Ra quyết định thi hành án

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH VỀ CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM (Trang 25)

Người được thi hành án căn cứ vào bản sao bản án, quyết định có quyền yêu cầu người phải thi hành án thi hành. Nếu người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì người được thi hành án có quyền gửi đơn đến Cơ quan thi hành án có thẩm quyền để yêu cầu thi hành án. Đơn yêu cầu thi hành án phải gửi kèm theo bản sao bản án, quyết định của Tòa án.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án phải ra quyết định thi hành án.

Theo Điều 22 của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 quy định với các bản án, quyết định về trả lại tài sản hoặc bồi thường thiệt hại về tài sản xã hội chủ nghĩa, phạt tiền hoặc tịch thu tài sản, án phí, lệ phí Tòa án, trả lại tiền tạm ứng án phí, truy thu thuế, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản đã thu giữ, thu hồi đất theo quyết định của Tòa án, quyết định biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án trong thời hạn 05 ngày ngày, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định; đối với quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải ra quyết định thi hành án.

Ngoài các trường hợp quy định tại Điều 22 của Pháp lệnh này, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án chỉ ra quyết định thi hành án khi có yêu cầu của người được thi hành án hoặc người phải thi hành án. Thời hạn ra quyết định thi hành án là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêy cầu thi hành án.

18

Khi đã có quyết định thi hành án, Cơ quan thi hành án vào sổ thụ lý thi hành án, khi vào sổ thi hành án phải ghi rõ căn cứ, nội dung của quyết định thi hành án và Chấp hành viên được phân công thi hành án. Thời hạn thụ lý việc thi hành án được tính từ ngày vào sổ thụ lý thi hành án.

Khi ra quyết định thi hành án hoặc trong quá trình thi hành án nếu thấy bản án, quyết định chưa rõ, có sai sót về số liệu do tính toán thì Cơ quan thi hành án gửi văn bản yêu cầu Trọng tài đã ra bản án, giải thích thêm những điểm chưa rõ, đính chính sai sót. Thẩm quyền ra quyết định thi hành án: theo Điều 21 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 quy định như sau:

 Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp tỉnh ra quyết định thi hành các bản án, quyết định sau:

+ Bản án, quuyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

18

Theo Điều 23, Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004

+ Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền ra quyết định thi hành của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp huyện nhưng do tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều huyện mà xét thấy cần thiết, lấy lên để thi hành;

+ Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân tối cao gửi cho Cơ quan thi hành án cấp tỉnh; + Bản án, quyết định do Cơ quan thi hành án nơi khác ủy thác;

+ Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;

+ Quyết định của Trọng tài thương mại Việt Nam;

 Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp quân khu ra quyết định thi hành án các bản án, quyết định sau:

+ Quyết định về tài sản trong bản án hình sự của Tòa án quân sự, quân khu và tương đương;

+ Quyết định về tài sản trong bản án hình sự của Tòa án quân sự khu vực trên địa bàn của Tòa án quân sự quân khu và tương đương;

+ Quyết định về tài sản trong bản án hình sự của Tòa án quân sự trung ương chuyển giao cho Cơ quan thi hành án cấp quân khu;

+ Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân tối cao gửi cho Cơ quan thi hành án cấp quân khu;

+ Bản án, quyết định do Cơ quan thi hành án nơi khác ủy thác;

Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp huyện ra quyết định thi hành các bản án, quyết định sau:

+ Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

+ Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

+ Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân tối cao gửi cho Cơ quan thi hành án cấp huyện;

+ Bản án, quyết định do Cơ quan thi hành án nơi khác ủy thác. 2.4.2.2 Để tự nguyện thi hành án

Theo khoản 1 Điều 6 pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 thì: Nhà nước khuyến khích các đương sự tự nguyện thi hành án.

Theo khoản 2 Điều 6 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004. Người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền thỏa thuận với nhau về thời gian, địa điểm, phương thức thi hành án, nhưng không được trái với pháp luật, đạo đức xã hội.

Tự nguyện thi hành án được áp dụng trong trường hợp thi hành án yêu cầu của người được thi hành án. Còn trong trường hợp Cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án thì Chấp hành viên có thể áp dụng ngay biện pháp cưỡng chế nếu thấy cần

thiết.

Sau khi nhận được quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu của người thi hành án Chấp hành viên định cho người phải thi hành án thời hạn không quá 30 ngày tính từ ngày có quyết định thi hành án để tự nguyện thi hành. Giấy báo việc tự nguyện thi hành được sao gửi cho người thi hành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hết thời hạn tự nguyện, người phải thi hành án không thi hành thì chấp hành viên ra quyết định, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án. Bản sao quyết định gửi cho các đương sự. Trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành tẩu tán hoặc hủy hoại tài sản, Chấp hành viên kê biên ngay tài sản. Chấp hành viên không được áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau, trừ trường hợp cần phải ngăn chặn người phải thi hành án tẩu tán hoặc hủy hoại tài sản.

Theo khoản 3, Điều 6 của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 quy định thời gian tự nguyện thi hành; căn cứ vào quyết định thi hành án, Chấp hành viên định cho người phải thi hành án thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận quyết định thi hành án để tự nguyện thi hành, trừ trường hợp quy định tài khoản 2, Điều 7

19

của Pháp lệnh này.

19

Khoản 2, Điều 7 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004.

Trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trón tránh việc

thi hành án thì Chấp hành viên có quyền áp duịng kịp thời các biện pháp cưỡng chế. 2.4.2.3 Cưỡng chế thi hành án

Theo khoản 2, Điều 9 của Dự thảo Luật thi hành án thì quy định; người phải thi hành án có điều kiện thi hành mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế theo quy định của luật này.

Các biện pháp cưỡng chế thi hành án là các biện pháp bảo đảm việc thi hành án, được chấp hành viên áp dụng trong trường hợp phải thi hành án không tự nguyện thi hành án. Các biện pháp cưỡng chế thi hành án được Chấp hành viên áp dụng theo quy định của pháp luật. Việc áp dụng một hay nhiều biện pháp và áp dụng biện pháp nào là do chấp hành viên lựa chọn và quyết định là tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, Chấp hành viên phải điều tra, xác minh nắm vững hoàn cảnh kinh tế của người phải thi hành án và gia đình họ, phong tục tập quán của từng địa phương đồng thời kết hợp với chính quyền địa phương giáo dục

thuyết phục đương sự thi hành án. Chỉ trong trường hợp họ không tự nguyện thi hành án hoặc cần phải ngăn chặn việc tẩu tán tài sản thì Chấp hành viên mới áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án.

Đối với những trường hợp cưỡng chế cần phải có lực lượng bảo vệ thì Cơ quan

thi hành án phải thông báo cho Cơ quan Công an cùng cấp, Cơ quan Công an địa phương nơi tổ chức cưỡng chế biết và yêu cầu lực lượng bảo vệ. Trường hợp cưỡng chế những việc phức tạp có khả năng ảnh hưởng xấu đến chính trị, trật tự xã hội địa phương thì Cơ quan thi hành án báo cáo lãnh đạo Cơ quan tư pháp để chủ động phối hợp các Cơ quan hữu quan hỗ trợ việc cưỡng chế.

Không được tổ chức cưỡng chế thi hành án trong các ngày nghĩ theo quy định của Luật lao động trong khoản thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sang, 15 ngày trước và sau Tết nguyên đáng, các ngày truyền thồng đối với các đối tượng chính sách nếu họ là người phải thi hành án và các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định hoặc vì lý do đặc biệt do Chính phủ quy đinh.

Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án có ý nghĩa quan trọng đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ của người phải thi hành án đã được Tòa án xác định trong các bản án, quyết định được thi hành, bảo đảm hiệu lực của các bản án, quyết định. Theo Điều 7 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 thì cưỡng chế thi hành án được quy định như sau:

án thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày được quyết định thi hành án để tự nguyện thi hành án. Nếu người phải thi hành án có điều kiện thi hành mà không thi hành án thì Cơ quan thi hành án phải ra quyết định cưỡng chế thi hàn án.

Trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án sau đây:

+ Khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền thu hồi giấy có giá trị của người phải thi hành án;

+ Trừ vào khoản thu nhập của phải thi hành án;

+ Phong tỏa tài khoản, tài sản của người phải thi hành án tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc;

+ Kê biên xử lý tài sản của người phải thi hành án kể cả tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ;

+ Buộc giao nhà, chuyển quyền sử dụng đất giao vật, tài sản khác;

+ Cấm hoặc buộc người phải thi hành án không làm hoặc làm công việc nhất định;

Theo Pháp lệnh hiện hành thì việc cưỡng chế chỉ thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành án chứ không có lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án theo Điều 75 của Dự thảo Luật thi hành án. Đây là điểm mới của Dự thảo Luật thi hành án, nhằm tạo điều kiện cho các Chấp hành viên dễ dàng hơn trong việc cưỡng chế. Vì khi đã có kế hoạch thì các Chấp hành viên sẽ chủ động hơn về thời gian cũng như phương án cưỡng chế và đương nhiên việc cưỡng chế sẽ được tiến hành một cách có trình tự như kế hoạch. Trước khi tổ chức cưỡng chế thi hành án, Chấp hành viên phải phối hợp với Cơ quan Công an và Thủ trưởng Cơ quan thi hành án phê duyệt kế hoạch cưỡng chế, trừ trường hợp phải cưỡng chế ngay.

Nội dung của kế hoạch cưỡng chế bao gồm: - Thời gian cưỡng chế;

- Lực lượng tham gia cưỡng chế; - Phương án tiến hành cưỡng chế; - Dự trù mức chi phí cưỡng chế.

Dự trù mức chi phí cưỡng chế được thông báo cho đương sự trước khi tiến hành cưỡng chế.

Căn cứ kế hoạch cưỡng chế, Cơ quan Công an bố trí đầy đủ lực lượng, vũ khí,

phương tiện cần thiết giữ gìn trật tự, kịp thời ngăn chặn, xử lý những hành vi tẩu tán tài sản, hành vi cản trở, chống đối việc thi hành án, bảo vệ hiện trường, dẫn giải người phải thi hành án, tạm giữ ngừơi chống đối, Khởi tố vụ án hình sự khi có dấu hiệu phạm tội và theo yêu cầu khác của Chấp hành viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kế hoạch cưỡng chế phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, Cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế và các cơ quan có liên quan đến việc thi hành an.

Bên cạnh những điểm mới đó thì các biện pháp cưỡng chế của Dự thảo Luật thi hành án dân sự có thêm 2 điểm mới nhằm mở rộng hơn cho các Chấp hành viên các biện pháp cưỡng chế mà ở Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 không có; thu giữ tài sản của người phải thi hành án; quản lý, khai thác tài sản.

Theo quy định tại Điều 30 pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 thì kết thúc việc thi hành án.

Thủ trưởng Cơ quan thi hành án ra quyết định kết thúc việc thi hành án khi người phải thi hành án, người được thi hành án, người có quyền lợi, lợi ích liên quan đã thực hiện xong, nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định;

Việc thi hành án đương nhiên kết thúc khi có quyết định đình chỉ thi hành án của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án có thẩm quyền.

Thủ trưởng Cơ quan thi hành án có quyền đình chỉ thi hành án khi có một trong các căn cứ sau:

-

Người phải thi hành án chết mà theo bản án, quyết định thì nghĩa vụ thực hiện không được chuyển giao cho khác thừa kế.

-

Người được thi hành án chết mà quyền lợi và lợi ích theo bản án, quyết định không được thừa kế.

-

Người được thi hành án là cá nhân, tổ chức kinh tế tư nhân tự nguyện yêu cầu không thi hành án nữa.

-

Bản án, quyết định bị Tòa án có thẩm quyền hủy bỏ. -

Thời hiệu thi hành án đã hết. 20

Trong trường hợp đình chỉ thi hành án do người được thi hành án là cá nhân, tổ chức kinh tế tư nhân tự nguyện yêu cầu không thi hành án nữa thì phải có đơn yêu cầu không yêu cầu thi hành án của người được thi hành án. Người được thi hành án cũng có thể trực tiếp đến Cơ quan thi hành án yêu cầu không thi hành án nữa. Trong trường hợp này Chấp hành viên lập biên bản ghi nhận sự tự nguyện của người được thi hành án và họ phải ký tên vào biên bản. Sau khi quyết định đình chỉ thi hành án, người được thi hành án là cá nhân, tổ chức kinh tế tư nhân không có quyền yêu cầu thi hành án nữa.

Quyết định đình chỉ thi hành án phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp Tòa

án đã chuyển giao bản sao bản án, quyết định, đương sự, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến việc thi hành án.

 Ý nghĩa của việc thi hành quyết định của Trọng tài thương mại Việt Nam Việc điều tra, hòa giải, xét xử giải quyết tranh chấp thực ra mới chỉ là những giai đoạn đầu của quá trình bảo vệ quyền lợi của đương sự. Ở gia đoạn này Trọng tài mới chỉ quyết định giải quyết về nội dung tranh chấp, mới xác định các quyền và nghĩa vụ của các đương sự. Các quyết định này muốn được trở thành hiện thực trong cuộc sống thì phải thông qua việc thi hành. Tổng hợp các hành vi pháp lý thi hành các quyết định của Trọng tài trong các quyết định đưa ra thi hành thành một giai đoạn độc lập của một quá trình bảo vệ quyền lợi của đương sự. Giai đoạn này gọi là giai đoạn thi hành quyết

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH VỀ CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM (Trang 25)