CÁC KHÁI NIỆM VỀ VI KHÍ HẬUKhí hậu: Là chế độ thời tiết trong nhiều năm, phụ thuộc bức xạ mặt trời, chuyển động không khí và tính chất của đất tại đó.. Vi khí hậu môi trường lao động: l
Trang 1XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ VI KHÍ
HẬU TRONG SẢN XUẤT
TS BS Trịnh Hờng Lân
Tr ưở ng Khoa S c Kh e Lao ứ ỏ Độ ng
& B nh Ngh Nghi p ệ ề ệ Viện Vệ sinh – Y tế Công cộng TP HCM
Trang 2CÁC KHÁI NIỆM VỀ VI KHÍ HẬU
Khí hậu: Là chế độ thời tiết trong nhiều năm, phụ
thuộc bức xạ mặt trời, chuyển động không khí và tính chất của đất tại đó.
Thời tiết: Là tình trạng lý học của không khí ở một
nơi, trong thời gian tương đối ngắn, có thể thay đổi nhiều lần trong ngày, thay đổi nhanh và kém bền hơn khí hậu.
Vi khí hậu môi trường lao động: là tổng hợp các yếu tố khí hậu (biểu thị bằng nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió, bức xạ nhiệt và áp suất) trong khoảng không gian lao động (hay không gian hẹp).
Trang 3KHÁI NIỆM VỀ CÁC YẾU TỐ VI KHÍ HẬU
32
0 5
9
a) Nhiệt độ: Biểu thị độ nóng của vật chất đơn vị
đo 0 C (Celsius) Ngoài ra còn có các đơn vị như:
- Nhiệt độ Kenvin: 0 K = 0 C + 273,15
- Nhiệt độ Fahrenheit:
- Reaumur (R): 0R = 54 0C
Nhiệt độ không khí MTLĐ có liên quan một phần với nhiệt bay ra từ các nguồn nhiệt của các trang thiết bị kỹ thuật, thân nhiệt của người lao động, bức xạ nhiệt và sự mất năng lượng nhiệt của kỹ thuật thông gió.
Trang 4Độ ẩm tương đối cho biết trong không khí còn có thể nhận được bao nhiêu
% hơi nước nữa để đạt đến trạng thái bảo hòa Ví dụ: độ ẩm tương đối là 70% có nghĩa là ở nhiệt độ lúc đó không khí còn có thể hấp thụ 30% hơi nước nữa mới bảo hòa hoàn toàn
KHÁI NIỆM VỀ CÁC YẾU TỐ VI KHÍ HẬU
b) Độ ẩm: Là lượng hơi nước không nhìn thấy được
trong không khí (tính bằng g/m 3 không khí) Trong
Vệ sinh lao động khi nói đến độ ẩm là người ta nói
đến độ ẩm tương đối (Hr%). % = ×100%
m
a
H
H Hr
H a : lượng hơi nước có trong một đơn vị thể tích không khí tính
bằng g/m 3 vào thời điểm nhất định và nhiệt độ nhất định.
H m :lượng hơi nước bảo hòa trong không khí tính bằng g/m 3
Lượng hơi nước bảo hòa càng cao lượng hơi nước càng lớn.
Trang 5KHÁI NIỆM VỀ CÁC YẾU TỐ VI KHÍ HẬU
c) Vận tốc gió: Là khoảng dài mà gió thổi được
trong một đơn vị thời gian, tính bằng m/s.
Gió là sự chuyển động của không khí do sự khác biệt giữa nhiệt độ và độ chênh lệch áp suất ở các nơi trên mặt đất tạo thành hay giữa các nhà
xưởng Trong môi trường lao động sản xuất gió còn được tạo ra bằng các nguồn tạo gió như quạt thổi gió, kết cấu nhà xưởng,
) (
)
( )
/
(
s t
m
A s
m
Trang 6KHÁI NIỆM VỀ CÁC YẾU TỐ VI KHÍ HẬU
d) Bức xạ nhiệt: là lượng nhiệt truyền từ vật nóng sang vật lạnh hơn không do quá trình tiếp xúc trực tiếp phát ra dưới dạng sóng điện từ do sự chuyển động nhiệt của
nguyên tử hay phân tử bao gồm tia hồng ngoại, tia nhìn
thấy được và tia tử ngoại.
Đơn vị đo: Cal/cm 2 /phút (có thể biểu thị gián tiếp bằng 0 C – sự nóng lên của vật khi nhận bức xạ nhiệt)
Bức xạ nhiệt có độ dài sóng phụ thuộc nhiệt độ của bề mặt nhiệt phát ra Các nguồn kỷ nghệ có nhiệt độ 500 – 600 0 C chỉ phát những tia hồng ngoại có bước sóng dài Các nguồn có nhiệt độ 600 – 1200 0 C phát những tia hồng ngoại và tia đỏ Các nguồn có nhiệt độ trên 1500 0 C còn phát những tia tử ngoại Các
nguồn có nhiệt độ từ 2000 – 4000 0 C phát ra những tia hồng ngoại và tử ngoại.
Trang 7NGUYÊN TẮC ĐO
a) Yêu cầu thiết bị:
- Thiết bị phải đảm bảo độ chính xác theo qui định và phải phù hợp với điều kiện đo tại hiện trường, di
chuyển liên tục.
- Thiết bị phải được chuẩn định kỳ và phải được bảo quản tốt.
- Người sử dụng máy phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng máy.
Trang 8NGUYÊN TẮC ĐO
* Một vị trí đo VKH bắt buột phải đo đủ 3 yếu tố:
nhiệt độ, ẩm độ, vận tốc gió Bức xạ nhiệt chỉ đo khi có nguồn nhiệt lớn hoặc có ánh nắng mặt trời).
* Thời điểm đo: Việc đo các thông số vi khí hậu cần
tiến hành vào cả hai mùa, ba ca, lúc bình thường và
khi căng thẳng đối với người lao động có mặt tại vị trí làm việc Lưu ý: Thời gian phải trong khoảng thời
giam làm việc của người lao động.
b) Nguyên tắc đo:
Trang 9- Đo đúng vị trí lao động khi làm việc, đo ngang ngực người lao động (độ cao: 1,0 mét đối với lao động ngồi; 1,5 mét đối với lao động đứng, đi lại)
- Chú ý đối với khoảng không gian lớn (các phân xưởng rộng lớn) phải xác định tính chất công việc để quyết định vị trí đo:
+ Nếu điều kiện VKH hoặc loại công việc tương đối đồng nhất: chỉ cần đo 5 vị trí: 4 góc và ở giữa (hình 2a)
+ Nếu điều kiện VKH hoặc loại công việc không đồng nhất
→ bắt buộc phải đo từng vị trí lao động (hình 2b)
- Tại mỗi không gian làm việc riêng biệt (các khoa, phòng nhỏ
…) đều phải đo vi khí hậu (hình 1)
NGUYÊN TẮC ĐO
(TIẾP THEO)
* Vị trí đo – số mẫu đo:
Trang 10NGUYÊN TẮC ĐO (TIẾP THEO)
TCVN 5508: 2009 Qui định số điểm đo tối thiểu theo diện tích cơ sở sản xuất như sau
Diện tích cơ sở sản xuất,
m 2
Số điểm đo
Trên 400 Xác định theo khoảng cách
giữa các vị trí làm việc không vượt quá 10m
Trang 11PHƯƠNG PHÁP ĐO TỪNG YẾU TỐ
1 Đo nhiệt độ: tiến hành đảm bảo đúng các nguyên
tắc đo đã nêu ở trên
hưởng bởi gió và bức xạ nhiệt.
- Kỹ thuật: sử dụng thiết bị cơ hoặc thiết bị điện tử.
+ Với thiết bị cơ: có thể sử dụng các loại nhiệt kế thủy ngân hay tốt nhất là dùng nhiệt kế khô của ẩm kế
Assman.
Trang 12PHƯƠNG PHÁP ĐO TỪNG YẾU TỐ
1 Đo nhiệt độ (tiếp theo):
+ Với thiết bị điện tử: bật công tắt → bấm nút đo
nhiệt độ (đưa về đơn vị cần đo) → chờ ổn định → đọc kết quả
Máy đo nhiệt độ và ẩm độ.jpg
- Đối với thiết bị điện tử ta đọc kết quả như sau: Ví dụ
đo trong khoảng thời gian 30 giây ta ghi được các số liệu: 29.8; 29.9; 30.1; 30.5; 29.9; 30.2; 29.9; 29.7; 30.2 … + Tốt nhất là lấy TB các số liệu đó t 0 = 30.06 0 C
+ Số 29.9 là số xuất hiện nhiều nhất nên ta đọc nhiệt độ là 29.9 0 C.
Trang 13PHƯƠNG PHÁP ĐO TỪNG YẾU TỐ
2 Đo độ ẩm: có thể bằng thiết bị cơ hay điện tử
- Thiết bị cơ: dùng ẩm kế Augusst, ẩm kế Assman dựa trên nguyên lý bay hơi nước của nhiệt kế ướt và sự
chênh lệch của nhiệt độ nhiệt kế khô và nhiệt độ nhiệt kế ướt Cấu tạo gồm có: 1 nhiệt kế khô và 1 nhiệt kế uớt Cũng có thiết bị làm bằng sợi tóc đã tẩy sạch mỡ và dựa vào sự co giản của sợi tóc dưới tác dụng của hơi nước (ẩm kế khí tượng, ẩm kế tự ghi)
Trang 14PHƯƠNG PHÁP ĐO TỪNG YẾU TỐ
2 Aåm độ (tiếp theo):
- Thiết bị điện tử: rất đơn
giản, thường đo cùng trên
máy đo nhiệt độ – độ ẩm
→ bật công tắt máy →
bấm nút đo độ ẩm → khi
số liệu lên ổn định → đọc
kết quả (có thể đồng thời
cả hai chỉ số nhiệt độ và
ẩm độ).
Trang 15PHƯƠNG PHÁP ĐO TỪNG YẾU TỐ
3 Đo tốc độ gió: có thể đo bằng thiết bị cơ và điện tử Đặt máy vào vị trí đo sao cho đúng chiều hướng gió Sử dụng loại thiết bị có giải đo từ 0 – 20 m/s
- Đo bằng thiết bị cơ: sử dụng phong tốc kế cầm tay (chỉ đo được nơi có vận tốc gió lớn hơn 0,3 m/s, nếu tốc độ gió nhỏ hơn 0,3 dùng nhiệt kế Cata).
Ghi chú: Nếu vận tốc gió ổn định chỉ cần đo một lần,
nếu không ổn định phải đo nhiều lần rồi lấy kết quả trung bình
Trang 16PHƯƠNG PHÁP
ĐO TỪNG YẾU TỐ
3 Đo tốc độ gió (tiếp theo):
-Đo bằng thiết bị điện tử:
→bấm công tắt nguồn
→ bấm nút đo tốc độ gió
→ đọc kết quả khi số
hiển thị ổn định …
Trang 17PHƯƠNG PHÁP ĐO TỪNG YẾU TỐ
4 Đo cường độ bức xạ nhiệt. Hiện nay thường dùng
loại thiết bị điện tử:
Tùy loại máy có thể cho các kết quả hiển thị khác nhau:
Có thể là t WBGT - 0 C (nhiệt độ tam cầu - Wet buld globe
temperature)
Hay cường độ bức xạ nhiệt Đơn vị đo: cal/cm 2 /phút hoặc W/m 2
(1cal/cm 2 =4,1W/cm 2 )
Chỉ số nhiệt tam cầu là sự kết hợp của ba yếu tố khí tượng:
nhiệt độ, độ ẩm không khí và nhiệt độ bức xạ đo bằng quả cầu Vernon.
Chỉ số tam cầu: t WBGT = 0,7t ướt + 0,1t khô + 0,2t cầu (outdoor)
t WBGT = 0,7 tướt + 0,3t khô (indoor)
Trang 18PHƯƠNG PHÁP ĐO TỪNG YẾU TỐ
4 Đo cường độ bức xạ nhiệt (tiếp theo)
Vì có thể có nhiều tình huống nên qui định cho vị trí đặt dụng cụ không tuyệt đối cố định nhưng yêu cầu điểm đo phải bảo đảm đại diện được cho sự tiếp xúc của công nhân.
Cường độ bức xạ nhiệt tính theo nhiệt độ cầu:
4,9 /phút)
cal/cm
4 0
2
w g
g
t t
V
t B
Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí bên trong và bên ngoài quả cầu càng lớn thì cường độ bức xạ nhiệt càng mạnh.
Trang 19PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Hiện nay đánh giá theo theo TCVN 5508 : 2009
Loại
lao
động
Khoảng nhiệt độ không khí ( 0 C)
Độ ẩm không khí (%)
Vận tốc gió (m/s)
Cường độ bức xạ nhiệt theo diện tích tiếp xúc
(W/m 2 )
diện tích cơ thể người
70 khi tiếp xúc trên 25% đến 50% diện tích cơ thể người
100 khi tiếp xúc dưới 25% diện tích cơ thể người
Trung
Yêu cầu về nhiệt độ, ẩm độ, vận tốc gió và cường
độ bức xạ nhiệt ở nơi làm việc
Trang 20PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Hiện nay đánh giá theo theo TCVN 5508 : 2009
Loại
lao
động
Khoảng nhiệt độ không khí ( 0 C)
Độ ẩm không khí (%)
Vận tốc gió (m/s)
Cường độ bức xạ nhiệt theo diện tích tiếp xúc
(W/m 2 )
diện tích cơ thể người
70 khi tiếp xúc trên 25% đến 50% diện tích cơ thể người
100 khi tiếp xúc dưới 25% diện tích cơ thể người
Trung
Trang 21CÁCH TRẢ LỜI KẾT QUẢ
Theo mẫu số 1 của Thông tư số 13/BYT – TT ngày 21 tháng 10 năm 1996 của Bộ Y tế Kèm theo nhận xét, đánh giá, giải pháp cải thiện …
Phải ghi đầy đủ:
- Đơn vị đo? Đo cho ai? Địa điểm đo? Thời gian tiến hành đo cho đến kết thúc đo?
- Phương pháp đo? Thiết bị đo?
Ví dụ:
Kq2006.doc
sodoViet.doc
Trang 22Cảm ơn sự chú ý lắng nghe!