1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Các yếu tố vật lý trong lao động

69 4,6K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 2,72 MB

Nội dung

CÁC YẾU TỐ VẬT LÝ TRONG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNGVi khí hậu nhiệt Tiếng Ồn Rung chuyển Bức xạ... MỤC TIÊU• Vi khí hậu, stress nhiệt; các biến đổi bệnh lý, biện pháp phòng chống trong lao động

Trang 1

CÁC YẾU TỐ VẬT LÝ TRONG LAO ĐỘNG

VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP CÓ LIÊN QUAN

ThS BS Phạm Nguyễn Quỳnh Anh

BM Sức khỏe môi trường Khoa YTCC – ĐH Y Dược TPHCM

Trang 2

CÁC YẾU TỐ VẬT LÝ TRONG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Vi khí hậu (nhiệt) Tiếng Ồn

Rung chuyển Bức xạ

Trang 3

MỤC TIÊU

• Vi khí hậu, stress nhiệt; các biến đổi bệnh lý, biện pháp

phòng chống trong lao động ở điều kiện vi khí hậu nóng

• Các đặc tính của âm thanh, phân loại tiếng ồn, tác hại và

biện pháp phòng chống

• Rung chuyển nghề nghiệp

Trang 5

ĐỊNH NGHĨA

• Vi khí hậu trong lao động là điều kiện khí tượng môi trường trong một khoảng không gian hẹp, có liên quan tới quá trình điều hòa nhiệt độ cơ thể

Trang 7

NHIỆT ĐỘ

NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ ( o C, o F, o K)

- Nhiệt độ là gì?

- Yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ?

=> Điều kiện sản xuất “NÓNG”???

- Nhiệt độ cho phép tại nơi làm việc?

- <32 độ C (không quá 37 độ C nơi sản xuất nóng)

- Chênh lệch giữa nơi sản xuất và nhiệtd dộ ngoài trời 3-5 độ C

Trang 8

ĐỘ ẨM

ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ (g/m 3 )

- Độ ẩm là gì?

Độ ẩm tuyệt đối (Ha): là độ ẩm được tính bằng số gam hơi nước có

trong 1m 3 không khí (g/m 3 ) ở một thời điểm và nhiệt độ nhất định

Độ ẩm tối đa (Hm): là độ ẩm được tính bằng lượng hơi nước đã bão

hòa tối đa ở một nhiệt độ nhất định

Độ ẩm tương đối(Hr): là tỉ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối và độ

ẩm tối đa

Độ ẩm tương đối giúp đánh giá khả năng bốc hơi của mồ hôi

- Độ ẩm tương đối cho phép: 75-85%

Trang 9

VI KHÍ HẬU

CHUYỂN ĐỘNG CỦA KHÔNG KHÍ

- Chuyển động không khí (gió) là gì?

- Gió nóng

- Gió lạnh

- Gió tự nhiên

- Gió nhân tạo

- Tiêu chuẩn vận tốc gió: 2m/s

- Tiêu chuẩn thông gió công nghiệp:

- 30m3 /giờ (lao động nhẹ)

- 40m3 /giờ (lao động trung bình)

- 50m3 /giờ (lao động nặng)

Trang 11

Nhiệt độ hiệu lực ET – Effective temperature

Là chỉ số phối hợp xác định tác động của nhiệt độ,

độ ẩm không khí và chuyển động của không khí

Nhiệt độ hiệu lực được tính theo công thức của

Webb

tk: Nhiệt độ không khí

tư : Nhiệt độ ướt của không khí

V: Tốc độ vận chuyển của không khí

Trang 12

Nhiệt độ hiệu lực tương đương: CET

CET là nhiệt độ của môi trường làm việc gây ra cảm giác nhiệt tương đương với một

nhiệt độ trong điều kiện môi trường có độ ẩm tương đối là 100% và vận tốc gió bằng 0

Trang 13

Nhiệt độ tam cầu: WBGT

WBGT còn được gọi là nhiệt độ Yaglow, hay chỉ số Yaglow Là chỉ số đo lường sự kết hợp các yếu tố nhiệt độ khô, nhiệt độ ướt và nhiệt độ cầu

Trang 14

WBGT được tính như sau:

Trang 15

Tổ chức lao động Quốc tế ILO (Internation Labour

75% lao động 25% nghỉ

50% lao động 50% nghỉ

25% lao động 75% nghỉ

30,030,631,432,2

26,728,029,431,1

25,025,927,930,0

Trang 16

Vi khí hậu nóng

Lao động trong điều kiện như thế nào có khả năng làm tăng nguy cơ cho người lao động?

Trang 17

STRESS NHIỆT

• Là nhiệt lượng cần thải trừ để duy trì vật thể ở

trạng thái cân bằng nhiệt Đối với cơ thể người đó nhiệt tổng hợp từ hai nguồn: nhiệt nội sinh do

chuyển hóa và nhiệt ngoại sinh từ bên ngoài cơ thể tác động đến cơ thể

• Dưới ảnh hưởng của stress nhiệt cơ thể sẽ có các biến đổi sinh lý và bệnh lý nhất định tùy thuộc vào tác động của chúng và các yếu tố khác bên trong, bên ngoài cơ thể

Trang 18

SỰ TRAO ĐỔI NHIỆT

• TRAO ĐỔI

NHIỆT

• STRESS NHIỆT

Trang 19

Các chỉ tiêu đánh giá Stress Nhiệt

(Heat Strain) Phản ứng

Tốc độ bài tiết mồ hôi Nhiệt độ cơ thể ( o C) Tần số mạch (nhịp/phút)

Trạng

thái

nhiệt

cơ thể

Trang 20

BiẾN ĐỔI SINH LÝ

• Biến đổi nhiệt độ cơ thể:

• Nhiệt độ da

• Nhiệt độ thân

• Bài tiết mồ hôi: Tăng bài tiết mồ hôi

• Hệ tuần hoàn:

• Mạch tăng, HA tối đa tăng, HA tối thiểu giảm

• Số lượng hồng cầu tăng, độ quánh máu tăng, tỷ lệ hồng cầu trên huyết tương tăng

Trang 21

BiẾN ĐỔI SINH LÝ (tt)

• Hệ hô hấp: Nhịp thở tăng, biên độ hô hấp tăng

• Hệ tiết niệu:

• Lượng nước tiểu thải qua thận giảm

• Nước tiểu xuất hiện HC, Albumin niệu, trụ niệu

• Hệ tiêu hóa: Độ toan dịch vị dạ dày giảm, dịch vị bị

loãng

• Thần kinh trung ương:

• Nhiệt độ cao làm rối loạn chức năng tế bào vỏ não

Trang 22

BIẾN ĐỔI BỆNH LÝ

• Ban nhiệt (Heat rashes)

• Chuột rút do nhiệt (Heat Cramps)

• Kiệt sức do nhiệt (Heat Exhaustion)

• Đột quỵ do nhiệt (Heat stroke)

Trang 23

Ban nhiệt

Trang 24

Co giật do nhiệt

Trang 25

Kiệt sức do nhiệt

Trang 26

• Xử trí: kịp thời đưa vào nơi thoáng mát, nằm nghỉ các triệu chứng sẽ giảm

Trang 27

 Thân nhiệt tăng cao hơn 40 o C

 Rối loạn tinh thần (mê sảng, ảo giác)

 Mất tri giác

 Hôn mê

 Co giật

 Tử vong

Trang 28

Đột quỵ do nhiệt – xử trí cấp cứu

Trang 29

THẢO LUẬN NHÓM

Nghề nào có nguy cơ cao đối mặt với stress nhiệt?

Trang 31

PHÒNG NGỪA STRESS

NHIỆT

• Các biện pháp kỹ thuật

• Quạt gió/thông gió

• Máy điều hòa không khí (tại nơi nghỉ ngơi, các “hộp”

Trang 32

PHÒNG NGỪA STRESS

NHIỆT

• Trong lao động

• Cấp cứu khi bị stress nhiệt

• Gia tăng khối lượng công việc DẦN đối với nhân viên

mới, nhân viên nghỉ làm hơn 1 tuần

• Cung cấp nước uống ngay nơi làm việc, uống nước

thường xuyên

• Sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý

• Các công việc nặng nên được sắp xếp vào những ngày

thời tiết mát mẻ hơn

• Luân chuyển giữa các vị trí làm việc

• Trong những trường hợp đặc biệt, cần có máy theo dõi điều kiện sức khỏe cho nhân viên

Trang 34

CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ÂM THANH

• TẦN SỐ (Hz) số lần dao động đầy đủ của âm thanh trong một

giây.

Hạ âm < ngưỡng nghe (16-20,000 hz) < siêu âm

• NĂNG LƯỢNG (erg/cm2 /giây): biên độ dao động của sóng âm thanh

Khi năng lượng âm tăng trên 10 4 erg/cm 2 /giây có cảm giác đau tai

• CƯỜNG ĐỘ (dB): độ lớn nhỏ, phụ thuộc vào biên độ/năng

lượng âm

Trang 35

TIẾNG ỒN LÀ GÌ?

Trang 36

TIẾNG ỒN

• Là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần

số khác nhau được sắp xếp một cách ngẫu nhiên, gây khó chịu cho người nghe, giảm khả năng làm việc

Trang 37

PHÂN LOẠI TIẾNG ỒN

• PHÂN LOẠI THEO CƯỜNG ĐỘ

Trang 38

TIẾNG ỒN NÀO CÓ HẠI NHẤT?

Trang 39

• TÁC HẠI CỦA TIẾNG ỒN TĂNG LÊN

TRONG ĐIỀU KIỆN:

• Nhiệt độ cao

• Độ ẩm lớn

• Có hơi khí độc

• Người già, trẻ em, phụ nữ

• Người bị bệnh ở cơ quan thính giác

Trang 40

TÁC HẠI CỦA TIẾNG ỒN??

Trang 41

GIẢI PHẪU HỌC

Trang 42

ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP

• ĐỊNH NGHĨA:

• Điếc tiếp âm (phân biệt với điếc dẫn truyền)

• tổn thương vĩnh viễn cơ quan Corti

• do tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn từ 90±2,5 dB

mỗi ngày 6 tiếng, trong hơn 3 tháng

• Không tiến triển nếu ngưng tiếp xúc tiếng ồn

• Là bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở VN

Trang 44

CÁC GIAI ĐOẠN BỆNH (1)

• GĐ THÍCH NGHI THÍNH GIÁC

• Khả năng làm giảm tổn thương của cơ thể nhờ hệ

thống xương con ở tai giữa tự làm giảm độ rung hay giảm tác dụng dẫn truyền vào tai trong

• Ngưỡng nghe nhanh chóng phục hồi sau 2-3 phút

• Khó phát hiện

Trang 45

CÁC GIAI ĐOẠN BỆNH (2)

• GIAI ĐOẠN MỆT MỎI THÍNH GIÁC

(GĐ Điếc nghề nghiệp mức nhẹ)

• Ngưỡng nghe tăng 15-30 dB

• Thời gian phục hồi chậm (15-30 phút)

• CQ thính giác bắt đầu giảm cảm thụ với âm thanh, đặc

biệt âm tần số cao trên 4000 Hz, nghe được tiếng nói thầm

• Biểu hiện: ù tai, mệt mỏi

• Thính lực đồ: khuyết chữ V lồi, chưa rõ thương tổn

• Có thể phục hồi nếu ngưng tiếp xúc

Trang 46

CÁC GIAI ĐOẠN BỆNH (3)

• GIAI ĐOẠN ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP

• Tiến triển chậm, hàng chục năm

• Qua 3 giai đoạn:

• GĐ mệt mỏi thính lực (nhẹ)

• GĐ tiềm tàng (trung bình)

• Giảm thính lực ở tần số cao và trung bình

• Khả năng nghe nói thầm giảm (từ 2-3 m)

Trang 47

BẢNG TÍNH THIẾU HỤT

SỨC NGHE SƠ BỘ

Tiếng nói thầm Tiếng nói thường

Trang 48

THÍNH LỰC ĐỒ

Trang 50

CHẨN ĐOÁN ĐNN

• CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH

• Yếu tố tiếp xúc

• Triệu chứng LS:

• Mức nghe giảm cả 2 tai

• Không nghe được các âm tần số cao, cường độ nhỏ

• Không có tổn thương tiền đình

• CLS: đo thính lực hoàn chỉnh

• CĐ PHÂN BIỆT:

Điếc tuổi già, do chấn thương, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, do viêm tai, xốp xơ tai

Trang 53

TIÊU CHUẨN TIẾNG ỒN

NƠI LÀM VIỆC

• Từ 85 – 115 dB

• Trong 8 tiếng ≤ 85 dB

• Thời gian giảm ½ thì mức âm cho phép tăng 5dB

• Thời gian còn lại trong ngày chỉ cho phép 80dB

• Ví dụ:

Nếu tiếng ồn tăng lên mức 90dB, thời gian phơi nhiễm giảm còn 4 tiếng/ngày

Trang 54

TIÊU CHUẨN TIẾNG ỒN

NƠI CÔNG CỘNG & KHU DÂN CƯ

Trang 55

PHÒNG NGỪA ĐIẾC NN

Biện pháp kỹ thuật:

• Giảm tiếng ồn từ nguồn phát sinh

• Giảm tiếng ồn bằng cách ly nguồn phát sinh

tiếng ồn hoặc bọc kín nguồn gây ồn

• Giảm tiếng ồn bằng hấp thu bề mặt và phản xạ

tại chỗ

• Bố trí máy móc, sắp xếp dụng cụ hợp lý

Trang 56

Biện pháp phòng hộ cá nhân:

• Nút tai: nút tai có thể bằng sáp, bằng bông,

cao su xốp, chất dẻo, kim loại

• Chụp tai: tai chụp hay mũ chụp

• Bố trí nghỉ ngơi xen kẽ lao động: 1 giờ lao động

nghỉ 15 phút

• Tại nơi lao động bố trí các phòng nghỉ ngơi yên

tĩnh cho công nhân

Trang 58

ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP (?!)

Trang 59

RUNG CHUYỂN

NGHỀ NGHIỆP

ĐỊNH NGHĨA:

• Là dao động của các hệ kỹ thuật

• Là quá trình lặp đi lặp lại

• Ví dụ: máy móc, tàu xe…

• Tần suất rung từ 2-1000Hz có thể gây hại cho sức

khỏe

• Bệnh do rung chuyển nghề nghiệp đang được

nghiên cứu để bổ sung là bệnh được bảo hiểm ở Việt Nam

Trang 61

BIẾN ĐỔI BỆNH LÝ DO RUNG

CHUYỂN NN

• TỔN THƯƠNG TOÀN THÂN

• Do rung toàn thân

• Gây RL tiêu hóa, tốc độ dẫn truyền TK, HC đau thắt lưng, Thoái hóa đốt sống…

• TỔN THƯƠNG CƠ - XƯƠNG – KHỚP

• Do rung cục bộ cường độ thấp (20-40Hz)

• Ví dụ: máy khoan gây thoái hóa khớp khuỷu tay, khớp vai

• BỆNH RAYNAUD NN (HC RAYNAUD, HC RUNG, HC BÀN TAY CHẾT, HC CÁC NGÓN TAY TRẮNG)

• Rối loạn vận mạch

• Rung cục bộ cường độ cao (40-300 Hz)

• Búa, máy bào, cưa…

Trang 62

• Rung chuyển có tần số <40Hz, biên độ lớn (cm) gây tổn thương xương, khớp

• Rung chuyển có tần số 40 – 300Hz, biên độ nhỏ (mm) gây rối loạn vận mạch, đặc biệt ở bàn tay, gây hội chứng Raynaud

• Rung chuyển có tần số > 300Hz, biên độ

khoảng 0,01mm, gây tổn thương cân, cơ, thần kinh, gặp ở bàn tay, cẳng tay, cánh tay và vai

Trang 63

Bệnh Raynaud (Rối loạn vận mạch)

• Giai đoạn đầu: thiếu máu cục bộ, các ngón tay trắng

bệch, xanh nhợt Bệnh nhân có cảm giác tê cóng

• Giai đoạn sau: đau các ngón tay, các ngón tay đỏ

bừng rồi tím lại Đau và có cảm giác nóng bỏng

• Nhiệt độ da nơi tổn thương thấp hơn da lành

bao giờ bị hoại thư,tổn thương chỉ khu trú ở ngón

tay và thường một bên

Trang 64

BỆNH RAYNAUD

RỐI LOẠN VẬN MẠCH

• Giai đoạn đầu: thiếu máu cục bộ, các ngón tay trắng

bệch, xanh nhợt Bệnh nhân có cảm giác tê cóng

• Giai đoạn sau: đau các ngón tay, các ngón tay đỏ

bừng rồi tím lại Đau và có cảm giác nóng bỏng

• Nhiệt độ da nơi tổn thương thấp hơn da lành

• Đặc điểm của bệnh rung chuyển nghề nghiệp: không

bao giờ bị hoại thư, tổn thương chỉ khu trú ở ngón tay và thường một bên

Trang 65

PHÒNG NGỪA

Biện pháp kỹ thuật công nghệ

• Giảm rung ở nguồn, các máy hơi nén cần quy định

trọng lượng và gây tác hại ít nhất…

Biện pháp phòng hộ cá nhân

• Trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân

• Mùa đông mặc đủ ấm

• Thời gian lao động

• Tuổi nghề không quá 20 và tuổi đời không quá 50

Trang 66

PHÒNG NGỪA

Biện pháp y tế

• Khám tuyển: tuổi đời từ 18 – 40, không mắc các bệnh tim mạch, thần kinh, cơ, xương, khớp…

• Khám bệnh định kỳ

Biện pháp vệ sinh lao động

• Ngoài yếu tố rung cần lưu ý đến các yếu tố khác

Trang 68

THẢO LUẬN NHÓM

TRONG 15 PHÚT:

• Chọn một nghề nghiệp có nguy cơ mắc bệnh do

một trong các yếu tố vật lý đã được giới thiệu

Trang 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

• Bùi Thanh Tâm (2008) Sức khỏe nghề nghiệp – sách đào tạo

cử nhân y tế công cộng NXB Y học.

• Bùi Thanh Tâm, Nguyễn Thúy Quỳnh (2008) Sức khỏe nghề

nghiệp – dùng cho đào tạo cao học và chuyên khoa I Y tế công cộng NXB Giáo dục.

• Ising H., Kruppa B (2004) Health effects caused by noise :

Evidence in the literature from the past 25 years Noise Health 2004;6:5-13

• OSHA (2012) Occupational Heat Exposure

http://www.osha.gov/SLTC/heatstress/

• Phan Hồng Minh (2006) Giáo trình sức khỏe nghề nghiệp

• Và một số nguồn tài liệu khác

Ngày đăng: 16/05/2015, 09:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w