1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giao an ki 2 CKTKN

148 265 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 148
Dung lượng 2,41 MB

Nội dung

Giáo án ngữ văn 8. NHỚ RỪNG. Thế Lữ. A Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức. - Sơ giản về phong trào Thơ mới. - Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ tri thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do. - Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ Rừng. 2. Kĩ năng. - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. - Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hện đại viết theo bút pháp lãng mạn. - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. 3. Thái độ: Giáo dục môi trường cho học sinh thông qua liên hệ môi trường của chúa sơn lâm B./Tiến trình lên lớp. 1/Ổn định lớp. 2/Kiểm tra bài cũ. GV kiểm tra vở soạn của học sinh. 3/Bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Có thể nói Thế Lữ là nhà thơ đầu tiên trong phong trào thơ mới, ông đã góp phần đặt nền móng cho phong trào thơ mới. Bài thơ “ Nhớ rừng” của ông một thời vang dội. Hôm nay các em tìm hiểu về bài thơ đó của ông. Hoạt động của thầy và trò. Nội dung. Hoạt động 2. Giới thiệu chung Học sinh đọc chú thích ?Cho biết vài nét về tác giả và bài thơ? GV:Nhờ rừng là một trong những sáng tác theo bút pháp lãng mạn có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Thế Lữ nói riêng và của phong trào thơ mới nói chung. I/Giới thiệu: 1/Tác giả.Thế Lữ (1907- 1989) là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới - Thơ mới : một phong trào thơ có tính chất lãng mạng của tri thức trẻ từ năm 1932 đến 1945. 2/Bài thơ. -Bài thơ sáng tác theo thể thơ 8 chữ hiện đại. -Nhớ rừng là bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ và là tác phẩm góp phần mở đường cho sự thắng lợi của phong trào Thơ mới. 1 Tuần Tiết Ngày soạn: Ngày dạy: Giáo án ngữ văn 8. Có thể nói bài thơ ra đời góp phần khẳng định chổ đứng vững chắc và sự toàn thắng của phong trào thơ mới trên văn đàn, đánh dấu một bước ngoặt lớn của thi ca Việt nam . Hoạt động 2.Tìm hiểu văn bản. GV:Đọc chậm rãi, thể hiện tâm trạng buồn chán hờn căm của con hổ khi bị nhốt trong vườn bách thú. -GV đọc mẫu sau đó gọi học sinh đọc tiếp. GV nhận xét cách đọc của học sinh. ?Cho biết bố cục của văn bản.? -Bài thơ chia 5 đoạn trong đó đoạn 1và đoạn 4 đều nói về hình ảnh con hổ ở trong vườn bách thú -Đoạn 2-3 nói lên cảnh núi rừng hùng vĩ nơi con hổ một thời tung hoành hóng hách trong đó đoạn 2 nói về thưcï tại nơi rừng núi hoang sơ -Đoạn 3 nói về cảnh mộng tưởng về dĩ vãng -Đoạn 5 nói về nỗi khao khát của con hổ về giấc mộng ngàn của nó. ?Em hãy chỉ ra cái mới của bài thơ này so với các bài thơ đường luật mà em đã học? -Bài thơ mỗi dòng 8 chữ, không quy định số câu lượng chữ trong đoạn .Cách ngắt nhịp tự do, khi ngắn, khi dài, khi nhanh, khi chậm.Vần không cố định, giọng thơ ào ạt phóng khoáng.Có thể nói đây là sự sáng tạo của thơ mới dựa trên cơ sở thơ 8 chữ (hay hát nói)truyền thống. Bài thơ chia 5 đoạn nhưng trong đó có nhiều đoạn cùng nói về một nội dung do đó chúng ta phân tích theo nội dung. *Hs đọc đoạn 1. ?Cho biết đoạn 1 nói lên nội dung gì? Tâm trạng của con hổ khi bị nhốt trong vườn bách thú ?Tìm những câu thơ nói lên tâm trạng của con hổ? -Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt…qua. ?Em hiểu khối căm hờn ở đây là như thế nào? -Đóù là cảm xúc hờn căm kết đọng trong tâm hồn đè nặng nhức nhối không cách nào giải thoát. ?Các từ nằm dài cho ta biết gì? -Thể hiện sự chán ngán tuyệt vọng bất lực của nó. ?Tại sao hổ lại có tâm trạng đó ? -Vì phải nhốt trong cũi sắt chật chội, tù hãm, thời gian lại kéo dài ,nó không được tự do hành động?Trong những nguyên nhân khiến cho tâm trạng của con hổ uất hận, chán ngán thì nguyên nhân nào biến thành khối căm hờn của nó? Tại sao? -Nỗi nhục biến thành trò chơi lạ mắt cho lũ người ngạo mạn ngẩn ngơ nhín nó.Vì hổ là chúa tể sơn lâm, vốn cả loài vật khiếp sợ và ngay cả loài người cũng phải kinh hoàng nó.Vậy mà giờ đây nó phải bất lực nằm dài trong cũi sắt để làm trò cho người đến xem. II/Tìm hiểu văn bản. 1/ Đọc 2/Phân tích: a. Hình tượng con hổ: - Được khắc họa trong hoàn cảnh bị giam cầm trong vườn bách thú, nhớ rừng, tiếc nuối những tháng ngày huy hoàng sống giữa đại ngàn hùng vĩ: - Thể hiện khát vọng hướng về cái đẹp tự nhiên- một đặc điểm thường thấy trong thơ ca lãng mạn 2 Giáo án ngữ văn 8. ?Tâm trạng của con hổ về cuộc sống hiện tại của nó như thế nào? Học sinh đọc đoạn 4. ?Cho biết đoạn 4 nói gì? -Cảnh vườn bách thú hiện ra qua cái nhìn của con hổ thật đáng khinh, đáng ghét. Tất cả chỉ là đơn điệu, nhàm tẻ. Vì đây là cảnh do con người tự tạo, sửa sang tỉa tót, nên tất cả tầm thường giả dối, chứ không phải của thế giới tự nhiên, bí hiểm, đó là thực tại của xã hội đương thời được cảm nhận bằng tâm hồn lãng mạn. Tản Đà chán ngán tuyệt vọng cao độ đối với cảnh vườn bách thú chính là thái độ của tác giả đối với xã hội ấy. ?Em có nhận xét gì về nghệ thuật sử dụng trong hai đoạn thơ trên của tác giả? ?Qua đó em thấy tâm trạng của con hổ về cuộc sống hiện tại của nó như thế nào? GV:Các em đã thấy được tâm trạng của con hổ trong đoạn thơ trên là tâm trạng uất hận, chán ghét trước cuộc sống hiện tại và thấy được niềm khao khát tự do mãnh liệt của con hổ. Hình ảnh chúa sơn lâm trong chốn giang sơn hùng vĩ hiện lên ra sao các em sẽ tìm hiểu qua tiết sau. 4/Củng cố: ?Bài nhớ rừng sáng tác trong khoảng thời gian nào? a.Trước CM tháng Tám 1945. b.Trong kháng chiến chống thực dân Pháp. c.Trước 1930. 5/Hướng dẫn về nhà Học sinh học thuộc lòng đoạn 1 và 4. Rút kinh nghiệm. NHỚ RỪNG Thế Lữ A/Mục tiêu cần đạt ( như tiết trước) BTiến trình lên lớp. 1/Ổn định. 2/Kiểm tra bài cũ. ?Đọc thuộc lòng đoạn 1 và 4 cho biết tâm trạng của con hổ ở hai đoạn này là gì? -Học sinh đọc thuộc lòng hai đoạn thơ trong sách giáo khoa và trả lời nội dung phần 1 tiết 73 được 10 đ 3/Bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Tiết trước các em thấy được tâm trạng con hổkhi bị nhốt trong vườn bách thú là tâm trạng u uất, tuyệt vọng.Vậy khi nó sống trong chốn giang sơn hùng vĩ thì con hổ hiện lên như thế 3 Tuần Tiết Ngày soạn: Ngày dạy: Giáo án ngữ văn 8. nào?Tâm trạng của nó có gì khác khi bị nhốt ở vườn bách thú các em sẽ tìm hiểu qua những đoạn thơ còn lại. Hoạt động của thầy và trò. Nội dung. Hoạt động2 . Tìm hiểu văn bản(tt) Cảnh con hổ trong chốn sơn lâm hùng vĩ. -Học sinh đọc đoạn 2-3. ?Cho biết nội dung khái quát của hai đoạn này? -Miêu tả cảnh sơn lâm hùng vĩ và hình ảnh con hổ vị chúa tể sơn sơn lâm ngự trị trong vương quốc bao la rộng lớn của nó . Giáo dục môi trường : Môi trường của chúa sơn lâm ?Cho biết cảnh sơn lâm được gợi tả qua chi tiết nào? -Có cảnh sơn lâm bóng cả cây già. -Có tiếng gió gào ngàn có giọng nguồn hét núi… ?Em có nhận xét gì về cách dùng từ trong những câu thơ ấy? -Sử dụng điệp từ “với”kết hợp với các động từ mạnh thể hiện sự tăng cấp ,kết hợp với so sánh, nhân hóa. ?Nêu tác dụng của bút pháp nghệ thuật ấy? -Gợi tả được sức sống mãnh liệt của núi rừng đại ngàn cái gì cũng lớn lao phi thường:bóng cả, cây già, gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi,thét khúc trường ca dữ dội. Đó là cảnh núi non hùng vĩ, bao la bạt ngàn, bí hiểm, cái gì cũng có. ?Qua đó em có nhận xét gì về cảnh sơn lâm?->ý. ?Trước cảnh núi rừng hùng vĩ con hổ hiện lên như thế nào? Bước chân lên dõng dạc đường hoàng. Ta Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng . ?Trong cái nền tảng của thiên nhiên rộng lớn con hổ hiện lên như thế nào? -Con hổ hiện lên thật oai phong lẫm liệt, , khi rừng thiêng tấy lên khúc trường ca dữ dội thí con hổ cũng bước chân lên với tư thế dõng dạc đường hoàng. Với những câu thơ sống động, diễn tả chính xác vẻ đẹp vừa uy nghi, vừa mềm mại, uyển chuyển của chúa sơn lâm . ?Qua đó hình ảnh chúa sơn lâm mang vẻ đẹp như thế nào?- >ý 1. *Học sinh đọc đoạn 3. ?Cho biết đoạn 3 nói lên điều gì? -Tả cảnh núi rừng nơi hổ sống một thời oanh liệt . ?Cảnh rừng ở đây là cảnh như thế nào? -Những đêm vàng bên bờ suối . -Những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn. -Những buổi bình minh cây xanh nắng gội. -Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng. -Những buổi chiều lênh láng máu sau rừng. GV: Có thể nói đoạn 3 là một bức tranh lộng lẫy giữa cảnh núi rừng con hổ sống một thời oanh liệt ấy có 4 cảnh, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ và ở mỗi cảnh con hổ hiện lên với dáng vẻ tầm vóc khác nhau. b. Lời tâm sự củc thế hệ trí thức những năm 1930. - Khát khao tự do chán ghét cuộc sống thực tại tầm thường tù túng; - Biểu lộ lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước. 4 Giáo án ngữ văn 8. -Trong cành “những đêm vàng bên bờ suối”thì con hổ hiện lên hết sức lãng mạn, mang tâm hồncủa một nhà thi sĩ ”ta say mồi đứng uống ánh trăng tan” -Trong cảnh “những ngày mưa…ngàn “ con hổ hiện lên mang dáng vẻ của một bậc đế vương thật uy nghi lộng lẫy .”Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”. -Trong cảnh bình minh tiếng chim ca giấc ngủ của vị chúa tể sơn lâm thì hổ hiện lên như một nhà hiền triết thâm trầm -Trong cảnh chiều lênh láng máu sau rừng con hổ đợi cho ánh mặt trời tắt đi để nó chiếm lấy phần bí mật trong vũ trụ thì con hổ lại hiện lên tư thế lẫm liệt của vị chúa tể sơn lâm. ?Trong đoạn thơ trên tác giả sử dụng nghệ thuật gì? -Sử dụng điệp từ và câu cảm thán, câu hỏi tu từ. ?Vậy trong đoạn thơ trên đại từ" ta”được lặp lại nhiều lần có tác dụng gì? -Thể hiện khí phách ngang tàng, làm chủ -Tạo nhạc điệu rắn rỏi hùng tráng ? Trong đoạn điệp từ “đâu” kết hợp với câu cảm thán “than ôi … đâu” có ý nghĩa gì ? -Nhấn mạnh và bộc lộ trực tiếp nỗi tiếc nuối cuộc sống độc lập tự do của chính mình. ?Qua đó hình ảnh chúa sơn lâm mang vẻ đẹp như thế nào?- >ý 1. Học sinh thảo luận Đến đây ta thấy được 2 cảnh tượng được miêu tả trái ngược nhau ?.Hãy chỉ ra tính chất đối lập ở 2 cảnh này ? Học sinh thảo luận giáo viên treo bảng phụ -Cảnh sơn lâm ><Cảnh vườn bách thú -Cuộc sống chân thật phóng túng >< Cuộc sống tầm thường giả dối ? Sự đối lập này có tác dụng gì? ->Diễn tả sự căm ghét cuộc sống tầm thường giả dối, nói lên sự khát vọng tự do của con hổ . Giáo viên chốt ý :Tâm trạng con hổ trong bài thơ chính là tâm trạng của tác gia. Tác giả mượn lời con hổ để nói lên tâm sự của mình. Đó là tâm trạng chung của người dân Việt nam trong cảnh nước mất nhà tan khi đó . Phân tích đoạn 5. Học sinh đọc đoạn 5 ?Em hãy cho biết nội dung đoạn 5 nói gì ? -Nỗi khao khát giấc mộng ngàn của con hổ. ? Em hiểu giống hầm ở đây là gì ? Hùng vĩ là như thế nào ? -Thường lớn lao mạnh mẽ, nói về cảnh vật ?Ngự trị là gì ? -Giữ một vị trí cao nhất nó thường chi phối mọi cái khác (thường nói về vua chúa). ? Con hổ xác định cuộc sống của nó hiện nay ra sao ? “Ta đương theo giấc mộng ngàn …ngươi”Đây là giấc mộng của hổ đã từng ngự trị nhưng đó chỉ là trong mộng 5 Giáo án ngữ văn 8. tưởng vì thực tế hổ đang bị nhốt trong củi sắt . ?Câu thơ “hỡi oai linh …ta ơi “nói lên điều gì ? -Bộc lộ trực tiếp nỗi tiếc nhớ cuộc sống chân thật tự do thật mãnh liệt nhưng đau xót vì bất lực . Hoạt động3 : Tổng kết, luyện tập. Học sinh thảo luận .(5 phút) Trong bài thơ có sử dụng nhiều hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.Hãy tìm dẫn chứng cụ thể? *Hình ảnh con hổ trong bài là biểu tượng của một người anh hùng chiến bại mang tâm sự u uất. *Hình ảnh núi rừng trong dòng hồi ức là biểu tượng của cuộc sống tự do hào hùng . *Hình ảnh vườn bách thú và rừng suối nhân tạo là biểu tượng cho hiện tại tù túng,giả dối, tầm thường. Giáo viên :Tâm trạng của hổ chính là tâm trạng tác giả và một số thanh niên yêu nước, họ chán chường với cuộc sống hiện tại mất tự do, họ khao khát tự do mặc dù chưa định được hướng đi nhưng đó cũng là một thái độ đáng trân trọng . ?Em có nhận xét gì về giọng điệu bài thơ ? -Trữ tình, cảm thán . ? Phương thức biểu đạt chính là gì ? -Biểu đạt gián tiếp . ?Cho biết một số biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài thơ? ?Cho biết nội dung chính của bài thơ là gì? III/Tổng kết. 1. Nghệ thuật. - Sử dụng bút pháp lãng mạn với nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, đối lập, phóng đại, sử dụng từ ngữ gợi hình giàu sức biểu cảm. - Xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa. -Có âm điệu thơ biến hóa qua mỗi đoạn thơ như thống nhất ở giọng điệu dữ dội, bi tráng trong toàn bộ tác phẩm. 2. Nội dung. Mượn lời con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước, niềm khát khao thoát khỏi kiếp đời nô lệ 4/Củng cố: ?Ý nào nói đúng nhất tâm tư của tác giả gửi gắm trong bài thơ nhớ rừng? a.Niềm khao khát tự do mãnh liệt. b.Niềm căm phẫn cuộc sống tầm thường giả dối. c.Lòng yêu nước kín đáo của tác giả. d.Cả 3 ý trên. ?Trong bài thơ vừa có nhạc lại vừa cóhọa,hãy tìm một số dẫn chứng tiêu biểu cho chất nhạc và chất họa trong bài thơ? 5/Hướng dẫn về nhà -HS học thuộc lòng đoạn 2- 3- 5.Soạn bài câu nghi vấn - Bảng nhóm Rút kinh nghiệm. 6 Giáo án ngữ văn 8. CÂU NGHI VẤN. A Mục tiêu cần đạt: :1. Kiến thức. - Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. - Chức năng chính của câu nghi vấn. 2. Kĩ năng. - Nhận biết và hiểu được tác dụng câu nghi vấn trong văn bản cụ thể. - Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn B/Tiến trình trên lớp : 1 Ổn định 2 Kiểm tra bài cũ .(kiểm tra bài soạn ) 3/Bài mới Hoạt động 1. Giới thiệu bài mới. Các em hãy cho biết câu chia theo mục đích nói gồm những loại câu nào? Câu nghi vấn là một trong những kiểu câu được cấu tạo do chia theo mục đích nói.Kiểu câu này có đặc điểm gì các em sẽ tìm hiểu qua tiết học hôm nay. Hoạt động của GV và HS. Nội dung. Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm và chức năng của câu nghi vấn . GV: Trong giao tiếp khi người ta chưa biết hay còn hoài nghi vấn đề gì đó yêu cầu người khác trả lời. Vậy nhìn vào ví dụ hãy cho biết những câu nào là câu nghi vấn ? *Câu nghi vấn: -Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không? -Thế làm sao mà u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? -Hay là u thương chúng con đói quá? ? Làm thế nào để nhận biết được điều đó ? -Về hình thức có dấu hiệu đặc trưng như có dùng từ nghi vấn: có…không, làm sao, hay (là) từ nối chỉ quan hệ lựa chọn. -Về hình thức cuối câu dùng dấu chấm hỏi . ?Những câu nghi vấn trên dùng để làm gì? -Về nội dung: dùng để hỏi và hỏi một cách trực tiếp yêu cầu người nghe phải trả lời . Qua ví dụ trên các em hãy vận dụng sự hiểu biết để làm bài tập sau. Học sinh làm bài tập nhanh . GV treo đồ dùng lên bảng để học sinh làm bài tập . Cho biết những câu sau câu nào là câu nghi vấn? I Bài học : 1, Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn . - Có dùng từ nghi vấn {ai, gì, nào }hoặc dùng từ hay nối các vế chỉ quan hệ lựa chọn -Khi viết câu nghi vấn cuối câu dùng dấu chấm hỏi . VD: Mình đọc hay tôi đọc? 2, Chức năng : -Câu nghi vấn có chức năng chính là dùng để hỏi. 7 Tuần Tiết Ngày soạn: Ngày dạy: Giáo án ngữ văn 8. a.Sao u lại về không thế? b.Mình đọc hay tôi đọc? c.Anh không biết tôi cố gắng như thế nào đâu. d.Người nào chăm chỉ học tập người ấy sẽ tiến bộ. *Câu c –d không phải là câu nghi vấn. GV:Như vậy ta không chỉ dựa vào hình thức để xác định câu nghi vấn mà ta còn dựa vào nội dung. Có những câu chứa từ nghi vấn như câu c,d nhưng không phải là câu nghi vấn mà đây là câu trần thuật.Vì mục đích của hai câu này không nhằm mục đích hỏi mà là trình bày lại sự việc gì đó, nên đây là câu trần thuật. ?Qua đó hãy cho biết câu nghi vấn có đặc điểm và chức năng gì ?=>ý Giáo dục kĩ năng sống: GV nêu tình huống: Khi muốn biết một vấn đề nào đó, chúng ta thường sử dụng loại câu gì. Cho ví dụ TL: Câu nghi vấn. Ví dụ: Bạn có hiểu bài không? Hoạt động 2:Hướng dẫn luyện tập Học sinh đọc bài 1,2 và nêu yêu cầu. Học sinh tự làm sau đó GV gọi học sinh lên bảng sửa. Giáo viên nhận xét cho điểm. II Luyện tập Bài 1.những câu nghi vấn: a.Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? b.Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? c.Văn là gì? Chương là gì? d.Chú mình muốn cùng tơ đùa vui không?Cái gì thế? -Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đó hả? *Dựa vào dấu chấm hỏi và các từ nghi vấn để xác định kiểu câu nghi vấn. Bài 2. -Căn cứ vào từ hay để xác định câu nghi vấn. -Trong trường hợp này câu nghi vấn nên từ hay không thay bằng từ hoặc được.Vì nếu thay câu sẽ sai ngữ pháp, hoặc biến thành kiểu câu khác. 4/Củng cố: Câu sau có phải là câu nghi vấn không? -Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang . Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.(ca dao). ?Cho một ví dụ về câu nghi vấn. 5/Hướng dẫn v ề nhà -Học sinh học thuộc bài và làm bài tập còn lại. - Tìm các câu nghi vấn trong các văn bản đã học, phân tích tác dụng - Liên hệ thực tế trong giao tiếp hằng ngày -Chuẩn bị bài: Ông đồ. Bảng nhóm Rút kinh nghiệm . 8 Giáo án ngữ văn 8. TỔ DUYỆT Hình thức Nội dung Đề nghị Ngày tháng năm 2011 Tổ trưởng Nguyễn Thị Hương ÔNG ĐỒ. A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Sự thay đổi trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị có văn hóa cổ truyền của dân tộc đang dẩn bị mai một. - Lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ. 2. Kĩ năng. - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. - Đọc diễn cảm tác phẩm. - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm B.Tiến trình lên lớp. 1/Ổn định lớp. 2/Kiểm tra bài cũ. a. Nêu đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. Cho ví dụ b. Trình bày chức năng chính của câu nghi vấn BT. Trong đoạn trích sau đây, những câu nào là câu nghi vấn ? Chúng có được dùng để hỏi không ? Ba con, sao con không nhận ? - Sao con biết là không phải ? → Dùng để hỏi. 3/Bài mới Hoạt động 1. Giới thiệu bài mới. Trước đây cứ mỗi độ xuân về mọi nhà đua nhau mua những câu đối tết treo trong nhà cầu chúc một năm mới an khang thịnh vượng, còn bây giờ thì sao? Nét đẹp văn hóa ấy có còn lưu giữ đến ngày nay không? Để trả lời cho câu hỏi ấy các em sẽ tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung. Hoạt động 2 . Giới thiệu chung Học sinh đọc phần chú thích. I. Gi ớ i thi ệ u . 1/Tác giả 9 Tuần Tiết Ngày soạn: Ngày dạy: Giáo án ngữ văn 8. ?Cho biết vài nét về tác giả? -Học sinh nhìn vào chú thích trả lời ngắn gọn về tác giả. ?Em cho biết vài nét chính về bài thơ? Hoạt động 3. Tìm hiểu văn bản GV:hướng dẫn học sinh đọc chậm rãi ,ngắt nhịp 2/3 giọng vui phấn khởi ở khổ 1-2. Giọng chậm buồn ở khổ 3-4. Khổ 5 thể hiện sự bâng khuâng nuối tiếc. -Giáo viên đọc mẫu sau đó gọi 2học sinh đọc lại. Bài thơ sáng tác theo thể thơ gì? Hãy giới thiệu đôi nét về thể thơ năm chữ? Kể tên một số bài thơ năm chữ đã học Đêm nay Bác không ngủ( Minh Huệ) Tiếng gà trưa ( Xuân Quỳnh) ?Cho biết bố cục của bài? *Bố cục 2 phần. -Đoạn 1. hai khổ đầu. Hình ảnh mùa xuân năm xưa. -Đoạn 2.khổ 3,4,5 Hình ảnh mùa xuân hiện tại -Học sinh tìm hiểu chú thích 1, 2, 3, 4, 5, 6.trong sách giáo khoa. phân tích hai khổ đầu. *GV chiếu 2 khổ thơ đầu lên bảng. Học sinh đọc lại 2 khổ đầu. ? Cho biết hai câu đầu nói gì? Giới thiệu ông đồ xuất hiện vào ngày tết . ?Ông xuất hiện với việc làm gì? -Bày mực tàu, giấy đỏ để viết câu đối bán. ?Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? -Liệt kê. ?Mọi người nhận xét gì qua câu đối của ông? -Ông có tài viết câu đối rất đẹp. Tác giả sử dụng nghệ thuật gì qua cách nhận xét đó? -Nghệ thuật so sánh. ?Em thử hình dung về nét chữ của ông qua cách so sánh đó? -Nét chữ mềm mại bay bổng mang vẽ đẹp phóng khoáng bay bổng, sinh động. ?Nét chữ đó tạo nên vị trí như thế nào trong con mắt người đọc? -Ông được mọi người quý trọng và mến mộ hơn. ?Qua đó em có thể thấy được ông đồ đã từng có cuộc sống như thế nào? ?Qua những lời thơ tái hiện lại cuộc sống của ông đồ em thấy thái độ của tác giả như thế nào khi viết ra những dòng thơ này? -Quý trọng ông,quý trọng một nếp sống văn hóa của dân tộc, mến mộ chữ nho, nhà nho. ?Qua đó em có nhận xét gì về hình ảnh mùa xuân năm xưa phân tích khổ 3-4. *GV chiếu khổ 3- 4 lên bảng. Học sinh đọc khổ 3-4. ?Nội dung chính của hai khổ thơ này là gì? - Vũ Đình Liên ( 1913- 1996 ) là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới - Thơ ông mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. 2/ Tác phẩm: Ông Đồ là bài thơ tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của Vũ Đình Liên II. Tìm hiểu văn bản 1 Đọc: 2. Phân tích a. Mùa xuân năm xưa: Sử dụng liệt kê, miêu tả, so sánh Khung cảnh mùa xuân tươi tắn, sinh động với sắc hoa đào nở, không khí tưng bừng, náo nhiệt Trong đó ông đồ trở thành một hình ảnh không thể thiếu, làm nên nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc được mọi người mến mộ - 10 . vấn. 2. Kĩ năng. - Nhận biết và hiểu được tác dụng câu nghi vấn trong văn bản cụ thể. - Phân biệt câu nghi vấn với một số ki u câu dễ lẫn B/Tiến trình trên lớp : 1 Ổn định 2 Ki m tra bài cũ . (ki m. hoặc sưu tầm một số tranh ảnh về văn hóa truyền thống Soạn bài :”Quê hương Tìm hiểu tiểu sử tác giả Tế Hanh Chuẩn bị bảng nhóm Rút kinh nghiệm QUÊ HƯƠNG. Tế Hanh 12 Tuần Tiết Ngày soạn:. trình lên lớp. 1.Ổn định lớp. 2 /Ki m tra bài cũ. ?Đọc thuộc lòng khổ 1 và 2 của bài thơ “Ông đồ” Cho biết nội dung chính của 2 khổ thơ nói gì? Trả lời:Đọc đúng 2 khổ thơ trong SGKvà cho biết

Ngày đăng: 16/05/2015, 06:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w