Các điều kiện không công nhận quyết định của Trọng tài nước ngoài

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH VỀ CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM (Trang 37)

Bộ luật dân sự năm 2004

Việc pháp luật quy định các điều kiện không công nhận quyết định của Trọng tài nước ngoài là một trọng những cơ sở để Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam không công nhận quyết định của Trọng tài trái với quy định của pháp luật Việt Nam, việc quy định này là cần thiết vì nó bảo vệ quyền và lợi ích của các bên đương sự (có trường hợp là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; có trường hợp là cá nhân, pháp nhân Việt Nam; có trường hợp là cả cá nhân và pháp nhân trong và ngoài nước) và thực tế có nhiều quyết định của Trọng tài nước ngoài xin công nhận và thi hành ở Việt Nam đã bị Tòa án có thẩm quyền Việt Nam hủy bỏ do trái với quy định của pháp luật Việt Nam. Các trường hợp không được công nhận quyết định của Trọng tài:

Trường hợp thứ nhất: Liên quan đến thỏa thuận Trọng tài. Thỏa thuận Trọng tài là vấn đề then chốt trong việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài, bởi lẽ không có thỏa thuận Trọng tài thì không thể có việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Bản chất của tố tụng Trọng tài là sự thống nhất ý chí của các bên, ý chí đó là hoàn toàn tự nguyện, minh bạch, không bên nào bị lừa dối hoặc đe dọa. Do đó thỏa thuận Trọng tài không phù hợp với quy định của pháp luật thì Tòa án có thể từ chối công nhận quyết định của Trọng tài. Một trong những vấn đề của thỏa thuận Trọng tài là năng lực ký kết thỏa thuận Trọng tài, quyết định của Trọng tài dựa trên ký kết thỏa thuận Trọng tài của các bên không đủ năng lực ký kết thỏa thuận Trọng tài theo quy định của pháp luật áp dụng cho mỗi bên (theo điểm a, khoản 1, Điều 370, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004) thì có thể bị Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam không công nhận và không cho thi hành tại Việt Nam. Quy định này được hiểu là các bên ký kết thỏa thuận Trọng tài phải đủ năng lực ký kết.

Như vậy, một trong các bên đương sự chứng minh được rằng bên còn lại không đủ năng lực hành vi ký kết thỏa thuận Trọng tài thì phán quyết của Trọng tài dựa trên cơ sở thỏa thuận đó sẽ không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Theo quy định này, thì pháp luật áp dụng để xác định năng lực hành vi ký kết thỏa thuận Trọng tài của các bên là luật quốc tịch của các bên. Theo đó luật quốc tịch sẽ là cơ sở pháp lý để xác định năng lực hành vi ký kết của các bên. Theo npháp luật Việt Nam năng lực ký kết thỏa thuận Trọng tài của các bên là: cá nhân phải có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi, pháp nhân phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ỷ quyền bằng văn bản. Thực tiễn là ngày 18/11/1997 bằng quyết định của mình Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã không công nhận quyết định của Trọng tài Nga xin được công nhận và thi hành tại Vịêt Nam do người ký kết thỏa thuận Trọng tài của bên phải thi hành không thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam (không được người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền ký kết thỏa thuận Trọng tài). Trường hợp thứ hai: Liên quan đến giá trị pháp lý của thỏa thuận Trọng tài đó là: quyết định của Trọng tài dựa trên sự thỏa thuận Trọng tài không có giá trị pháp lý theo quy định của pháp luật áp dụng cho thỏa thuận Trọng tài (theo điểm b, khoản 1, Điều 370, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004).Trường hợp này có thể xảy ra khi:

-

Trái với pháp luật mà các bên đã thỏa thuận áp dụng. -

Trái với pháp luật nơi ra quyết định Trọng tài (nếu các bên không chọn luật áp dụng). Theo quy định của pháp luật, quyết định của Trọng tài không có giá trị pháp lý khi: -

Về hình thức không phù hợp với quy định của pháp luật (thỏa thuận Trọng tài phải

-

Về nội dung, đối tượng tranh chấp của thỏa thuận Trọng tài phải thuộc phạm vi vụ việc có thể được giải quyết bằng Trọng tài. Nếu đối tượng tranh chấp đã được pháp luật quy định không thể giải quyết bằng Trọng tài mà các bên vẫn thỏa thuận đưa ra Trọng tài giải quyết thì thỏa thuận đó vô hiệu (phạm vi giải quyết của Trọng tài là tranh chấp phát sinh từ phap luật kinh doanh, thương mại, lao động)

31 .

Việc pháp luật quy định cụ thể các trường hợp nói trên về thỏa thuận Trọng tài là nhằm mục đích để các bên có trách nhiệm khi tham gia ký kết thỏa thuận Trọng tài, đồng thời là căn cứ để Tòa án xem xét phán quyết của Trọng tài có phù hợp với pháp luật hay không.

Trường hợp thứ ba: Quyết định Trọng tài vi phạm thủ tục tố tụng (theo điểm c, đ, khoản 1, Điều 370, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004). Thủ tục tố tụng Trọng tài là một trong những nội dung thỏa thuận giữa các bên tranh chấp. Các bên có thể tự đưa ra

nhưng quy tắc riêng của mình thông thường họ có thể chọn một trong những bản quy tắc Trọng tài của các Trung tâm Trọng tài có uy tín quốc tế. Do đó một khi quyết định của Trọng tài vi phạm thủ tục tố tụng thì phán quyêt Trọng tài dựa trên cơ sở đó có thể bị Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam từ chối công nhận và không cho thi hành. Ví dụ:

Người phải thi hành quyết định Trọng tài không được thông báo kịp thời và hợp thức đối với việc chỉ định Trọng tài hoặc không được thông báo về thủ tục giải quyết tranh chấp Trọng tài hoặc vì nguyên nhân chính đáng mà người phải thi hành đã không được thực hiện quyền tố tụng Trọng tài của mình hoặc thành phần thủ tục Trọng tài nước ngoài không phù hợp với thỏa thuận Trọng tài.

Qua ví dụ cho thấy các trường hợp nói trên không được Tòa án Việt Nam công nhận và

31

Khoản 2 Điều 342 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, NXB chính trị quốc gia.

cho thi hành vì trong quá trình giải quyết đã sai thủ tục theo Điều 370, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.

Trường hợp thứ tư: Liên quan đến phạm vi thỏa thuận Trọng tài giải quyết tranh chấp. Các bên khi tham gia hợp đồng đã thỏa thuận xác định phạm vi tranh chấp mà họ giao cho Trọng tài hoặc Hội đồng Trọng tài giải quyết khi có phát sinh tranh chấp. Nếu quyết định của Trọng tài nằm ngoài yêu cầu giải quyết tranh chấp của các bên hoặc vược qua yêu cầu của các bên trong thỏa thuận Trọng tài thì phán quyết của Trọng tài dựa trên cơ sở đó có thể bị Tòa án xem xét không công nhận và không cho thi hành tại Việt Nam32

. Ví dụ:

Các bên thỏa thuận Trọng tài về điều khoản thời gian giao hàng của hợp đồng nhưng khi giải quyết tranh chấp, Trọng tài lại giải quyết các điều khoản liên quan đến số lượng hay chất lượng hàng hóa trong hợp đồng.

Từ ví dụ trên cho thấ việc pháp luật quy định phạm quy thỏa thuận Trọng tài nhằm mục đích giúp cho các bên có trách nhiệm ký kết trong phạm vi mà pháp luật quy định. Đồng thời cũng giúp cho Tòa án căn cứ vào đó đểv xem phán quyết của Trọng tài có phù hợp với pháp luật hay không.

Trường hợp thứ năm: Quyết định Trọng tài nước ngoài chưa có hiệu lực bắt buộc đối với các bên hoặc bị Cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành33 .

Đây là trường hợp phổ biến được đặt ra không chỉ đặt ra đối với việc công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài mà còn đặt ra đối với việc công nhận và thi hành quyết định của Tòa án nước ngoài. Về nguyên tắc, quyết định của Trọng tài nước ngoài chỉ được công nhận và cho thi hành khi có hiệu lực pháp luật. Nếu quyết định không có hiệu lực thì không thể phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với các bên. Thời hạn có hiệu lực của quyết định phụ thuộc vào quy tắt tố tụng của Trọng tài của quốc gia nơi quyết định được tuyên hoặc của quốc gia có pháp luật làm cơ sở cho Trọng tài thành lập và hoạt động.

Nếu quyết định không đươc tự nguyện thi hành trong thời hạn quy định sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo pháp luật của nước nơi quyết định được yêu cầu thi

32

Điểm d, khoản 1, Điều 370, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, NXB chính trị quốc gia.

33

Điểm e, q, khoản 1, Điều 370, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, NXB chính trị quốc gia.

hành và theo điều ước quốc tế các bên đã ký kết có nội dung liên quan. Như vậy, thời hạn ở đây được ghi rõ trong quyết định. Quyết định của Trọng tài có hiệu lực kể từ thời điểm đưa ra quyết định.

Như vậy, thời hạn có hiệu lực của quyết định Trọng tài khác với thời hạn có hiệu lực của quyết định Tòa án. Thông thường quyết định của Tòa án có hiệu lực sau một thời gia nhất định.

Phán quyết của Trọng tài nước ngoài bị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài

hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành. Quyết định của Trọng tài có hiệu lực pháp luật khi nó được thi hành theo trật tự pháp luật của quốc gia của Trọng tài đưa ra quyết định ấy. Bởi vậy, các quy định của pháp luật quốc gia đó về các trường hợp hủy hoặc đình chỉ thi hành quyết định của Trọng tài trên cũng là một bộ phần cấu thành của hệ thống các quy định của pháp luật liên quan đến hiệu lực pháp luật của quyết định Trọng tài. Do vậy, nếu ở quốc gia có Trọng tài, đưa ra quyết định mà quyết định đó không được coi là có hiệu lực pháp luật thì ở nước ngoài về nguyên tắc không thể tiến hành công nhận và thi hành quyết định ấy. Quy định như vậy là phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế cũng như các nguyên tắc chung của việc công nhận và thi hành quyết định của Trọng

tài nói chung và Trọng tài nước ngoài nói riêng34 .

Trường hợp thứ sáu: Quyết định của Trọng tài không phù hợp với quy định của

pháp luật Việt Nam và quy định của Trọng tài nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt nam.

Những quy định trên đây về việc không công nhận quyết định của Trọng tài nước ngoài là phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết và bảo vệ được quyền lợi của các bên đương sự và nó không làm mất đi ý nghĩa của việc công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài mà còn làm tăng thêm giá trị của của các phán quyết của Trọng tài nước ngoài được công nhận và thi hành tại Việt Nam, và việc quy định các điều khoản nêu trên là đem lại sự công bằng cho các bên tranh chấp.

Ví dụ:

Ngày 17/10/1995, công ty Tyco services Singapore Pte. Ltd (trụ sở chính số 10

Pandan Crescent # 03 - 01 UE Tech Park, Singapore 128466), (sau đây gọi tắt là Tyco) ký kết với công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn và xây dựng Hải Vân Thiess (gọi tắt là HVT), nay đổi là công ty Leighton contractors Ltd. (Việt Nam), một thỏa thuận liên doanh Thies-Tyco. Theo thỏa thuận này công ty HVT là đơn vị được cấp giấy phép đầu

34

Nguyễn Trung Tín: Công nhận và thi hành các quyết định của Trọng tài thương mại tại Việt Nam, nhà xuất bản

Tư Pháp – Hà Nội 2005.

tư theo pháp luật Việt Nam có tư cách pháp nhân làm đơn vị dự thầu xây dựng khách sạn Indochina Beach tại Đà Nẵng, cho chủ đầu tư là công ty liên doanh khách sạn Indochina (một pháp nhân thành lập theo pháp luật Việt Nam), nếu công ty HVT trúng thầu thì hai bên cùng nhau hợp tác thực hiện dự án trên cơ sở phân chia công việc của dịch vụ cụ thể.

Thỏa thuận liên doanh Thiess-Tyco có điều khoản về Trọng tài quy định rằng “Trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các bên thỏa thuận, tranh chấp đó sẽ được đưa ra xé xử bởi một Trọng tài độc lập theo yêu cầu của một trong hai bên đã gởi thông báo,

Trọng tài này sẽ được bổ nhiệm bởi Chủ tịch của Viện kỹ sư ở Austrlia. Việc xét xử diễn ra tại bang Queensland theo luật của bang Queensland điều chỉnh và diễn giải”. Khi thỏa thuận liên doanh Thiess-tyco, các bên có phát sinh tranh chấp. do các

bên không đạt được sự thỏa thuận trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp, ngày 30/7/1998 công ty Tyco gửi thông báo cho công ty HVT xác định các cố gắng giải

quyết tranh chấp đã không thành và sau đó họ đã khởi kiện vụ tranh chấp ra Trọng tài bang Queensland, nước Úc.

Ngày 9/4/2000, Trọng tài bang Queensland có hai phán quyết Trọng tài như sau: -

Đối với vụ kiện, trong đó công ty HVT là nguyên đơn: Trọng tài bang Queensland phán quyết công ty HVT thua kiện, buộc công ty HVT phải trả cho công ty Tyco một khoản

tiền là 60.000 USD; và 263.320 đô la Úc. -

Đối với vụ kiện, trong đó công ty Tyco là nguyên đơn: Trọng tài bang Queensland phán quyết công ty HVT thua kiện, buộc công ty HVT phải trả cho công ty Tyco một khoản tiềnlà 1.805.342.37USD; và 526.641 đô la Úc.

Tổng số tiền mà Trọng tài bang Queensland buộc công ty HVT phải trả cho công ty Tyco trong hai vụ kiện là 1.805.342.37USD; và 789.961 đô la Úc. Các khoản tiền này không không được công ty Leighton contractors Việt Nam (công ty HVT chuyển đởi) thực hiện dù đã được cong ty Tyco nhiều làn nhắc nhở và yêu cầu thanh toán. Do công ty Leighton contractors Việt Nam không thực hiện thanh toán, công ty Tyco đã nộp đơn kiện yêu cầu công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài đến Bộ Tư pháp Việt Nam theo quy định của Pháp lệnh về công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài ngày 27/9/1995. Nội dung đơn đề nghị Bộ Tư pháp và Tòa án Việt Nam công nhận và chấp thuận cho thi hành tại Việt Nam hai phán quyết của Trọng tài bang Queensland, buộc công ty Leighton contractors Việt Nam (công try Leighton đã chuyển trụ sở chính đến số 123 đường Lê Lợi, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh) phải thực hiện nghiêm túc phán quyết Trọng tài theo quy định của Pháp lệnh. Ngày 01/8/2001, Bộ Tư pháp có công văn số 598/ TP-PL-PLQT/HTQT gởi đến Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc chuyển hồ sơ, đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định Trọng tài nước ngoài đối với hai phán quyết của Trọng tài Queensland, cộng hòa Úc của công ty Tyco để giải quyết theo thẩm quyền. Kết quả là Hội đồng xem xét Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ra

phán quyết không công nhận và không cho thi hành tại Việt Nam hai phán quyết của Trọng tài bang Queensland; với hai lý do như sau: một là, giữa Tyco và Leighton (tiếp nói công ty HVT) không có quan hệ thương mại với lý do là hoạt động xây dựng không phải là một hành vi thương mại: hai là, công nhận quyết định của Trọng tài bang Queensland là trái pháp luật Việt Nam vì Tyco ký kết hợp đồng với công ty HVT khi không có giấy phép của Bộ xây dựng. Từ đó, Tòa này nhận định hợp đồng vi phạm pháp luật Việt Nam và không được pháp luật bảo vệ.

2.6.3 Trình tự, thủ tục cho thi hành tại Việt Nam các quyết định của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

Việc thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài theo các quy định của Pháp lệnh về

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH VỀ CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w