng giải quyết các tranh chấp hợp đồng kinh tế phát sinh trong phạm vi của mình, Hội đồng Trọng tài kinh tế còn có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các đơn vị kinh tế nhà nước Trung ương đóng trên địa bàn mà mình phụ trách. Nghị định 75-CP ngày 14/4/1975 quy định tổ chức hoạt động của Hội đồng Trọng tài kinh tế nhà nước. Quy định đó thể hiện rõ ràng rằng Hội đồng Trọng tài kinh tế Nhà nước có trách nhiêm giúp Hội đồng Chính phủ trong công tác quản lý hợp đồng kinh tế giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế phát sinh giữa các doanh nghiệp nhà nước. Tiếp đó Nghị định số 62/HĐBT ngày 14/4/1984 được ban hành quyết định ngạch Trọng tài viên. Cuối cùng trong quá trình phát triển của Trọng tài kinh tế nhà nước ở Việt Nam là việc thành lập Cơ quan Trọng tài kinh tế nhà nước theo Pháp lệnh Trọng tài kinh tế ban hành ngày 10/01/1990. Theo pháp lệnh này, Trọng tài kinh tế nhà nước là cơ quan nhà nước có chức năng giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, ngoài ra kiêm luôn trách [...]... nhất có hiệu lực thi hành như quy t định của Hội đồng Trọng tài CHƯƠNG 2 VẤN ĐỀ CÔNG NHẬN THI HÀNH QUY T ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Khái niệm về việc quy t định của Trọng tài Theo pháp luật hiện hành, quy t định của Trọng tài được chia làm hai loại: quy t định của Trọng tài trong nước quy t định của Trọng tài nước ngoài Việc xác định đúng hai loại quy t định này có ý... hủy quy t định Trọng tài thì quy t định Trọng tài được thi hành kể từ ngày quy t định của Tòa án không hủy quy t định của Trọng tài có hiệu lực 17 Trình tự thủ tục thời hạn thi hành quy t định của Trọng tài theo quy định của Pháp lệnh về thi hành án dân sự năm 2004 2.4.1 Điều kiện để thi hành quy t định của Trọng tài Theo Điều 5 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 quy định về quy n yêu cầu thi hành. .. định dân sự của Tòa án nước ngoài, quy t định của Trọng tài nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam công nhận cho thi hành tại Việt Nam; + Quy t định của Trọng tài thương mại Việt Nam;  Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp quân khu ra quy t định thi hành án các bản án, quy t định sau: + Quy t định về tài sản trong bản án hình sự của Tòa án quân sự, quân khu tương đương; + Quy t định về tài sản trong... vụ Trọng tài viên quy định tại khoản 2 Điều 13 của Pháp lệnh Trọng tài thương mại; - Quy t định trọng tài trái với lợi ích công cộng của Cộng hòa xã hộ chủ nghĩa Việt Nam 2.6 Trình tự, thủ tục về việc công nhận thi hành quy t định của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam Do nhận thức được sự cần thi t của vấn đề công nhận thi hành quy t định của Trọng tài nước ngoài, các quốc gia đều giải quy t vấn... tiếng Việt đã được công chứng, chứng thực hợp pháp Căn cứ vào quy t đinh Trọng tài, cơ quan có thẩm quy n của Việt Nam sẽ xác định quy t định đó là quy t định Trọng tài nước ngoài căn cứ vào đó để quy t định xem quy t định của Trọng tài có được công nhận cho thi hành tai Việt Nam hay không Căn cứ vào quy t định, cơ quan có thẩm quy n của Việt Nam cũng xác định nội dung đơn yêu cầu của bên được thi. .. hành quy t định của Trọng tài) , không có một định nghĩa nào cụ thể về khái niệm quy t định của Trọng tài Tuy nhiên, Công ước New York có quy định xác định cụ thể các loại quy t định của trọng tài được định nghĩa như sau: Quy t định của Trọng tài quy t định cuối cùng giải quy t các vấn đề được các bên thỏa thuận đệ trình lên Trọng tài bất kỳ một quy t định nào khác của Trọng tài xác định về. .. sở tại còn việc công nhận thi hành quy t định của Trọng tài nước ngoài được hiểu là hành vi của chính quốc gia sở tại (Trên cơ sở hỗ trợ hoạt động tư pháp) 10 Như vậy, việc xác định khái niệm công nhận thi hành quy t định của Trọng tài cho thấy bản chất của việc công nhận thi hành quy t định của Trọng tài là việc Nhà nước thừa nhận tính hiệu lực của quy t định trọng tài 2.3 Sự cần thi t của. .. nguyện thi hành Việc cưỡng chế bên phải thực hiện quy t định của Trọng tài có thể bằng nhiều cách khác nhau như: tịch thu, phong tỏa tài Ngoài ra, khái niệm công nhận thi hành quy t định của Trọng tài trong nước cũng khác khái niệm của việc công nhận thi hành quy t định của Trọng tài nước ngoài Việc công nhận thi hành quy t định của Trọng tài trong nước là hành vi của các cơ quan có thẩm quy n của. .. quy t định của Trọng tài, nếu một bên không tự nguyện thi hành, cũng không yêu cầu hủy theo quy đinh Điều 5015 của Pháp lệnh này, bên được thi hành quy t định Trọng tài quy n làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành quy t định Trọng tài. ” Nếu Việt Nam không công nhận thi hành tại Việt Nam quy t định của Trọng tài thương. .. một quy t định của Trọng tài đã được thi hành có nghĩa là nó đã được công nhận Do đó việc thi hành quy t định của Trọng tài trước Tòa án có thẩm quy n quy t định hoặc Cơ quan thi hành án chỉ đặt ra ngay sau khi Tòa án đã công nhận Nếu Tòa án hay Cơ quan thi hành án không công nhận quy t định của Trọng tài thì Tòa án hoặc Cơ quan thi hành sẽ không cho thi hành Để hiểu rõ hơn về khái niệm công nhận thi . luạt về công nhận cũng như thi hành quy t định của Trọng tài thương mại tại Việt Nam; thực tiễn của việc thi hành quy t định của Trọng tài thương mại. Việt Nam hiện nay mà người viết chọn đề tài Quy định về công nhận và thi hành quy t định của Trọng tài thương mại tại Việt Nam để làm đề tài

Ngày đăng: 07/04/2013, 11:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w